Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

TƯỚNG NGUYỄN SƠN CỐ VẤN CHO MAO TRẠCH ĐÔNG VỀ CHIẾN LƯỢC BÁ CHIẾM ĐÔNG DƯƠNG


ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỐI VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ TƯỚNG NGUYỄN SƠN


Quan điểm của Tướng Navarre  đối với Điện Biên Phủ.
Tháng 5 năm 1953 Paris triệu tướng Tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương là Đại tướng Salan về Algeria để đối phó với tình hình nhân dân Algeria đang nổi dậy đòi độc lập.  Đại tướng Navarre sang VN thay thế.
Navarre đến Việt Nam ngay sau các trận đánh Na Sản, Sầm Nưa.  Tình hình quân sự lúc đó đã khiến ông phải suy nghĩ nhiều tới thảm họa nếu mất nước Lào.  Là một nhà quân sự chiến lược, ông thấy ngay nhược điểm của quân đội Pháp về việc phòng thủ nước Lào là tiếp tế khó khăn và không có máy bay tham chiến. Vì vậy Navarre quyết tâm thành lập căn cứ Điện Biên Phủ để làm nút chận quân CSVN tiến sang Lào.
Ngày 7-7-1953, tại Paris, Tướng Navarre trình bày kế hoạch quân sự của mình tại Đông Dương trước Hội đồng Tổng tham mưu Quân đội do Thống chế Juin chủ tọa. Hội đồng chấp thuận kế hoạch nhưng lưu ý ông ta rằng Paris khó có thể thỏa mãn các phương tiện cần thiết như Navarre đã yêu cầu, nghĩa là Paris không có đủ quân và tiếp liệu thêm cho Đông Dương.
Ngày 24-7-1953, Navarre lại trình bày kế hoạch quân sự Đông Dương trước Hội đồng Quốc phòng do Tổng thống Pháp chủ tọa, thành phần tham dự gồm có Tướng Juin, các Tham mưu trưởng, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Nội Vụ, Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Pháp Quốc hải ngoại và các Tổng trưởng của Liên Hiệp Pháp.  Cuối cùng thì hội nghị cũng thông qua kế hoạch quân sự của Navarre.
 Với một căn cứ quân sự có 12.000 quân và xe tăng, máy bay;  Navarre và Bộ tham mưu của ông nghĩ rằng CSVN không thể nào đủ lực lượng để triệt hạ căn cứ.  Trong trường hợp họ liều mạng tấn công căn cứ thì dĩ nhiên họ sẽ bị tiêu diệt vì đây là trận địa chiến, đánh ban ngày và đánh lâu dài, chắc chắn họ sẽ bị phi cơ, pháo binh và xe tăng của căn cứ tiêu diệt.
Quan điểm của Mao Trạch Đông đối với Điện Biên Phủ.
Từ thời 1954, và mãi về sau này, người ta vẫn thắc mắc không hiểu vì sao mà hai bên lại dẫn nhau đến một xó núi xa xôi hẻo lánh tại vùng biên giới Lào Việt mà đánh nhau chí chết, họ tranh nhau cái gì ở đó?
Những thắc mắc này đã được phía Pháp giải thích bằng hồi ký Navarre xuất bản vào năm 1956 nhưng về phía CSVN thì vẫn im hơi lặng tiếng cho tới năm 1982 Trung Quốc đưa ra công chúng các tài liệu liên quan tới cuộc chiến Việt Nam của Quân đội nhân dân Trung Quốc thì mọi người sửng sờ trước tầm nhìn chiến lược của Mao Trạch Đông đối với dãy Trường Sơn :
Như đã thỏa thuận với Stalin vào tháng 1 năm 1950 về việc hỗ trợ cho lực lượng Cọng sản Đông Dương, Mao Trạch Đông muốn giúp CSVN cũng như Pathet Lào và Kh’Mer Đỏ có một  mảnh đất làm căn cứ địa để từ đó có thể phát triển du kích chiến, đánh khuấy rối nhằm tiêu hao ngân sách của Chính phủ Pháp, buộc Pháp phải đổ tiền ra duy trì đội quân viễn chinh.
Do đó Mao chủ trương đánh thông Quảng Tây của Trung Quốc với Cao Bằng. Rồi sau đó sẽ đánh thông từ Cao Bằng đến Tuyên Quang là căn cứ địa của Hồ Chí Minh, và đến Sơn La giáp giới với Lào.  Rồi sau khi chiếm được Lào thì quân Cọng sản Đông Dương sẽ tiến xuống Căm Bốt và đánh thông ra Vịnh Thái Lan.
Vì vậy ngay từ năm 1950, Mao đặt kế hoạch chiếm Cao Bằng mà không thèm chiếm nốt Lạng Sơn để xuống Hải Phòng mặc dầu quân Pháp rút lui bỏ ngỏ Lạng Sơn. Trái lại, Mao chú tâm phát triển tuyến đường từ Cao Bằng băng qua vùng Trung Du Bắc Việt, đi Sơn La để đến Lào.  Bỏ hẳn vùng duyên hải và đồng bằng Bắc Việt cho quân Pháp vì ở đó Pháp  có lợi thế của không quân và hải quân.
Giới nghiên cứu quân sự quốc tế đã ồn ào bàn tán khi tài liệu quân sự của Trung Quốc được giải mật vào năm 1982.  Người ta lấy làm lạ lùng cho quan điểm chiến lược của Mao Trạch Đông về Đông Dương cũng như các chỉ thị rất chính xác của ông đã gởi cho Tướng Vi Quốc Thanh tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Tuy nhiên nếu hiểu được một chút bí ẩn đằng sau các chỉ thị thì chuyện này cũng chẳng có gì lạ.  Đó là Tướng Nguyễn Sơn đang là cố vấn đặc biệt cho Mao Trạch Đông, đặc trách về chiến tranh Việt Nam.  Tướng Nguyễn Sơn có thời gian nghiên cứu nhiều về chiến thuật chiến lược dựa vào ưu thế của Trường Sơn trong những năm ông lãnh đạo Liên Khu 4 từ năm 1946 cho tới 1949.
Chiến thuật chia quân làm hai ngã tiến công Lào, một cánh từ Quảng Bình, một cánh từ Sơn La chính là đề tài mà Nguyễn Sơn đã tính từ thời ông còn làm Ủy viên quân sự của Liên Khu 4. Và ông cũng đã từng chủ trương đánh Lào để thu hút quân đội Pháp đánh nhau tay đôi với du kích quân Việt Nam tại một nơi cách xa các căn cứ Không quân và Hải quân của Pháp.
Danh tài quân sự Việt Nam : Tướng Nguyễn Sơn
Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác, người làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh.  Năm 1925 (17 tuổi) cùng một nhóm bạn học tại trường Sư phạm Hà Nội tổ chức bãi khóa nhân vụ Pháp bắt Phan Bội Châu, bị mật thám theo dõi phải trốn sang Trung Hoa.
Năm 1926, được người đồng hương là Thiếu tá Đinh Tế Dân giới thiệu vào học tại trường võ bị Hoàng Phố.  Năm 1927 tham gia Quảng Châu Công xã ( Tiền thân của ĐCSTQ ), giữ chức tổng biên tập tờ báo “Kháng Địch” của CSTQ.  Năm 1936 Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTRQ, mở Hội nghị Tuân Nghĩa, Nguyễn Sơn được đề cử tham dự hội nghị rồi được bầu vào Ban chấp hành Trung Ương Đảng CSTRQ. 
Năm 1937 Mao Trạch Đông thành lập quân đội để cùng Tưởng Giới Thạch chống quân Nhật thì Nguyễn Sơn trở thành tướng lãnh trong quân đội của Mao Trạch Đông.  Năm 1938, Nguyễn Sơn là Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn 12, chỉ huy 3 sư đoàn bộ đội của Cọng sản Trung Cọng thuộc Đệ Bát lộ binh.
Ông là vị tướng nước ngoài duy nhất trong quân đội của Mao Trạch Đông. Tháng 8 năm 1945 nghe tin nhân dân Việt Nam đứng lên giành độc lập, ông cùng với Nguyễn Khánh Toàn, Lý Ban, Trương Ái Dân, Cao Tử Kiến xin trở về phục vụ cho xứ sở.  Mao Trạch Đông cho phép các cán bộ Việt Nam về tăng cường cho Cọng sản Đông Dương.
Riêng Nguyễn Sơn lúc đó là một trong 7 tướng còn lại của Quảng Châu Công xã và là một trong 18 tướng còn lại của cuộc Vạn lý Trường chinh cho nên Mao tiếc tài không muốn cho về, Mao phê bình Nguyễn Sơn nặng về tình cảm quốc gia và nhẹ về quốc tế đại đồng. Tuy nhiên Nguyễn Sơn vẫn thiết tha xin về nên Mao đành chấp thuận.
Khi Nguyễn Sơn trở về thì cả Hồ Chí Minh lẫn Đặng Xuân Khu và Võ Nguyên Giáp đều bối rối.  Bởi vì trong hệ thống Cọng sản Quốc tế thì tầm cỡ của Nguyễn Sơn quá lớn về phương diện tuổi đảng cũng như về tầm cỡ của khả năng lãnh đạo.
So sánh với Nguyễn Sơn thì HCM thua ông rất xa về vai vế trong tổ chức CS Quốc tế:  NS là Ủy viên trung ương Đảng Cọng sản Trung Quốc từ năm 1936.  Năm 1938 là Thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn 12 thuộc Đệ Bát lộ quân của Mao trạch Đông. Trong khi Nguyễn Tất Thành vào năm 1938 chỉ là thiếu tá chính trị viên Hồ Quang trong một trung đoàn của quân đội Mao Trạch Đông.
So với Trường Chinh thì năm 1938 Đặng Xuân Khu mới chỉ là Ủy viên thành ủy Hà Nội của ĐCS Đông Dương. Trong khi Nguyễn Sơn đã là Ủy viên trung ương của ĐCSTQ
So với Võ Nguyên Giáp thì đầu năm 1948 VNG mới chỉ là một ông thầy giáo, trong khi Năm 1927 Nguyễn Sơn đã là 1 trong 7 tướng của Quảng Châu Công xã.  Năm 1936 ông là 1 trong 18 tướng trong cuộc Vạn Lý trường chinh của Mao Trạch Đông.  Năm 1938 là Thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn 12 thuộc Đệ Bát lộ quân của Mao trạch Đông. ( Một Quân đoàn có 3 sư đoàn ).
Cho đến năm 1949, Mao Trạch Đông thành công trên toàn cõi Trung Hoa. Trường Chinh và Hồ Chí Minh đoán biết rồi đây Staline sẽ giao cho Mao Trạch Đông hỗ trợ phong trào Cọng sản tại Đông Dương.  Lúc đó Mao sẽ bắt tay với Nguyễn Sơn chứ không thể bắt tay với một ai khác.  Do đó vị trí lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp rất là cheo meo.  Vì vậy các ông đồng hè nhau trả Nguyễn Sơn về cho Mao Trạch Đông.
Lý do trả về được Hoàng Tùng là phó trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng đã ghi lại bằng một câu đơn giản của Hồ Chí Minh như sau:  “Bác nói chú Nguyễn Sơn hữu tài nhưng…nên mời chú đi”.  Mời chú đi có nghĩa là đuổi chú đi chỗ khác chơi.
Nhưng Nguyễn Sơn không trở về Trung Quốc để chơi, ông trở về đúng lúc quân của Mao Trạch Đông đang trên đà chiến thắng, đánh đuổi quân Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan.  Ngày toàn thắng vào cuối năm 1949 Mao Trạch Đông tuyên dương Nguyễn Sơn danh hiệu “Anh Hùng Dân Tộc” của Trung Quốc.  Qua năm 1951 Nguyễn Sơn được giao nhiệm vụ chỉ huy Lộ binh số 2 của Trung Cọng, gồm 9 sư đoàn, tham chiến tại chiến trường Đại Hàn.
Trong tác phẩm “Từ Chủ Nghĩa Thực Dân Đến Chủ Nghĩa Cọng Sản” của ông Hoàng Văn Chí (  Một lãnh tụ Việt Minh ly khai, anh em cột chèo của Nguyễn Sơn ) thì Tướng Nguyễn Sơn luôn luôn đả kích tư tưởng mong nhờ Mao Trạch Đông của Trường Chinh và Hồ Chí Minh;  ông viện dẫn gương của CSTQ.
Tuy rất cần viện trợ của Stalin nhưng CSTQ luôn luôn chủ trương tự lực, họ đã nhận viện trợ của Stalin như một cuộc trao đổi thương mại sòng phẳng mà Stalin không thể nào xen vào nội bộ của Đảng Cọng sản Trung Quốc.  Mao Trạch Đông không hề nhận cố vấn của Stalin và cũng không hề nhận viện trợ lương thực của Stalin, trái lại, Mao đã dùng lương thực và gỗ trong vùng CSTQ chiếm đóng để đổi lấy vũ khí của Stalin.
Năm 1956 Nguyễn Sơn bị bệnh ung thư, xin phép Mao Trạch Đông được về chết ở quê nhà.  Gặp Hoàng Tùng ông tâm sự rằng “nếu ông có sai lầm thì phê bình chứ sao lại đuổi đi”….(sic) Số phận đất nước thật trớ trêu;  người có tài, có nhiệt tâm với đất nước thì bị hại đến nỗi không còn đất sống;  còn kẻ lưu manh bịp bợm thì lại được tôn vinh đời đời.
BÙI ANH TRINH

ÔNG TRƯỜNG CHINH LÀ HẬU DUỆ CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

Quoc Phong đã thêm 5 ảnh mới.
1 giờ
Bài viết được đăng trên An ninh thế giới ra ngày 8/2/2017. Cám ơn Thiếu tướng, TBT báo CAND Phạm Văn Miên, dù không nói trước nhưng sẵn lòng dùng ngay khi tôi gửi đã cận ngày.
Nhân 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trường Chinh ( 9/2/1907-9/2/2017) :
NẾP GIA PHONG VÀ NGUỒN GỐC THÁNH HIỀN TẠO NÊN MỘT NHÂN CÁCH LỚN ?
( An ninh thế giới đăng ngày 8/2/2017)
Quốc Phong.

Trong cách nhìn của cá nhân tôi, có lẽ làng Hành Thiện( xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam định) chính là chiếc nôi văn hoá êm ả nhưng sâu sắc để nuôi dưỡng nên một nhân cách lớn như cố Tổng Bí thư( TBT) Trường Chinh( tên thật là Đặng Xuân Khu) sau này. Ông đã trở thành một học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi và trợ thủ đắc lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt chiều dài của cuộc cách mạng cứu nước và dựng nước...
+ Nhân cách đạo đức Trường Chinh được nuôi dưỡng từ gia phong, tiên tổ bề thế và tự rèn rũa...
Tại nhà ông nội cố TBT Trường Chinh, cụ tiến sĩ Đặng Xuân Bảng( từng làm Tuần phủ tỉnh Hải Dương) là địa chỉ hy hữu của cả vùng Bắc kỳ xưa kia : Nơi có thư viện gia đình lớn nhất mang tên Hy Long nổi tiếng.Không chỉ ông nội của ông là người học rộng tài cao, làm quan nhưng nổi tiếng sống thanh liêm mà cả thân phụ ông là cụ Đặng Xuân Viện cũng rất thông thái và từng viết nhiều sách. Vì thế,nơi đây cũng là mảnh đất góp phần xây dựng nên nhân cách và trí tuệ cho chàng trai Đặng Xuân Khu có chí khí hơn người được mở thêm tầm mắt để dấn thân vì sự nghiệp lớn.
Nhân cách ấy, ngay từ thời thơ ấu đã dần dần hun đúc nên một con người yêu nước nồng nàn. Tham gia cách mạng thì trung thành tuyệt đối trước tổ chức Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân trên. Điều đó dựa trên một nền tảng tư tưởng xuyên suốt :" lấy dân làm gốc" cho đến tận hơi thở cuối cùng của đời mình. Cuộc đời của ông thực sự là một tấm gương ngời sáng về trí tuệ với kiến thức uyên thâm,về lòng trung thành với Tổ quốc, về sự trung thực trong công việc và đồng thời cũng là trung tâm của sự đoàn kết trong Đảng qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ông luôn được mọi người nể trọng cũng là vậy. Thực sự, ông chính là một trong số ít các bậc tiền bối cách mạng điển hình để các thế hệ sau học tập...
Cố Nhà giáo Nhân dân Đặng Xuân Đỉnh ( tức Đĩnh), nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ- Địa chất ( ông mất năm 2016 ,thọ 97 tuổi ) là một người em trai gần gũi, lại có cùng chí hướng với anh trai Đặng Xuân Khu, lúc còn minh mẫn đã kể cho tôi nghe về dòng tộc nhà mình : Anh em ông Trường Chinh thuộc đời thứ 11 của cụ Đặng Chính Pháp, người thuộc dòng tộc Đặng Trần Lâm( tức Trần Lâm) ở Chương Mỹ, Hà Nội .
Tìm hiểu thêm thì được biết,cụ Đặng Trần Lâm là con trai của tiến sĩ Trần Văn Huy, cháu Trần Quốc Hiệu,( tức Hưng Trí Vương ) là người con trai thứ tư của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ( theo cuốn" Trường Chinh, Tiểu sử",NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật,trang 23)
Với Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, một nhân cách được coi là vĩ đại của lịch sử dân tộc đã để lại cho hậu thế những di sản thật tự hào, đó là tư tưởng được coi như một chủ thuyết quan trọng : luôn vì Dân và nghĩ đến Dân. . Ông từng trăng chối với nhà Vua : "Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc, là thượng sách để giữ nước !"
Và rồi,hậu duệ của Người , vào khoảng hơn 600 năm sau đã có thêm một nhân vật đi vào lịch sử hiện đại của nước nhà, đó là cố TBT Trường Chinh . Ông cũng là con người có nhân cách lớn ,mà nhân cách đó gắn với tư tưởng yêu nước, thương dân. Bài học " lấy dân làm gốc " của TBT Trường Chinh phải chăng chính là việc ông học được từ các bậc thánh hiền ? ...
Có một chuyện rất ít người biết và báo chí cũng chưa thấy đề cập. Ngày cố TBT Trường Chinh trở về với tiên tổ của ông cũng chính là ngày mà Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn mất ( 20 tháng Tám âm lịch ). Thật kỳ lạ !
Có lẽ cũng xin được chú giải thêm : Lý do họ Trần trong 2 lần phải bí mật đổi họ thì có 1 lần, một nhánh phải đổi họ Trần thành Đặng vào năm1511 do bị khép tội phản loạn . Tuy nhiên, những người phải đổi họ đó luôn đau đáu nghĩ về nguồn gốc của tổ tông nhà Trần một thời đầy oanh liệt,đáng tự hào ...
Tuy nhiên, khi nhánh cụ Trần Lâm đổi họ rồi về làng Hành Thiện lập nghiệp thì chính ngôi làng mang đặc trưng rất riêng, hiếm có ấy lại là nơi hướng tâm, hướng thiện, gần gũi với giáo lý đạo Phật. Họ dù có đi đâu, làm gì thì cũng luôn đề cao truyền thống hiếu học và nghĩa khí của làng mình, luôn làm việc thiện và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Chính ngôi làng này, vào thời hiện đại, nối tiếp truyền thống xa xưa, Hành Thiện không chỉ sản sinh ra cố Tổng Bí thư Trường Chinh, nhà lãnh đạo có trí tuệ kiệt xuất của đất nước mà còn sinh ra 6 vị là uỷ viên Trung ương Đảng, là Bộ trưởng và tương đương trở lên qua các thời kì ; từng là nguồn cội sinh ra 192 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ trong đó có 72 GS, PGS ,có tới 11 vị tướng mà chủ yếu là tướng lĩnh trong lĩnh vực y học và khoa học quân sự...
Nói đến thời của các anh em ông Trường Chinh thì ông Đặng Xuân Đỉnh kể : Vào năm 1931, Đặng Xuân Khu bị thực dân Pháp bắt và kết án 12 năm tù vì tội làm chính trị, chống lại chính quyền bảo hộ ở nhà lao Hỏa Lò (Hà Nội) rồi bị đày đi cấm cố tại nhà tù Sơn La..., ông tỏ rõ là người gan dạ và có chí khí mạnh mẽ.
Khi được ra tù ( do Mặt trận Bình dân Pháp thắng lợi nên ông được trả tự do sớm ) ông Đặng Xuân Khu vẫn không chịu từ bỏ con đường mà mình đã chọn, tiếp tục bắt liên lạc với tổ chức để tìm đường cứu nước, quyết chống lại ách đô hộ của chế độ thực dân. Từ đây, những phẩm chất cách mạng với trí tuệ vượt trội của ông đã được tôi luyện và thử thách cao độ,nhất là khi được bầu làm TBT Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1941...
+ Nhân cách lớn hun đúc nên một lãnh tụ luôn cầu thị, nhận trách nhiệm để sửa sai...
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một thành công vang dội của Đảng ta , trong đó có vai trò đóng góp không nhỏ của TBT Trường Chinh.Ông là người "đã có nhiều quyết sách đúng đắn,sáng tạo,nhất là trong những bước ngoặt của cách mạng, vai trò của ông nổi bật là một trong những người lãnh đạo kiệt xuất ,đã đưa cuộc Cách mạng tháng Tám đến thành công "( trích điếu văn của TBT Nguyễn Văn Linh đọc tại lễ truy điệu ).
Năm 1954, do nóng vội, chủ quan và có cả việc chịu sức ép của phía Trung Quốc khi thực hiện cải cách ruộng đất dù Bác Hồ và TBT Trường Chinh lúc đó đều không muốn. Đảng ta đã mắc sai lầm nghiêm trọng .Một số vị trong Bộ Chính trị và Trung ương đã phải xin từ chức hoặc chịu kỉ luật trước Đảng. TBT Trường Chinh đã tự nguyện xin rút khỏi cương vị này và công khai nhận sai lầm trước Đảng,trước dân.
Thấy sai thì tự sửa và chủ động nhận khuyết điểm về mình với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng trong cải cách ruộng đất. Đó là nhân cách rất đáng nể trọng ở nhà lãnh đạo Trường Chinh. Ngày 25/10/1956,tại Hội nghị Trung ương 10 ,khoá 2 , chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ động nhận sai lầm này cũng là trách nhiệm của Bác trước BCH Trung ương Đảng và trước quốc dân đồng bào ... Người chỉ rõ : "Vì ta thiếu dân chủ nên nghe ít,thấy ít,nên bây giờ ta phải dân chủ. Tôi nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này..."
Ngay cả giai đoạn khó khăn cực kỳ của đất nước về kinh tế sau giai đoạn đất nước thống nhất(1975-1986), ông cũng để lại một dấu son chói lọi về thái độ tự phê bình và phê bình : Nhìn thẳng vào sự thật,đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật...,chủ động kiểm điểm những mặt yếu kém,phân tích sâu sắc những sai lầm và khuyết điểm,vạch rõ nguyên nhân có tính chất" tử huyệt" và nêu ra những biện pháp khắc phục rất thuyết phục...giúp cho đường lối Đổi mới của Đảng ta năm 1986 giành được thắng lợi rất to lớn...
Tính trung thực của một nhà cách mạng chân chính là vậy !
Được biết, trong một cuộc thăm dò dư luận xã hội gần đây mà Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành điều tra thì có đến 56% số phiếu thu về cho rằng mức độ suy thoái, tự chuyền hoá và tự chuyển biến trong Đảng hiện đã rất nghiêm trọng. Đó là một vấn đề quá hệ trọng đối với sự tồn vong của chế độ, cần sớm hoá giải.
Với 27 biểu hiện của sự suy thoái trong cán bộ, đảng viên gần đây đã được Đảng nghiêm túc chỉ ra trong Nghị quyết Trung ương 4( khoá 12) cũng là để nhằm chỉnh đốn Đảng và tiếp tục hướng về phía trước, nếu Đảng không muốn đứng trước nguy cơ tự đánh mất vai trò lãnh đạo của mình...
Cũng từ 30 năm trước,TBT Trường Chinh đã sớm chỉ ra những biểu hiện lệch lạc trong lối sống và đạo đức của người cán bộ cách mạng . Lý tưởng cao đẹp của ông , theo tôi,đó là hết lòng phụng sự đất nước, dám dấn thân vào những chỗ nguy hiểm nhất của cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ( 1930-1945) và không màng danh lợi, tư lợi khi đã hoà bình. Đó là một hình mẫu của người chiến sĩ cách mạng . Ông Trường Chinh từng lên án thói khoa trương, thổi phồng thành tích. Ông cũng căm ghét kẻ xu nịnh, vụ lợi và kiên quyết chống lại sự đặc quyền đặc lợi trong Đảng ngày đó ... Và đây cũng chính là nhân cách về đạo đức, lối sống , trí tuệ... của người làm cách mạng như Bác Hồ kính yêu , như các vị lãnh đạo tiền bối của Đảng và Nhà nước mà cố TBT Trường Chinh là một điển hình trong số đó,rất xứng đáng để học theo dù biết không hề dễ dàng.
Q.Ph
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Dự án nhà ở 100 triệu USD của Formosa gây bất an


Ảnh chụp màn hình từ dantri.com.vn. Báo Dân Trí trích lời một giới chức của Ban Quản lý dự án cho biết dự án 'nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên yên tâm làm việc lâu dài, cũng như xây dựng gia đình, dễ dàng chăm sóc người nhà, giữ người tài an cư lập nghiệp ở Hà Tĩnh'.
Ảnh chụp màn hình từ dantri.com.vn. Báo Dân Trí trích lời một giới chức của Ban Quản lý dự án cho biết dự án ‘nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên yên tâm làm việc lâu dài, cũng như xây dựng gia đình, dễ dàng chăm sóc người nhà, giữ người tài an cư lập nghiệp ở Hà Tĩnh’.
Hôm 7/2, lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh loan báo dự án của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, cho xây một khu gia cư trị giá hơn 100 triệu đôla (3.150 tỷ đồng) ở thị xã Kỳ Anh, đã khiến một số người quan ngại về khả năng xuất hiện những khu “phố Tàu” trong tương lai.
Được biết dự án khu nhà ở “nghìn tỷ” của Formosa được thực hiện trên một diện tích rộng hơn 19 ha đất tại phường Kỳ Liên và Kỳ Phương thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi được xem là đầu mối của thảm họa ô nhiễm biển ở các tỉnh miền Trung vào năm 2016.
Dự án sẽ bao gồm những ngôi nhà liền kề và hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà trẻ, công viên cho trẻ em, siêu thị, công viên thể thao ngoài trời…
Báo Dân Trí trích lời một giới chức của Ban Quản lý dự án cho biết dự án đó là “nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên yên tâm làm việc lâu dài, cũng như xây dựng gia đình, dễ dàng chăm sóc người nhà, giữ người tài an cư lập nghiệp ở Hà Tĩnh”.
Theo nguồn tin này, công ty Formosa đã xin phép xây dự án nhà ở, gồm ký túc xá hộ gia đình cho cán bộ và công nhân viên của công ty, và đã được chính quyền Việt Nam chấp thuận.
Ngay sau khi tin này được loan ra, một số người Việt Nam bày tỏ lo ngại về khả năng xuất hiện “tô giới” của người Trung Quốc tại khu Formosa.
Linh mục Đặng Hữu Nam, người từng sát cánh với các nạn nhân trong sự kiện ô nhiễm môi trường Formosa, bày tỏ nghi ngờ về đối tượng sẽ được thuê nhà là các công nhân của Formosa, cũng như những lo ngại về thông tin liên quan đến công nhân Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam. Ông nói:
“Dù là quan chức (Việt Nam), khi sự kiện ô nhiễm môi trường xảy ra, họ cũng không được vào khu vực của Formosa. Đó đã trở thành tô giới của Tàu. Cũng có rất nhiều thông tin như đường hầm, có bằng chứng hơn 10.000 người là công nhân của Tàu được đưa đến làm việc tại Formosa… Rồi những thông tin mà chúng ta thấy được là những tội phạm người Trung Quốc người ta đưa sang để lao động tại Formosa. Và cũng có thể đó là những người mà ban ngày là công nhân, ban đêm là lính như ở Tân Rai, Bauxite Tây Nguyên mà chúng ta có một vài lần có thể kiểm chứng được điều đó”.
Dự án nhà ở của Formosa có thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư.
Theo VOA

Đặng Tiểu Bình đã góp phần tạo ra một nước Trung Hoa tham nhũng như thế nào

Bào Đồng, The New York Times ngày 3-6-2015

Bùi Xuân Bách và Nguyệt Cầm dịch
Bài của Bào Đồng được công bố cách đây đã hai năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Thiết tưởng đăng lại bài này sẽ giúp chúng ta có dịp suy nghĩ thêm về tình hình của Trung Quốc và của Việt Nam. Bởi vì nói cho cùng, tình hình chính trị – xã hội của Việt Nam cũng chỉ là bản sao của Trung Quốc – cái khác có chăng chỉ về quy mô – bởi vì cả hai nước đều cùng một mô hình toàn trị.
Bauxite Việt Nam
Bào Đồng (鮑彤), sinh năm 1932, nguyên Trung ương Ủy viên khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban cải cách thể chế kinh tế quốc gia, nguyên Thư ký chính trị kiêm Chánh văn phòng của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương.Vài lời giới thiệu về tác giả
Bị bắt ngày 28 tháng 5-1989, ngay trước vụ đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn, mãi đến 1992 mới được đưa ra xử và bị kết án 7 năm tù giam. Ông bị biệt giam tại Tần Thành giam ngục, nhà tù duy nhất thuộc quản lý của Bộ Công an, nơi giam giữ các yếu nhân, cho đến hết thời hạn, ngày 27 tháng 5-1996. Ông đã giúp vào việc xuất bản và viết lời giới thiệu cho cuốn Tù nhân của nhà nước – Nhật ký bí mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương (bản gốc tiếng Hán có tên là Cải cách lịch trình – 改革歷程).
Người dịch
***
clip_image002
Christina Hagerfors
Trong cả tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, và do đó tôi dành bài viết này kỷ niệm hai mươi sáu năm ngày trấn áp mồng 4 tháng Sáu năm 1989, khi chính quyền đè bẹp mọi bất đồng chính kiến trong các thành phố trên cả nước.
Một tin nổi bật trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản. Trong ba năm kể từ Đại hội Đảng XVIII, cái Đại hội đã dựng nên thế hệ lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, Chính phủ đã kêu gọi các quan chức “đả hổ, diệt ruồi” – một ẩn dụ nhắm tới mọi loại tham nhũng, lớn và nhỏ.
Trong khi Chính phủ, từng thời kỳ, cũng có trấn áp việc ăn hối lộ, đút lót, nhưng chưa từng có chiến dịch chống tham nhũng nào lên tới mức độ này. Song điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng.
Thực ra, trong suốt hai thập niên từ sau cuộc Tuần du Hoa Nam [“Nam tuần giảng thoại” – “南巡讲话”] năm 1992 nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình – khi đã bán chính thức về hưu, ông ta đi xuống Quảng Đông để đẩy mạnh việc giải phóng kinh tế một cách quyết liệt – các quan chức của Đảng Cộng sản ở mọi tầng bậc đều lặng lẽ làm giàu. Khoan dung với tham nhũng, quả thật, là một phần của những gì Đặng đã phóng tay.
Đặng, lãnh tụ tối cao từ 1978 cho đến khi chết năm 1997, ngày nay được tôn sùng như một anh hùng. Và, cũng giống như Mao Trạch Đông trước ông ta và Tập Cận Bình sau ông ta, Đặng đang được Đảng trưng ra như một nhà lý‎ luận chính trị. Tuy nhiên, chẳng hề có cái gì là Lý luận Đặng Tiểu Bình, cũng như không hề có cái Lý luận Tần Thủy Hoàng.
Giống như Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên đã xây dựng chế độ trung ương tập quyền của Trung Quốc, Đặng sử dụng vũ lực, chứ không phải lý luận. Ông ta sử dụng quyền lực mà Mao đã giành được cho Đảng Cộng sản, làm đòn bẩy đưa Trung Quốc đi theo con đường mới của ông ta “con đường Đặng Tiểu Bình” – tới vực thẳm tham nhũng.
Song có một điểm khác biệt. Chỉ còn có ít người ngày hôm nay ca tụng việc Tần Thủy Hoàng “phần thư khanh nho” [焚書坑儒 – đốt sách, chôn nhà nho], nhưng khói từ những nén nhang được đốt lên để ngợi ca “con đường Đặng Tiểu Bình”, tiếp tục bay tới tận thiên đình.
Tập trung chú ý vào việc tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc ngày hôm nay mà quên đi vai trò của Đặng, thì cũng chả khác gì chuyện đổ tội cho “Bè lũ bốn tên” về việc phá hoại ầm ĩ thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976) mà tảng lờ vai trò của Mao.
Hãy để một số người làm giàu trước đã
Câu nói nổi tiếng của Đặng là, để khai phóng kinh tế, Đảng cần phải “để cho một số người làm giàu trước”. Đó là một trong những chính sách sáng tạo nhất mà một lãnh tụ Đảng Cộng sản đã chủ trương, trong khi nó mâu thuẫn trực tiếp với mục đích thành lập Đảng.
Thời Đặng đi tuần du phương Nam đó, tôi còn trong tù, sau khi bị thanh trừng năm 1989 cùng với sếp của mình, nguyên Thủ tướng và Tổng Bí thư Đảng Triệu Tử Dương.
Thoạt tiên, khi tôi đọc những văn bản được công bố, tôi quả thật không hiểu, ông ta nhắm tới mục tiêu gì. Cái điều gây ấn tượng sâu sắc chính là giọng điệu cứng rắn của ông ta, được minh họa bằng ba dòng, và được trích dẫn khắp mọi nơi: “Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ đi vào ngõ cụt! Ai không tán thành cải cách, hãy từ chức đi! Một số người sẽ làm giàu trước!”.
Mặc dù giọng điệu của Đặng cứng rắn, nhưng những nét đại cương và cả thực chất chính sách của ông ta thì lại không rõ ràng. Ai sẽ là những người đó, những người làm giàu trước?
Đặng có thể ám chỉ những người mà lẽ ra Đảng Cộng sản phải đại diện: “liên minh Công Nông”. Hoặc, có lẽ, những giai cấp mà chỉ gần đây mới được Đảng phục hồi: “địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu, phần tử hữu khuynh”. Ông ta có thể, thậm chí, nói tới tầng lớp trí thức, với hiểu biết và những kỹ năng công nghệ của họ. Song câu trả lời đúng không nằm trong những câu trên. Những người làm giàu trước hóa ra là các đảng viên và gia đình, cùng các cộng sự gần gũi của họ.
Câu hỏi “ai sẽ phải làm giàu trước” chẳng phải là trừu tượng. Đặng chắc chắn hiểu rất rõ – như ngạn ngữ nói – rằng tòa nhà sát mép nước sẽ nhận được ánh trăng đầu tiên. Nói cách khác, có những nhóm người nhất định sẽ ở vào vị trí tốt nhất để tận dụng những cơ hội mới.
Trong cái xã hội hậu 1989, quyền lực của Đảng đã chặn đứng mọi bất đồng xã hội, cải cách chính trị bị bóp nghẹt và các tổ chức có thể có ảnh hưởng mạnh đều bị cấm đoán gây rối ren, viễn cảnh cho một người dân thường lao vào biển cả kinh doanh là không sáng sủa. Chưa nói tới chuyện giàu có, họ đã may mắn nếu không bị chết đuối. Thử nghĩ tới tầng lớp nông dân rộng lớn, những người bị pháp luật cấm di chuyển vào thành phố (do những yêu cầu về hộ khẩu, chúng giới hạn các gia đình chuyển địa điểm sinh sống từ tỉnh của họ, nếu không được phép), hoặc đội quân công nhân bị các doanh nghiệp nhà nước giãn thợ. Đó chính là kết quả cuộc cải cách kinh tế của Đặng.
Thành quả cuối cùng trong cuộc cách mạng của Đặng là ai có quyền lực lớn sẽ giàu to, ai có quyền lực nhỏ sẽ giàu ít, và những người không có quyền lực sẽ vẫn sống trong nghèo đói.
Kinh doanh ở Trung Quốc như thế nào
Trong cuộc tuần du phương Nam, Đặng đã đặt ra câu khẩu hiệu nổi tiếng nhất của ông ta: “Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột, đó là con mèo tốt”. Việc Đặng ủng hộ nền kinh tế thị trường đã dấy lên một làn sóng các hoạt động kinh doanh quét qua khắp nước Trung Hoa và xa cả ra ngoài biên giới của nó. Cái biển kinh doanh này của Trung Quốc là khác biệt bởi vì Đảng kiểm soát tất cả mọi chuyện. Để có hiệu lực, nó điều hành một số lớn những bãi cạn, mà những người đang bơi trên biển phải đi qua. Dưới bề mặt là những con sóng nguy hiểm.
clip_image004
Một poster tuyên truyền của Đảng Cộng sản ở Thâm Quyến với hình ảnh Đặng Tiểu Bình, tỉnh Quảng Đông, vẫn còn thu hút khách du lịch. CreditTyrone Siu/Reuters
Trong những biển dữ đó, nếu anh không trả giá cho quyền được kinh doanh, anh có thể sẽ phải đối mặt với sự can thiệp của các quan chức Đảng. Các doanh nghiệp nhà nước cũng gây khó khăn cho việc kinh doanh của anh. Các quan chức Trung Quốc quả là có tài năng thực sự trong việc gây khó dễ cho quần chúng.
Trong câu chuyện về sự lớn mạnh của Trung Quốc, những anh hùng không được ngợi ca chính là những “con mèo tốt” của Đặng.
Họ phải trả cho ai? Nói trừu tượng thì là cơ quan Đảng, và cụ thể là các quan chức Đảng – từ nguyên Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Châu Vĩnh Khang suốt cho tới các cán bộ huyện, xã.
Những dòng chảy ngầm của nền kinh tế thị trường, vốn đã bị chôn vùi trong nhiều thập kỷ, nay nó phun trào ra từng chút, từng chút một và làm ngập những con đê xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường giờ được hợp nhất với nhà nước-đảng trị, mà trong quá trình đó nó mất đi những đặc điểm của sự chọn lựa và cạnh tranh thực sự tự do. Thay vào đó, thị trường sẽ phải tuân thủ lợi ích của những cán bộ cao cấp trong Đảng. Từ những vốn mạo hiểm [venture capital] tới chứng khoán mới lên sàn, từ ký hợp đồng tới kiểm tra chất lượng sản phẩm, đó là cách mọi việc được sắp xếp. Không có ngoại lệ.
Quan chức trong Đảng là cơ thể của Đảng. Trật tự kinh tế mới đồng nghĩa với việc phải chi trả cho các dịch vụ của cơ thể này. Các doanh nhân chung tay với quan chức để thúc đẩy Tổng sản phẩm nội địa (G.D.P.). Đây không những là một giải pháp tốt cho những người làm kinh doanh, mà còn tạo cơ hội cho giới quan chức ghi dấu ấn về thành tích công tác. Trong nghĩa rộng hơn, nó thúc đẩy sự phát triển của nhà nước-đảng trị.
Cơ chế thị trường bị bóp méo này phá hủy sinh kế, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường và đe dọa sẽ gây ra nhiều tai ương cho các thế hệ tương lai. Nhưng các ưu tiên chính trị buộc người ta phải quên đi những thiệt hại thứ phát đó.
Những ưu tiên này được thể hiện qua các khẩu hiệu như “phải nhìn tổng thể”, “chú ý đến toàn cục”, “tiểu đạo lý phục tùng đại đạo lý” (nghĩa là hy sinh các nguyên tắc nhỏ hơn cho các nguyên tắc lớn hơn) và “ngạnh đạo lý áp đảo nhuyễn đạo lý” (nghĩa là các ưu tiên chủ yếu sẽ áp đảo các ưu tiên thứ yếu). Thay vì thừa nhận là họ đang thực hiện điều mà các nhà kinh tế gọi là thu tô – bòn rút một phần của cải vào túi họ, thay vì làm ra của cải – các quan chức thích tưởng tượng là họ đang trung thành với đường lối của Đảng “làm những việc lớn.”
Ở Trung Quốc, nếu bạn muốn “làm những việc lớn,” bạn cần mua rất nhiều chỗ dựa. Bạn phải trả tiền cho quan chức ở chức vụ cao đến mức nào tùy thuộc vào việc bạn dự định sẽ gây dựng ảnh hưởng ở cấp làng, cấp huyện, tỉnh hay thậm chí cấp quốc gia. Các quan chức của Đảng, dù ở những cấp thấp nhất, cũng có thể quyết định cho phép ai thành công và thịnh vượng trong lãnh địa của họ.
Một khi lợi ích của họ được bảo đảm, một quan chức sẽ trở thành một cổ đông, người sẽ bật đèn xanh cho công việc của bạn. Chừng nào mà ông ta còn kiếm chác được, thì việc một dự án sẽ làm lợi hay gây hại cho công chúng chẳng nghĩa lý gì. Chủ đầu tư có thể yên tâm là quan chức đó sẽ chi phối những “năng lượng tích cực” để dẹp bỏ mọi trở ngại. Mô hình hợp tác kiểu này có thể chẳng làm gì để bảo vệ môi trường, thỏa mãn nhu cầu nội địa hay thúc đẩy tính liêm chính công, nhưng rõ ràng là nó giúp gia tăng Tổng sản phẩm nội địa (G.D.P.).
Đã hơn 65 năm kể từ khi Trung Quốc có được một nền dân chủ, bất kỳ hình thức nào. Tính chính danh của nhà nước-đảng trị ngày hôm nay phải dựa vào các con số thống kê về tăng trưởng kinh tế. Đối với các quan chức, không có bằng chứng thành tích nào rực rỡ hơn thế. Tham nhũng và phát triển nắm tay nhau cùng tiến.
Mao Trạch Đông quốc hữu hóa tài sản cá nhân. Đặng Tiểu Bình chuyển giao tài sản quốc gia, với cái giá rất hời, chủ yếu mang tính tượng trưng, vào tay giới tinh hoa của Đảng. Kết quả là hiện nay, “các thái tử” – hậu duệ của thế hệ cách mạng sáng lập Đảng, kiểm soát phần lớn của cải ở Trung Quốc.
Công chúng có nhận biết những sự việc này, nhưng phần lớn đảng viên các cấp chỉ giữ im lặng. Họ hiểu điều gì đang xảy ra, và biết rằng họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc làm đúng theo chính sách ấy. Đây là mục đích của chuyến Tuần du Hoa Nam, để bảo đảm sự ổn định trong toàn đảng khi đường lối mới được thi hành.
Di sản của sự kiện 1989
Vào ngày mùng 4 tháng Sáu năm 1989, Đặng Tiểu Bình hạ lệnh cho Nhân dân Giải phóng quân sử dụng vũ lực đàn áp một số đông những sinh viên đấu tranh ôn hòa – tại Quảng trường Thiên An Môn và các thành phố khác trên khắp Trung Quốc – những người kêu gọi chấm dứt tham nhũng và đẩy mạnh tiến độ cải cách.
Chấn thương mùng 4 tháng Sáu là một cuộc biến động to lớn. Trong tình trạng không ai dám lên tiếng, thì tất cả mọi người đều mất quyền được nói, tất cả mọi người đều mất quyền được định hình cải cách, và tất cả mọi người đều bị xô đẩy theo dòng. Kết quả là mục đích cải cách của thập niên 1980 đã bị phá hủy đến tận gốc. Công cuộc tự do hóa kinh tế do Đảng lãnh đạo lẽ ra nhằm cởi trói cho cả giai cấp công nhân và chủ doanh nghiệp, giải phóng năng lượng cho họ, tạo điều kiện kinh doanh sinh lợi và chia sẻ lợi nhuận. Nhưng sau cuộc bể dâu 1989, lợi nhuận và tài nguyên đã được phân chia theo quyền lực.
Qua hành động của mình vào ngày mùng 4 tháng Sáu, Đặng Tiểu Bình đã vạch ra những đường ranh giới mới để định nghĩa kẻ địch. Đảng sẽ bảo vệ cho tham nhũng, và bất kỳ ai chống lại tham nhũng do Đảng đỡ đầu, sẽ trở thành kẻ tử thù của cả Đảng và quân đội.
Tiếp theo Đại hội Đảng lần thứ XVIII, phong trào “đả hổ diệt ruồi” như một chuỗi sấm sét nổ khắp Trung Quốc. Công cuộc thanh trừng tham nhũng có vẻ như là một sự kiện mở ra kỷ nguyên mới, nhưng có lẽ tác dụng to lớn nhất của nó là việc mở mắt cho người dân. Lá cờ đỏ của Trung Quốc, nhuộm đẫm máu bao liệt sĩ, đã trở thành nơi trú ẩn của kẻ ác và cách hành xử xấu xa. Hàng quân đoàn quan chức tham nhũng bị vạch mặt có thể chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, nhưng những bộc lộ này cũng đã đủ làm lu mờ tất cả các ví dụ về tham nhũng từng thấy ở Trung Quốc hay nước ngoài. Không có cách nào có thể tiếp tục che giấu sự tham nhũng toàn thể từ trên xuống dưới này, và không có cơ hội nào có thể xóa bỏ những thông tin về tham nhũng trong tâm trí người dân.
Việc Đảng chiến đấu chống tham nhũng được trình bày là để phục vụ lợi ích công chúng, nhưng nếu các công dân độc lập – thành viên của các tổ chức xã hội dân sự, cũng tham gia vào cuộc chiến ấy, thì việc đó lại trở thành phạm tội.
Cũng như thời 1989, các phong trào quần chúng chiến đấu chống tham nhũng bị đàn áp thẳng tay. Những người dân bị ngược đãi và ức hiếp ở Trung Quốc không được nhận bồi thường theo luật pháp, dù qua hệ thống tòa án hay khiếu tố với chính quyền trung ương. Quả thật, những người đã tố cáo tham nhũng thường bị đưa ra xét xử hoặc bỏ tù. Các giá trị phổ quát như minh bạch và trách nhiệm bị bôi nhọ là công cụ do những kẻ thù địch ở nước ngoài sử dụng để gây rối. Trong khi đó, quyền lực can thiệp vô hạn của đảng chỉ có tăng lên, vì nó đã chiếm dụng những khái niệm như pháp quyền, công nghệ và toàn cầu hóa.
Liệu nhà nước-đảng trị có thực tâm chống tham nhũng, thậm chí đến mức mạo hiểm cả sự tồn vong của Đảng? Như nhiều người từng nói, điều này thì chỉ có giới lãnh đạo chóp bu mới biết được.
Tôi muốn nói hai điều. Thứ nhất, chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục đi theo con đường mà Đặng Tiểu Bình đã vạch ra, nó sẽ không giải quyết triệt để được nạn tham nhũng. “Đả hổ diệt ruồi” không phải là phương thuốc cứu chữa từ gốc đến ngọn; thậm chí còn không giảm nhẹ được những triệu chứng nặng nhất. Hổ còn ngao du khắp chốn, và ruồi còn che kín mặt trời: có thể tấn công cả trăm, hoặc cả ngàn trong số chúng, nhưng điều đó sẽ không thay đổi được bản chất của con đường tham nhũng. Nhưng tôi vẫn lạc quan, vì nếu giới lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm từ bỏ con đường Đặng Tiểu Bình, thì vẫn có hy vọng.
Thứ hai, lại đến mốc tưởng niệm sự kiện mùng 4 tháng Sáu. Nhiều người đang mong chờ các nhà lãnh đạo của đảng tự nguyện thừa nhận sự bất công và phạm pháp của việc giết chóc. Đây cũng là hy vọng của tôi. Nhưng tôi không lạc quan, vì đến tận giờ, không có nhiều dấu hiệu cho thấy điều này sẽ xảy ra. Liệu một ngày nào đó điều ấy có thể xảy ra hay không trong tương lai, thì tôi chịu không nói được.
Nguồn: New York Times

Người đàn bà 20 năm bị đám trai làng làm nhục, sinh 7 đứa 'con hoang'

(VTC News) - Suốt 20 năm trời, Tần bị đám trai làng thay nhau hãm hiếp khiến cô 7 lần mang bầu và 7 lần sinh con.

Chúng tôi tìm về xóm 3, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) vào một ngày mưa phùn đầu năm, không khí Tết vẫn đang bao trùm khắp xóm nhỏ. Trong khi nhà nhà, người người đang chúc nhau những chén rượu đầu xuân, thì Tần cô độc, tay cầm chai rượu ngồi trước hiên nhà với đôi mắt sầu buồn xa xăm.
16508024_1857111804502317
Người đàn bà bất hạnh Nguyễn Thị Tần.
Ngôi nhà mới khang trang, sát căn nhà cũ, nơi gắn liền với những bi kịch cuộc đời của người đàn bà không chồng, nói đúng hơn là nhiều “chồng” nhưng chẳng một ai cho đúng nghĩa.
Người ta vẫn quen gọi người đàn bà ấy với cái tên “cô Tần điên”, mà dần quên rằng, cô cũng có một cái tên như bao người khác, một cái tên bình dị Nguyễn Thị Tần (SN 1968). 
Ngôi nhà mới đã được xây lên nhưng hình ảnh những gã đàn ông như bầy ác thú thay nhau hãm hiếp Tần suốt 20 năm qua có khi nào thôi ám ảnh?
16427267_1857111734502324
Có nhà mới, nhưng mọi sinh hoạt của cô Tần đều ở trong căn nhà cũ gắn bó hơn 20 năm.
Người dân nơi đây kể lại rằng, hồi 20 tuổi, Tần nổi tiếng xinh đẹp, được nhiều chàng trai theo đuổi chẳng ai lọt vào mắt xanh của người đẹp. Khi đã tìm được ý chung nhân, mối tình đầu của Tần lại bị gia đình hai bên ngăn cấm.
Từ ngày đó, cô bỗng sinh điên loạn, tính tình trở nên khác thường. Người nhà không chịu được nên đã cất một căn nhà tạm bợ cho Tần ra ở riêng.
Nhiều lần theo đuổi nhưng không được, nay biết Tần có vấn đề về thần kinh, lại ở một mình, đám trai làng cứ thế thay nhau mò tới làm phiền. Chúng nhẹ nhàng gạ gẫm, nếu không được, chúng sẵn sàng dùng vũ lực để thỏa mãn thú tính của mình.
IMG_9628
7 lần sinh con nhưng cô chưa từng được hưởng cảm giác hạnh phúc của người làm mẹ.
Cứ thế, đêm đêm trong căn nhà lụp xụp ấy, một mình Tần phải chống trả lại “bầy thú dữ”. Những âm thanh man rợ, tiếng la hét, đuổi người đi cứ văng vẳng mỗi đêm. Và rồi, sáng hôm sau, người ta lại thấy cô tay cầm dao, nắm gậy đứng trước cửa la hét, chửi rủa đất trời.
Giữa năm 1989, người ta thấy Tần ôm bụng bầu rồi sinh ra đứa con trai đầu tiên không biết cha là ai. Từ đó, ngoài những người thực sự hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh, bi kịch của Tần, dường như ai nấy đều xa lánh, dè bỉu.
Cuộc sống khó khăn, cơ hàn tới cùng cực, thế mà đêm đêm bóng dáng những gã đàn ông ấy vẫn không chịu buông tha cho cô. Năm 1996, Tần sinh đứa con thứ 2, rồi thứ 3, thứ 4 và đến giờ này, cô đã 7 lần mang nặng đẻ đau, sinh ra 7 đứa con.
Những giây phút hiếm hoi, bỗng nhiên tỉnh táo, Tần ý thức được và đặt tên đứa con thứ 3 là Thôi để tự nhắn nhủ bản thân không thể sinh thêm đứa con nào nữa.
16508898_1857116514501846
Căn nhà lụp xụp nơi 20 năm trời gắn với những bi kịch của của đời cô.
Thế nhưng, phút tỉnh táo ngắn ngủi chẳng giúp Tần thay đổi tình hình, những gã đàn ông lại đêm đêm tìm đến.
Cả 5 đứa con, Tần đều đem bán từ khi chúng còn quá nhỏ, thậm chí có đứa chưa đầy 10 ngày tuổi. Tần chỉ giữ lại 2 đứa đầu. Nhưng khi trưởng thành, chúng cũng bỏ cô vào Nam làm thuê kiếm sống. Và rồi, cô lại thui thủi một mình trong căn nhà tối tăm chỉ có bóng đàn ông khi đêm ập xuống.
Thương Tần, bà con lối xóm sau nhiều lần kêu gọi thì mới đây, chính quyền và mọi người đã cùng chung tay xây dựng một ngôi nhà kiên cố, giúp cô có thể giữ mình, để không phải chịu cảnh làm nô lệ tình dục nữa. 
IMG_9595
Ngôi nhà mới khang trang được chính quyền và mọi người chung tay xây dựng giúp cô.
Ông Nguyễn Duy Hưng (Bí thư Đảng ủy- UBND xã Lạng Sơn) cho biết, trước đây chính quyền có biết việc chị Tần bị bệnh và sinh nhiều con nhưng không hay biết chị bị lợi dụng, đe dọa. Sau khi tìm hiểu và có chỉ đạo từ huyện, lãnh đạo xã đã trực tiếp gặp chị Tần để hỏi chuyện và có phương án trợ giúp. Theo đó, chị Tần đã thừa nhận sinh 7 người con, không cùng cha và đã đem bán mất 5 người.
Ông Võ Văn Lỹ, hàng xóm gần nhà Tần chia sẻ: "Cô Tần bây giờ thì lúc tỉnh lúc mê vậy đó, cứ cười nói một mình, ai hỏi gì vẫn trả lời bình thường nhưng rồi lại quên. Từ ngày chính quyền huyện biết chuyện rồi can thiệp, cô Tần mới có nhà mới. An ninh từ đó cũng nghiêm ngặt hơn, nên cô Tần không còn bị đàn ông xấu quấy rầy nữa. Chúng tôi cũng vui vì nay cô Tần đã có thể chấm dứt những tháng ngày đau khổ đầy bi kịch".
Video: Bên trong nhà tù bẩn thỉu, mốc meo dành cho nô lệ tình dục IS
Thy Huệ

THƯ GÓP Ý CỦA TRẦN HUỲNH DUY THỨC, NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN GỬI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Kết quả hình ảnh cho trần huỳnh duy thức

THƯ GÓP Ý
  •  K/g: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
          Tôi tên Trần Huỳnh Duy Thức, 50 tuổi, hiện đang ở tù tại Trại giam số 6 theo tội danh được gọi là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vì đã góp ý với nhà nước về những nguy cơ và chính sách phát triển quốc gia.

          Hôm nay tôi tiếp tục góp ý vì nhận thấy những nguy cơ này đang ngày càng nghiêm trọng. Nguy hại nhất chính là nguy cơ tụt hậu của dân tộc, mãi nhìn các dân tộc khác vượt qua sau mỗi cột mốc bản lề chuyển đổi thời đại. Dân tộc chúng ta đã không tiến lên được mà còn bị đẩy lùi xa sau các cột mốc Cách mạng công nghiệp 2.0, Cách mạng công nghiệp 3.0 của Thời đại kinh tế công nghiệp, rồi phải chìm vào những cuộc chiến giành độc lập.

          Thế giới đã bắt đầu chuyển sang Thời đại Kinh tế tri thức với cột mốc đầu tiên là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vốn đã được nhiều quốc gia chuẩn bị từ nhiều năm trước. Việt Nam gần như chỉ mới biết đến nó vào cuối năm ngoái. Nhưng sự muộn màng này không đáng lo bằng sự chậm chạp trong việc hiểu đúng quy luật vận động của nó và thái độ không sẵn sàng thay đổi để tôn trọng quy luật để tiến cùng Thời đại. Thất bại của nhiều dân tộc chính là ở thái độ như vậy khi Dòng chảy của Thời đại tiến tới. Thái độ đó dẫn tới sự ngộ nhận hoặc cố tình không hiểu đúng các đặc trưng của thời đại, bỏ qua các đặc trưng mềm mang tính quyết định và tập trung vào các đặc trưng cứng mang tính hệ quả như công nghệ và phương thức sản xuất nói chung. Họ không chịu nhìn nhận rằng các thời đại được tạo nên bởi những dòng chảy được hợp thành bởi 2 trào lưu mềm và cứng, trong đó trào lưu mềm mang tính quyết định và phải đi trước vì nó thay đổi đặc trưng mềm của xã hội, dẫn đến quan hệ sản xuất mới và mối quan hệ tiến bộ giữa con người cũng như năng lực vận động của họ trong xã hội nói chung. Không hội nhập trào lưu mềm mà chỉ tập trung vào trào lưu cứng dẫn đến những cuộc cách mạng không được đặt trên những nền tảng vận động vững chắc của xã hội. Kết quả là sự sụp đổ.

          Biểu hiện dễ thấy của những quốc gia thúc đẩy hoặc hội nhập thành công vào dòng chảy của các thời đại là xã hội của họ rất cởi mở, không chỉ chấp nhận mà còn dễ dàng dung hợp sự khác biệt. Đó là tác dụng của trào lưu mềm. Chính phủ đang nói rất nhiều làm sao biến Việt Nam thành một quốc gia khởi nghiệp như Israel. Các mô hình kinh tế của họ đang được học tập. Nhưng bí quyết quan trọng nhất của quốc gia non trẻ này là ở xã hội cởi mở – nơi người dân có thể chỉ trích bất kỳ vị lãnh đạo nào của đất nước không chỉ bằng những góp ý chính sách mà còn bằng sự chế giễu họ công khai. Bí quyết này chỉ có được nhờ mô hình chính trị cởi mở nhưng mới mẻ của dân tộc Do Thái, chứ không phải nhờ văn hóa bảo thủ lâu đời của họ.

          Một xã hội cởi mở như vậy thì mới có thể tạo ra hoặc chấp nhận những ý tưởng mới, đột phá về công nghệ và mô hình kinh doanh. Không có cởi mở về chính trị thì sự cởi mở về kỹ thuật, kinh tế rất hạn chế. Nói đến Cách mạng công nghiệp 4.0 – Nền kinh tế số hóa thì không thể thiếu tiền tệ kỹ thuật số, chính là các loại tiền ảo như Bitcoin. Không phải tự nhiên mà những nơi đã ra đời hoặc công nhận pháp lý đối với tiền tệ kỹ thuật số là những quốc gia cởi mở nhất thế giới như Mỹ, Thụy Điển và mới đây là Singapore. Thực ra Chính phủ Singapore đã chuẩn bị cho tiền tệ kỹ thuật số từ 9 – 10 năm trước. Cùng lúc đó, ý tưởng xây dựng một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số cho Việt Nam là VN$ (Vietnam dollar) đã bị bóp chết trong trứng nước. Ngay đến bây giờ rồi mà những phát biểu của các quan chức ngân hàng vẫn còn kỳ thị và gây sợ hãi đối với các loại tiền ảo. Có rất nhiều nỗi sợ như vậy đối với các ý tưởng mới hiện nay trong xã hội Việt Nam, nhất là những gì liên quan đến mô hình phát triển.

          Chính phủ đang phát động cả nước nắm bắt cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bộ Chính trị cũng đã tổ chức học tập đặc trưng của cuộc Cách mạng này. Nhưng tôi nhận thấy đặc trưng mềm đã bị bỏ qua.

          Tôi có thể hiểu được khao khát của ông về một chính quyền đạo đức. Nhưng lịch sử dân tộc và thế giới đã chứng minh rằng đức trị không tạo ra được các nhà nước và xã hội đạo đức, mà còn kìm hãm các dân tộc ở mãi trong nền Kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Pháp trị là đặc trưng của Thời đại Kinh tế công nghiệp. Còn pháp quyền là đặc trưng của Thời địa Kinh tế tri thức. Không thể sử dụng đức trị để thành công trong Thời đại mới đang hình thành mạnh mẽ này được. Đức trị không làm xã hội cởi mở mà ngược lại, chìm trong sự phẫn uất và thù địch. Con người không thể phấn chấn để làm nên những điều tốt đẹp khi thường xuyên bị sôi sục bởi sự lên án về đạo đức, tham nhũng hoặc những tư tưởng sai trái. Kết quả là xã hội bị trói chặt vào những tư tưởng cũ kỹ, thì sao mà phát triển được. Từ thời Duy Tân Minh Trị cho đến tận bây giờ, các quan chức Nhật Bản vẫn hay bị chỉ trích về lối sống. Nhưng khó phủ nhận được họ là những người đã kiến tạo nên các nền tảng phát triển để nhân dân Nhật tạo nên kỳ tích. Chìa khóa của giải pháp nằm ở quyền chỉ trích. Khi nó còn được bảo đảm thì hành xử của quan chức và cả nhà vua còn được đặt trong giới hạn nhân dân có thể kiểm soát. Trong lịch sử Nhật, khi quyền này bị hạn chế cũng là lúc chủ nghĩa đức trị lên ngôi dẫn đến sự lụn bại của nước Nhật bởi những cuộc chiến tranh được phát động với danh nghĩa bảo vệ đạo đức.

          Tôi và nhiều người dân trên khắp thế giới rất mong đất nước hội nhập thành công và vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đưa dân tộc Việt Nam nhanh đến thịnh vượng và văn minh. Nhưng điều này, lúc này, đang tùy thuộc vào những người nắm quyền hành tối cao như ông. Tôi nghĩ ông cũng muốn như vậy. Nhưng sự thành công chỉ đến khi quy luật phát triển được tôn trọng. Chính quy luật này tạo nên Dòng chảy không thể đảo ngược của Thời đại. Tôn trọng quy luật đó thì phải thúc đẩy trào lưu mềm trước thông qua những cải cách chính trị cởi mở mạnh mẽ. Đây là cơ hội dành cho những người như ông làm nên lịch sử. Ngược lại, không tôn trọng quy luật mà cố gắng dồn sức lực cho trào lưu cứng thì thất bại là không thể tránh khỏi và bị lịch sử vượt qua.

          Lịch sử thế giới cho thấy, khi người dân nói ra được nguyện vọng của mình thì dân tộc tạo ra sức mạnh thần kỳ. Cuộc cách mạng Tháng 8, Cuộc tổng tuyển cử 1946 và Hiến pháp 1946 là những điều như vậy. Nhưng Việt Nam vẫn chưa có kỳ tích phát triển vì Hiến pháp 1946 đã không được tiếp tục bằng một cuộc trưng cầu ý dân như bản Hiến pháp này dự kiến. Ý nguyện nhân dân cần phải được tiếp tục để dân tộc Việt Nam hóa rồng sánh vai cường quốc năm châu. Hơn lúc nào hết, một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp để nhân dân quyết định thể chế chính trị của đất nước cần được thực hiện. Ai làm cho nhân dân nói ra được nguyện vọng của mình thì sẽ làm nên lịch sử.

    Chúc ông sức khỏe và kính chào.

    Mùa đông tháng 12, 2016

     Trần Huỳnh Duy Thức

(Blog   Trần Huỳnh Huy Thức)