Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Ai tác động khiến Trump bất ngờ xoay chiều về chính sách "Một Trung Quốc"?

Hải Võ | 

Ai tác động khiến Trump bất ngờ xoay chiều về chính sách "Một Trung Quốc"?
(Ảnh minh họa: Getty Images)

Việc Trump tuyên bố tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc" được cho là sự thay đổi bất ngờ và là kết quả nỗ lực "đoàn kết" của một số quan chức trong chính phủ Mỹ.

Sự điều chỉnh lập trường bất ngờ của Trump, được công khai trong thông cáo của Nhà Trắng ngày 9/2 (giờ miền Đông) về cuộc điện đàm giữa tân Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông Trump có cuộc gặp với Ngoại trưởng Tillerson - các quan chức giấu tên nói với Reuters.
Tillerson cùng cố vấn an ninh quốc gia của Trump, tướng về hưu Michael Flynn và một số người khác đã cùng thuyết phục tổng thống - theo cách mà một quan chức chính phủ mô tả là "nỗ lực nhất quán" - rằng "[tôn trọng chính sách 'Một Trung Quốc'] là điều đúng đắn phải làm vì các mối quan hệ và ổn định khu vực".
Cuộc trao đổi qua điện thoại giữa Flynn với Ủy viên quốc vụ Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì hôm 3/2 cũng được cho là góp phần thúc đẩy diễn biến hòa dịu giữa Bắc Kinh-Washington.
Reuters bình luận, sự "can thiệp" thành công của Rex Tillerson cho thấy trong một chính quyền mà Nhà Trắng đóng vai trò trung tâm, vị tân Ngoại trưởng có tác động rất lớn đến Tổng thống và có thể góp phần điều chỉnh các quyết định ở một số vấn đề địa chính trị.
Ông Tillerson cũng ảnh hưởng lên một số ưu tiên khác của Trump như cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), đối đầu Iran hay cải thiện các mối liên hệ với Nga.
Ai tác động khiến Trump bất ngờ xoay chiều về chính sách Một Trung Quốc? - Ảnh 1.
Ngoại trưởng Tillerson đã trao đổi với Tổng thống Trump, không lâu trước khi Trump có cuộc điện đàm "không được thông báo trước" với Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)
Sự bất mãn của chính phủ Trung Quốc nhằm vào Trump đã bùng lên từ tháng 12 năm ngoái, khi ông nhận điện từ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và tuyên bố Mỹ không bị ràng buộc bởi chính sách "Một Trung Quốc".
Bắc Kinh đã "bắn tín hiệu" đến Washington rằng sẽ không có cuộc điện đàm nào giữa ông Tập với Trump, và quan hệ song phương sẽ không tiến triển chừng nào Trump chưa tái cam kết với chính sách về Đài Loan - một quan chức khác tiết lộ với Reuters.
Các chuyên gia về Trung Quốc ở Mỹ nói sự thay đổi của Trump về "Một Trung Quốc" sẽ giúp giảm căng thẳng và mở đường có các cuộc thảo luận Mỹ-Trung. Nhưng họ lưu ý rằng động thái này không chứng minh Trump sẽ mềm hơn với Bắc Kinh trong các lĩnh vực khác, bao gồm vấn đề biển Đông, đe dọa áp thuế cao lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc, hay đòi Trung Quốc gây sức ép với Triều Tiên.
Tuy vậy, việc Trump thỏa hiệp ở vấn đề được Bắc Kinh xem là lợi ích cốt lõi cũng "tạo ra nguy cơ rằng Trung Quốc sẽ nhận định Trump chỉ tuyên bố cứng rắn nhưng có thể dao động nếu họ gây đủ áp lực" - chuyên gia Bonnie Glaser của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ bình luận.
Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra bình luận tiếp theo về diễn biến trên.
Theo Reuters, vai trò mới nổi của Ngoại trưởng Tillerson cho thấy ông có thể trở thành một sức ảnh hưởng ôn hòa với cả đối tác và đối thủ của Mỹ - các bên có khả năng bị "gây nhiễu" bởi các tuyên bố cứng rắn và khó đoán của Trump.
Trong vai trò trước đây là CEO hãng dầu khí Exxon Mobil, Tillerson có mối quan hệ khá phức tạp với Bắc Kinh khi thường phải đàm phán với các doanh nghiệp dầu khí quốc doanh của Trung Quốc để bảo đảm lợi ích của Exxon tại châu Á.
Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi đầu tháng 1 để xác nhận tư cách Ngoại trưởng, Rex Tillerson tuyên bố cần ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo trên biển Đông.
Nhưng trong một thư phúc đáp những câu hỏi sau đó của các nhà lập pháp, ông đã sử dụng ngữ điệu mềm mỏng hơn khi nói Mỹ cùng đồng minh "phải có khả năng hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc" đối với các đảo đá ở biển Đông.
theo Trí Thức Trẻ

Nhà thờ họ Đặng của chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh nằm lấn quốc lộ

13/02/2017  20:37 GMT+7

 - Nhà thờ dòng họ của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Đặng Duy Báu và đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh thuộc diện phải di dời khi nâng cấp, mở rộng QL8B (đoạn qua thị trấn Nghi Xuân) nhưng nay đường xong, nhà thờ này vẫn nằm trong hành lang ATGT đường bộ.
Đoạn đường qua thị trấn Nghi Xuân được nâng cấp, mở rộng chỉ dài 1km, có kinh phí 15 tỷ đồng. 
Nằm trên đoạn đường này, nhìn thoáng qua, nhà thờ họ Đặng tưởng chừng nằm trọn trong hành lang ATGT đường bộ nhưng một phần của thực chất phạm vào lòng đường, trở thành chướng ngại vật, như nút thắt cổ chai, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông và người đi bộ.
Nhà thờ họ Đặng của chủ tịch tỉnh nằm lấn quốc lộ
Nhà thờ họ Đặng nằm trên hành lang an toàn giao thông QL8B (chỉ đỏ) buộc phải giải tỏa.
Năm 2010, khi phê duyệt chủ trương giải tỏa mở rộng QL8B, người dân hai bên đường đều phải nghiêm chỉnh chấp hành giải tỏa lùi nhà, vườn vào bên trong. Chỉ riêng nhà thờ họ Đặng vẫn ở nguyên vị trí ban đầu.
Các cụ trong họ chưa đồng ý lùi
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Viết Hưng, Giám đốc Ban quản lí dự án huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), đơn vị chủ đầu tư làm tuyến đường QL8B cho biết, đoạn đường qua nhà thờ họ Đặng chưa thể giải tỏa có diện tích nằm dưới lòng đường khoảng 5m2 và trên hành lang ATGT khoảng 30m2. 
"Nhà thờ họ có từ lâu đời, cần họp các cụ trong dòng họ, thống nhất phương án di dời'', ông Hưng xác nhận và cho biết chủ đầu tư đã gặp các cụ cao niên trong dòng họ Đặng mấy lần để bàn về phương án lùi nhà thờ họ vào trong. 
Tuy nhiên, các cuộc gặp trao đổi vẫn chưa ra phương án di dời khả thi.
Nhà thờ họ Đặng của chủ tịch tỉnh nằm lấn quốc lộ
Căn nhà thờ họ Đặng có lịch sử hình thành lâu đời, được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh
Ông Phạm Tuấn Dương, Chủ tịch thị trấn Nghi Xuân cho hay, một số cử tri ý kiến đề xuất cần sớm giải tỏa nhà thờ cản trở hành lang ATGT. Nhưng thẩm quyền giải quyết việc này không còn của địa phương cấp huyện.
Trả lời câu hỏi liệu có hay không nhà thờ họ Đặng được ưu ái do có người nhà làm lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thì chủ tịch thị trấn này thông tin cho biết, nhà thờ họ Đặng từ năm 2003 đã được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh nên thuộc Sở Văn hóa quản lý. Do đó, các cấp có thẩm quyền cấp tỉnh sẽ có hướng xử lý.
''Ông Báu (Đặng Duy Báu) làm Bí thư Tỉnh ủy, còn anh Khánh (Đặng Quốc Khánh) lúc đó đang còn đi học. Anh Khánh từ năm 2012 về làm Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, trong khi đó, di tích lịch sử này được công nhận từ năm 2003'', ông Dương chia sẻ.
Nhà thờ họ Đặng của chủ tịch tỉnh nằm lấn quốc lộ
Phần nhô ra nhà của nhà thờ chưa được giải tỏa
Nhà thờ họ Đặng của chủ tịch tỉnh nằm lấn quốc lộ
Ông Phạm Tuấn Dương
Theo ông Dương, nhà thờ họ Đặng hay còn gọi là nhà thờ cụ Đặng Sỹ Vinh, là người có công đầu trong việc mở ra con đường QL8B ngày nay. Tuyến đường được quy hoạch mở rộng ra nhiều lần, từ 8m đến 9m; từ 18m đến 24m và đến nay tuyến đường được phê duyệt quy hoạch 35m.
Được biết, điểm lồi nhất của nhà thờ họ Đặng buộc phải di dời nằm trên QL8B chỗ rộng nhất là 1,8m và ngắn 1,2m.
Ông Dương xác nhận nhà thờ họ Đặng dù "chiếm không nhiều" phần lòng đường nhưng nhìn qua đoạn này này khiến bộ mặt thị trấn chưa được đồng bộ.
Phóng viên tìm cách liên lạc với ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nhưng do bận đi công tác cơ sở, ông hứa sẽ chủ động liên lạc để trả lời khi có thời gian.
Tuyến đường QL8B mở rộng từ 18m lên 24m, bắt đầu từ QL1A (qua cầu Bến Thủy) đi vào trung tâm huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Trụ sở UBND huyện Nghi Xuân nằm cách nhà thờ họ Đặng gần 200m, cách trụ sở UBND thị trấn khoảng hơn 200m.
Kinh phí thi công tuyến đường dài khoảng 10km là hơn 200 tỷ đồng.

Đường “thắt cổ chai” vì vướng nhà thờ họ lãnh đạo tỉnh

Vì lý do này, lý do khác, nhà thờ vẫn đang nằm trong hành lang ATGT đường bộ.

Nhà thờ dòng họ của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh và đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã được xây dựng từ lâu. Sau khi Dự án mở rộng QL8B được triển khai, nhà thờ này nằm trong diện phải di dời. Tuy nhiên, vì lý do này, lý do khác, nhà thờ vẫn đang nằm trong hành lang ATGT đường bộ.
Thậm chí, khi tiến hành GPMB Dự án nâng cấp, mở rộng QL8B giai đoạn 1, đoạn qua thị trấn Nghi Xuân, huyện Nghi Xuân vào năm 2010, nhà thờ này còn phạm cả vào một phần lòng đường mà cũng không bên nào chịu đứng ra xử lý. Đến nay, con đường hoàn thành được hơn 1 năm mà vẫn chưa thể hoàn thiện, bàn giao, chỉ vì… vướng nhà thờ này.
Nhà thờ họ “chềnh ềnh” trên quốc lộ
Sáng 9/2, PV Báo Giao thông có mặt trên QL8B, đoạn qua thị trấn Nghi Xuân, huyện Nghi Xuân. Đây là tuyến đường chính nối từ QL1 về trung tâm huyện. Hiện, đường đã được mở rộng khang trang, đẹp vào hàng bậc nhất huyện Nghi Xuân. Tuy nhiên, khi đi trên con đường này bất cứ ai cũng cảm thấy ngạc nhiên, khi tuyến đường rộng 24m đang thẳng tắp bỗng bị “thắt lại” đột ngột vì phần cổng của một nhà thờ chìa ra lòng đường. Khi tìm hiểu PV mới biết, đây là nhà thờ của họ Đặng, một dòng họ lớn ở huyện.
Ông Nguyễn V.T., một người dân gần nhà thờ này cho biết: “Đó là nhà thờ họ Đặng. Nhà thờ họ của ông Báu, trước đây là Bí thư Tỉnh ủy, nay có con trai là ông Khánh đang giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Vẫn biết nhà thờ nằm giữa đường như thế là sai, nhưng liên quan đến lãnh đạo tỉnh nên chắc chẳng ai giải tỏa đâu”. Một người dân khác chua chát kể: “Năm 2010, giải tỏa mở rộng đường 8B, tất cả các hộ dân hai bên đường đều phải lùi nhà vào, chỉ duy nhất nhà thờ này được yên vị”.
Theo quan sát của PV, nhà thờ trông khá cổ kính và không có nhiều điểm khác biệt so với các nhà thờ tổ của các dòng họ. Nhà thờ chính được xây dựng bằng đá, gỗ và lợp ngói, hệ thống tường bao và cổng làm bằng đá xanh. Toàn bộ diện tích của nhà thờ chưa đến 40m2. Tuy nhiên, điểm khác biệt của nhà thờ họ Đặng chính là việc gần như toàn bộ diện tích nhà thờ nằm trên hành lang ATGT. Riêng phần sân và phần cổng nhà thờ hiện đang chiếm trọn vỉa hè và làn đường dành cho xe thô sơ của QL8B theo hướng phải tuyến từ Đông sang Tây.
Chính Chủ tịch UBND thị trấn Nghi Xuân – ông Phạm Tuấn Dương cũng thừa nhận, việc nhà thờ họ Đặng hay còn gọi là Nhà thờ Đặng Sỹ Vinh nằm trên vỉa hè và chiếm một phần lòng đường QL8B đang gây ra nhiều hệ lụy. Ông Dương cho biết, nhà thờ họ Đặng có một phần nằm chìa ra lòng đường, tuy không quá nhiều nhưng đã ảnh hưởng tới mỹ quan, bộ mặt đô thị của thị trấn. Mặt khác, nó ít nhiều gây nguy cơ tiềm ẩn TNGT đối với người và phương tiện lưu thông trên tuyến.
Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, điểm nhà thờ lấn ra QL8B xa nhất là 1,7m, rộng chừng 4m, còn vỉa hè và hành lang thì nằm hoàn toàn trên phần đất của nhà thờ, diện tích khoảng 30m2. Năm 2015, do không di dời được nhà thờ họ Đặng, nên chủ đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng QL8B và nhà thầu đành “tạm” điều chỉnh thiết kế ở đoạn này. Theo quy hoạch, mặt đường rộng 24m, tuy nhiên do mắc phải nhà thờ nên nhà thầu đã làm đường vuốt cổ chai. Hệ thống mương thoát nước tại điểm này cũng được điều chỉnh thành đỉnh cao trình thủy lợi để nước thoát ngược về hai bên.
Hơn 20 năm vẫn chưa giải quyết xong

Phần cổng của nhà thờ họ Đặng chìa ra khiến tuyến đường rộng 24m bị thắt lại đột ngột.
Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết nhà thờ trên đã có từ rất lâu đời. Tuyến đường 8B trước đây cũng chỉ là con đường nhỏ vào huyện Nghi Xuân. Vị trí nhà thờ lúc đó không nằm trong hành lang đường. Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, tuyến đường ngày càng được mở rộng và nhà thờ này được đưa vào diện cần phải di dời.
Năm 1995, thực hiện Nghị định 36 về giải tỏa hành lang ATGT, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân sống hai bên đường đã tự nguyện lùi công trình về phía sau, nhường đất cho Nhà nước làm đường. Kể từ đây, vị trí nhà thờ họ Đặng nằm trên hành lang ATGT đã vận động giải tỏa. Đến năm 2010, dự án nâng cấp, mở rộng QL8B giai đoạn 1 được cấp có thẩm quyền phê duyệt triển khai. Nhà thờ này tiếp tục “lọt” danh sách công trình cần giải tỏa, di dời. Tuy nhiên đến nay, qua gần 7 năm con đường vẫn chưa thể bàn giao, chỉ vì… vướng nhà thờ họ Đặng.
Đại diện cử tri ở khối 3, thị trấn Nghi Xuân cho hay: “Khi làm đường, khối đã thành lập đoàn đi vận động nhân dân sinh sống hai bên tuyến đường tự giác di dời theo đúng mốc chỉ giới. Hiện, đường đã làm xong, lại vướng mỗi chỗ nhà thờ họ Đặng. Đảng viên và nhân dân trong khối mong muốn các cấp chính quyền phải làm sao sớm giải tỏa nhà thờ để trả lại hành lang cho giao thông”.

Có cùng quan điểm ông Phạm Tuấn Dương, Chủ tịch UBND thị trấn Nghi Xuân cho biết thêm, tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp huyện, cử tri cũng có ý kiến đề xuất cần sớm giải tỏa nhà thờ. Tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết không phải của địa phương mà phải là cấp tỉnh. Bởi lẽ, nhà thờ đã được tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2003 nên chỉ có tỉnh mới giải quyết được. Huyện, thị trấn chỉ có thẩm quyền báo cáo và tham mưu cho các cấp cao hơn. “Về phía thị trấn, chúng tôi cũng muốn sự việc được sớm giải quyết để vừa đảm bảo mỹ quan, đường phố đẹp hơn, vừa đảm bảo TTATGT”, ông Dương chia sẻ.
Ông Phan Thanh Là, Trưởng phòng Văn hóa thông tin và ông Trần Nguyên Ngọc, Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Nghi Xuân khẳng định: Về vấn đề nhà thờ họ Đặng, huyện đã nhiều lần mời Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch về phối hợp tìm hướng giải quyết. Các bên cũng đã làm việc với đại diện dòng họ Đặng mấy lần nhưng hiện tại việc di dời nhà thờ vẫn chưa làm được. “Huyện cũng đã có kiến nghị, việc di dời nhà thờ như thế nào thì Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch phải có ý kiến. Nhưng cho đến nay, phía Sở cũng chỉ trả lời đang xem xét, nghiên cứu phương án tối ưu nhất để giải quyết”, ông Là và ông Ngọc cùng cho hay.
Theo Báo Giao Thông
Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước

Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước

Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Đặng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Chợ không bị bán, tiểu thương ôm chầm Chủ tịch tỉnh

Chợ không bị bán, tiểu thương ôm chầm Chủ tịch tỉnh

Chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đối thoại với hàng nghìn tiểu thương đồng loạt đóng quầy phản đối ban quản lý chợ.
Họp quá nhiều do bộ trưởng, chủ tịch tỉnh 'đẩy' việc lên

Họp quá nhiều do bộ trưởng, chủ tịch tỉnh 'đẩy' việc lên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết Thủ tướng và Chính phủ thời gian qua phải họp nhiều do bộ trưởng, chủ tịch tỉnh né việc, "đẩy" việc lên.
Quốc Huy

Việt Nam có sâm tốt nhất thế giới, ‘khắc tinh’ của ung thư

14/02/2017  03:09 GMT+7

- Ít ai biết Việt Nam sở hữu loài sâm hiếm còn tốt hơn cả sâm Triều Tiên, Hàn Quốc, có tác dụng rất tốt với bệnh nhân ung thư.
Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5, sâm Trúc) là một loại sâm quý đặc hữu của Việt Nam, được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh, tiếp giáp 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
TS Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường) cho biết, thân và rễ của sâm Ngọc Linh có tới 52 saponin (thành phần chính của nhân sâm, càng nhiều saponin càng tốt).
Trong số này, có 26 saponin thường thấy ở nhân sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản và 26 saponin mới phát hiện.
Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin damma-ran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới.
Việt Nam có sâm tốt nhất thế giới, ‘khắc tinh’ của ung thư
Sâm Ngọc Linh còn tốt hơn cả nhân sâm Triều Tiên
Ngoài thành phần chính là saponin, trong sâm Ngọc Linh còn có tới 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và 0,1% hàm lượng tinh dầu.
Xét về hàm lượng thu suất toàn phần, sâm Ngọc Linh còn vượt trội hơn hẳn khi hàm lượng cao hơn 3 lần sâm Triều Tiên, gấp hơn 2 lần nhân sâm Trung Quốc và Mỹ.
Theo TS Giang, do quý hiếm nên sâm Ngọc Linh trong tự nhiên đã bị săn lùng đến tuyệt diệt, hiện một số vùng mới đang gây trồng để bảo tồn. 
Sâm Ngọc Linh lớn rất chậm, số tuổi tính theo đốt củ. Ngay cả khi trồng, để thu hái được cũng cần rất nhiều năm. 
Tác dụng kỳ diệu với bệnh nhân ung thư
Ngoài tác dụng chống stress, chống lão hoá, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng gan, giảm cholesterol... sâm Ngọc Linh còn phối hợp hiệu quả tốt với thuốc kháng sinh và thuốc chữa bệnh tiểu đường.
“Qua nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân sử dụng sâm Ngọc Linh cho thấy bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon, lên cân, tăng thị lực, trí lực, tăng sức đề kháng, tăng cường sinh lý cả nam và nữ, giảm lipid máu có hại, ổn định huyết áp”, TS Giang chia sẻ.
Đặc biệt với bệnh nhân bị ung thư, sâm Ngọc Linh được coi là “thần dược”, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, giảm các tác dụng không mong muốn của liệu pháp xạ trị, hoá trị như ăn ngủ kém, rụng tóc, da khô, thiếu máu... nâng cao thể trạng, kéo dài sự sống.
TS Giang cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể sử dụng sâm Ngọc Linh tươi 35-40g/ngày hoặc 10g khô/ngày để giảm đau, tốt hơn cả thuốc giảm đau thông thường, kể cả nhóm opiat.
Khi dùng sâm Ngọc Linh, không cần phải dùng morphine nữa và giúp sức khoẻ cải thiện lên rất nhiều.
Với hàm lượng saponin MR2 chiếm tới 50% hàm lượng saponin toàn phần, sâm Ngọc Linh còn có tác dụng tiêu tế bào lạ, tái tạo tế bào lành, hạn chế khối u phát triển, phòng chống các mầm mống gây ung thư.
“Đặc tính ưu việt của sâm Ngọc Linh so với các sâm khác là có thể sử dụng dài ngày bởi không có độc tính. Nếu để bồi bổ, nâng cao thể trạng, mỗi ngày dùng lượng khoảng 10g tươi”, TS Giang nhấn mạnh.
Cả sâm Ngọc Linh tươi và khô đều có thể ăn trực tiếp bằng cách cắt lát mỏng rồi ngậm. Với sâm tươi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2-3 ngày hoặc 10 ngày nếu ngâm trong mật ong nguyên chất.
Đại gia chi 6 tỷ mua sâm ngậm Tết

Đại gia chi 6 tỷ mua sâm ngậm Tết

Nhiều món quà độc, siêu đắt được mua để làm quà biếu cho các VIP khiến người nghe phải giật mình.
Củ sâm Ngọc Linh 156 tuổi vô địch thế giới

Củ sâm Ngọc Linh 156 tuổi vô địch thế giới

Sâm Ngọc Linh của Việt Nam có chứa tới 52 saponine, gấp hơn 2 lần sâm Hàn Quốc và có hàm lượng thu suất toàn phần gấp 3 lần sâm Triều Tiên.
Minh Anh

Bóng tối chính trị: Những cái chết bí ẩn và rùng rợn liên quan đến gia đình Clinton (P.2)

Ngay sau khi được công bố, danh sách 33 cái chết bí ẩn và rùng rợn nhất liên quan đến Bill và Hillary Clinton của trang tin World Net Daily đã lan đi với tốc độ chóng mặt trên mạng. Những cái chết bí hiểm và sự thật khiến bạn rùng mình.

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Danh sách dài những cái chết liên quan đến gia đình Clinton vẫn chưa kết thúc…
Danh sách những cái chết bí hiểm được cho là có liên quan đến gia đình Clinton vẫn chưa kết thúc…

8. Charles Wilbourene Miller, 17/11/1999

Charles Wilbourne Miller, Phó chủ tịch và là thành vên hội đồng quản trị Altel, công ty chế tạo hệ thống máy tính Nhà Trắng “Big Brother”.
WND đưa tin, một giám định y khoa kết luận Wilbourne Miller, 63 tuổi đã “tự sát” bằng 1 viên đạn, thi thể của ông được tìm thấy tại 1 hố cạn cách nông trại của ông khoảng 300 km. Cảnh sát tìm thấy một khẩu súng săn 0,410 gauge gần thi thể của Miller và 1 Ruger 0,357 nòng súng lục chìm trong nước. Các nhà điều tra kết luận, Miller đã sử dụng Ruger để tự sát. Tuy nhiên, 2 viên đạn trong xi lanh của khẩu súng đã bị dùng hết. Làm thế nào nạn nhân có thể sử dụng 2 vũ khí hay thậm chí là 2 nhát bắn để tự giết chính anh ta?
Miller đã không còn là công dân chính thức ở Arkankas. Ông từng là phó chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị Alltel.
Alltel là sự kế thừa từ Stephens’ Systematics, công ty chuyên cung cấp phần mềm cho cơ sở dữ liệu “Big Brother” của Nhà Trắng, một kế hoạch của chính quyền Clinton để phát triển máy tính bí mật gắn chip “Clipper” trên tất cả các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax và email tại Mỹ.

9. Daniel Dutko, 27/7/1999

Danile Dutko, 54 tuổi, đồng chủ tịch của Đảng quốc gia Dân chủ, lãnh đạo năm 2000, được báo cáo đã chết vì chấn thương sọ não trong một tai nạn đạp xe leo núi ở Aspen. Các nhà chức trách cho biết, Dukto không đội mũ bảo hiểm và đầu bị đập vào vỉa hè 2 lần. Dutko đến Aspen để tham dự buổi quyên góp của Tổng thống Clinton. Dutko cũng được giao chức vụ Phó chủ tịch chiến dịch Clinton-Gore năm 1995.
Dutko từng là phó chủ tịch tài chính của DNC năm 1996, theo báo cáo một sĩ quan Trung Quốc đã đầu tư hàng ngàn USD cho chiến dịch tái tranh cử của gai đình Clinton năm 1996.

10. Trung tướng David J. McCloud, 26/7/1998

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Trung tướng David J. Mcclound.
Trung tướng David J. Mcclound, từng là giám đốc Bộ tổng tham mưu cơ cấu nhân viên cho bà Clinton từ tháng 5/1996 đến tháng 12/1997. Sau đó ông trở thành chỉ huy của Alaska và lực lượng không quân 11. McClound bị giết chết khi đang thử nghiệm Yak-54 – một động cơ máy bay nhào lộn của Nga. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa được làm rõ.
Một vài Blog đã tuyên bố vô căn cứ McClound là 1 thành viên trong 24 nhóm tìm cách bắt giữ Clinton vì tội phản quốc theo Bộ luật thống nhất khi Clinton vẫn đang làm Tổng thống.

11. Johnny Lawhorn Jr. , 29/3/1998

Johnny Lawhorn Jr, một thơ cơ khí, chết tai trong một vụ tai nạn xe. Mấy tháng trước đó, người ta tìm thấy trong cái cốp xe của Johnny những hồ sơ của vụ Whitewater trong đó có bản sao tấm ngân phiếu 27 ngàn USD là do Ngân Hàng Madison trả cho Bill Clinton. Johnny đã dự tính chuyển hồ sơ đó cho FBI thì gặp nạn.

12. Barbara Olson

Luật sư cố vẫn cho Ủy ban của Hạ viên điều tra vụ Filegate & Travelgate của gia đình Clinton, đã chết trong một tai nạn máy bay.

13. Sandy Hume, 22/2/1998

Sandy Hume, con trai của ông Britt Hume, hiện là cộng tác viên của đài Fox News, đã chết đột ngột tại nhà riêng. Theo tin đã đưa, Sandy Hume đang chuẩn bị công bố hàng loạt bài viết về việc Tòa Bạch Cung (dưới thời Bill Clinton) đã cố tình dùng các cuộc điều tra để ngăn chặn phê bình.

14. Danny Caslaro, 10/8/1991

Ký giả điều tra những vụ bê bối của Clinton. Thi thể của anh được tìm thấy trong phòng tắm tại khách sạn West Virginia, nguyên nhân cái chết được biết là do đứt mạch máu ở cổ tay.

15. Gandy Baugh, 9/2/1994

Luật sư đại diện cho tội phạm ma túy Lasater và cũng là bạn thân của Clinton trong một vụ kiện về tài chính bất hợp pháp. Lassater từng là phụ tá thân cận của Bill Clinton, khi Cựu tổng thống Bill Clinton làm Thống đốc bang Arkansas. Theo tin đã đưa, Gandy đã tự tử bằng cách nhảy ra ngoài từ cửa sổ một tòa nhà cao tầng.
Năm 1984, Lasater đã mua Angel Fire Resort, một khu nghỉ mát trượt tuyết gần Taos, New Mexico, mang tên bà Clinton. Một báo cáo điều tra Hải quan Hoa Kỳ tiết lộ các khu du lịch đã được sử dụng cho các hoạt động ma túy và rửa tiền.

16. Jon Parnell Walker, 15/8/1993

Walker chết do rơi từ sân thượng của tòa nhà Lincoln Towers tại Arlington, Virginia
Ngày 10/7/1994, tờ The Day Connecticut đưa tin: “Tháng 3/1992, Walker và điều tra viên của Tổng công ty Resolution Trust Corporation (RTC), đã liên lạc với các văn phòng khu vực Thành phố Kansas RTC điều tra lấy thêm thông tin cho vụ Whitewater và gia đình Clinton”.

17. Susan Coleman

Chết khi đang mang thai. Theo nhiều nguồn tin, Susan Coleman đã từng có một cuộc tình với Cựu tổng thống Bill Clinton khi ông làm Thống đốc bang Arkansas. Clinton từng là Giáo sư luật của Coleman tại trường Đại học Arkansas ở Fayetteville.
Mặc dù, Susan chết do một viên đạn bắn vào phía sau đầu, nhưng cái chết của cô lại được cảnh sát kết luận là một vụ tự tử.

18. Jim Wilhite, 21/12/1992

Jim Wilhite, 54 tuổi, phó chủ tịch ARKLA, bị một người đàn ông giết chết trong khi đi trượt tuyết. Theo báo cáo, ông “bị thương ở đầu nghiêm trọng do đâm vào một cái cây khi đang trượt tuyết trên núi Snowmass, Aspen, tiểu bang Colordo, trong một kỳ nghỉ cùng gia đình”.

19. Bác sĩ Stanley Heard, 10/9/1993

Bác sĩ Stanley Heard từng là bác sĩ riêng của mẹ, cha dượng và em trai của ông Bill Clinton và cũng là chủ tịch của Ủy ban Tư vấn chăm sóc sức khỏe của bà Hillary. Ông và luật sư của mình, Steve Dickson chết trong một tai nạn máy bay cách 50 dặm về phía Tây Washington.
Thông qua radio thông báo, đã có một đám cháy xuất hiện trên máy bay trước khi nó bị rơi, đây được xem là nguyên nhân của vụ tai nạn.
Tuy nhiên, năm 1993, Washington Post đưa tin,“Dickson cùng máy bay của mình từ Topeka, nhưng trên đường đến Washington do gặp phải một vài trục trặc ở St Louis, anh đã rời máy bay của mình để sửa chữa và thuê một chiếc máy bay khác”.
Hội đồng an ninh quốc gia cho biết, vụ tai nạn là do“không kiểm tra máy bay hàng năm và không tuân thủ chỉ thị điều kiện bay của nhân viên bảo trì”.
(Còn tiếp)
Theo WND