Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

MỸ KHỐNG CHẾ TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG HAY CHỈ VÕ MỒM KIẾM ĂN CHO CÁC DOANH NHÂN TỶ PHÚ ĐANG KINH DOANH VỚI TQ...?!

Hung Giobay
Trong cuộc họp báo đầu tiên của tân phát ngôn viên Bạch Cung Sean Spicer hôm thứ Hai 23 tháng 1, ông này xác nhận tổng thống Donald Trump đồng ý với ‘chuẩn ngoại trưởng’ Rex Tillerson là Hoa Kỳ sẽ cấm không cho Trung Cộng ra vào những hòn đảo họ xây dựng trên Biển Đông.
Các nhà quan sát quốc tế đều biết rằng nhiều hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm nghiêm trọng luật lệ quốc tế, phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tháng 7/2016 đã làm rõ mức độ vi phạm này. Tòa nhất trí rằng yêu sách « quyền lịch sử » mà Bắc Kinh đòi hỏi đối với Biển Đông và các đảo nhân tạo trong phạm vi « đường 9 đoạn » là vô căn cứ...'
Nhưng ngay trong chuyến thăm đầu tiên của tân Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng đến Châu Á đã làm giảm căng thẳng tại Biển Đông mở đường cho TQ hậu tạ ra mắt TT Trump dù chưa có những cuộc điện đàm đối thoại trực tiếp.
Phát biểu của tướng James Mattis về Biển Đông
Reuters ngày 4/2 dẫn lời ông Mattis phát biểu tại Tokyo rằng: "Tại thời điểm này, chúng tôi không thấy bất cứ sự cần thiết nào để tiến hành các hoạt động quân sự lớn.
"Những gì chúng ta phải làm là dốc hết mọi nỗ lực, những nỗ lực ngoại giao, để cố gắng giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, duy trì đối thoại.
"Và chắc chắn lập trường quân sự của chúng tôi phải đứng sau hậu thuẫn, củng cố chính sách đối ngoại của chúng tôi trong vấn đề này.
"Nhưng thời điểm này chưa nhất thiết phải điều động quân đội hay tiến hành hoạt động nào đó tương tự để giải quyết các vấn đề mà các nhà ngoại giao có thể làm một cách tốt nhất.
"Tất cả chúng ta đều phải chơi theo quy tắc, và nếu có tranh chấp chúng ta cần đưa ra trọng tài.
Chúng ta không được giải quyết chúng bằng cách sử dụng lực lượng quân sự và chiếm đóng các khu vực là đối tượng tranh chấp chưa thể xác định ai mới là chủ sở hữu thực sự"
Lập trường của Mattis dường như là một sự tiếp nối chính sách của Barack Obama với châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dường như có quan điểm "đụng độ" với các phương pháp tiếp cận cơ bắp hơn với Trung Quốc từ các thành viên khác trong Nội các Donald Trump.
Ví dụ phát biểu của tướng Mattis rằng, hiện Mỹ chưa thấy nhu cầu phải có một động thái quân sự đáng kể ở Biển Đông, dường như ông đang đi ngược với Ngoại trưởng Rex Tillerson.
James Mattis nói, vùng biển quốc tế vẫn là vùng biển quốc tế.
Rex Tilleson bảo: "Họ (Trung Quốc) đang theo đuổi yêu sách lãnh thổ, kiểm soát hoặc tuyên bố kiểm soát vùng lãnh thổ mà không phải thuộc về họ một cách chính đáng"
Người phát ngôn Nhà Trắng khẳng định thêm lần nữa: "Chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế khỏi sự kiểm soát của một quốc gia".
Những phát biểu trái ngược của Toà Bạch Ốc tạo điều kiện cho TQ có những bước đi nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng tại Biển Đông sau phát ngôn của Ngoại trưởng Rex Tillerson...
Dù chúng ta đã biết Trung Quốc đã xây dựng hơn 3.000 mẫu đất nhân tạo trên 7 rạn san hô và thực thể thuộc quần đảo Trường Sa kể từ năm 2013, sau đó trang bị các sân bay, nhà chứa máy bay, các tòa nhà chỉ huy, và thiết bị cảm biến...tạo thành một căn cứ quân sự liên hoàn tại Biển Đông...tiến tới lập vùng nhận dạng phòng không cấm bay, thống trị Biển Đông biến Biển Đông thành ao nhà của TQ như Ông Tập Cận Bình đã "khẳng định" bằng những tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa (thuộc Khánh Hòa, Việt Nam) là "của tổ tông" ông để lại, rằng Trung Quốc có "chủ quyền từ thời cổ đại"
Các đảo mới được đào đắp đã có thể dùng để bố trí nhiều hỏa tiễn hành trình, hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, có khả năng bắn vào các mục tiêu trên mặt đất lẫn các chiến hạm ngoài biển, đến tận Biển Sulu của Philippines, hay Singapore, Nam Malaysia.
Các hải cảng xây dựng tại các đảo này có thể tiếp nhiên liệu đầy đủ cho nhiều chiến hạm, tàu của lực lượng tuần duyên và dân quân biển. Thêm vào đó, các đảo nhân tạo cũng có thể hỗ trợ cho mạng lưới do thám tàu ngầm trên khắp Biển Đông, có nghĩa là nâng cao năng lực của Trung Quốc chống lại các tàu ngầm của phe đồng minh.
Hiện tai TQ đang muốn biết thái độ của Donald Trump và Nội Các của Mỹ về Biển Đông..:và chính phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis về Biển Đông từ Tokyo đã cho TQ một bước đi nhằm thỏa mãn Nước Mỹ và TT Trump...
Tờ báo Stars and Stripes, Mỹ ngày 6/2 đưa tin, những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis về Biển Đông từ Tokyo đã phần nào xoa dịu lo lắng của Bắc Kinh về khả năng xung đột, đối đầu Trung - Mỹ ở vùng biển chiến lược này.
Ngoại trưởng Rex Tillerson ám chỉ khả năng phong tỏa hải quân với các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông...
Tướng James Mattis kêu gọi nỗ lực hết khả năng có thể giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao.
Phát biểu của ông chủ Quân Sự của Lầu Năm Góc như một viên thuốc an thần "định tâm đan" đã "xóa tan những đám mây chiến tranh mà nhiều người lo sợ chúng đang tích tụ trên bầu trời Biển Đông", tờ China Daily viết trong bài xã luận hôm thứ Hai.
"Mattis đã truyền cảm hứng lạc quan ở đây rằng, những chuyện này có thể không phải xấu như mô tả trước đây", China Daily bình luận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng lập tức lên tiếng hoan nghênh bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Biển Đông là một "sự xác nhận rất xứng tầm".(3)
Chắc chắn Trung Nam Hải đã tính toán kỹ những mối quan tâm, lưu ý của ông Donald Trump, bao gồm thương mại, tỉ giá đồng nhân dân tệ, vấn đề Bắc Triều Tiên và Biển Đông, nhưng Donald Trump "ngó lơ" vấn đề nhân quyền.
Theo ông Không, Bắc Kinh cho đây là một thời cơ tốt, vì chỉ cần Washington không động đến vấn đề "an toàn chế độ", "an toàn chính quyền" thì mọi vấn đề khác đều có thể thương lượng được.
Trần Phá Không, một nhà bình luận chính trị quốc tế Hoa Kỳ gốc Trung Quốc ngày 6/2 nhận định:
"Bắc Kinh đang có những bước chuẩn bị thỏa hiệp và nhượng bộ với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump..."
Vì vậy theo ông Trần Phá Không, Trung Quốc đang tính toán, chỉ cần có những thỏa hiệp nhất định với Mỹ về Biển Đông, thương mại, hối đoái, Bắc Triều Tiên là có thể đổi lấy 2 điều cam kết từ nước Mỹ
Ông Không lưu ý một ví dụ thể hiện sự thỏa hiệp sau rèm của Bắc Kinh. Đó là trong cuộc gặp Tổng thống Donald Trump hôm 9/1, tỉ phú Trung Quốc Jack Ma cam kết trong 5 năm tới Tập đoàn Alibaba của ông sẽ tạo ra 1 triệu việc làm cho nước Mỹ.
Theo Trần Phá Không, thực ra trong chuyện này chính Trung Quốc đang âm thầm "cống nạp" cho nước Mỹ đúng theo quan điểm:
"đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn"
Về vấn đề Bắc Triều Tiên, sự nhượng bộ của Trung Quốc thể hiện qua việc đột ngột công bố với dư luận hôm 25/1 vừa qua:
"Cấm xuất khẩu sang CHDCND Triều Tiên vật tư, linh kiện, kỹ thuật liên quan đến vũ khí sát thương quy mô lớn và các phương tiện chuyên chở chúng, các loại vũ khí thông thường được nêu trong bản công bố này".
Bất luận đây là động tác giả hay động tác thật, nhưng ý đồ lấy lòng Donald Trump từ Trung Nam Hải thì đã quá rõ...
Về vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ, Bắc Kinh cũng đã âm thầm điều chỉnh. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Casey lâu nay luôn chỉ trích gay gắt chính sách thương mại của Trung Quốc đã xác nhận điều này:
"Trung Quốc gần đây đã có những chuyển biến trong chính sách ngoại hối, không còn tiếp tục cố ý dìm giá đồng nhân dân tệ như trước".
Trước thay đổi của TQ, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin giải thích:
"Nếu Trung Quốc lại tiếp tục thao túng tiền tệ, có chính sách bất bình đẳng với đồng nhân dân tệ, khi đó sẽ kiến nghị Tổng thống Donald Trump chính thức liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ".
Nhà nghiên cứu Trần Phá Không kết luận: Trung Quốc đang âm thầm thỏa hiệp và nhượng bộ Hoa Kỳ, nhưng họ chỉ làm không nói.
Trung Quốc thực sự "quy thuận" hay chỉ giả vờ "quy thuận" Donald Trump có lẽ cần thời gian quan sát thêm. Nhưng ông Trần Phá Không có một luận giải hết sức chính xác
Rõ ràng đây là một cái bẫy ngôn từ, nó giống như một kẻ giật bát cơm trên tay người khác. Người kia không chịu, đòi lại thì kẻ này bảo: thôi, bây giờ chia đôi...!!!
Chiến tranh ở Biển Đông sẽ khó sẩy ra nếu TQ không muốn bàn cờ chính trị hôm nay tưởng trừng như Mỹ đang cầm trịch nhưng thực chất hôm nay TQ mới là người quyết định tất cả chiến tranh sẩy ra ở đâu và khi nào...Mỹ hiện tại chỉ có khả năng đe dọa TQ để TQ tự kìm chế nhượng bộ Mỹ về kinh tế như chúng ta đã thấy và sẽ thấy...Vì những tỷ phú của Mỹ và TG đang đầu tư rất nhiều vào TQ không ai muốn một cuộc chiến nhỏ ở Biển Đông mà họ mất tất cả những gì đã đầu tư vào TQ.
Hiện tai TQ không muốn khi chưa đủ tiềm lực chiến tranh đối đầu với Mỹ, thì biện pháp chia cổ phần miếng cơm cho Mỹ đôi bên cùng có lợi là giải pháp hữu hiệu nhất kéo dài thời gian bình yên cho TQ đang bước vào gian đoạn chuyển mình xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh cùng như chuẩn bị Đại Hội của ĐcsTQ vào cuối năm nay.
Hung Giobay Tổng Hợp.
Tìm hiểu thêm
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Formosa và sự tê liệt của tiếng lương tâm

 08/02/2017

JB Nguyễn Hữu Vinh
8-2-2017
Những ngày Tết Đinh Dậu vừa qua, người dân lại tiếp nhận thông tin cá lại chết hàng loạt ở Quảng Bình. Hàng loạt cá khoai đã chết tất vào bờ gây sự sợ hãi và phẫn nộ của người dân.
Những màn kịch độc ác
Ngay lập tức, ngày 2/2/2017, Nguyễn Viết Ánh – chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh, cho biết việc cá biển chết hàng loạt ở biển Hải Ninh những ngày vừa qua “là bình thường”.
Thoạt nghe tin này, người ta nghĩ rằng ông Chủ tịch cho rằng cá chết là bình thường, vì biển vẫn độc – một điều hết sức hiển nhiên – để cảnh báo người dân đừng ăn chất độc vào mình mà gây đại họa sức khỏe người dân và suy tàn nòi giống Việt.
Nhưng không, ông ta giải thích rằng “chỉ là cá khoai, là loài cá sinh sống gần như trên mặt nước và có chu kỳ sống khá ngắn ngủi”.
Thậm chí, tay Lê Văn Khởi – bí thư Đảng ủy xã Hải Ninh còn nói rằng do “tập trung ở một chỗ nên lượng cá chết tăng nhiều hơn bình thường”.
Cái “bình thường” ở cách giải thích mà đến trẻ con cũng không thể nhịn được cười này đã phản ánh một điều: Họ đã không dám nói thật – Biển độc.
Tưởng chỉ có Quảng Bình mới có chuyện lấp liếm việc cá chết hàng loạt, đẩy người dân vào chỗ ăn cá độc.
Nhưng, không chỉ có Quảng Bình.
Ngày sau tết, 4/2/2017, trên một chương trình Tivi, người ta thấy ông Cục trưởng cục nuôi trồng Thủy sản và cả ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh lên nói rằng: Các loại cá đã nhiều trên biển Hà Tĩnh, điều đó chứng tỏ rằng biển đã sạch(!).
Nghe những lời này, người ta nhớ lại vẫn những lời nói, hành động của các quan chức nhà nước về việc nhiễm độc biển và thảm họa môi trường ở Miền Trung.
– Ngày 6/4/2016, người dân phát hiện ra cá chết hàng loạt, thảm họa môi trưởng Biển Miền Trung bắt đầu được phát hiện. Hàng loạt các loại cá, chim, sinh vật biển kể cả san hô thi nhau “đi theo cụ Các Mác, cụ Lenin” mà “chưa rõ nguyên nhân”. Cả nước hoảng hốt với thông tin này.
Thế nhưng.
– Ngày 23/4/2016, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố: “mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này”.
– Ngày 26/4/2016, Báo Hà Tĩnh, cơ quan của Đảng bộ Đảng CS Hà Tĩnh tuyên bố: “Biển đã sạch hơn” và xúi ngư dân ra khơi đánh bắt.
Vậy rồi cá tiếp tục chết, mà không chỉ có cá. Người dân kêu điện thoại tận nhà Phó Chủ tịch Tỉnh đề nghị ông ăn cá và tắm biển Vũng Áng làm mẫu, ông lặn mất tăm.
Sau đó, hàng loạt màn diễn được quan chức từ Bộ trưởng Thông tin Truyền thông đến quan chức Quảng Bình, Đà Nẵng đã thi nhau tắm biển và ăn cá biển. Họ muốn làm mẫu cho người dân cứ vậy mà xơi cá. Mục đích là để ve vuốt và lừa đảo người dân, xoa dịu cơn giận dữ của họ với kẻ đã thủ ác gây ra Thảm họa môi trường cũng như những kẻ cố tình bao che cho nó.
Phải nói rằng, đó là những màn kịch độc ác.
Bởi không ai có lương tâm lại man rợ đến mức không cần kiểm nghiệm, không biết được mức độ độc tố ở biển ra sao mà vẫn xúi dân là “ông chủ” là “cha mẹ” mình đi ăn những chất độc đó.
Nếu có một con số thống kê, thử hỏi trong gia đình quan chức từ Hà Tĩnh đến mấy tỉnh Miền Trung, có những nhà nào dám ăn cá từ biển Miền Trung? Tôi dám chắc là họ chưa bị điên.
Cho đến tận chiều tối 30/6/2016, chính phủ mới công nhận việc cá nhiễm độc chết do Formosa xả độc, sau khi đã dàn hàng loạt công an, cảnh sát các loại vào dằn mặt và đe dọa cơn phẫn nộ của người dân Miền Trung.  
Thế nhưng, cũng trong việc công bố nguyên nhân cá chết, Thứ trưởng Bộ môi trường còn giấu giếm điều cốt tử khi người ta hỏi về kim loại nặng trong nước biển rằng “nói kến kim loại nặng là gây tổn hại cho dân tộc” – quả là một trò hài không thể cười nổi.
Tất cả những ví dụ trên, cho thấy một điều: Nhà cầm quyền hiện nay, đã bất chấp tất cả mọi vấn đề về sức khỏe, sinh mạng của người dân và sự tồn vong của nòi giống, chỉ nhằm để bảo vệ bằng được kẻ thủ ác, và đằng sau đó là những nhóm lợi ích đã đang tâm đầu độc đất nước này.
Biển sạch thật không?
Phó Viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ  cho rằng “Phải mất ít nhất 50 năm sau, hệ sinh thái biển ở bốn tỉnh này mới phục hồi lại như hiện trạng ban đầu”.
Thế nhưng, chỉ cần 4 tháng sau, ngày 22/8/2016, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã tuyên bố trên báo chí: “Biển đã sạch, cá đã ăn được”. Quả là sự thần kỳ chỉ có ở Việt Nam nếu tin theo lời quan chức cộng sản.
Có điều là sau đó lại hàng loạt vụ ngộ độc hải sản từ biển diễn ra liên tiếp. Và lại tiếp tục màn dối trá, quanh co vòng vo tam quốc nhằm che giấu nguyên nhân. Thậm chí gà chết sau khi ăn cá là “do gà ăn quá no”.
Nghe câu nói này, nhiều người dù đau đớn cũng phải bật người mà rằng: Nếu ăn quá no mà chết, thì hàng loạt quan chức cộng sản tham nhũng đâu còn tồn tại, “lấy đâu ra cán bộ mà làm việc” như lời Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội VN.
Ngồi Vũng Áng, ăn cá Vũng Tàu. Cá Vũng Áng đi đâu?
Chúng tôi đã có mặt tại Vũng Áng những ngày sát tết trong đợt cứu trợ cho ngư dân có cái để đón xuân. Thảm họa môi trường đã xảy ra cách đó 9 tháng.
h1
Ngồi ngay tại Vũng Áng trong một bữa cơm trưa có món cá biển, chủ nhà sợ chúng tôi nghi ngại đã nói rõ: Đây là cá biển nhưng được người thân gửi từ Vũng Tàu ra chứ không phải cá biển miền Trung.
Khi hỏi về hải sản và những thứ từ biển nơi đây, người dân cho biết: Sau khi thảm họa môi trường xảy ra, nhiều ngư dân đã bị nhiễm độc chì và nhiều người đã bị ngộ độc cá. Hàng loạt người đi khám sức khỏe để đi lao động nước ngoài đã không thể đảm bảo sức khỏe vì cơ thể nhiễm chì. Từ đó, không ai dám ăn bất cứ sản vật nào từ biển.
Tuy nhiên, là những người con của biển, từ tấm bé đến khi xuống mồ con cá và hạt muối như ngấm vào từng thớ thịt đường gân của họ, do vậy thiếu cá thì không thể chịu được. Và họ phải nhờ người mua từ các nơi khác xa xôi gửi về để ăn cho đỡ nhớ.
Thế nhưng, gần đây khi những loài cá tầng đáy và tầng trung đã không thể sống được, thì những đoàn cá tầng nổi vẫn theo sóng vào tận đây. Và khi vào đây, thì rất dễ đánh bắt. Thậm chí, có thuyền còn đánh được cả ba bốn tạ cá khoai mỗi ngày. Dù giá rẻ thì vẫn bán được một số tiền kha khá.
Theo cách giải thích của ngư dân, thì cá đó từ ngoài khơi vào bị nhiễm độc thì càng dễ đánh bắt hơn bình thường. Bởi để lâu hơn thì cá sẽ ngấm độc và… chết. Hiện tượng mấy ngày tết vừa qua, cá ở Quảng Bình chết hàng loạt là vì sau khi nhiễm độc không bị đánh bắt do vào ngày gần tết, nên cá rủ nhau chết hàng loạt là vì vậy.
Khi chúng tôi tìm hiểu số cá đánh bắt được thì có ai kiểm định kiểm tra độ độc tố của nó trước khi đưa đi tiêu thụ hay không? Câu trả lời là “Không”, chưa có bất cứ một động thái nào từ cơ quan nhà nước nào kiểm tra để xem các loại cá nào hiện nay đã ăn được, loại nào không, mẻ cá nào có thể đưa ra thị trường và mẻ nào cần tiêu hủy.
Tất cả cứ mặc kệ người dân tự xử.
Người dân cho chúng tôi biết: Ở đây người dân không dám ăn, nên giá rất rẻ so với thị trường bình thường. Thế nhưng các đầu mối thu gom từ khắp nơi đổ về đây mua đưa đi, thì không ai quan tâm nó sẽ đi đâu nữa.
Và như vậy, nguồn cá độc từ Vũng Áng, từ vùng ô nhiễm cứ nối đuôi nhau ra đi “phục vụ” đồng bào cả nước.
Thật là một đại họa cho dân tộc khi nguồn kim loại nặng dồi dào từ Formosa qua những xe cá đi tung tăng ra khắp cả đất nước này rồi ngấm vào các tế bào người dân để gây họa lâu dài.
Thế nhưng, cũng trong chương trình TV đã nói ở trên, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh còn “tự hào” rằng “cá đánh bắt đến đâu đã được tiêu thụ đến đó” như một thành tích. Không hề thấy ông mảy may đặt câu hỏi rằng cá đó có thật sự đã sạch hay chưa, còn nhiễm độc hay không mà được tung ra thị trường cả nước?
Trong khi đó, theo ngư dân, thì còn lâu mới nghĩ đến chuyện biển sạch và cá hết độc.
Sự dốt nát hay sự tê liệt của lương tâm?
Vậy câu hỏi đặt ra là: Những cán bộ nói trên, từ Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường, trưởng Bộ TT-TT, các Bí thư, chủ tịch Tỉnh, Huyện, Xã… vùng thảm họa và các cơ quan quản lý hoàn toàn không nghi ngờ về độc tố còn có trong cá hay không? Hay họ hoàn toàn yên tâm là biển đã sạch và cá đã hết độc?
Theo suy đoán của mỗi người bình thường, thì các cán bộ trên dù có diễn đủ bài, có phát biểu đủ lời về biển sạch, dù họ có diễn bài ăn hải sản để dụ người dân im miệng mà ăn… thì họ vẫn biết rất rõ là biển vẫn độc và cá vẫn không sạch.
Bằng chứng rất rõ là ông Phó Chủ tịch Tỉnh Hà Tĩnh đã hứa qua điện thoại với người dân là sẽ ăn cá và tắm biển Vũng Áng. Nhưng từ đó đến nay chưa thấy ông ta làm việc đó?
Bằng chứng rất rõ là từ khi mấy bộ trưởng và quan chức ăn mẫu cho TV và đài báo tuyên truyền, đến nay chưa thấy ông nào đến ăn lại hoặc mua về nhà cho bố mẹ, vợ con họ ăn.
Bằng chứng rất rõ nữa, là chính họ đã không hề đặt ra vấn đề kiểm nghiệm lại biển cũng như các loài thủy sản để công bố công khai. Bởi họ biết rõ, nếu làm vậy thì công lao tuyên truyền dụ người dân sẽ bị bóc trần khi các con số lên tiếng.
Và một điều rất cốt yếu là nhà nước đã lỡ nhận 500 triệu dola của kẻ thủ ác Formosa để đền bù, thì số tiền đó có đủ đền bù cho những thiệt hại của người dân cho đến hết 50 năm, khi biển thật sự sạch? Theo những người dân ở đây, thì có lẽ số tiền đó chỉ đủ để huy động số công an, CSCĐ để trấn áp các cuộc biểu tình, huy động công an, an ninh đi rình rập người dân… được một thời gian nữa. Còn sau đó, thì nhà nước lại lấy thuế của người dân cả nước mà bù lỗ cho thảm họa do Formosa.
Tạm kết
Nếu như, theo những gì người cán bộ cộng sản thể hiện, là do sự tối tăm dốt nát đã không cho họ thấy những nguy hiểm của việc mang độc tố kim loại nặng từ Formosa đến từng tế bào người dân, thì đó cũng là chuyện bình thường, một vấn nạn của xã hội cộng sản vốn tồn tại lâu nay của việc sử dụng “người nhà thay cho người tài”.
Còn nếu như, họ cũng như những người bình thường, biết rất rõ các tác hại của chất độc khi đi vào từng bữa cơm người dân mang lại đại họa lâu dài cho dân tộc, nòi giống này… mà họ vẫn làm ngơ để “nói và hành động theo nghị quyết” mặc cho mọi hậu quả xảy ra.
Thì đã xảy ra thêm một thảm họa vô cùng lớn: Sự tê liệt đến mức báo động của lương tâm con người trong những người cộng sản.

Ông Phúc là làm ơn “kệ mẹ” dân ở đó đi!

Kết quả hình ảnh cho nguyễn xuân phúc thăm đồng lúa
Thủ tướng thăm một mô hình nông thôn mới. Ảnh: VGP/Quang Hiếu. “
Tháng 9 năm ngoái tôi có bài viết phê bình ông Xuân Phúc về vấn đề “đổi mới sáng tạo và quốc gia khởi nghiệp”. Tôi có viết rằng:

“VN không phải là "quốc gia khởi nghiệp". Nếu tính từ đầu thập niên 90, "mở cửa hội nhập", tức là "khởi nghiệp" đến nay là gần 3 thập niên. Trong làm ăn, 30 năm là dài lắm. Sau 30 năm làm việc người công nhân sắp tới tuổi về hưu. 30 năm vì vậy là 30 năm kinh nghiệm.

Từ "khởi nghiệp" đến nay VN đã bao nhiêu lần "tiêu tan sự nghiệp". Thời gian là tài nguyên quí giá nhứt. Cùng khoản thời gian này nước Nhật, sau đổ nát chiến tranh 1945 đã trở thành "cường quốc thứ nhứt về kinh tế". Nam Hàn, Đài Loan, Singapour... với vốn thời gian ít hơn 30 năm cũng đã trở thành "rồng", thành "hổ" trong khu vực. Sau 30 năm VN vẫn thủ phận là "quốc gia khởi nghiệp".

Câu hỏi đặt ra là dân tộc này có vấn đề, hay lãnh đạo dân tộc này có vấn đề ?”

Câu trả lời đã hiển hiện.

Ông Phúc đầu năm về miệt dưới họp hành với “trí thức ruộng” rồi có câu tuyên bố (đại khái) “VN phải là thủ phủ của thế giới về tôm”. 

Chắc là ông Phúc ảnh hưởng giáo sư Võ Tòng Xuân, ruộng ngập mặn thì bỏ ruộng nuôi tôm.

Nói thật, tôi cầu trời để “dự án” bỏ ruộng nuôi tôm này được thành công (cho dân đỡ khổ). Nhưng điều tôi lo ngại là tại sao có mặt của thủ tướng ở dưới đó ?

Ba chục năm nay rồi, hễ chỗ nào có nhà nước nhúng tay vào thì chỗ đó tiêu tán đường. 30 năm sau VN vẫn còn là “quốc gia khởi nghiệp”. Nếu so sánh thì ta thấy ý kiến của ông Phúc, VN như đứa trẻ mới ra trường tập tễnh học nghề. Mà thực tế 30 năm rất dài. Ít hơn khoảng thời gian này nước Nhật đã trở thành cường quốc kinh tế. Các nước Nam hàn, Đài loan, Singapour… đã trở thành rồng thành cọp.

Xin thưa với ông Phúc là làm ơn “kệ mẹ” dân ở đó đi. Ruộng ngập mặn họ dư biết mình phải làm gì để sống. Họ không cần nhà nước để ý tới. Mà người dân nào cũng vậy, 90 triệu, không ai muốn mình bị ông nhà nước để ý tới.

Tới hôm nay VN, ngay cả trong nước, vẫn không có một “thương hiệu” nào ra hồn, trong khi có vô số dự án “khởi nghiệp”, mà nếu được nhà nước nâng đỡ, không chóng thì chầy sẽ chinh phục thì trường quốc nội, quốc ngoại.

Theo tôi, ông Phúc nên để ý giúp những người trẻ có tấm lòng với đất nước và dân tộc, giúp họ thành công trong việc tạo dựng một “thương hiệu” cho VN. Các dự án “vịt của Đoàn văn Vươn”, “thức an sạch của vợ chồng Ngô Duy Quyền-Lê thị Công Nhân”, hoặc là “cà phê Amarin của vợ chồng Hùynh Thục Vy” v.v… đều là những dự án, những “thương hiệu” có tương lai. Nếu ông Phúc muốn “đổi mới và sáng tạo” lại VN thì không thể để cho những người này thất bại.

Đài loan, Nam Hàn… thành rồng, là nhờ những người trẻ có sáng kiến, dám làm, dám chịu. Chính những người trẻ đó đã xây dựng những “thương hiệu” lẫy lừng SamSung, ACER, DAEWOO…

Trương Nhân Tuấn

(FB Trương Nhân Tuấn)

Bộ Công thương chống quyết định của thủ tướng và Quốc hội:chưa " khai tử" chức bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng ?

Bộ Công Thương nói gì về chuyện vẫn trình văn bản ông Vũ Huy Hoàng ký?

07-02-2017
15:03 PM

(Dân trí) - Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ vừa qua, một điều khiến một số lãnh đạo các bộ và chuyên gia kinh tế dự họp ngạc nhiên là Bộ Công Thương đã trình một văn bản do ông Vũ Huy Hoàng, khi còn là Bộ trưởng Công Thương ký. Chiều nay (7/2), Bộ Công Thương đã giải thích về câu chuyện này.


Văn bản trình Chính phủ của Bộ Công Thương vẫn dùng văn bản có chữ ký của ông Vũ Huy Hoàng gây tranh cãi
Văn bản trình Chính phủ của Bộ Công Thương vẫn dùng văn bản có chữ ký của ông Vũ Huy Hoàng gây tranh cãi
Cụ thể, theo Bộ Công Thương, thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ năm 2015, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại. Hồ sơ Nghị định đầy đủ đã được trình Chính phủ vào ngày 14/12/2015 theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Sau khi hồ sơ Nghị định được trình lên Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện Dự thảo Nghị định theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và ý kiến các thành viên Chính phủ. Cụ thể, ngày 30/11/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký văn bản số 119/BC-BCT báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các Thành viên Chính phủ.
Trên cơ sở báo cáo này của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo Bộ Công Thương báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2017 về vấn đề còn có ý kiến khác nhau sau khi đã xin ý kiến Thành viên Chính phủ, liên quan đến danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn phục vụ quốc phòng, an ninh.
"Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, để phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2017, bên cạnh bộ hồ sơ của dự thảo Nghị định đã được trình Chính phủ từ cuối năm 2015, Bộ Công Thương đã bổ sung thêm một Báo cáo riêng được đóng dấu treo cùng văn bản số 119/BC-BCT nêu trên để giải trình về các nội dung liên quan trong đó có các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Thành viên Chính phủ", Bộ Công Thương giải thích
Theo Bộ Công Thương, tại phiên họp Chính phủ này, Chính phủ đã thảo luận và đi đến thống nhất ý kiến với giải trình của Bộ Công Thương.
"Như vậy, Bộ Công Thương đã hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định trình Chính phủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có văn bản báo cáo về dự thảo Nghị định và đã thực hiện việc báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2017 theo đúng quy chế làm việc của Chính phủ", bộ phận truyền thông của Bộ Công Thương giải thích thêm về sự cố trên.
M.Q

Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump

Posted on  by The Observer

Print Friendly
Nguồn: Nina Khrushcheva, “The Manchurian Cabinet”, Project Syndicate, 14/12/2016.
Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Sự chuyển tiếp của Donald Trump từ vị trí Tổng thống đắc cử sang tiếp quản quyền lực thực tế gợi nhớ nhiều nhất về một thể loại phim Hollywood bị lãng quên: tâm lý hoang tưởng. Có lẽ bộ phim hay nhất của thể loại này là bộ phim The Manchurian Candidate (Ứng viên Mãn Châu), đề cập đến một mưu đồ cộng sản trong việc sử dụng người con trai bị tẩy não của một gia đình cánh hữu hàng đầu nhằm lật đổ hệ thống chính trị Mỹ. Với sự mến mộ mà dường như Trump và các quan chức được ông chỉ định dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, thực tế cuộc sống có thể sẽ bắt chước theo, nếu không muốn nói là vượt xa, cả nghệ thuật.
Chắc chắn rằng, sự mến mộ Putin mà Trump, Ngoại trưởng được bổ nhiệm Rex Tillerson, và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn cùng chia sẻ không phải là kết quả của việc bị tẩy não, trừ khi bạn xem tình yêu tiền bạc (và dành cho những người có thể mang lại tiền cho bạn) là một dạng tẩy não. Tuy nhiên, hội chứng cuồng Kremlin (Kremlinophilia) như vậy – cải lại từ một từ gợi nhớ về chứng hoang tưởng thời Chiến tranh Lạnh – rõ ràng là rất xa lạ với nước Mỹ.
Hãy xem xét sự chế nhạo mà Trump và phe của mình dành cho các báo cáo của CIA về việc  hacker do Điện Kremlin chỉ đạo đã can thiệp vào cuộc bầu cử tháng trước theo hướng có lợi cho Trump. Theo cung cách điển hình, Trump đã buông ra những dòng tweet miệt thị CIA theo kiểu họ làm theo chỉ đạo của đối thủ bại trận của ông, Hillary Clinton. Người được ông chỉ định vào vị trí Thứ trưởng Ngoại giao, John Bolton, thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng hành động của Hội đồng Dân chủ Quốc gia và chủ tịch chiến dịch của Hillary Clinton, John Podesta, là một chiến dịch kiểu ”vu cáo” (false flag) nhằm bôi đen một Kremlin vô tội.
Ý tưởng rằng vị Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ sẽ nghiêng về điện Kremlin hơn là các quan chức CIA và thậm chí là cả những thành viên kỳ cựu nhất ngay trong Đảng của ông vốn dĩ đã là một ý tưởng kỳ quặc và nguy hiểm. Nhưng sự chỉ định đồng thời ông Tillerson – CEO lâu năm của Exxon Mobil, công ty năng lượng quyền lực nhất nước Mỹ, nơi đầu tư hàng chục tỷ đô la vào nước Nga – trở thành Ngoại trưởng đã đưa chuyện tình với kẻ thù chính (của nước Mỹ) lên một cấp độ chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.
Đối với Tillerson, đứng về phe Nga để chống lại Hoa Kỳ không phải là điều gì mới mẻ. Hãy xem các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ và châu Âu áp đặt lên nước Nga nhằm đáp trả lại việc sáp nhập Crimea của quốc gia này vào năm 2014 – một hành động phi pháp hiển nhiên. Thay vì ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ, Tillerson lại xem thường nó. Thay vì tôn trọng tuyệt đối lời kêu gọi của Tổng thống Barack Obama dành cho ExxonMobil về việc không cử đại diện tham dự Diễn đàn Kinh tế thường niên Saint Petersburg sau vụ sáp nhập, Tillerson ngang nhiên cử người đứng đầu một trong những công ty quốc tế của ExxonMobil tham dự. Và thay vì trả lại Huân chương Hữu Nghị mà ông nhận được từ Putin vài tháng trước vụ xâm chiếm Crimea, Tillerson lại tiếp tục tán dương địa vị của mình như là một “người bạn của Vladimir”.
Flynn, cũng giống như Tillerson, đã hưởng lợi từ sự khó khăn của điện Kremlin. Sau khi bị ông Obama sa thải vì sự quản lý kém cỏi của mình tại Cục Tình báo Quốc phòng, Flynn lập tức bắt đầu nuôi dưỡng các mối làm ăn với nước Nga. Và Putin dường như rất vui mừng khi nhìn thấy các cánh cửa kinh doanh được mở ra đối với Flynn. Có cả một bức ảnh hiện tai tiếng của Flynn ngồi cạnh Putin tại một bữa tiệc của kênh Russia Today, một kênh truyền hình cáp được Kremlin hậu thuẫn – vốn là một nguồn chủ yếu của các tin tức thiên kiến và thậm chí giả mạo tràn ngập nước Mỹ trong suốt chiến dịch tranh cử gần đây.
Đối với Trump, các phát biểu của các con trai ông cho thấy rằng, nếu dư luận Mỹ có thể xem được các khoản hoàn thuế và các khoản vay làm ăn của Trump, họ sẽ nhận ra rằng ông cũng từ lâu đã tư lợi dựa vào tiền của Kremlin. Ông rõ ràng đã kiếm tiền từ vô số các ông trùm của nước Nga. Năm 2008, ông chuyển nhượng một trong những biệt thự của mình ở Palm Beach cho Dmitry Rybolovlev, một ông trùm ngành phân bón, với giá 95 triệu đô la. Sergei Millian, người đứng đầu Phòng Thương mại Nga – Mỹ, được cho là đã tạo điều kiện cho vô số khoản đầu tư từ Nga vào các dự án của Trump. Đối với Trump, không có khoản tiền nào là quá bẩn thỉu để không thể đút túi.
Sự ngưỡng mộ của Trump dành cho nước Nga – hoặc, chính xác hơn, là dành cho người giàu Nga – là rõ ràng từ rất lâu trước khi người Mỹ đi bầu cử, tương tự là thói quen sử dụng các cố vấn cùng quan điểm. Trong nhiều tháng, chiến dịch tranh cử của Trump được điều hành bởi Paul Manafort, một nhà hoạt động chính trị đã giúp giành chiến thắng cho vị Tổng thống bị thất sủng Viktor Yanukovych trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010 của Ukraine. Trump chỉ cắt đứt mối quan hệ công khai với Manafort sau khi chính phủ dân chủ hiện tại của Ukraine tiết lộ các tài liệu cho thấy hàng triệu đô la tiền mặt mà Yanukovych đã trả cho Manafort.
Khi lễ nhậm chức của Trump tới gần, người Mỹ phải đối mặt với ba câu hỏi lớn. Câu hỏi thứ nhất, dưới góc độ nào đó, sẽ tương tự như câu hỏi mà Trump đặt ra về bà Clinton trong chiến dịch tranh cử: điều gì sẽ xảy ra nếu FBI tìm thấy chứng cứ phạm tội của Tổng thống? Hoặc, có lẽ nhiều khả năng hơn trong trường hợp của Trump, điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng thống cố gắng bịt miệng các điều tra của FBI về hoạt động thương mại liên quan đến Nga của ông, hoặc về các hành động của những tay chân như Manafort?
Câu hỏi thứ hai, câu hỏi mà Thượng viện Hoa Kỳ phải đặt ra trước khi phê chuẩn Tillerson cho vị trí Ngoại trưởng, liên quan đến mức độ lợi ích tài chính của ông và ExxonMobil ở Nga. Thượng viện cũng cần phải điều tra Tillerson đã hợp tác chặt chẽ như thế nào với Igor Sechin, chủ tịch Rosneft và là cựu đặc vụ khét tiếng của KGB, đặc biệt trong việc tái quốc hữu hóa phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ Nga và đặt nó dưới sự kiểm soát cá nhân của Sechin. (Các câu hỏi tương tự phải được đặt ra về Flynn, mặc dù do vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia không cần phải được phê chuẩn bởi Thượng viện nên hầu như không thể làm được gì để ngăn cản việc bổ nhiệm ông này).
Câu hỏi lớn nhất liên quan tới người dân nước Mỹ. Liệu họ có sẵn sàng chấp nhận một Tổng thống lên án những người đàn ông và phụ nữ mạo hiểu tính mạng của mình để bảo vệ Hoa Kỳ, nhưng đồng thời nhanh nhảu khen ngợi và bảo vệ Putin và các tay chân thân tín của mình khi các hành vi liều lĩnh, thậm chí phạm tội, của họ bị tiết lộ?
Vào cuối phim Ứng viên Mãn Châu, một nhân vật bị tẩy não khác – nhân vật  Marco do Frank Sinatra thủ vai –thoát ra khỏi kế hoạch được định sẵn cho ông để chặn đứng mưu đồ của những người cộng sản. Nhưng đó là Hollywood thời Chiến tranh Lạnh: dĩ nhiên là người tốt giành chiến thắng. Còn bộ phim của Trump có vẻ sẽ không kết thúc tốt đẹp như vậy.
Nina L. Khrushcheva là giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học The New School, New York, và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Thế giới.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The Manchurian Cabinet
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/08/quan-he-nga-noi-cac-trump/#sthash.vT7xWKJC.dpuf - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/08/quan-he-nga-noi-cac-trump/#sthash.vT7xWKJC.dpuf

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Thủ đoạn thường dùng trong các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ

Trong các vận động chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có một thủ đoạn rất hay được sử dụng nhằm loại bỏ những phần tử đối lập, và hầu như đều giúp giới cầm quyền đạt được mục đích của họ…

vận động chính trị, Trung Quốc, bôi nhọ thanh danh, Bài chọn lọc,
Cảnh đấu tố địa chủ trong “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Có một thủ đoạn mà chính quyền ĐCSTQ hay sử dụng trong các cuộc vận động chính trị, đầu tiên là bước tuyên truyền vu khống, chụp mũ làm chính trị, tiếp đến là kích động sự thù hận của người dân, và cuối cùng là sử dụng vũ lực, vũ trang nhằm tiêu diệt triệt để các đối tượng thuộc bộ phận những người này.
Lịch sử Trung Quốc đã chứng minh, cách làm này hầu hết đều khiến giới cầm quyền đạt được mục đích. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, điển hình như trong cuộc ‘Cải cách Ruộng đất’ và ‘Cách mạng Văn hóa’.
1. Cải cách Ruộng đất
Chỉ ba tháng sau khi thành lập, ĐCSTQ đã kêu gọi tiêu diệt giai cấp địa chủ như là một trong những đường lối chỉ đạo cho chương trình cải cách ruộng đất trên toàn quốc. 20 triệu dân nông thôn trên toàn quốc đã bị dán nhãn là “địa chủ”, “phú nông”, “phản động“, và “phần tử xấu”.
Những con người mới bị xã hội ruồng bỏ này đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, nhục nhã, và đã mất đi tất cả các quyền công dân của mình. Đồng thời, ĐCSTQ cũng phát động làn sóng tuyên truyền đầu tiên, nói rằng “Mao Chủ tịch là vị cứu tinh vĩ đại của nhân dân” và rằng “chỉ có tài năng của ĐCSTQ mới có thể cứu được Trung Quốc”.
Trong cuộc ‘Cải cách Ruộng đất’, những người nông dân không có ruộng đất đã nhận được những gì họ muốn thông qua chính sách của ĐCSTQ là thu hoạch mà không cần lao động: cưỡng đoạt bằng bất cứ cách nào. Thực chất, đề ra khẩu hiệu “dân cày có ruộng” chính là đánh vào lòng vị tư ích kỷ trong mỗi người nông dân, xúi giục họ đấu tranh với người đang sở hữu đất đai bằng bất cứ giá nào không màng đến hay thậm chí đạp đổ cả những giá trị đạo đức cơ bản để làm người.
vận động chính trị, Trung Quốc, bôi nhọ thanh danh, Bài chọn lọc,
Áp phích tuyên truyền cải cách ruộng đất ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Sau khi tuyên truyền và kích động quần chúng đứng lên chống lại địa chủ, kết quả là gần một trăm ngàn địa chủ đã bị giết chết trong chiến dịch này. Ở một số vùng, ĐCSTQ và nông dân đã giết chết toàn bộ gia đình địa chủ, bất kể là già hay trẻ, như là một cách để nhổ tận gốc giai cấp địa chủ.
Thế nhưng những ngày tươi đẹp “dân cày có ruộng” của nông dân diễn ra rất ngắn ngủi. Cho đến tận ngày nay, rốt cuộc tầng lớp này vẫn nằm dưới đáy của xã hội: luôn nghèo khổ và bần cùng.
2. Cách mạng Văn hóa
Nói về ‘Cách mạng Văn hóa’, nhà văn Tần Mục đã miêu tả như sau: “Nó thực sự là một tai họa chưa từng thấy: ĐCSTQ đã bỏ tù hàng triệu người chỉ vì họ là thân nhân của một người là mục tiêu khủng bố của đảng, giết chết hàng triệu người, làm tan vỡ bao nhiêu gia đình, biến bao nhiêu trẻ em thành lưu manh côn đồ, đốt sách, đánh sập những ngôi nhà cổ, và phá hủy phần mộ của những trí thức thời xưa, gây ra mọi loại tội ác dưới danh nghĩa cách mạng”.
Nhằm mục đích biến tư tưởng của Đảng trở thành độc tôn, không chỉ kiểm soát đất nước, mà còn là để khống chế tư tưởng của mỗi người dân, cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ đã đẩy ĐCSTQ và sự sùng bái Mao Trạch Đông lên đến đỉnh điểm. Người dân Trung Quốc với nền văn hóa truyền thống lâu đời trải dài qua các triều đại, thấm nhuần tư tưởng của ba giáo phái lớn là Nho, Phật và Đạo. Vì vậy trong một lúc muốn thay thế những điều này bằng lý thuyết và đường lối của Đảng không phải là điều dễ dàng. Do đó, cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ buộc phải đập đổ hết tất cả những giá trị truyền thống và tiêu diệt tầng lớp trí thức có hiểu biết trong xã hội vì họ có sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng với những người xung quanh.
Bước đầu, ĐCSTQ tuyên truyền rằng các sản phẩm cổ xưa như tranh ảnh, thư pháp, đền chùa, tượng Phật đều là di sản của chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại nên cần phải phá bỏ. Mao Trạch Đông phát minh ra lý thuyết “Người tốt đánh người xấu là đích đáng. Người xấu đánh người xấu là vinh dự. Người tốt đánh người tốt là hiểu nhầm” và lý thuyết này đã lan rộng trong các cuộc vận động nổi loạn. Khi gán nhãn “năm giai cấp đen” là địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, và cánh hữu là kẻ thù giai cấp, thì logic theo sau là họ xứng đáng để bị chà đạp, giết hại và hứng chịu bạo lực.
Trong Cách mạng Văn hóa, tất cả người dân Trung Quốc đã phải thực hiện một nghi lễ giống như tôn giáo là: “Sáng nghe chỉ thị của Đảng và chiều báo cáo với Đảng”, kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương nhiều lần mỗi ngày, và tổ chức các buổi cầu nguyện chính trị hàng ngày vào buổi sáng và tối.
Gần như tất cả những ai biết chữ đều đã từng phải viết bản tự kiểm điểm và các báo cáo tư tưởng. Các trích dẫn của Mao như những câu sau đây được lẩm nhẩm thường xuyên. “Hãy đánh tàn nhẫn mọi ý nghĩ ích kỷ thoáng qua trong đầu”. “Hãy thực hiện các chỉ thị cho dù có hiểu chúng hay không; hãy hiểu chúng sâu sắc hơn trong quá trình thực hiện”.
Chỉ có một “chúa” là Mao là được phép tôn thờ; chỉ có một loại kinh sách là những lời dạy của Mao là được phép học tập. Chẳng mấy chốc mà quá trình “tạo chúa” đã tiến tới một mức độ mà nhân dân không thể mua thức ăn ở căng-tin nếu họ không đọc thuộc lòng một câu trích dẫn của Mao hoặc chúc mừng Mao. Khi mua hàng, đi xe buýt, hoặc thậm chí gọi một cú điện thoại, mọi người đều phải đọc thuộc lòng một câu trích dẫn của Mao, ngay cả khi nó hoàn toàn chẳng liên quan gì đến việc đang làm.
vận động chính trị, Trung Quốc, bôi nhọ thanh danh, Bài chọn lọc,
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ. (Ảnh: Internet)
Sau này nguyên Tổng bí thư Hồ Diệu Bang đã nói rằng:“Vào thời gian đó, gần 100 triệu người đã bị liên can, tức là một phần mười tổng số dân của Trung Quốc”. Trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, Tướng Bành Đức Hoài, Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, bố của Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình, và chị gái ông là bà Tập Hòa Bình đã tự tử vì không thể sống nổi trong cảnh khủng bố, bản thân ông Tập cũng từng bị đấu tố vì một câu phát ngôn bộc phát lúc 13 tuổi. Ngoài ra, các di tích và văn vật cổ cùng văn hóa truyền thống mấy ngàn năm của Trung Quốc đã bị đập đổ và tiêu diệt.
Tuy nhiên, không phải cuộc vận động nào của ĐCSTQ cũng đạt được kết quả như mong đợi. Gần đây nhất là cuộc vận động đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999.
3. Đàn áp Pháp Luân Công
Lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân nhận thấy số lượng người theo tập môn khí công này quá đông (trên 70 triệu người theo thống kê của chính quyền), thậm chí nhiều hơn cả số Đảng viên. Ganh ghét sự sùng bái của người dân đối với người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí, cảm thấy địa vị của mình trong con mắt của dân chúng không phải ở vị thế độc tôn, lo lắng người dân thấm nhuần nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” mà Pháp Luân Công dạy thay vì lý thuyết của Đảng đồng thời sợ không thể khống chế được số người tập quá đông, ông Giang đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và tuyên bố trong 3 tháng sẽ tiêu diệt được Pháp Luân Công, rằng Đảng sẽ chiến thắng Pháp Luân Công. Các cuộc bắt bớ, tuyên truyền Pháp Luân Công là xấu đã được thực hiện, tuy vậy ngày càng có nhiều người hơn thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.
Ông Giang Trạch Dân Phát hiện rằng khác biệt giữa cuộc đàn áp Pháp Luân Công lần này so với các cuộc vận động chính trị trước đó là người dân không tham gia ủng hộ. Dù truyền thông đã làm hết công suất bịa đặt các tội danh, nhưng người Trung Quốc vẫn thờ ơ. Mặt khác trong suốt 7 năm Pháp Luân Công phát triển từ 1992 đến 1999, truyền thông báo chí đều ca ngợi Pháp Luân Công, nhiều người dân Trung Quốc đều biết đây là môn khí công rất tốt.
Mặt khác vào thời điểm đàn áp năm 1999, thực tế có gần 100 triệu người theo tập môn khí công này, nghĩa là cứ khoảng 10 người thì có 1 người tập Pháp Luân Công. Hầu như người nào cũng có bà con thân thuộc theo tập Pháp Luân Công và biết được lợi ích sức khỏe và tinh thần do Pháp Luân Công mang lại, vì vậy những “tuyên truyền” của Đảng đều không có tác dụng. Chính vì thế cần phải có một vụ việc khác đủ sức mạnh cho người dân tin và trở nên thù ghét Pháp Luân Công, ủng hộ ĐCSTQ đàn áp những người tập môn khí công này, có như thế cuộc đàn áp mới có hiệu quả.
vận động chính trị, Trung Quốc, bôi nhọ thanh danh, Bài chọn lọc,
Tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước thời điểm bị đàn áp. (Ảnh: Internet)
Do đó, ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho ông La Cán dàn dựng vụ tự thiêu năm 2001, trong đó những người không phải là người tập Pháp Luân Công dàn dựng vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn. Tin tức về việc này được lan truyền ra khắp thế giới thông qua các phương tiện truyền thông của chính quyền Trung Quốc với một tốc độ chưa từng có.
Vụ việc đã sớm bị nhiều tổ chức quốc tế phát hiện ra là một trò lừa bịp. Khi được hỏi, một nhân viên tham gia vào việc sản xuất câu chuyện tự thiêu này nói rằng một số cảnh trong các bản tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) về vụ tự thiêu đã “được quay sau đó”.
Bất chấp những nỗ lực của ông Giang Trạch Dân trong việc gây sức ép, mua chuộc giới truyền thông quốc tế để không can thiệp và không đăng sự thật về Pháp Luân Công, cuối cùng, ngày 14/ 08/2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) vẫn thông báo công khai tại cuộc họp Liên Hợp Quốc rằng: “Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy chính quyền ĐCSTQ thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi đã có được một video phân tích vụ tự thiêu cho thấy rõ ràng rằng chế độ ĐCSTQ đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc”.
Ngoài ra, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ cũng đã phê phán vụ việc vì nó “là hành động do chính phủ dàn dựng để lừa gạt nhân dân”.
Tuy vậy, dù có nỗ lực tuyên truyền và kích động thù hận của người dân đối với môn tập này thế nào, thậm chí đã sử dụng đến bước vũ lực bằng cách thành lập Phòng 610, cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công để bắt bớ, bỏ tù, tra tấn, bắt lao động cải tạo, giết hại và mổ cướp nội tạng những người tập Pháp Luân Công khi còn sống…, đến nay sau hơn 17 năm, ĐCSTQ vẫn không tiêu diệt được Pháp Luân Công.
Trái lại, Pháp Luân Công ngày càng mở rộng ra phạm vi toàn cầu với sự phổ biến tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm cả ở Việt Nam. Đồng thời, sự thật về Pháp Luân Công cũng ngày càng sáng tỏ và truyền thông thế giới đã phanh phui sự việc này, chính quyền các quốc gia cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công.
Tiêu biểu như cuối năm 2009, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã ra quyết định truy tố các bị can Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính vì các tội tra tấn và diệt chủng đối với người tu Pháp Luân Công.
Trong những năm gần đây, phe cánh ông Giang đã dần yếu thế. Nhiều tay chân của ông tham gia chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đã bị xét xử với tội danh ‘hình thức’ là tham nhũng, như cựu Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, kiêm Trưởng Phòng 610, Lý Đông Sinh, và cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Bộ Chính trị Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng…
vận động chính trị, Trung Quốc, bôi nhọ thanh danh, Bài chọn lọc,
Người tu Pháp Luân Công tại Việt Nam luyện công tập thể. (Ảnh: Internet)
Ngày 13/6/2016, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm trong đó có của người tu Pháp Luân Công, đồng thời kết thúc cuộc đàn áp Pháp Luân Công vốn đã kéo dài 17 năm qua.
Trong ngày đầu tiên của phiên họp toàn thể Nghị viện châu Âu (12/9/2016), Chủ tịch Nghị viện ông Schulz đã chính thức công bố Bản tuyên bố số 48 được 414 nghị viên ký thông qua: kêu gọi dừng hành vi mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm đang diễn ra tại Trung Quốc, bao gồm việc tiến hành điều tra độc lập ngay lập tức. Bản tuyên bố nêu rõ, liên tục có những báo cáo đáng tin cậy chỉ ra rằng, có việc mổ cướp nội tạng một cách có hệ thống, được nhà nước bao che, nạn nhân là những tù nhân lương tâm đang còn sống, là những người tu Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người Ki-tô giáo.
Như vậy cho thấy, các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong đợi, cũng như sự tuyên truyền giả dối, cho dù với một công suất cực đại cũng không thể nào chiến thắng được sự thật và chân lý.
Theo trithucvn