Phạm Viết Đào. ( tổng hợp)
Ông Nguyễn Đình
Hương-Nguyên Phó Ban tổ chức TW:
“Chưa bao giờ trong lịch
sử đất nước này lại suy thoái đến như vậy, chưa bao giờ ăn cắp của nhà nước
hàng nghìn tỷ như bây giờ.
Bây giờ, cuộc đấu tranh kịch
liệt, căng thẳng lắm. Lực lượng tham nhũng có những người tham nhũng và cả lực
lượng đứng đằng sau liên quan lợi ích nhóm. Nếu làm ra là những người trong
nhóm lợi ích cũng chết nên lực lượng này tìm cách chống lại.
Trong
đời làm công tác tổ chức của tôi, có 2 tội không bao giờ ai nhận: tội phản bội
và tội tham nhũng.
Tuy
nhiên, cách chống của mình hiện nay chưa đủ mạnh. Làm công tác tư tưởng có ai
nghe đâu, đã là người xấu thì họ cần gì tư tưởng. Nhìn Trung Quốc, họ làm được
vì bắt ra bắt, điều tra ra điều tra.
Muốn
đi xe máy an toàn thì xe phải tốt, phanh hãm phải tốt, đường xá phải thông. Bao
Công xử án phải có Triển Chiêu điều tra giỏi, Công Tôn Sách hiến kế.
Thứ
2 là công tác cán bộ phải đổi mới. Không thể để con anh đưa lên, con tôi cũng
đưa lên, được mình được ta, nhân nhượng nhau.
Thứ
3 là phải sửa luật: luật pháp ngoài xã hội và luật trong Đảng là điều lệ Đảng
phải rõ ràng, rành mạch.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười
từng nói với tôi: “50 năm cậu làm công tác tổ chức cán bộ mà cậu không chọn được
con các ông Bộ Chính trị vào Bộ Chính trị?”. Tôi bảo: “Thưa anh, Bộ Chính trị,
Ban chấp hành TƯ là cơ quan cao nhất của Đảng chứ không phải nơi kết nối con
ông cháu cha”.
Nguyên
Tổng bí thư Đỗ Mười từng nói với tôi: “50 năm cậu làm công tác tổ chức cán bộ
mà cậu không chọn được con các ông Bộ Chính trị vào Bộ Chính trị?”. Tôi bảo:
“Thưa anh, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ là cơ quan cao nhất của Đảng chứ
không phải nơi kết nối con ông cháu cha”.
Cho
nên con ông Lê Duẩn, con ông Nguyễn Văn Linh, con ông Phạm Hùng… có vào đâu.
Cuối cùng con ông Trường Chinh là Đặng Xuân Kỳ vào, chỉ một trường hợp Đặng
Xuân Kỳ mà thôi.
Thời
đó cách chức hàng loạt, tôi đề nghị anh nào không làm được việc, có sai sót là
cách chức. Có trường hợp chỉ giành cái nhà của ông Phạm Ngọc Thạch thôi tôi báo
cáo Bộ Chính trị và cuối cùng cách chức…”
Ông
Vũ Quốc Hùng:
“Tôi rất buồn khi thời gian vừa rồi đất nước xuất
hiện nhiều kẻ tham nhũng. Họ lấy mục tiêu duy nhất là chiếm đoạt cho bằng được
tiền, tài sản của nhà nước, của nhân dân. Không phải vài trăm tỷ, một nghìn tỷ,
mà đã có hàng chục nghìn tỷ đồng bị thất thoát, nhưng đáng tiếc là thu hồi chẳng
được là bao.
Ngày
còn công tác, tôi đã từng phải thay mặt Ủy ban Kiểm tra ra những quyết định dẫn
tới các đồng chí, những người là bạn cũng phải chịu kỷ luật.
Mỗi
lần như vậy chúng tôi cũng phải đấu tranh tư tưởng, suy nghĩ rất nhiều, nhưng
rốt cuộc vẫn phải thi hành kỷ luật, bởi nếu không thì hậu quả sẽ rất lớn cho
đất nước.
Nhân
đây tôi cũng chia sẻ về một vụ việc diễn ra nhiều năm trước là vụ Thủy Cung
Thăng Long. Vụ việc ấy sau khi lọt qua nhiều cấp thì mới phát hiện có sai phạm,
mặc dù chưa động thổ dự án, nhưng Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo phải xử lý
nghiêm minh.
Sau
vụ ấy, một loạt cán bộ cấp cao bị kỷ luật, trong đó có cả lãnh đạo cấp Chính
phủ. Có những cán bộ tham mưu phải chịu trách nhiệm hình sự. Có những cán bộ
quản lý nhà nước thì phải chịu hình thức kỷ luật Đảng, kỷ luật công vụ rất nặng
so với bây giờ.
Nhân
nói tới vai trò quản lý của địa phương không thể không đề cập tới câu chuyện
tắc đường trầm trọng ở Hà Nội nhiều năm qua. Hạ tầng yếu kém nhưng quá nhiều
chung cư cao tầng mọc lên và lãnh đạo thành phố thì đã phải thẳng thắn nói rằng
“Chúng ta đã phải trả giá vì quy hoạch băm nát Hà Nội”.
Đến
bây giờ Hà Nội lại phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết vấn nạn tắc
đường. Nhà nước thiệt hại, nhân dân thiệt hại, vậy không có ai phải chịu trách
nhiệm cho cả một giai đoạn quản lý yếu kém ấy?
Nếu
chúng ta không xử lý tốt vấn đề cán bộ, không nghiêm khắc với những sai phạm
của cán bộ thì không những nền kinh tế thiệt hại mà nguy hiểm hơn là nó dẫn tới
sự thoái đạo đức lối sống, sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, ích kỷ, quan liêu,
xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Từ
đó dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thậm chí có thể
dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý
tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương):
"Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác cán bộ đang được dư luận xã hội, nhân dân bức xúc về tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch người nhà, người thân mà vụ việc Trịnh Xuân Thanh là một điển hình.
Khi một số vụ việc khiến dư luận bức xúc thì có người nói đã thực hiện công tác cán bộ đúng quy trình. Song những trường hợp mà dư luận, báo chí ồn ào, bức xúc thì không thể đúng quy trình được.
Tôi cho rằng, quy trình không có khuyết điểm gì cả mà chính là do những người làm quy trình đã không thực hiện đúng hoặc làm méo mó quy trình đó, chưa đảm bảo công khai, minh bạch. Điều đó liên quan đến nhận định hết sức quan trọng mà Đảng ta chỉ ra, đó là một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái. Nghị quyết TW4 khóa XII yêu cầu kiểm tra, giám sát, rà soát ngay tất cả những trường hợp cán bộ mà dư luận xã hội đang bức xúc và xử lý nghiêm minh những trường hợp bổ nhiệm cán bộ không đúng tiêu chuẩn, quy trình.
Để làm tốt công tác cán bộ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trước hết là phải có quy trình đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và được thực hiện một cách nghiêm túc; những người làm công tác cán bộ phải thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, thực sự vì nhiệm vụ chung.
Có thể nói, trước thời kỳ đổi mới quy trình không chặt chẽ như hiện nay nhưng chọn ai trúng đó. Sở dĩ những yếu kém hiện nay trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng chính là do nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu và sâu xa nhất vẫn là cán bộ, đảng viên thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất cách mạng. Từ đó chủ nghĩa cá nhân phát triển mới dẫn đến lối sống thực dụng, vụ lợi. Vì vậy, trước hết phải tập trung đấu tranh chống suy thoái trong Đảng..."
Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương):
"Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác cán bộ đang được dư luận xã hội, nhân dân bức xúc về tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch người nhà, người thân mà vụ việc Trịnh Xuân Thanh là một điển hình.
"Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác cán bộ đang được dư luận xã hội, nhân dân bức xúc về tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch người nhà, người thân mà vụ việc Trịnh Xuân Thanh là một điển hình.
Khi một số vụ việc khiến dư luận bức xúc thì có người nói đã thực hiện công tác cán bộ đúng quy trình. Song những trường hợp mà dư luận, báo chí ồn ào, bức xúc thì không thể đúng quy trình được.
Tôi cho rằng, quy trình không có khuyết điểm gì cả mà chính là do những người làm quy trình đã không thực hiện đúng hoặc làm méo mó quy trình đó, chưa đảm bảo công khai, minh bạch. Điều đó liên quan đến nhận định hết sức quan trọng mà Đảng ta chỉ ra, đó là một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái. Nghị quyết TW4 khóa XII yêu cầu kiểm tra, giám sát, rà soát ngay tất cả những trường hợp cán bộ mà dư luận xã hội đang bức xúc và xử lý nghiêm minh những trường hợp bổ nhiệm cán bộ không đúng tiêu chuẩn, quy trình.
Để làm tốt công tác cán bộ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trước hết là phải có quy trình đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và được thực hiện một cách nghiêm túc; những người làm công tác cán bộ phải thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, thực sự vì nhiệm vụ chung.
Có thể nói, trước thời kỳ đổi mới quy trình không chặt chẽ như hiện nay nhưng chọn ai trúng đó. Sở dĩ những yếu kém hiện nay trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng chính là do nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu và sâu xa nhất vẫn là cán bộ, đảng viên thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất cách mạng. Từ đó chủ nghĩa cá nhân phát triển mới dẫn đến lối sống thực dụng, vụ lợi. Vì vậy, trước hết phải tập trung đấu tranh chống suy thoái trong Đảng..."
Thời tôi đâu có chuyện đưa con em vào làm quan
03/02/2017 03:06 GMT+7
- Thời của tôi nghiêm lắm, Bác Hồ với ông Lê Đức Thọ rất nghiêm. Công tác cán bộ phải nghiêm từ lãnh đạo mới làm được - nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ nói.
Trò chuyện với VietNamNet đầu Xuân, nhân dịp 87 năm ngày thành lập Đảng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương chia sẻ trăn trở của ông về công tác cán bộ.
Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Đã từng khai trừ gần 8.000 đảng viên suy thoái
Là người từng làm lâu năm công tác cán bộ, ông có suy nghĩ gì trước những vụ việc tiêu cực trong công tác cán bộ trong năm qua? Công tác cán bộ sai ở đâu, vướng ở đâu, mà mọi thứ đúng quy trình nhưng con voi vẫn chui lọt lỗ kim như vụ Trịnh Xuân Thanh?
Câu chuyện này phải nói dài, phải tìm cái gốc của nó là ở đâu, vì sao Đảng ta lại có sự suy thoái đến như vậy. Tình hình cán bộ như hiện nay nếu tôi kể ra thì hàng trăm vụ.
Chúng ta phải điểm qua lịch sử, Đảng đã từng đình chỉ sinh hoạt Đảng, ngưng kết nạp Đảng để củng cố lại. Sau giải phóng miền Bắc, tình hình suy thoái bắt đầu. Những năm 1971, 1972, chúng ta thanh lọc đưa ra khỏi Đảng gần 8.000 đảng viên.
Sau giải phóng miền Nam, nhiều sự kiện xảy ra liên tục. Như sự kiện xử tử Mười Vân (Nguyễn Hữu Giộc, Giám đốc Công an Đồng Nai lấy vàng của người đi vượt biên). Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn cũng vì thế mà mất chức trong Bộ Chính trị, còn Bí thư Đồng Nai bị án treo 3 năm.
Sau đó đến vụ Minh Phụng bị xử tử; rồi đến vụ Thủy cung Thăng Long, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc mất chức; vụ Lã Thị Kim Oanh, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ mất chức… Hàng loạt vụ việc như vậy để thấy cuộc đấu tranh là liên tục.
Ngày xưa xử như thế còn bây giờ cơ chế thị trường phức tạp quá. Nó hình thành 2 lực lượng. Thứ nhất là lực lượng lợi ích nhóm, các tâp đoàn, đại gia mọc lên móc nối với cán bộ lãnh đạo để thực hiện ý đồ xin đất, xin dự án làm giàu cho cá nhân, tạo thành một lực lượng sân sau rất lớn.
Lực lượng thứ 2 là quan chức được quyết định công tác cán bộ, con em mình đưa vào hồi tôi làm có đâu. Giờ con ông nọ bà kia đưa vào hết, cả họ làm quan.
Nghị quyết TƯ 4 khóa 12 nhận diện khá toàn diện những biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức lối sống; tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ và đưa ra khá nhiều giải pháp về công tác cán bộ. Nhận định của ông?
Tôi trông chờ ở nghị quyết này rất nhiều. Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước này lại suy thoái đến như vậy, chưa bao giờ ăn cắp của nhà nước hàng nghìn tỷ như bây giờ.
Bây giờ, cuộc đấu tranh kịch liệt, căng thẳng lắm. Lực lượng tham nhũng có những người tham nhũng và cả lực lượng đứng đằng sau liên quan lợi ích nhóm. Nếu làm ra là những người trong nhóm lợi ích cũng chết nên lực lượng này tìm cách chống lại.
Trong đời làm công tác tổ chức của tôi, có 2 tội không bao giờ ai nhận: tội phản bội và tội tham nhũng.
Tuy nhiên, cách chống của mình hiện nay chưa đủ mạnh. Làm công tác tư tưởng có ai nghe đâu, đã là người xấu thì họ cần gì tư tưởng. Nhìn Trung Quốc, họ làm được vì bắt ra bắt, điều tra ra điều tra.
Nghiêm từ lãnh đạo mới làm được
Vậy theo ông, muốn thực hiện được Nghị quyết TƯ 4 lần này, Đảng phải có những hành động gì?
Trước hết phải làm trong sạch các cơ quan điều tra như công an, thanh tra, UB Kiểm tra…
Như vụ Trịnh Xuân Thanh, tại sao một người như thế mà lên đến Phó chủ tịch tỉnh?
Muốn đi xe máy an toàn thì xe phải tốt, phanh hãm phải tốt, đường xá phải thông. Bao Công xử án phải có Triển Chiêu điều tra giỏi, Công Tôn Sách hiến kế.
Thứ 2 là công tác cán bộ phải đổi mới. Không thể để con anh đưa lên, con tôi cũng đưa lên, được mình được ta, nhân nhượng nhau.
Thứ 3 là phải sửa luật: luật pháp ngoài xã hội và luật trong Đảng là điều lệ Đảng phải rõ ràng, rành mạch.
Mọi thứ đều là công tác cán bộ hết. Phải có sự chuẩn bị và tất cả đều có bước đi chứ không phải dễ dàng.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từng nói với tôi: “50 năm cậu làm công tác tổ chức cán bộ mà cậu không chọn được con các ông Bộ Chính trị vào Bộ Chính trị?”. Tôi bảo: “Thưa anh, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ là cơ quan cao nhất của Đảng chứ không phải nơi kết nối con ông cháu cha”.
Cho nên con ông Lê Duẩn, con ông Nguyễn Văn Linh, con ông Phạm Hùng… có vào đâu. Cuối cùng con ông Trường Chinh là Đặng Xuân Kỳ vào, chỉ một trường hợp Đặng Xuân Kỳ mà thôi.
Thời đó cách chức hàng loạt, tôi đề nghị anh nào không làm được việc, có sai sót là cách chức. Có trường hợp chỉ giành cái nhà của ông Phạm Ngọc Thạch thôi tôi báo cáo Bộ Chính trị và cuối cùng cách chức.
Có người thắc mắc với tôi: “Cách đây 2 năm ông báo cáo hay, đề bạt, giờ ông lại báo cáo cách chức”. Tôi nói: “Con người ta biến động, khi chưa có vật chất thì khác, có vật chất vào hư hỏng, hư hỏng thì cách chức”…
Thời của tôi làm nghiêm lắm, Bác Hồ với ông Lê Đức Thọ nghiêm lắm. Công tác cán bộ phải nghiêm từ lãnh đạo mới làm được.
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi có một bức thư góp ý cho các đồng chí lãnh đạo Trung ương
(GDVN) - Ông Vũ Quốc Hùng chia sẻ những vấn đề ông đã đặt ra khi gửi thư tới các lãnh đạo Trung ương, mong muốn ngăn chặn nhóm lợi ích.
Thủ tướng có hỏi tôi: Bác có ủng hộ không?GS.Nguyễn Minh Thuyết và những lời gan ruột của Thủ tướng!
LTS: Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đầu Xuân Đinh Dậu, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương bày tỏ, ông hoàn toàn ủng hộ quyết tâm của Thủ tướng xây dựng một bộ máy trong sạch, nói không với nhũng nhiễu.
- Theo dõi những thông tin trong thời gian qua, ông có suy nghĩ gì về thông điệp của Thủ tướng, và những hành động của Chính phủ trong 1 năm qua?
Ông Vũ Quốc Hùng: Đại hội Đảng lần thứ 12 đã mở ra được những vấn đề cơ bản, tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng, đề ra phương hướng, chủ trương, giải pháp, ngày một bám sát vào thực tế.
Gần đây nhất, các Nghị quyết của Trung ương Đảng, các phát biểu của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu liêm chính, kiến tạo, hành động vì người dân và doanh nghiệp. Đấy là những tuyên bố rất hợp lòng dân. Những việc làm ban đầu đã cho thấy dấu hiệu tốt.
Tôi đánh giá một cách khiêm tốn như vậy, bởi vì từ tuyên bố, từ chủ trương đi tới việc làm, đi đến kết quả là cả một quá trình. Bây giờ tôi cho rằng khoảng cách ấy gần hơn với một loạt những nỗ lực của Thủ tướng và tập thể Chính phủ trong thời gian gần đây.
Tôi cho rằng, việc Thủ tướng thành lập Tổ công tác để kiểm tra những chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ là việc hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, để ngăn chặn tình trạng trên bảo dưới không nghe, ngăn chặn tình trạng ném đá ao bèo.
Vấn đề lúc này là làm thế nào để nghe được những phản ánh chân thực thì mới giải quyết được dứt điểm những vụ việc nóng, giữ được niềm tin của nhân dân.
Thời gian vừa qua, trước tinh thần liêm chính, kiến tạo mà Chính phủ nỗ lực xây dựng, trước quyết tâm của Trung ương Đảng thì đã có những nơi, những chỗ lộ ra những biểu hiện vi phạm (27 biểu hiện trong nghị quyết của Trung ương).
Tôi có một bức thư góp ý cho các đồng chí lãnh đạo Trung ương, trong ấy tôi đã cũng nói rằng, Chính phủ thì rải thảm, nhưng ở dưới thì rải đinh. Cho nên bây giờ phải xem cơ quan tham mưu, bộ phận tham mưu có rải đinh không?
Trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương vào cuối năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rõ là phải xem xét trách nhiệm của cán bộ tham mưu, cơ quan tham mưu vì bộ phận ấy, cá nhân ấy cũng góp phần gây thiệt hại cho dự án, thẩm định không đúng, hoặc là vì lý do nào đó đã bỏ qua những nguyên tắc cần thiết có thể ngăn chặn vi phạm.
Ông Vũ Quốc Hùng đặt ra vấn đề: “Phải xem cán bộ tham mưu có rải đinh không?”. ảnh: Ngọc Quang. |
Nhân đây tôi cũng chia sẻ về một vụ việc diễn ra nhiều năm trước là vụ Thủy Cung Thăng Long. Vụ việc ấy sau khi lọt qua nhiều cấp thì mới phát hiện có sai phạm, mặc dù chưa động thổ dự án, nhưng Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm minh.
Sau vụ ấy, một loạt cán bộ cấp cao bị kỷ luật, trong đó có cả lãnh đạo cấp Chính phủ. Có những cán bộ tham mưu phải chịu trách nhiệm hình sự. Có những cán bộ quản lý nhà nước thì phải chịu hình thức kỷ luật Đảng, kỷ luật công vụ rất nặng so với bây giờ.
Tôi kể lại vụ việc ấy để thấy rằng ngay từ thời gian ấy Bộ Chính trị, Chính phủ đã quyết tâm làm trong sạch bộ máy, vậy thì bây giờ hãy tiếp tục phát huy tinh thần ấy để làm trong sạch bộ máy cán bộ.
- Thưa ông, nỗ lực làm trong sạch bộ máy của Đảng, cơ quan nhà nước không phải bây giờ mới được đặt ra, mà ở những nhiệm kỳ trước đều có nhắc đi nhắc lại vấn đề này. Nhưng tại sao cho đến giờ vẫn không thể ngăn chặn triệt để?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi rất buồn khi thời gian vừa rồi đất nước xuất hiện nhiều kẻ tham nhũng. Họ lấy mục tiêu duy nhất là chiếm đoạt cho bằng được tiền, tài sản của nhà nước, của nhân dân. Không phải vài trăm tỷ, một nghìn tỷ, mà đã có hàng chục nghìn tỷ đồng bị thất thoát, nhưng đáng tiếc là thu hồi chẳng được là bao.
Các văn kiện của Đảng đặt ra yêu cầu phải Có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động.
Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng.
Thủ tướng có hỏi tôi: Bác có ủng hộ không? |
Không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ.
Tuy nhiên, trên thực tế chỗ này chỗ khác vẫn có chuyện lợi dụng chức vụ, vẫn có chuyện “đi đêm” nên mới dẫn tới những khoản thiệt hại khổng lồ cho nhà nước.
Điều nguy hiểm là ngay từ khi lập ra các dự án thì họ đã vào hùa với nhau trở thành nhóm lợi ích để làm đẹp số liệu, vẽ ra viễn cảnh nhìn vào chỉ thấy lợi chứ chẳng thấy hại.
Những cá nhân, đơn vị được giao quyền giám sát cũng bị mua chuộc nên làm ngơ cho chúng.
Rồi đến khi sự việc ấy không còn che dấu được nữa thì đã quá muộn, hàng trăm tỷ đồng biến mất. Sinh thời Hồ Chủ tịch đã dạy “lãnh đạo mà không kiểm tra tức là không lãnh đạo”.
Nói về chuyện chống tham nhũng, tôi đã từng đề cập là cần phải học tập những nước tiên tiến để cán bộ của ta “không dám, không muốn, không thể” – phải thực hiện cho được yêu cầu “quân pháp bất vị thân”.
Ngày còn công tác, tôi đã từng phải thay mặt Ủy ban Kiểm tra ra những quyết định dẫn tới các đồng chí, những người là bạn cũng phải chịu kỷ luật.
Mỗi lần như vậy chúng tôi cũng phải đấu tranh tư tưởng, suy nghĩ rất nhiều, nhưng rốt cuộc vẫn phải thi hành kỷ luật, bởi nếu không thì hậu quả sẽ rất lớn cho đất nước.
"Quy hoạch Hà Nội bị băm nát" không có ai phải chịu trách nhiệm? ảnh minh họa: vnexpress. |
- Như vậy suy cho cùng thì vấn đề vẫn là do việc lựa chọn và sử dụng cán bộ. Nếu mất tiền có thể làm lại được, nhưng nếu có nhiều cán bộ xấu thì đó sẽ là hậu họa không lường, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Hùng: Vấn đề này, Trung ương đã đưa ra bàn, Quốc hội cũng bàn và báo chí nhắc rất nhiều. Thủ tướng nói rất đúng, sự chuyển động phải là cả hệ thống chứ không chỉ có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng.
Nếu chỉ có lãnh đạo cấp cao chuyển động còn ở dưới cứ đè đầu cưỡi cổ dân, chèn ép doanh nghiệp, tìm mọi cách moi móc thì không bao giờ đạt được mục tiêu “kiến tạo”, không bao giờ có kết quả “liêm chính”. Vậy nên phải chú ý xem hàng loạt doanh nghiệp, hàng loạt đại gia nổi lên bất thường… phải xem tiền đó như thế nào?
Nhân đây, tôi cũng phải nói tới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở địa phương, các bộ, ngành. Lãnh đạo không phải chỉ là xuất hiện vài phút, phát biểu cho oai, mà phải nắm được các vấn đề then chốt, những ngóc ngách đối với kinh tế.
Nói gì thì nói nhưng suy cho cùng là câu chuyện phải quy về vấn đề kinh tế. Đất nước không phát triển kinh tế thì không ngóc được lên đâu.
Nhưng muốn phát triển được thì ngoài sự nỗ lực, sự quyết tâm của Chính phủ thì những người đứng đầu các địa phương cũng phải thể hiện quyết tâm như thế.
Quy hoạch đô thị của Hà Nội, từ người làm đến hiện thực |
Khi cả hệ thống cũng đồng tâm hiệp lực thì mới tạo ra được sức sống cho đất nước, mới chọn được những người thực sự có tài, xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân. Còn nếu lãnh đạo chỉ nhăm nhe vun vén cho bản thân thì sẽ lập tức xuất hiện lợi ích nhóm.
Nhân nói tới vai trò quản lý của địa phương không thể không đề cập tới câu chuyện tắc đường trầm trọng ở Hà Nội nhiều năm qua. Hạ tầng yếu kém nhưng quá nhiều chung cư cao tầng mọc lên và lãnh đạo thành phố thì đã phải thẳng thắn nói rằng “Chúng ta đã phải trả giá vì quy hoạch băm nát Hà Nội”.
Đến bây giờ Hà Nội lại phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết vấn nạn tắc đường. Nhà nước thiệt hại, nhân dân thiệt hại, vậy không có ai phải chịu trách nhiệm cho cả một giai đoạn quản lý yếu kém ấy?
Nếu chúng ta không xử lý tốt vấn đề cán bộ, không nghiêm khắc với những sai phạm của cán bộ thì không những nền kinh tế thiệt hại mà nguy hiểm hơn là nó dẫn tới sự thoái đạo đức lối sống, sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, ích kỷ, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Từ đó dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thậm chí có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Ngọc Quang
'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt'
Nếu ông không phải là bí thư, bộ trưởng, chủ tịch, còn lâu người ta mới đề bạt con cháu. Con nông dân học giỏi tại sao không xin việc được?
Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?
Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Thủ tướng vừa ký quyết định thi hành kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ là Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà.
Xem thêm: Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt
Thu Hằng
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) nhận định, 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên nhiều phương diện song vẫn còn nhiều thách thức cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc hơn nữa.
Tại sao phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức?
03-02-2017
03-02-2017
Theo ông Nguyễn Đức Hà, Đại hội XII đặt ra nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức vì tình trạng suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn tồn tại.
Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương).
30 năm đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn
- PV: Sau 30 năm đổi mới, ông nhận định như thế nào về những thành tựu nổi bật mà Đảng ta đã đạt được?
- Ông Nguyễn Đức Hà: Nhìn lại 30 năm đổi mới, có thể thấy, dưới dự lãnh đạo của Đảng, chúng ta vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để đưa công cuộc đổi mới đất nước thành công. Như Đại hội XII của Đảng đánh giá, qua 30 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên nhiều phương diện: chính trị ổn định, kinh tế-xã hội phát triển, an ninh quốc phòng không những được giữ vững mà còn được tăng cường thêm tiềm lực, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, khi hệ thống XHCN, Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết tan rã…chúng ta hoàn toàn mất nguồn viện trợ của các nước XHCN và lúc đó chúng ta phải đi bằng chính đôi chân của mình, trong khi “đôi chân” đó hết sức gầy gò, suy dinh dưỡng và yếu ớt.
Những khó khăn lúc đó tưởng như không vượt qua nổi, nhưng Đảng ta đã vượt lên, xốc lại đội ngũ, kiện toàn được tổ chức và đứng vững để tiếp tục lãnh đạo đưa công cuộc đổi mới đi lên. Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng đã xác định lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong suốt 6 nhiệm kỳ Đại hội Đảng vừa qua, không có nhiệm kỳ Đại hội nào mà Văn kiện Đại hội của Đảng không nhấn mạnh đến công tác xây dựng Đảng. Nhiệm kỳ nào Trung ương cũng có Nghị quyết, kết luận về công tác xây dựng Đảng. Đó là một tư tưởng, một quan điểm nhấn quán của Đảng ta từ khi bước vào đổi mới đến nay. Chính vì vậy, Đảng không ngừng lớn mạnh, đủ sức lãnh đạo đưa cách mạng tiến lên.
- PV: Nhìn từ Đại hội VI (1986), nhiều chuyên gia cho rằng đổi mới quan trọng nhất trong Đảng là đổi mới về tư duy, đặc biệt là tạo được bầu không khí dân chủ trong đảng, đổi mới gắn với chỉnh đốn Đảng, thực hiện tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật… Ông có bình luận gì về những nhận định này?
- Ông Nguyễn Đức Hà: Đại hội VI là Đại hội khởi xướng sự nghiệp đổi mới, bởi trước tình hình thế giới như vậy, nếu không đổi mới thì chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Từ quan điểm đổi mới của Đại hội VI, chúng ta mới nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói hết sự thật và chỉ rõ những yếu kém và nguyên nhân của nó để khắc phục. Đây là quan điểm rất lớn và rất quan trọng mà các Đại hội sau này Đảng ta tiếp tục phát triển lên.
Trong đổi mới, Đảng xác định đổi mới phải toàn diện nhưng trước hết phải đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy rất quan trọng bởi vì đã bao nhiêu năm chúng ta sống trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu nửa phong kiến cho nên tâm lý phong kiến, tư tưởng sản xuất nhỏ cũng như tàn dư của chế độ cũ còn tồn tại rất nặng nề. Chính vì đổi mới tư duy Đảng ta mới dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật để khắc phục những khuyết điểm, phát huy ưu điểm để Đảng không ngừng lớn mạnh, đủ sức lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới đến thành công như ngày nay.
Xây dựng Đảng về đạo đức
- PV: Đảng ta luôn khẳng định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó nhấn mạnh xây dựng đạo đức trong Đảng. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng đạo đức trong Đảng cần thể hiện qua những việc làm cụ thể như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Đức Hà: Xây dựng Đảng về đạo đức là nhiệm vụ mới mà Đại hội XII của Đảng đề ra. Mục tiêu xây dựng Đảng hiện nay là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Tại sao Đại hội XII lại đặt ra nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức? Bởi như Đại hội XII chỉ ra là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn đang tồn tại, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có những diễn biến phức tạp.
Từ thực trạng đó, Đại hội XII của Đảng đã bổ sung thêm nội dung xây dựng Đảng về đạo đức. Đi liền với đó chúng ta phải kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Đây là nền tảng tư tưởng rất quan trọng của cán bộ, đảng viên. Cho nên xây dựng Đảng về đạo đức là để thiết lập những cơ chế, mối quan hệ giữa cá nhân đảng viên với đảng viên, giữa đảng viên với tổ chức Đảng, giữa các tổ chức Đảng với nhau, thể hiện mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
Vì vậy, hiện nay toàn Đảng đang thực hiện việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tùy từng công việc, vị trí công tác của mỗi người để việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trở thành những việc làm thường xuyên, hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên.
Công tác cán bộ là “then chốt” của “then chốt”.
- PV: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng. Liên quan đến những lùm xùm vừa qua của công tác cán bộ như vụ Trịnh Xuân Thanh, theo ông, thời gian tới công tác cán bộ cần đặt ra những yêu cầu cụ thể như thế nào?
- Ông Nguyễn Đức Hà: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công tác cán bộ là “then chốt” của “then chốt”. Trong những năm gần đây, chúng ta đã cố gắng có nhiều đổi mới trong các khâu của công tác cán bộ để đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch với mục đích cuối cùng là chọn được đúng người có đức, có tài. Chúng ta cũng đã khắc phục được một số khuyết điểm, yếu kém và đạt được một số tiến bộ trong công tác cán bộ.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác cán bộ đang được dư luận xã hội, nhân dân bức xúc về tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch người nhà, người thân mà vụ việc Trịnh Xuân Thanh là một điển hình.
Khi một số vụ việc khiến dư luận bức xúc thì có người nói đã thực hiện công tác cán bộ đúng quy trình. Song những trường hợp mà dư luận, báo chí ồn ào, bức xúc thì không thể đúng quy trình được.
Tôi cho rằng, quy trình không có khuyết điểm gì cả mà chính là do những người làm quy trình đã không thực hiện đúng hoặc làm méo mó quy trình đó, chưa đảm bảo công khai, minh bạch. Điều đó liên quan đến nhận định hết sức quan trọng mà Đảng ta chỉ ra, đó là một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái. Nghị quyết TW4 khóa XII yêu cầu kiểm tra, giám sát, rà soát ngay tất cả những trường hợp cán bộ mà dư luận xã hội đang bức xúc và xử lý nghiêm minh những trường hợp bổ nhiệm cán bộ không đúng tiêu chuẩn, quy trình.
Để làm tốt công tác cán bộ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trước hết là phải có quy trình đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và được thực hiện một cách nghiêm túc; những người làm công tác cán bộ phải thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, thực sự vì nhiệm vụ chung.
Có thể nói, trước thời kỳ đổi mới quy trình không chặt chẽ như hiện nay nhưng chọn ai trúng đó. Sở dĩ những yếu kém hiện nay trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng chính là do nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu và sâu xa nhất vẫn là cán bộ, đảng viên thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất cách mạng. Từ đó chủ nghĩa cá nhân phát triển mới dẫn đến lối sống thực dụng, vụ lợi. Vì vậy, trước hết phải tập trung đấu tranh chống suy thoái trong Đảng.
Muốn làm tốt công tác cán bộ phải kết hợp rất nhiều mặt, vừa coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng vừa phải đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước. Vì vậy, quan điểm chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây làm nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, đồng thời lấy chống làm nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trước mắt, đồng thời đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xử lý kịp thời, nghiêm minh những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng.
- PV: Xin cảm ơn ông.
Theo Kim Anh
VOV
VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét