Phe Dân chủ và các nhà hoạt động tại Mỹ đang phát động một phong trào “kháng cự” lại chính quyền Tổng thống Trump. Báo chí gọi ông là người cực đoan, một số dư luận thì cho rằng ông theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu.
Nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc, nhưng không phải là giữa chủ nghĩa dân tộc và dân chủ. Nước Mỹ bị chia rẽ giữa tầng lớp thượng lưu và tầng lớp lao động. Còn cuộc bầu cử đã chọn Trump như lời từ chối đối với giới thượng lưu.
Ai đứng sau Trump?
Giới thượng lưu và truyền thông Mỹ vẫn không hiểu tại sao Trump được bầu, hay lý do gì mà hàng triệu người Mỹ tiếp tục ủng hộ ông Trump. Họ vẫn cho rằng có thế lực nào đó tác động vào cuộc bầu cử, như Putin ở nước Nga chẳng hạn.
Nhưng ngay cả cuộc thăm dò gần đây do giới truyền thông tiến hành, cũng cho thấy nhiều người Mỹ ủng hộ lệnh cấm nhập cư của ông Trump hơn là phản đối.
Toàn bộ chương trình nghị sự của ông Trump về cải cách nhập cư, là dành cho các ốc đảo đô thị dọc bờ biển Mỹ, nơi thấu hiểu các rắc rối về nhập cư trong những năm qua. Thực tế là nhiều người Mỹ đã bầu cho Trump, đặc biệt là ở khu vực ngoại thành và nông thôn, nơi từ lâu đã bị ngắt kết nối với giới điều hành đất nước. Họ muốn thay đổi hiện trạng của nhập cư và thương mại, nên họ chọn Trump vào Nhà Trắng.
Trong hai tuần đầu tiên làm Tổng thống, bất cứ khi nào Trump làm những điều khiến giới thượng lưu và giới truyền thông kinh ngạc, thì người ủng hộ lại cổ vũ ông. Họ thích cách ông Trump nói với Tổng thống Mexico rằng sẽ điều quân qua biên giới để ngăn chặn “những kẻ xấu xa” (buôn ma túy, nhập cư phi pháp). Họ thích ông rút khỏi thỏa thuận của ông Obama chấp nhận hàng ngàn người tỵ nạn do Úc từ chối. Họ muốn Trump dỡ bỏ các quy định tài chính phố Wall và suy tính lại các giao dịch thương mại của Mỹ. Đó là lý do tại sao họ bỏ phiếu cho ông. Còn Trump thì đang thực hiện các lời hứa khi tranh cử.
Người ủng hộ liên tục chụp ảnh Trump. (Ảnh: New York Times)
Trong nhiều năm qua, hàng triệu cử tri Mỹ cảm thấy bị bỏ rơi bởi nền kinh tế phục hồi chỉ dành cho các ông chủ, bị bỏ rơi bởi một nền văn hóa chế giễu niềm tin tôn giáo, và một chính quyền hứa thay đổi nhưng lại không đổi thay.
Giới lao động bị lãng quên
Không nơi nào bị bỏ rơi rõ ràng hơn là khu vực miền Tây nước Mỹ, những nơi như Akron, một thành phố nhỏ phía đông bắc của bang Ohio. Trung tâm thành phố đầy tự hào với những con đường sạch sẽ và dễ chịu, những thanh niên đấu bóng chày ở công viên, quán cà phê nhộn nhịn và các trường đại học đông đúc. Người dân rất thân thiện và cởi mở. Đó là một thị trấn bình dị ở Mỹ.
Ngoại trừ một điều: ma túy. Giống như nhiều cộng đồng ngoại ô và nông thôn trên khắp nước Mỹ, Akron bị mắc kẹt trong bệnh dịch chết người, đó là nạn ma túy. Mùa hè năm ngoái, trong một ngày có 21 người chết vì dùng quá liều một loại ma túy tổng hợp. Những tuần tiếp theo có thêm 300 người chết vì nguyên nhân tương tự.
Dịch ma túy diễn ra trong bối cảnh suy giảm việc làm. Có một thời, Akron là trung tâm sản xuất của 4 công ty lốp xe lớn nhất và một tầng lớp trung lưu gia tăng. Ngày nay 4 nhà máy đó biến mất vì họ chuyển sản xuất ra nước ngoài. Còn dân số của thành phố thu hẹp lại như thời những năm 1960. Đây chính là những gì ông Trump đã nói về “cuộc tàn sát nước Mỹ” trong diễn văn nhậm chức Tổng thống.
Akron không phải duy nhất. Các thành phố và thị trấn trên khắp miền Nam nước Mỹ cũng đang sa sút dần dần. Nhiều người ở đây từng ủng hộ đảng Dân chủ khi bầu cho Obama vào những năm 2008 và 2012. Nhưng đến năm 2016, họ bỏ phiếu cho Trump. Lý do là họ không thấy Obama thay đổi và lợi ích của nước Mỹ lại tập trung ở thủ đô Washington và phố Wall.
Người ủng hộ cầm tấm biển “Số đông im lặng sát cánh bên Trump”. (Ảnh: Getty Images)
Thể chế chính trị phục vụ giới thượng lưu
Đối với nhiều người Mỹ, bà Hillary Clinton là hiện thân của nạn tham nhũng và kiếm lời của giới thượng lưu. Nhưng cuộc bầu cử 2016 không chỉ là lời từ chối với bà Clinton, mà là từ chối với các thể chế chính trị hiện tại. Trong khi giới truyền thông và giới thượng lưu coi 2 tuần đầu của Tổng thống Trump là cơn lốc của sự hỗn loạn và thiếu năng lực, thì người ủng hộ thấy ông là một người đang tháo dỡ một hệ thống chính trị cứng nhắc. Đó chính xác là những gì mà nhiều người Mỹ nghĩ rằng họ đã làm cách đây 8 năm. Obama hứa hẹn về một đường lối điều hành mới, không chịu ảnh hưởng của đảng phái và chuyển hóa đất nước, cũng như tập trung cho tầng lớp trung lưu.
Nhưng thay đổi đã không đến. Obama cung cấp một loạt các chương trình chính phủ, từ gói kích thích tài chính 830 tỷ USD, đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá rẻ (Obamacare), nhưng không có tác dụng nhiều với tầng lớp trung lưu đang lo âu về kinh tế. Chính phủ liên bang giải cứu các ngân hàng, và ngành công nghiệp ô tô. Còn chương trình Obamacare đã chuyển hàng tỷ tiền thuế của dân cho các công ty bảo hiểm sức khỏe lớn. Trong khi đó phí bảo hiểm tăng lên, phục hồi kinh tế vẫn chậm chạp và hàng triệu người mất việc, phải quay lại xin trợ cấp xã hội. Họ tự hỏi: “Gói cứu trợ kinh tế có dành cho tôi không?”
Đồng thời họ nhìn thấy thế giới trở nên mất ổn định hơn. Ông Obama hứa sẽ chấm dứt các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, phục hồi vị thế của Mỹ trong cộng đồng quốc tế, và theo đuổi các thỏa thuận đa phương mang lại ổn định. Nhưng người Mỹ nhìn thấy khủng bố IS bước vào khoảng trống khi Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011. Còn cuộc nội chiến Syria gây ra khủng hoảng di cư ở châu Âu, là câu chuyện cảnh báo nước Mỹ. Còn trong nước, các cuộc tấn công khủng bố lấy cảm hứng từ IS vẫn diễn ra. Trong lúc đó Nhà Trắng của ông Obama nhấn mạnh rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp.
Trump xuất hiện, không phục vụ đảng phái
Bối cảnh đó đã dẫn đến Trump, một nhân vật thô ráp, một tỷ phú náo nhiệt và một “máy sấy tóc” thổi bay mọi thứ. Ông có thái độ coi khinh các đảng chính trị, mà ông cho rằng không phục vụ người dân Mỹ. Cả trong chiến dịch tranh cử và trong diễn văn nhậm chức, Trump tập trung vào người dân thường ở Mỹ.
Nhiều chính sách của ông là không phục vụ đảng phái chính trị nào cả, đặc biệt về thương mại. Gần như ngay lập tức sau khi nhậm chức, Trump rút khỏi hiệp định TPP và tuyên bố chấm dứt thỏa thuận thương mại đa phương. Ông cũng đe dọa các công ty Mỹ sẽ bị áp “thuế biên giới” khi họ chuyển nhà máy ra nước ngoài. Đây không phải là quan điểm của đảng Cộng hòa truyền thống.
Nhiều người trong đảng Cộng hòa truyền thống luôn khó chịu với Trump. Nghị viện do Đảng Cộng hòa chi phối cũng đang ngăn cản quyết định xây tường biên giới của Trump, nói sẽ không cấp bất kỳ khoản chi tiêu nào. Họ cũng khó chịu với cá nhân ông Trump. Một số thành viên đảng Cộng hòa không đồng ý khi Trump đề cử thẩm phán mới.
Cuộc bầu cử năm 2016 không chỉ là một cuộc trưng cầu về nhiệm kỳ 8 năm của ông Obama mà còn là lời từ chối với hệ thống chính trị hiện tại của Mỹ, nơi mang lại cuộc chiến Iraq, cuộc khủng hoảng tài chính, một luật chăm sóc sức khỏe bất thành và tình trạng bất bình đẳng thu nhập, cùng kinh tế hồi phục chậm. Từ Akron đến Alaska, hàng triệu người Mỹ mất niềm tin vào các nhà lãnh đạo của họ và các tổ chức được cho là để phục vụ họ. Trong tuyệt vọng, họ tìm đến một người không liên quan đến giới thượng lưu, và không phục vụ cho giới này.
Trong diễn văn nhậm chức, tân Tổng thống Trump nói: “Hôm nay chúng ta không chỉ đơn thuần là chuyển giao quyền lực từ một chính quyền sang một chính quyền khác, hay từ đảng này sang đảng khác – mà chúng ta đang chuyển giao quyền lực từ thủ đô Washington trở lại với các bạn, những người dân Hoa Kỳ“.
Chủ nghĩa dân túy có thể khó đoán định, nhưng nó phát sinh từ thực trạng xã hội. Một thể chế chính trị tham nhũng mới gây ra cuộc nổi dậy của chủ nghĩa này. Thay vì đổ lỗi cho ông Trump về phân biệt chủng tộc hay bài ngoại, hãy đổ lỗi cho những người không bao giờ đề cập đến điều này và vẫn không hiểu tại sao rất nhiều người Mỹ muốn Trump ở trong Nhà Trắng hơn là tiếp tục chịu sự cai trị của giới thượng lưu.
Theo John Daniel Davidson, phóng viên kỳ cựu của Federalist
Dương Minh biên dịch
Bất ngờ phát hiện bức tượng cổ 700 năm giống hệt Tổng thống Mỹ Donald Trump
Một bức tượng cổ được chụp hình và chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Anh được cho là rất giống Tổng thống Mỹ Donald Trump.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Một bức tượng cổ đại đang gây xôn xao dư luận khi nhiều người cho là có mái tóc giống Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bức tượng nói trên được phát hiện tại một nhà thờ ở Nottinghamshire, Anh, có nhiều nét tương đồng kỳ lạ với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là mái tóc. Điều này đang gây xôn xao mạng xã hội.
Ngay sau khi bức tượng được phát hiện, du khách đã nườm nượp kéo tới nhà thờ ở Southwell Minster, Nottinghamshire, Anh. Bức tượng có niên đại 700 năm, được nhà báo Anh Samira Ahmed chụp lại và đăng lên mạng.
Đó là tác phẩm điêu khắc có từ thế kỷ 14, là một trong 280 bức tượng cổ tại Nhà thờ ở Southwell Minster.
“Chúng tôi biết rõ bức tượng này, nhưng không ai để ý tới kiểu tóc của ông Donald Trump trước đây. Thực sự kiểu tóc rất giống nhau”, Đức cha Nigel Coates, người quản lý nhà thờ nói.
“Đầu tượng giống ông Trump nằm ở vị trí thấp, không phải các vị vua, hoàng hậu và các thương gia”, cha Nigel Coates cho biết.
Kể từ khi hình ảnh bức tượng cổ được tải lên Twitter, rất nhiều người đã tìm đến nhà thờ ở Southwell Minster để chứng kiến tác phẩm điêu khắc kỳ lạ này. “Tôi nghĩ rằng rất kỳ lạ, nhưng cũng rất giống. Tôi nghĩ nó thật hấp dẫn, vì nó trông rất hiện đại”, một nhà báo người Anh nói.
Theo minhbao.net
Xem thêm: