(Chinhphu.vn) - Nhiều ý kiến cho rằng lợi thế của con tôm so với các sản phẩm nông nghiệp khác là tuyệt đối, từ điều kiện tự nhiên, giá trị xuất khẩu, thị trường đến trình độ canh tác, sự phát triển của của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Bộ NN&PTNT cũng xác định ngành tôm đặc biệt có tiềm năng lợi thế.
Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 90 thị trường, đạt kim ngạch trên 3,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2015. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội nghị phát triển ngành nuôi tôm Việt Nam ngày 6/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hội nghị nhằm tìm giải pháp để phát triển ngành nuôi, chế biến tôm thành ngành kinh tế nông nghiệp trọng điểm, thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Từ năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) thời kỳ 1999-2010 (Chương trình 224) và ký ban hành Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Những chính sách này có tầm quan trọng đặc biệt, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng.
Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng sản lượng thủy sản đạt 9,89%, thì NTTS đạt tới 17,96%, giá trị xuất khẩu thủy sản cũng tăng bình quân 12,23%/năm. Chương trình này cũng đã đánh dấu sự ra đời của phương thức nuôi tôm công nghiệp và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp.
Trong đó, trước diễn biến của tình trạng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, tôm nước lợ đã nổi lên như một sản phẩm đầy tiềm năng và lợi thế để phát triển. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tôm nước lợ đang được nuôi tại 30 tỉnh, thành và trở thành sản phẩm hàng hóa lớn ở nước ta gồm 2 loài là tôm sú (loài bản địa) và tôm thẻ chân trắng. Tôm sú bắt đầu được sản xuất giống nhân tạo và nuôi tại Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 80 (thế kỷ 20). Từ năm 1998, tôm thẻ chân trắng bắt đầu được du nhập vào Việt Nam với hình thức nuôi công nghiệp.
Trong đó, trước diễn biến của tình trạng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, tôm nước lợ đã nổi lên như một sản phẩm đầy tiềm năng và lợi thế để phát triển. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tôm nước lợ đang được nuôi tại 30 tỉnh, thành và trở thành sản phẩm hàng hóa lớn ở nước ta gồm 2 loài là tôm sú (loài bản địa) và tôm thẻ chân trắng. Tôm sú bắt đầu được sản xuất giống nhân tạo và nuôi tại Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 80 (thế kỷ 20). Từ năm 1998, tôm thẻ chân trắng bắt đầu được du nhập vào Việt Nam với hình thức nuôi công nghiệp.
Đặc biệt, từ năm 2008, sau khi Bộ NN&PTNT có chủ trương cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ĐBSCL, nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng thứ hai sau tôm sú. Đến năm 2013, tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiện là mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam.
Chỉ sau 10 năm thực hiện Chương trình 224 và Nghị quyết 09 (2000-2010), diện tích nuôi tôm đã tăng từ 228.610 ha lên 639.115 ha (gấp 2,8 lần), sản lượng tôm tăng từ 97.628 tấn lên 443.714 tấn (gấp 4,5 lần). Từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm đã vượt qua con số 2,1 tỷ USD và con tôm thật sự đã trở thành động lực thu hút đầu tư cho hoạt động nuôi, chế biến và xuất khẩu.
Năm 2011-2012, ngành tôm Việt Nam cũng như một số nước khác trong khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS). Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo quyết liệt, mời các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và trong nước về bệnh tôm để xác định tác nhân gây bệnh và tìm giải pháp khắc phục. Do xác định sớm nguyên nhân và kiểm soát được dịch bệnh, năm 2013 và 2014, Việt Nam đã tận dụng cơ hội thị trường, đẩy mạnh sản xuất (trong khi các quốc gia khác chưa kịp hồi phục sản xuất). Kết quả, ngành tôm nước ta đã có bước bứt phá, năm 2013 lần đầu tiên sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú, năm 2014 đạt tổng sản lượng 657.000 tấn và mức xuất khẩu kỷ lục 3,95 tỷ USD.
Năm 2016 là năm đặc biệt khó khăn đối với ngành nông nghiệp và nuôi tôm do tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt tại ĐBSCL như độ mặn tăng cao, tôm chậm lớn, dễ bị dịch bệnh và chết hàng loạt. Chỉ riêng 3 tỉnh trọng điểm, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng trên 188.000 ha, (trong đó Cà Mau bị thiệt hại 155.890 ha, Kiên Giang 13.800 ha và Bạc Liêu 18.448 ha).
Tính đến ngày 30/6, sản lượng tôm cả nước chỉ đạt 191.560 tấn (bằng 28,2% so với kế hoạch năm 2016). Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT và các địa phương, sự vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp, người nuôi với các giải pháp phù hợp, ngành tôm đã đạt được những kết quả rất ngoạn mục.
Tổng diện tích thả nuôi tôm là 694.645 ha (100,1% cùng kỳ 2015) trong đó diện tích thả nuôi tôm sú là 600.399 ha; diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 94.246 ha. Tổng sản lượng thu hoạch đạt 657.282 tấn, bằng 109,5% so với năm 2015, trong đó sản lượng tôm sú là 263.853 tấn, tôm thẻ chân trắng là 393.429 tấn.
Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 90 thị trường, đạt kim ngạch trên 3,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2015. Trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm 62,1%, tôm sú chiếm gần 29,5%, tôm biển khác chiếm 8,3%.
Năm 2017, thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu những rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, với việc phát huy lợi thế và gia tăng giá trị sản phẩm qua chế biến, ngành sẽ tiếp tục tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.
Hiện nay, thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 161 thị trường trên thế giới. Nhờ việc ký kết các hiệp định thương mại, thủy sản Việt Nam có lợi thế về thuế quan nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan.
Ngoài ra, một trong những thách thức đối với thủy sản Việt Nam là vấn đề thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hay các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương trình thanh tra riêng biệt đang và sẽ được tăng cường. Các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là com tôm sẽ chịu sự cạnh tranh với các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu tôm trong khu vực và Nam Mỹ…
Ngoài ra, một trong những thách thức đối với thủy sản Việt Nam là vấn đề thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hay các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương trình thanh tra riêng biệt đang và sẽ được tăng cường. Các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là com tôm sẽ chịu sự cạnh tranh với các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu tôm trong khu vực và Nam Mỹ…
Bộ NN&PTNT xác định ngành tôm đặc biệt có tiềm năng lợi thế, cần phát triển thành ngành hàng sản xuất công nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bền vững và thân thiện với môi trường theo 2 hướng là phát triển nuôi tôm công nghiệp theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, hình thành trung tâm công nghiệp tôm tại Bạc Liêu, Sóc Trăng và một số địa phương khác có điều kiện phù hợp.
Cùng với đó, việc phát triển nuôi tôm sinh thái bền vững sẽ được thực hiện ở tôm rừng, tôm lúa... tại Cà Mau, Kiên Giang và một số địa phương khác có lợi thế về điều kiện sinh thái.
Cùng với đó, việc phát triển nuôi tôm sinh thái bền vững sẽ được thực hiện ở tôm rừng, tôm lúa... tại Cà Mau, Kiên Giang và một số địa phương khác có lợi thế về điều kiện sinh thái.
Đỗ Hương
Nhiều công ty Nhật muốn làm nông tại Việt Nam
Nhiều công ty nông sản của Nhật Bản đang tiến vào các thị trường tăng trưởng ở châu Á, trong đó có Việt Nam...
Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với các giống gạo Nhật.
THĂNG ĐIỆP
Nhiều công ty nông sản của Nhật Bản đang tiến vào các thị trường tăng trưởng ở châu Á, trong đó có Việt Nam, do triển vọng đi xuống của ngành nông nghiệp tại Nhật - tờ Nikkei Asian Review cho hay.
Tờ báo dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nghề cá Nhật Bản cho biết trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2015, sản lượng nông nghiệp của nước này đã giảm 16% về giá trị.
Công ty AoiFarm có trụ sở ở tỉnh Miyazaki của Nhật Bản đã bắt đầu trồng tại Việt Nam khoai lang Nhật - loại khoai có độ ngọt cao và được yêu thích ở Hồng Kông và Nhật Bản. Với công nghệ sản xuất được chuyển giao từ Nhật Bản, AoiFarm đã đạt sản lượng 1.250 tấn khoai khi trồng tại Việt Nam năm đầu tiên. Một phần số khoai này sẽ được xuất khẩu sang Singapore và Hồng Kông.
Chiến lược marketing của AoiFarm bao gồm hai mũi nhọn. Loại khoai lang do công ty trồng tại Nhật sẽ được xuất khẩu và hướng tới tầng lớp người tiêu dùng thu nhập cao, còn sản lượng khoai trồng ở Việt Nam sẽ hướng tới tầng lớp tiêu dùng trung lưu và thu nhập thấp - một lãnh đạo của công ty cho hay.
Kitoku Shinryo, một nhà bán buôn gạo lớn của Nhật, sẽ bắt đầu trồng koshihikari, một giống gạo trồng phổ biến ở Nhật, tại miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 này. Công ty đặt mục tiêu sản lượng khoảng 500 tấn, cung cấp cho các nhà hàng Nhật vốn đang mọc lên ngày càng nhiều ở Việt Nam.
Một lãnh đạo của Kitoku Shinryo cũng cho biết công ty có dự kiến xuất khẩu một phần sản lượng gạo trồng được ở Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với các giống gạo Nhật. Ngoài ra, các loại nông sản dễ được xuất khẩu đi từ Việt Nam hơn là từ Nhật Bản, nơi các tiêu chuẩn kiểm dịch rất ngặt nghèo.
Không chỉ tiến vào Việt Nam, các công ty nông sản Nhật cũng đang xem xét sản xuất ở một số quốc gia và khu vực khác. Công ty Agricultural Production Corp. GRA hiện đang nghiên cứu khả thi về trồng dâu tây ở Trung Đông. Công ty có trụ sở ở tỉnh Miyagi này đã trồng thành công dâu tây ở Ấn Độ với độ ngọt như dâu trồng tại Nhật và sản lượng thu hoạch được cung cấp cho các khách sạn tại Ấn Độ.
Tờ báo dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nghề cá Nhật Bản cho biết trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2015, sản lượng nông nghiệp của nước này đã giảm 16% về giá trị.
Công ty AoiFarm có trụ sở ở tỉnh Miyazaki của Nhật Bản đã bắt đầu trồng tại Việt Nam khoai lang Nhật - loại khoai có độ ngọt cao và được yêu thích ở Hồng Kông và Nhật Bản. Với công nghệ sản xuất được chuyển giao từ Nhật Bản, AoiFarm đã đạt sản lượng 1.250 tấn khoai khi trồng tại Việt Nam năm đầu tiên. Một phần số khoai này sẽ được xuất khẩu sang Singapore và Hồng Kông.
Chiến lược marketing của AoiFarm bao gồm hai mũi nhọn. Loại khoai lang do công ty trồng tại Nhật sẽ được xuất khẩu và hướng tới tầng lớp người tiêu dùng thu nhập cao, còn sản lượng khoai trồng ở Việt Nam sẽ hướng tới tầng lớp tiêu dùng trung lưu và thu nhập thấp - một lãnh đạo của công ty cho hay.
Kitoku Shinryo, một nhà bán buôn gạo lớn của Nhật, sẽ bắt đầu trồng koshihikari, một giống gạo trồng phổ biến ở Nhật, tại miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 này. Công ty đặt mục tiêu sản lượng khoảng 500 tấn, cung cấp cho các nhà hàng Nhật vốn đang mọc lên ngày càng nhiều ở Việt Nam.
Một lãnh đạo của Kitoku Shinryo cũng cho biết công ty có dự kiến xuất khẩu một phần sản lượng gạo trồng được ở Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với các giống gạo Nhật. Ngoài ra, các loại nông sản dễ được xuất khẩu đi từ Việt Nam hơn là từ Nhật Bản, nơi các tiêu chuẩn kiểm dịch rất ngặt nghèo.
Không chỉ tiến vào Việt Nam, các công ty nông sản Nhật cũng đang xem xét sản xuất ở một số quốc gia và khu vực khác. Công ty Agricultural Production Corp. GRA hiện đang nghiên cứu khả thi về trồng dâu tây ở Trung Đông. Công ty có trụ sở ở tỉnh Miyagi này đã trồng thành công dâu tây ở Ấn Độ với độ ngọt như dâu trồng tại Nhật và sản lượng thu hoạch được cung cấp cho các khách sạn tại Ấn Độ.
Kiều Vui |
Loại tôm hùm đất (Procambarus clarkii) bị cấm nuôi ở Việt Nam đang được hô biến thành đặc sản, giá hơn 600.000 đồng/kg sau chế biến.
Dư luận đang xôn xao với việc sinh vật ngoại lai được nuôi lén ở Đồng Tháp. Loại sinh vật này được cho là tôm hùm đỏ hay còn gọi là tôm hùm đất, có tên khoa học Procambarus clarkii.
Theo quy định, loại tôm này muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải xin giấy phép của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Bị cấm vì giá trị thấp lại gây hại cho nông nghiệp
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Huy, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, đại diện đơn vị duy nhất được cấp phép nhập loài tôm này về nghiên cứu, cho hay nguyên nhân loại này bị “cấm” tại Việt Nam là chúng không có giá trị kinh tế cao, thậm chí có thể phá hoại mùa màng nếu quản lý không tốt.
“Sau khi nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra khuyến cáo không phát triển loại tôm này ở nước ta từ nhiều năm nay”, ông cho biết.
Trong khi đó, trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp thừa nhận đó là động vật ngoại lai nguy hại không được phép nuôi.
“Nếu phát hiện cá nhân, tổ chức nào nuôi lén lút, ngoài việc buộc tiêu hủy còn xử lý mạnh tay”, ông Công khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện Xã hội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cũng từng cho rằng loài tôm này vừa phá hại lúa, kênh mương, tiêu diệt tôm bản địa, vừa có thể là nguồn gây bệnh cho các loài sinh vật kể cả người.
Tôm từ Trung Quốc: Dân buôn cũng không dám mua
Theo tìm hiểu, loại tôm này hiện được nuôi ở hơn 20 quốc gia như Mỹ, Australia, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc…
Năm 2000, tổng sản lượng tôm hùm nước ngọt thương mại khoảng trên 110.000 tấn trong đó Mỹ chiếm 55%, Trung Quốc 35%, các nước châu Âu 8%, châu Úc 2%.... Mỗi kg tôm này có giá xuất khẩu từ vài USD đến hơn 10 USD.
Tại Việt Nam, dù bị cấm nhập khẩu về nuôi, loại tôm hùm này vẫn đang được rao bán tràn lan với giá sỉ 180.000-250.000 đồng/kg (chưa sơ chế), bán lẻ 300.000-400.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hầu hết mối buôn chỉ bán hàng qua mạng Internet, không có địa chỉ cửa hàng cụ thể.
Chị Thúy, một chủ buôn tại TP.HCM, cho hay tôm hùm đất ở Việt Nam chủ yếu là hàng đông lạnh, có nguồn gốc từ Mỹ. Là người bán hàng nhưng chị cũng không biết sản phẩm của mình có được cấp phép hay không. Dẫu vậy, trung bình 1-2 tháng, chị cho hay tiêu thụ hết một container vài chục tấn tôm hùm đất, chủ yếu bán buôn.
“Loại tươi sống là tôm từ Trung Quốc, giá rẻ như cho, rẻ hơn cả tôm đông lạnh, nhưng chúng tôi không dám mua. Người mua loại tôm này chủ yếu là chủ nhà hàng ở TP.HCM, Vũng Tàu, Hà Nội,… Ai muốn mua gọi vào đường dây nóng chúng tôi giao hàng tận nơi chứ không có địa chỉ cửa hàng”, chị nói.
Tại Hà Nội, nhiều nhà hàng có tiếng cũng nhập loại tôm này về để làm đặc sản “khai xuân”. Đơn cử một nhà hàng ở Yên Phụ (Tây Hồ) quảng cáo ăn tôm hùm đất sẽ “đỏ” cả năm do loại tôm này sau chế biến có màu đỏ rực rỡ, bắt mắt. Giá của âu tôm 1,3 kg đã qua chế biến khoảng 700.000 đồng.
Chị Trịnh Hiền, người vừa đặt mua 2 âu tôm trên với giá gần 1,5 triệu đồng (cả phí ship), cho hay: “Tôi thấy chúng lạ, màu sắc bắt mắt lại được gắn mác tôm hùm nên mua về ăn thử. Tuy nhiên chất lượng thực sự không ngon, tuyệt vời như quảng cáo. Loại tôm này nhiều vỏ cứng, không dễ ăn”.
Tương tự chị Hiền, nhiều “thượng đế” mua loại tôm này cũng không hề biết chúng bị “cấm cửa” tại Việt Nam. Phần lớn những người này mua về ăn thử do tò mò.
Tôm hùm đỏ sống bò đáy, thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm. Chúng có thể đào hang trú ẩn sâu 100-200 cm, có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ 0-37 độ C.
Thức ăn chủ yếu của loại tôm này là mùn bã hữu cơ, ngũ cốc, khô đậu, rau quả, cỏ non, rong cỏ nước, tảo sống bám, côn trùng, sinh vật đáy cỡ nhỏ, xác động vật, thức ăn chế biến...
theo zing