Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Nhìn lại hậu quả tai hại của cuộc “Cải cách ruộng đất” tại Trung Quốc

1 week trước 32,101 lượt xem

Ba tháng sau khi vừa mới thành lập chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kêu gọi “Cải cách ruộng đất” khắp nơi với khẩu hiệu “đánh cường hào, chia ruộng đất”. Cuộc “cải cách” này đã để lại cho xã hội Trung Quốc nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Cuộc "Cải cách ruộng đất" ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Cuộc “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trên bề mặt ĐCSTQ lý giải rằng “Cải cách ruộng đất” là cách lập lại công bằng trong xã hội, nhưng thực chất đó chính là chiêu bài của những thủ lĩnh nông dân. Mao Trạch Đông lệnh cho tổ công tác “Cải cách ruộng đất” Cộng sản Trung Quốc: “Đặt chân đến đâu, việc đầu tiên là phải tạo ra cảnh tượng thật khủng bố”: cưỡng chế phân chia cấp bậc, tước đoạt quyền tư hữu tài sản, kích động quần chúng đánh địa chủ, dùng danh nghĩa “cách mạng” ngang nhiên xét xử và bắn chết địa chủ. Ngoài ra, thông qua “Cải cách ruộng đất” còn để đàn áp những người phản cách mạng, tiêu diệt các thành phần bị xem là “bóc lột”, “phản quốc”, “phản động” (thường là những người theo phe Đảng Quốc Dân). Trong một tài liệu xuất bản năm 1948, Mao Trạch Đông dự định rằng “một phần mười tá điền, địa chủ” (ước tính khoảng 50 triệu người) “cần phải bị loại bỏ”để “Cải cách ruộng đất”. “Cải cách ruộng đất” là tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ.
"Cải cách ruộng đất" ở Trung Quốc
Cảnh đấu tố địa chủ trong “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc
Tuy nhiên, Sau khi hệ thống chính quyền cơ sở của ĐCSTQ xây dựng kiên cố, người nông dân chia ruộng đất xong chưa kịp vui được mấy ngày lại bị ĐCSTQ cho “công xã hóa” tịch thu hết. ĐCSTQ ra lệnh nông dân phải nộp lại toàn bộ ruộng đất, thậm chí cả trâu cày và nông cụ. Mọi tài sản đều thuộc về sở hữu của ĐCSTQ. Cái gọi là “Cải cách ruộng đất” chỉ là một trò bịp bợm, mãi cho đến tận ngày nay ĐCSTQ vẫn quy định ruộng đất là sở hữu công, cũng tức là sở hữu của Đảng, không chịu trả lại ruộng đất cho nông dân, dùng phương thức cho thuê, thầu khoán để giao ruộng cho nông dân cày cấy.
"Cải cách ruộng đất" ở Trung Quốc
Cảnh đấu tố địa chủ trong “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc
Dưới chiêu bài “đả đảo địa chủ để lấy ruộng”, ĐCSTQ triển khai rộng thủ đoạn trấn lột ra toàn xã hội, vứt bỏ truyền thống trật tự cũ và thay vào đó là ‘trật tự mới’ gây ra những hậu quả xã hội vô cùng nghiêm trọng được giới nghiên cứu chỉ ra như sau:

(1) Phá vỡ hệ giá trị đạo đức xã hội truyền thống, làm xã hội rối loạn

Cuộc sống mọi người ở các vùng nông thôn đang bình yên, mọi người đã sống cùng nhau đời đời kiếp kiếp trải qua nhiều thế hệ, tuy có phân biệt người giàu kẻ nghèo nhưng trật tự này được mọi người chấp nhận và yên ổn sống cùng nhau. Mọi thứ đang hòa bình trong nề nếp trật tự thì chính sách “Cải cách ruộng đất” được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế tàn bạo và tùy tiện đã làm đảo lộn tất cả. Phong trào cải cách ruộng đất đã đưa cả xã hội vào cuộc chiến chém giết nhau, hệ giá trị đạo lý trong xã hội truyền thống tan vỡ trong khi hệ giá trị mới chưa có gì khiến bản năng sống tự tư tự lợi có cơ hội bùng nổ, nền tảng đạo đức xã hội theo đó hoàn toàn suy sụp.
Trật tự của xã hội truyền thống là một trật tự bền vững, như xếp đá tảng, những tảng đá to, nặng cần được đặt ở dưới, làm bệ đỡ, làm rường cột cho những tảng đá nhỏ ở bên trên. Còn ĐCSTQ đã biến mối quan hệ xã hội “cộng sinh” tự nhiên (chủ đất- tá điền, chủ xưởng- công nhân), vốn dĩ không hề là mâu thuẫn, trở thành mối hận thù giai cấp, tạo cơ sở từ học thuyết đấu tranh sinh tồn của loài động vật đem áp dụng cho xã hội con người. Cũng như giờ đây, liệu có thể nào hàng vạn nhân viên của những tập đoàn lớn như Google, Facebook, Microsoft lại có thể căm thù địa vị ông chủ của Mark Jukeberg, Bill Gate… thay vì cảm kích họ đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng vạn người?

(2) Phá hoại năng lực sản xuất nông thôn

Tại nông thôn, đa số phú nông, địa chủ là những người lao động giỏi điển hình, họ làm việc chăm chỉ và sống tằn tiện, biết kinh doanh. Theo thời gian, họ ngày càng kiện toàn về phương tiện sản xuất, có điều kiện về tiền vốn, đã xây dựng được quy mô sản xuất nhất định; họ có kinh nghiệm phong phú, dễ dàng tiếp thu những cái mới, có kiến thức về lựa chọn và cải tạo cây trồng; phương pháp canh tác tiến bộ của họ chính là hình mẫu cho những người nông dân nghèo khổ khác… Nếu những người này tiếp tục giàu lên, con cái họ du học nước ngoài trở về kế tục sự nghiệp thì hoàn toàn có thể làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đưa trình độ tổ chức sản xuất phát triển theo kịp các nước tiên tiến khác. Nhưng chính sách “Cải cách ruộng đất” đã giết chết họ, tư liệu sản xuất của họ bị phân chia tản mác không còn phát huy được tác dụng… Như vậy, “Cải cách ruộng đất” đã chặn đứng mạch phát triển.
Con người trên đời có muôn hình vạn trạng, nhiều người đầu óc chỉ quen suy nghĩ mơ màng. Nhiều người bần và trung nông chỉ có thể làm việc đơn giản theo chỉ đạo của người khác, họ thiếu năng lực độc lập trong công việc. Ruộng đất tươi tốt sau khi phân chia cho những người này không thể phát huy được tác dụng gì: thứ nhất họ thiếu tiền vốn, thứ hai là thiếu nông cụ, thứ ba là thiếu hạt giống, thứ tư là thiếu kinh nghiệm… Thực tế minh chứng rõ ràng: nhiều cánh đồng phì nhiêu màu mỡ bỗng chốc trở thành vô dụng. Vì thế mà sau cải cách ruộng đất, tổng giá trị sản xuất đã bị sụt giảm nghiêm trọng.
Đặc biệt, nhiều người làm ăn biếng nhác, sau khi tiêu hết những của cải được phân chia lại mang ruộng vườn bán cho người khác (sau này bị cấm không cho mua bán ruộng đất), cuối cùng những người này vẫn trở lại nghèo túng như xưa.
“Cải cách ruộng đất” được thực hiện thông qua đấu tranh và tàn sát lẫn nhau, những địa chủ và phú nông giỏi tổ chức công việc bị thanh trừng, trấn áp, tước đoạt tài sản, làm những tài năng tổ chức công việc ở nông thôn ngày càng sụt giảm; tư liệu sản xuất đang tập trung thì bị phân chia tản mát cho những hộ cá thể hoặc cá nhân bất tài vô dụng, khiến sức sản xuất tổng thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.(3) Bộ máy lãnh đạo nông thôn suy thoáiTrong thời đại khoa cử, người không có công danh (chưa đỗ tú tài, cử nhân) không được phép bổ nhiệm vào giới lãnh đạo, vì thế mà tố chất những lãnh đạo địa phương khi đó tương đối ổn, đa số họ sống tận tâm phụng sự việc công với tinh thần liêm khiết, còn có chuẩn mực nhất định để xứng đáng đại diện cho quần chúng nhân dân.
Sai lầm đầu tiên phải kể đến là từ năm 1906 khi thực hiện hủy bỏ chế độ khoa cử. Do cào bằng mọi người nên cuối cùng ai cũng có quyền trở thành lãnh đạo. Những kẻ lưu manh cơ hội được nước béo cò ào ào chen nhau vào. Những kẻ này tốt xấu lẫn lộn, hình thành những phe phái khác nhau tranh quyền đoạt lợi, chúng không bao giờ thèm quan tâm đến cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân. Những kẻ này không bị ràng buộc gì với những giá trị đạo đức công của Nho gia, không chịu sự kiểm soát của Chính phủ, chúng tham ô vơ vét, hành động theo dục vọng cá nhân… Xã hội nông thôn theo đó ngày càng rối loạn, bất an.
Tranh minh họa cảnh cướp của nhà giàu của quân đội ĐCSTQ.
Tranh minh họa cảnh cướp tài sản địa chủ của quân đội ĐCSTQ.
“Cải cách ruộng đất” đã trọng dụng những “kẻ vô sản lưu manh” (trộm cắp, du côn, lưu dân không nghề nghiệp…) vì đây là thành phần xung phong tấn công đấu tố địa chủ, phú nông, sau đó chúng được vào đảng làm quan, trở thành những Bí thư, Ủy viên, Chủ nhiệm, Thôn trưởng… Như vậy, bộ máy lãnh đạo cơ tầng nông thôn bị lưu manh hóa triệt để. Đa số những đối tượng này không biết một chữ bẻ đôi và đặc biệt thiếu tư cách nhưng lại đường đường trở thành lãnh đạo, chúng không những không cảm thấy xấu hổ mà ngược lại còn cho bản thân được thế là vinh quang!
Những kẻ tự tư tư lợi này giỏi nịnh hót, ngụy trang, kéo kết bè phái, nhận người thân thích, làm việc mờ ám… Chúng bất tài vô dụng, không hiểu gì công việc sản xuất nhưng thích chỉ tay năm ngón khiến nền kinh tế bị tổn thất nghiêm trọng. Vị trí lãnh đạo rơi vào tay những kẻ vô văn hóa và phẩm cách thấp kém cùng tầm nhìn nông cạn này thì làm sao hy vọng sức sản xuất của nông thôn gặt hái được thành quả tốt đẹp? Sau đó tình trạng ngày càng bi đát khi dưới mệnh lệnh của những kẻ đầu óc mơ màng, nền sản xuất nông thôn tăng tốc hợp tác hóa, công xã nông thôn hóa, đại nhảy vọt… Cho đến sau 1960 thì nền sản xuất hoàn toàn sụp đổ gây thảm cảnh hơn 40 triệu người chết đói…

(4) Thảm họa từ “Đại nhảy vọt” cùng hệ thống công xã nhân dân

“Cải cách ruộng” đất cùng chính sách nông nghiệp thường xuyên thay đổi (ban đầu là làm ăn cá thể, sau đó là “Đại nhảy vọt” và hợp tác hóa; đến thập niên 80 lại chia ruộng cho từng hộ làm riêng…) đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: sản xuất nông nghiệp ngưng trệ không thể phát triển, tình trạng lạc hậu kéo dài, cho đến tận bây giờ vẫn chưa thoát được mô hình kinh tế tiểu nông, nền sản xuất nông thôn tụt hậu ngày càng xa so với trình độ phát triển nông nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới.

(5) Cải biến bản chất người nông dân

Dưới bàn tay nhào nặn của ĐCSTQ và bị nhồi nhét lý thuyết đấu tranh sinh tồn của động vật vào đầu, những người nông dân hiền lành, chân chất bỗng chốc hóa thành ‘quỷ dữ’, hung hăng, đáng sợ, cướp bóc bất chấp đạo lý, gào thét đòi “công bằng”, sẵn sàng đạp đổ tất cả, đấu tố, giết người, thù hận đến tận xương tủy những ai giàu có hơn mình và vui sướng trên nỗi khổ đau của người khác. Tư tưởng thù hằn nhà giàu đó cho đến nay vẫn còn đậm dấu trong xã hội.
Đường Hải
Xem thêm:

Bộ Công Thương lên tiếng về tài sản gia đình Thứ trưởng

Thị giá DQC giảm đáng kể từ khi những thông tin về tài sản gia đình bà Thoa được báo chí đề cập...

Bộ Công Thương lên tiếng về tài sản gia đình Thứ trưởng
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa được bổ nhiệm năm 2010.
BẠCH DƯƠNG
Bộ Công Thương vừa phát đi thông tin về tài sản gia đình Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Bộ Công Thương cho biết, trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương vào năm 2010, bà Hồ Thị Kim Thoa đã có 18 năm công tác tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang. 

Từ năm 2000 đến 2005, bà là Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc và từ 2005 đến 2010 là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Điện Quang.

Số cổ phần Điện Quang (mã chứng khoán DQC) mà bà Hồ Thị Kim Thoa đang sở hữu là số cổ phần có được từ trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương. 

Số cổ phần này đã được kê khai đầy đủ trong hồ sơ bổ nhiệm Thứ trưởng vào năm 2009 và đã được báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền trước khi có quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng.

Trong quá trình công tác tại Bộ của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Bộ Công Thương đã chỉ đạo bà Thoa thực hiện đúng quy định về quản lý cán bộ và kê khai tài sản. Trong các bản kê khai tài sản hàng năm, Thứ trưởng Thoa đều kê khai số lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại Điện Quang.

Tính đến ngày 10/2, cổ phiếu DQC còn 54.000 đồng/cổ phiếu, giảm đáng kể từ khi những thông tin tài sản gia đình bà Thoa bắt đầu được đưa lên một số phương tiện truyền thông.

Bà Hồ Thị Kim Thoa đang nắm giữ 1,6 triệu cổ phiếu DQC, tương ứng 91,1 tỷ đồng. Con gái lớn của bà Thoa là Nguyễn Thái Nga hiện là thành viên Hội đồng Quản trị, Phó giám đốc Điện Quang, nắm số cổ phiếu trị giá 223 tỷ đồng. Con gái thứ hai Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng nắm số cổ phiếu DQC tương ứng 120,4 tỷ đồng. 

Ông Hồ Quỳnh Hưng, em trai bà Thoa, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Điện Quang, nắm số cổ phiếu trị giá 136 tỷ đồng. Bà Trần Thị Xuân Mỹ, mẹ của bà Thoa, cũng đang nắm số cổ phiếu trị giá 66 tỷ đồng. 

Điện Quang năm 2016 có doanh thu 1.028 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 193 tỷ, giảm lần lượt 7,7% và 3,2% so với năm trước. Trong đó, quý 4, doanh thu công ty giảm mạnh 32%, lợi nhuận giảm 23% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được ban lãnh đạo Điện Quang xác nhận là do doanh thu xuất nhập khẩu giảm mạnh. 

Ngoài ra, một anh trai của bà Thoa là ông Hồ Đức Lam cũng đang nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông. Ông Lam sở hữu khối tài sản chứng khoán trị giá 290 tỷ đồng tại đây. Các con trai của ông Lam cũng giữ chức vụ quan trọng tại Nhựa Rạng Đông. 

Cả Điện Quang và Nhựa Rạng Đông đều đã thực hiện cổ phần hoá, bán vốn Nhà nước và niêm yết trên sàn chứng khoán.

Sự xuất hiện của Hồ Cẩm Đào dịp Tết Đinh Dậu có là tín hiệu Tập Cận Bình sẽ bị thay ?

Sự xuất hiện của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Đại hội 19

HỒNG THỦY

(GDVN) - Báo Nhật nhận định, có thể ông Hồ Cẩm Đào muốn "chỉ định" người sẽ kế nhiệm ông Tập Cận Bình, giống như Đặng Tiểu Bình đã từng chỉ định ông kế nhiệm Giang.
Nikkei Asian Review ngày 11/2 bình luận, sự xuất hiện công khai hiếm hoi của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại chợ hoa xuân ngày 29 Tết Đinh Dậu (26/1/2017) có thể là dấu hiệu cho thấy những biến động về nhân sự cấp cao nước này trong bối cảnh sắp diễn ra Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau nhiều tháng có những đồn đoán về sức khỏe, ông Hồ Cẩm Đào 74 tuổi đã đi chợ hoa ở Quảng Đông hôm 29 Tết dưới sự tháp tùng của ông Hồ Xuân Hoa, 53 tuổi, hiện là Ủy viên Bộ chính trị khóa 18 kiêm Bí thư tỉnh Quảng Đông.
Được xem như một ngôi sao chính trị đang lên trong nhiều năm qua, Hồ Xuân Hoa là một trong vài gương mặt khá trẻ trên vũ đài chính trị Bắc Kinh đang bước vào giai đoạn thay đổi lãnh đạo. 
Ông Hồ Cẩm Đào đi chợ hoa 29 Tết tại Quảng Đông, ông Hồ Xuân Hoa - Bí thư tỉnh tháp tùng, nhưng không thấy báo chí đưa tin. Ảnh: Liên Hợp.
Mặc dù không có họ hàng gì, nhưng dư luận gắn thêm chữ "lớn" khi gọi tên ông Hồ Cẩm Đào, chữ "nhỏ" khi nhắc đến ông Hồ Xuân Hoa, điều này phản ánh mối quan hệ thày trò - bảo trợ giữa 2 nhà lãnh đạo.
Năm 1988 ông Hồ Cẩm Đào được phân công làm Bí thư Tây Tạng đúng lúc khu tự trị này đang hỗn loạn. Hồ Xuân Hoa có mặt tại Lhasa, thủ phủ Tây Tạng thời điểm đó và ủng hộ ông Đào, với vai trò lãnh đạo tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng.
Sau một thời gian làm Bí thư Tây Tạng, ông Hồ Cẩm Đào vào Bộ chính trị, rồi Thường vụ Bộ Chính trị trước khi trở thành người kế nhiệm ông Giang Trạch Dân.
Hiện nay Hồ Xuân Hoa cũng đã kinh qua các chức vụ khác nhau, và trở thành ủy viên Bộ chính trị đương nhiệm.
Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 có 25 thành viên, bao gồm cả 7 thành viên Thường trực Bộ chính trị. Trong số 25 người, Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài - Bí thư Trùng Khánh 53 tuổi, là những gương mặt được cho là sáng giá cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyến thăm chợ hoa ở Quảng Đông của ông Hồ Cẩm Đào, ông Hồ Xuân Hoa đã gây xôn xao trong dư luận những người theo dõi chính trường Trung Quốc trong và ngoài nước.
Bởi hình ảnh 2 nhà lãnh đạo đương nhiệm và nghỉ hưu thăm chợ hoa không được báo chí chính thống nào đưa tin, nhưng được chụp và phát tán trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Thông thường, các cựu lãnh đạo hàng đầu như ông Hồ Cẩm Đào thường được bảo vệ an ninh chặt chẽ mỗi khi xuất hiện nơi công cộng, người bình thường không thể tiếp cận họ.
Nhưng những bức ảnh ông Hồ Cẩm Đào, ông Hồ Xuân Hoa đi chợ hoa 29 Tết ở Quảng Đông nhanh chóng bị bộ phận kiểm duyệt internet Trung Quốc xóa bỏ.
Thực tế họ còn đi xa hơn bằng cách ngăn chặn tìm kiếm trực tuyến bằng từ khóa "Hồ Cẩm Đào". Bất cứ ai tìm kiếm từ khóa này trên các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đều sẽ nhận được cảnh báo, kết quả không hiển thị theo đúng pháp luật và quy định liên quan.
Việc ngăn chặn tìm kiếm trực tuyến từ khóa là tên của một nhà cựu lãnh đạo như ông Hồ Cẩm Đào, theo Nikkei Asian Review là một sự bất thường.
Tờ báo Nhật nhận định, có thể ông Hồ Cẩm Đào muốn "chỉ định" người sẽ kế nhiệm ông Tập Cận Bình, giống như Đặng Tiểu Bình đã từng chỉ định ông kế nhiệm Giang Trạch Dân.
Nhưng tình hình giờ đã thay đổi. Cuối tháng 10 năm ngoái Hội nghị Trung ương 6 đã xác lập vai trò "hạt nhân lãnh đạo" cho ông Tập Cận Bình. Ông Bình cũng đã có những "hiệu chỉnh quan trọng" ngay trước thềm Đại hội 19.
Đó là việc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương do ông Vương Kỳ Sơn lãnh đạo đã kiểm tra Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm 2015.
Tháng 2/2016, Ủy ban này kết luận, Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc vốn được xem là cái nôi của các nhà lãnh đạo như Hồ Cẩm Đào, đã quá tập trung vào "giải trí" và "tầng lớp quý tộc", đòi hỏi cơ quan này phải cải cách. [1]
Một chỉ dấu khác cũng sẽ khiến cho việc dự đoán bộ máy lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sau Đại hội 19 sẽ trở nên khó đoán hơn các nhiệm kỳ trước được tờ South China Morning Post, Hồng Kông đưa tin hôm 7/2.
Tờ báo dẫn lời ông Deng Maosheng, phát ngôn viên Hội nghị Trung ương 6 khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc nói với các phóng viên Hồng Kông:
"Mọi người vẫn nói 67 vào, 68 ra, tức là một số thành viên Thường vụ Bộ chính trị sẽ nghỉ hưu trước tuổi 68. Tuy nhiên Đảng sẽ quyết định việc này tùy theo hoàn cảnh. Không có tiêu chuẩn cụ thể về tuổi tác về hưu cho Thường vụ Bộ chính trị".
Bình luận của ông Deng Maosheng như là một cú sốc cho nhiều nhà quan sát chính trị Trung Quốc, những người lâu nay vẫn cho rằng "67 vào, 68 ra" là điều mặc nhiên trong việc chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo từ năm 2002 trở về đây.
Hiến pháp Trung Quốc hạn chế nhiệm kỳ chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng không quá hai khóa, nhưng không có quy định nào về giới hạn tuổi của Tổng bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Tuy nhiên năm 2002, khi ông Giang Trạch Dân chuyển giao chức vụ Tổng bí thư - Chủ tịch nước cho ông Hồ Cẩm Đào khi ông Dân 74 tuổi, các thành viên khác của Thường vụ Bộ chính trị đều nghỉ hưu khi trên 68 tuổi.
Thông lệ này được duy trì trong hai lần thay đổi lãnh đạo năm 2007, 2013, những người 68 tuổi trở lên về hưu, và người lớn tuổi nhất tham gia Thường vụ là 67 tuổi. [2]
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra 4 vấn đề với Ban Kinh tế TƯ

Thứ 7, 18:07, 11/02/2017

VOV.VN - Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế TƯ, Tổng Bí thư đặt ra 4 vấn đề Ban Kinh tế TƯ cần quan tâm để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2017 và nhiệm kỳ khóa XII.
Thưa các đồng chí,
Hôm nay, tôi rất vui mừng lại có dịp đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Nhân dịp đầu năm mới Xuân Đinh Dậu, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi xin chúc toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức của Ban và các đồng chí đại diện lãnh đạo một số cơ quan Trung ương đến dự buổi làm việc luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và nhiều thành công.
tong bi thu nguyen phu trong neu ra 4 van de voi ban kinh te tu hinh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
Qua nghe báo cáo của Lãnh đạo Ban và ý kiến phát biểu của các đồng chí tham dự buổi làm việc, chúng ta vui mừng nhận thấy, trong 4 năm qua kể từ ngày tái lập, nhất là từ sau Đại hội XII của Đảng đến nay, Ban Kinh tế Trung ương, trong bối cảnh "vừa chạy, vừa xếp hàng", vừa làm, vừa xây dựng lực lượng, đã nỗ lực phấn đấu, làm được nhiều việc, cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trương ương Đảng, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Hoạt động của Ban ngày càng toàn diện hơn, nhuần nhuyễn hơn và có thêm kinh nghiệm. Nổi bật là các đồng chí đã nỗ lực phấn đấu, từng bước nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu với Đảng (bao gồm cả việc tham gia xây dựng các đề án, báo cáo và góp ý, thẩm định các đề án, báo cáo) về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực này.
Trong năm 2016, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ động, tích cực phối hợp cùng các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nói chung và về phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Ban đã có những báo cáo thẩm định có chất lượng và nhiều ý kiến góp ý sát hợp để hoàn thiện các báo cáo, đề án trình Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đặc biệt là các báo cáo, đề án trình Hội nghị Trung ương 4 vừa qua như: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Đề án về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Đề án về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Báo cáo về việc dừng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận; Đề án cơ cấu lại một số ngân hàng thương mại yếu kém… Ban cũng đã hoàn thành tốt Báo cáo thẩm định Đề án về cơ cấu lại ngân sách nhà nước và bảo đảm an toàn nợ công khi Bộ Chính trị xem xét, ban hành Nghị quyết chuyên đề về vấn đề này. Các đề xuất, kiến nghị của Ban đều được Bộ Chính trị đánh giá là công phu, có trách nhiệm, sâu sắc và sát hợp với tình hình thực tế.
Cái mới là, từ quý III/2016 đến nay, lần đầu tiên kể từ khi được tái lập, Ban Kinh tế Trung ương được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao chủ trì triển khai chuẩn bị 3 đề án lớn trình Hội nghị Trung ương 5 khoá XII, dự kiến họp vào tháng 5 tới và 4 đề án, báo cáo trình Bộ Chính trị trong năm 2017. Đó là những đề án rất lớn, quan trọng và cũng rất khó.
Để thực hiện những nhiệm vụ này, Ban đã và đang nỗ lực, khẩn trương, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương, các cấp uỷ, chính quyền địa phương tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; tổng kết 10 năm 2006 - 2016 việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đổi mới, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước; xã hội hoá dịch vụ công. Đồng thời, tập trung xây dựng các đề án: "Định hướng chính sách công nghiệp quốc gia giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến 2035"; "Tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai"; "Phát triển hợp tác xã kiểu mới gắn với cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới",… đến nay đã thu được những kết quả tích cực, bước đầu.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi ghi nhận, biểu dương và cảm ơn các đồng chí về những kết quả, thành tích đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là năm 2016. Tuy nhiên, tôi cũng đề nghị Ban tập trung tìm biện pháp sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém như đã nêu trong Báo cáo của Ban, nhất là hạn chế, yếu kém về chất lượng hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thưa các đồng chí,
Trong năm 2017 và các năm tiếp theo, kinh tế - xã hội nước ta có nhiều cơ hội và thuận lợi lớn để phát triển. Thành tựu có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới, thành công của Đại hội XII của Đảng với việc đưa ra nhiều quyết sách quan trọng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ hơn và những thành quả quan trọng đạt được trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã tạo động lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới. Có thể nói, chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ và vị thế như ngày nay.
Tuy nhiên, khó khăn, thách thức trên con đường phát triển vẫn rất nặng nề và gay gắt. Tình hình đất nước, thế giới, khu vực còn diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; nợ xấu, nợ công tăng cao; việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn phân tán, dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp; hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập; vi phạm về môi trường xảy ra nghiêm trọng, gây tác hại lớn và bức xúc trong xã hội trong khi tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng xảy ra sớm và nặng nề hơn so với dự báo…
Tình hình trên đòi hỏi chúng ta, cả hệ thống chính trị, trong đó có Ban Kinh tế Trung ương phải nỗ lực phấn đấu, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ hơn để tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra.
Tại buổi làm việc lần trước, cách đây 3 năm, tôi đã phát biểu nhấn mạnh, làm rõ vai trò, vị trí cũng như những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Ban Kinh tế Trung ương. Hôm nay, tôi muốn trao đổi, nhấn mạnh thêm một số vấn đề để Ban ta tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao trong năm 2017 và cả nhiệm kỳ khoá XII.
Một là, phải tập trung ưu tiên thực hiện thật tốt chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Đảng về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Sau 30 năm đổi mới, đến Đại hội XII, Đảng và Nhà nước ta đã hình thành được một hệ thống khá cơ bản và hoàn chỉnh các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để nước ta phát triển nhanh và bền vững đúng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và mục tiêu, yêu cầu đề ra thì cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn nữa, hay như có người nói là phải đổi mới theo chiều sâu. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ những nội dung, vấn đề và định hướng tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển. Chương trình làm việc toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã xác định rõ những đề án, báo cáo cần được triển khai xây dựng. Ban Kinh tế Trung ương cần bám sát, quán triệt thật sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII, nhất là hai Nghị quyết của Hội Nghị Trung ương 4 khoá XII nêu trên, nghiêm túc tổng kết lý luận và thực tiễn để có những đề xuất bổ sung, phát triển cần thiết, đúng đắn. Chú trọng đến các vấn đề như: động lực và nguồn lực cho phát triển; việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, tranh thủ những thời cơ, thuận lợi, vượt qua những khó khăn, thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể đem lại; thực hiện thành công ba đột phá chiến lược; thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới; cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; đổi mới quản lý và phát triển xã hội; tăng cưởng quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Ngoài những đề án, báo cáo được giao chủ trì nghiên cứu, chuẩn bị, Ban Kinh tế Trung ương còn cần phải tích cực tham gia cùng các ban, bộ, ngành Trung ương thẩm định, phản biện một cách khách quan, sắc sảo, thuyết phục đối với các đề án, báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội do các cơ quan khác chủ trì chuẩn bị. Tập trung ưu tiên triển khai nghiên cứu xây dựng các đề án: "Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập"; "Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và chính sách đối với người có công"…
Trong quá trình chủ trì nghiên cứu, xây dựng các báo cáo, đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là trình Hội nghị Trung ương 5 sắp tới, các đồng chí cần tập trung làm rõ những vấn đề quan trọng như:
- Đảng ta đã đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nhanh, bền vững và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp, chương trình, kế hoạch để thực hiện, thực tế đến nay kinh tế - xã hội nước ta đã phát triển nhanh và bền vững chưa? Nhanh và bền vững ở mức nào? Nếu chưa nhanh, chưa bền vững thì nguyên nhân do đâu? Từ đó đề xuất các chính sách, biện pháp tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện để thực hiện bằng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Phải chăng nguyên nhân bao trùm là do việc huy động, đặc biệt là phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy luật, nguyên tắc của kinh tế thị trường?
- Vì sao việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước không đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra; vì sao nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, để xảy ra nhiều vụ tham nhũng, lãng phí lớn với những công trình hàng nghìn tỉ đồng "bị đắp chiếu"? Từ đó đề xuất đồng bộ các chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn, có tính đột phá nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để Hội nghị Trung ương 5 xem xét, ban hành một Nghị quyết mới, đúng tầm, góp phần làm cho doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.
- Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế tư nhân, chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân; từ đó đề xuất những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp để tiếp tục định hướng, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển một cách đúng đắn, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
- Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện chủ trương xã hội hoá dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học - công nghệ, văn hoá, xã hội, quán triệt đầy đủ, đúng đắn Nghị quyết Đại hội XII, nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị và Trung ương các chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công.
Hai là, cần chủ động, tích cực tham gia quán triệt, tuyên truyền, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển kinh tế - xã hội. Là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, Ban Kinh tế Trung ương phải phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động cụ thể trên lĩnh vực này. Đồng thời, cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đến toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để nâng cao, thống nhất nhận thức và hành động, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; chú ý đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm cơ bản, đúng đắn của Đảng; phê phán, bác bỏ những nhận thức sai, quan điểm sai.
Thời gian qua, nhiệm vụ này dường như chưa được chú trọng đúng mức và Ban cũng chưa chủ động có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này. Ví dụ như, Hội nghị Trung ương 4 khoá XII vừa qua đã ban hành hai nghị quyết rất quan trọng, góp phần bảo đảm phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, khu vực và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng. Đó là: Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Mặc dù là cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thẩm định, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành, nhưng đến nay, sự đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương vào quá trình quán triệt, tuyên truyền, hướng dẫn việc triển khai thực hiện hai nghị quyết này vẫn chưa thật rõ nét.
Mặt khác, cần đi sâu, bám sát hơn nữa tình hình thực tiễn của đất nước, gắn bó chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là cuộc sống của nhân dân để nhìn nhận, phản ánh đúng thực tế tình hình, kịp thời phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tiễn là căn cứ, là tiêu chuẩn để nhìn nhận, đánh giá đúng sai, những điểm được và chưa được trong chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, để từ đó tiếp tục nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, biện pháp và việc tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành.
Đồng thời, phải chủ động hơn nữa trong việc cập nhật, phân tích, dự báo diễn biến tình hình quốc tế, khu vực để đề xuất, tham mưu kịp thời những quyết sách, giải pháp chính xác, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển. Thực tiễn năm 2016 cho thấy và như Đại hội XII đã nhận định, tình hình thế giới và khu vực bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, cũng có nhiều khó khăn, thách thức đan xen và đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Cần nhạy bén, bình tĩnh, sáng suốt phân tích, dự báo để chủ động, kịp thời nắm bắt, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức.
Ba là, cần thường xuyên quan tâm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, các quyết sách của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Trong phần Tổ chức thực hiện, các văn kiện của Đảng về kinh tế - xã hội thường quy định: Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thực tế thời gian qua cho thấy, các ban đảng nói chung, Ban Kinh tế Trung ương nói riêng mới chủ yếu tập trung sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà chưa thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đặc biệt là rất ít có báo cáo đột xuất trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Đương nhiên, Ban cần xác định rõ phạm vi theo dõi, kiểm tra để không trùng lắp, chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, như tôi đã có dịp đề cập tại cuộc làm việc lần trước, để từ đó có phương pháp công tác đúng, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ hết sức quan trọng này, kịp thời phát hiện đúng, sai trong việc thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng, cụ thể hoá tư tưởng chỉ đạo của Đảng và việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng cũng như các nghị quyết, kết luận của Trung ương về kinh tế - xã hội.
Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh thêm, các đồng chí cần chú ý sớm phát hiện những vướng mắc, sai phạm trong việc cụ thể hoá, thể chế hoá, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng để kịp thời trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, tìm biện pháp điều chỉnh, tháo gỡ hoặc xử lý, chứ không phải chờ 3 năm, 5 năm mới sơ kết, 10 năm mới tổng kết và có báo cáo. Ví dụ như trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xã hội hoá các dịch vụ công, khi phát hiện một số cảng biển, sân bay được công bố sẽ bán cho nước ngoài hoặc một số trường học, bệnh viện công lập được cổ phần hoá thì phải kịp thời nắm bắt, phân tích, đề xuất trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kịp thời có điều chỉnh cần thiết. Tôi có cảm giác là vừa qua, Ban Kinh tế Trung ương chưa chú trọng đúng mức việc này, lơi lỏng nhiệm vụ này. Tôi đề nghị trong thời gian tới, Ban phải chú trọng nhiều hơn nữa việc hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống một cách đúng đắn, có hiệu quả. Kịp thời phát hiện những thành tích, ưu điểm để tổng kết, phát huy; những vướng mắc để tháo gỡ, những khuyết điểm, sai phạm để uốn nắn, xử lý. Vừa qua, một loạt những doanh nghiệp, những cơ quan, đơn vị có vi phạm, làm ăn thua lỗ, nhiều dự án, công trình "đắp chiếu", nhưng hầu như không thấy Ban Kinh tế Trung ương có ý kiến gì. Đây là do không phát hiện được hay phát hiện được mà không có dũng khí báo cáo, đề xuất xử lý?
Ban Kinh tế Trung ương cũng cần phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương để phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra của mình, Ban có kiến thức và điều kiện để nắm bắt, phân tích các thông tin liên quan đến các vụ việc tham nhũng, lãng phí. Các đồng chí phải nhanh nhạy, sắc bén và kiên quyết hơn trong việc này, kịp thời báo cáo Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực và đề xuất các giải pháp thanh tra, điều tra, ngăn ngừa và khắc phục, bảo đảm an ninh kinh tế.
Bốn là, để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, Ban Kinh tế Trung ương và cán bộ của Ban phải nắm rất chắc và quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Đảng được nêu trong Cương lĩnh, các nghị quyết đại hội Đảng; căn cứ vào Chương trình công tác toàn khoá và hằng năm của Trung ương Đảng; đồng thời thường xuyên bám sát thực tiễn, theo sát diễn biến tình hình trong nước và thế giới để tổng kết, đề xuất những cái mới, sáng tạo. Ban cần chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ. Sau 4 năm tái lập, bộ máy tổ chức, cán bộ của Ban đã được hình thành và đi vào hoạt động khá thông suốt. Ban đã xây dựng được Quy chế làm việc, xác định được mối quan hệ công tác với các cơ quan hữu quan, khá toàn diện, cả về chiều ngang và chiều dọc.
Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của Ban vẫn cần tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện; xây dựng cơ quan thật tinh gọn, chất lượng, có trình độ cao, có tính chiến đấu cao, nhất là đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, cán bộ phải có quan điểm vững vàng, am hiểu lý luận và thực tiễn sâu sắc, đoàn kết, thống nhất cao, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Rà soát, hoàn thiện các quy chế làm việc, phương pháp làm việc, mối quan hệ công tác trong lãnh đạo Ban, trong toàn Ban và với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với Ban cán sự đảng Chính phủ và Chính phủ, Hội đồng Lý luận Trung ương, với các ban, bộ, ngành và địa phương, với Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách và Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội… Tranh thủ sự phối hợp, cộng tác, giúp đỡ của đội ngũ cộng tác viên, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương, đặc biệt là các đồng chí Phó Trưởng ban kiêm nhiệm; kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu của Ban.
Đồng thời, đề nghị Ban Kinh tế Trung ương nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Một lần nữa, tôi xin chúc Ban Kinh tế Trung ương và toàn thể các đồng chí năm mới thắng lợi mới, hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao./.
Xuân Dần/VOV

Quân sư của ông Trump tin Thế chiến III và ngày tận thế đang đến

Cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nhà Trắng – Steve Bannon rất tin vào thuyết dự đoán thế giới đã đến giai đoạn khủng hoảng và phải trải qua Thế chiến III cũng như ngày tận thế đang đến.

thế chiến 3, Steve Bannon, Ngày tận thế,
Steve Bannon, cố vấn chiến lược của Tổng thống Trump tại Nhà Trắng, tìn rằng Thế chiến III sắp diễn ra và ngày tận thế đang đến.
Năm 2009, nhà sử học David Kaiser (sau này là giáo sư tại Đại học Hải chiến Mỹ) nhận được cuộc gọi từ người đàn ông xưng là Steve Bannon đề nghị phỏng vấn ông cho bộ phim tài liệu được thực hiện dựa trên công trình của hai nhà lý luận William Strauss và Neil Howe.
Ông Kaiser tuy không biết Bannon nhưng vẫn nhận lời. Sau đó, Kaiser đến Washington tìm gặp ông Bannon tại trụ sở chính của Công dân Đoàn kết, một nhóm nhà hoạt động bảo thủ.
Nhà sử học ấn tượng trước sự hiểu biết của Bannon về Strauss và Howe. Hai nhà lý luận này cho rằng lịch sử Mỹ trải qua chu kỳ 4 giai đoạn, đi từ khủng hoảng lớn, đến thức tỉnh, rồi lại gặp một khủng hoảng lớn. Những cuộc khủng hoảng này được gọi là “Bước ngoặt Thứ 4″.
Bannon tin rằng nước Mỹ đã bước vào một cuộc khủng hoảng như vậy kể từ ngày 18/9/2008, khi Hank Paulson và Ben Bernanke đến Đồi Capitol để đề nghị một gói cứu trợ từ hệ thống ngân hàng quốc tế.
Bannon biết về lý thuyết này. Ông ấy rất thích thú khi phỏng vấn tôi“, Kaiser kể lại.
Vòng xoáy chiến tranh
Theo giáo sư Kaiser, Bannon đã hỏi dồn ông về một điểm trong cuộc phỏng vấn. “Ông ấy nói về những cuộc chiến tranh trong Bước ngoặt Thứ 4. Chúng ta đã trải qua Cách mạng Mỹ, trải qua nội chiến, rồi Thế chiến 2. Những cuộc chiến sau ngày càng quy mô hơn“.
Rõ ràng là Bannon tin rằng sẽ có ít nhất một cuộc chiến lớn khác trong Bước ngoặt Thứ 4. Ông ấy cố gắng thuyết phục tôi nói ra điều này trong cuộc phỏng vấn“.
Kaiser không tin rằng chiến tranh toàn cầu là điều được định đoạt trước, nên ông chần chừ trước câu hỏi này. Sau cùng, câu hỏi cũng không xuất hiện trong bộ phim tài liệu được phát hành năm 2010 với tựa “Thế hệ số không”.
Sau khi bước vào Nhà Trắng, Bannon trở thành một trong những cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, trong các bài phát biểu, bài viết hoặc trả lời phỏng vấn, Bannon thể hiện rõ niềm tin vào lý thuyết Strauss-Howe cũng như ông là một người tin vào “Ngày tận thế”.
thế chiến 3, Steve Bannon, Ngày tận thế,
Ông Bannon trong phòng làm việc của tổng thống cùng cố vấn an ninh quốc gia. (Ảnh: Getty)
Theo quan điểm của Bannon, loài người đang ở giữa một cuộc chiến hiện hữu, và tất cả mọi thứ đều là một phần của xung đột ấy. Các hiệp ước cần bị xé bỏ, kẻ thù phải bị nêu tên, văn hóa phải thay đổi. Những xung đột toàn cầu cần được xảy ra để chứng tỏ lý thuyết trên là đúng.
Đối với Bannon, “Bước ngoặt Thứ 4 đã đến” và một đấng cứu tinh có thể đã xuất hiện. “Điều chúng ta đang chứng kiến là sự khai sinh của một trật tự chính trị mới“, cố vấn cấp cao Nhà Trắng trả lời trên Washington Post hồi tháng 1.
Ông Strauss đã qua đời năm 2007 còn Howe thì không phản hồi trước các đề nghị bình luận. Nhưng những cuốn sách của họ đã nói lên tất cả. Cuốn sách đầu tiên tựa “Những thế hệ” phát hành năm 1991 đặt ý tưởng rằng lịch sử trải qua theo chu kỳ 4 bước lặp lại và có thể dự đoán được. Theo họ, nước Mỹ đang trên đường tới gần vòng kết của chu kỳ.
Bước ngoặt thứ 4
Mỗi một chu kỳ kéo dài khoảng 80 – 100 năm. Quyển sách về “Bước ngoặt Thứ 4″ được xuất bản năm 1997, tập trung vào giai đoạn cuối là phần khải huyền của chu kỳ. Strauss và Howe tin rằng trong bước ngoặt này, một người lãnh đạo không ai ngờ tới sẽ xuất hiện từ thế hệ cũ để dẫn dắt đất nước. Người này được gọi là “Nhà vô địch Xám”, và một cuộc bầu cử hoặc một biến cố (như chiến tranh) sẽ đưa ông lên đỉnh quyền lực, dẫn dắt chế độ vượt qua khủng hoảng.
Những người chiến thắng sẽ có quyền năng để theo đuổi những chương trình nghị sự mạnh mẽ hơn, những điều họ đã mơ ước từ lâu và chống lại những điều mà kẻ thù cảnh báo. Chế độ mới này sẽ tự tấn phong trong giai đoạn của khủng hoảng.
Bất kể ý thức hệ như thế nào, ban lãnh đạo mới sẽ khẳng định thẩm quyền và yêu cầu sự hy sinh cá nhân. Với những lãnh đạo từng phải nghiêng mình để xoa dịu áp lực xã hội, bây giờ họ sẽ quyết liệt hơn để thu hút sự chú ý của cả nước“, Strauss và Howe viết.
Trump là vị cứu tinh
thế chiến 3, Steve Bannon, Ngày tận thế,
Nhiều nhà lịch sử và chính trị gia không tin vào các lý thuyết trên, cho rằng đó là điều viển vông, bịa đặt, “giả khoa học”, nhưng ông Bannon rất tin vào các quan điểm trong cuốn sách này.
Đây chính là cuộc đại khủng hoảng thứ 4 trong lịch sử Mỹ. Chúng ta đã có cách mạng, nội chiến, Đại suy thoái và Thế chiến Hai. Đây chính là Bước ngoặt Thứ 4“, Bannon phát biểu tại một hội nghị hồi năm 2011.
Cũng trong năm 2011, khi phát biểu tại một hội nghị khác, Bannon cho rằng: “Những khủng hoảng lớn diễn ra khoảng 80 đến 100 năm… Và khoảng 10 đến 20 năm tới chúng ta sẽ trải qua cuộc khủng hoảng này. Đất nước có thể vẫn như thứ mà chúng ta thừa hưởng, hoặc trở nên hoàn toàn khác“.
Ông cảnh báo chiến tranh sắp đến, nhưng cũng cho rằng nó đã diễn ra rồi.
Các bạn đang chứng kiến sự bành trướng của đạo Hồi, sự lớn mạnh của Trung Quốc. Họ có động lực, họ kiêu ngạo và đang trên đường hành quân. Họ nghĩ rằng Do Thái giáo và Công giáo phương Tây đang thoái lui“, Bannon trả lời trong một chương trình phát thanh năm 2016.
Năm 2011, Bannon tin rằng “một cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan sẽ kéo dài trăm năm“. 3 năm sau, ông vẫn khẳng định: “Chúng ta đang trong cuộc chiến chống Hồi giáo thánh chiến phát xít và nó sẽ di căn vượt ngoài tầm xử lý của chính phủ“.
Khi miêu tả về trang web Breibart mà ông điều hành, Bannon nói: “Luôn là chiến tranh. Mỗi ngày chúng tôi luôn thể hiện rằng chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh“.
Để đối mặt với nguy cơ này, Bannon lập luận Do Thái giáo và Công giáo phương Tây phải chiến đấu để tránh thất bại. Ông gọi đạo Hồi là “tôn giáo quy phục”, bác bỏ lời của Tổng thống Bush “con” nói về Hồi giáo sau vụ 11/9 là “tôn giáo của hòa bình”.
Vào năm 2007, Bannon cũng từng soạn một kịch bản phim tài liệu cho rằng một nhóm cộng đồng Hồi giáo, giới truyền thông, các tổ chức Do Thái và các cơ quan chính phủ đang âm mưu lật đổ chính quyền để áp đặt luật riêng của họ.
Những xung đột hiện sinh như thế này là trọng tâm trong tiên đoán của Strauss và Howe. Có 4 cách để “Bước ngoặt Thứ 4″ kết thúc và 3 trong số này bao gồm những sự sụp đổ quy mô lớn. “Nước Mỹ có thể được tái sinh, rồi chúng ta sẽ chờ khoảng 100 năm nữa để chu kỳ lại bước vào khủng hoảng“, theo hai nhà lý luận.
Chúng ta sẽ phải trải qua những ngày đen tối trước khi chứng kiến bầu trời trở lại trong xanh ở nước Mỹ. Chúng ta sẽ phải chịu nỗi đau khôn xiết. Nếu có ai nói rằng chúng ta không cần phải trải qua đau đớn, tôi tin họ đang lừa dối bạn“, Bannon cảnh báo hồi năm 2010.
Phong trào do ông Trump đang khởi xướng chính là phần đỉnh của hiệp đầu tiên“, Bannon nói vào ngày 2/11/2016, vài ngày trước khi bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra.
Theo Zing