Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km.
Báo Quân đội nhân dân đăng "4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, khu công nghiệp…".
Các tỉnh nằm trong vòng chiến sự gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Xem đồ họa).
Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang do nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường ghi lại. Khi đó, ông là cán bộ phòng biên tập ảnh của Nhà xuất bản Văn hóa được tăng cường lên biên giới phía Bắc cuối năm 1978. Từ lúc chiến sự xảy ra đến đầu tháng 3/1979, ông theo chân công an vũ trang đi khắp chiến trường Cao Bằng, ghi lại những hình ảnh chân thực của cuộc chiến 38 năm trước bằng một chiếc máy ảnh và 20 cuộn phim.
Bất ngờ trước sự tấn công của quân Trung Quốc, người dân thị xã Cao Bằng ngược đường quốc lộ, băng rừng di tản về hướng Bắc Kạn, Thái Nguyên. Giữa dòng người tản cư có hai chị em cõng nhau chạy nạn. Hai đứa trẻ vừa đói, vừa mệt nhưng cũng không dám nghỉ ngơi. Nhiều năm qua, ông Trần Mạnh Thường vẫn hy vọng gặp lại hai chị em trong bức ảnh.
Cô bộ đội bế bé gái theo mẹ đi tản cư tại chân cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng). Mẹ của bé trúng đạn quân Trung Quốc bị thương nặng, được bộ đội đưa về tuyến sau. "Tình hình khi ấy rất khẩn trương, ai cũng hoang mang vì không nghĩ Trung Quốc lại đưa quân tràn qua bắn phá", ông Thường kể.
Từ ngày 17/2/1979 đến 18/3/1979 khi Trung Quốc rút quân, nhiều bản làng dọc biên giới phía Bắc bị tàn phá nặng nề. Đạn pháo tầm xa phá hủy nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu cống, người dân bị giết hại.
Cầu sông Bằng (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc đánh sập.
Nhà trẻ thị xã Cao Bằng chỉ còn là đống đổ nát.
Trâu bò bị giết dọc đường quân Trung Quốc đi qua.
Anh Nông Văn Ất ở xã Hưng Đạo (Cao Bằng) bật khóc khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về cái chết của vợ con. Chị Nguyễn Thị Hải, vợ anh đang mang bầu 6 tháng cùng bốn đứa con, lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi đều bị giết chết rồi ném xuống giếng.
Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại.
Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra khi các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế, truy quét quân Khmer Đỏ ở Campuchia. Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới lúc này khoảng 50.000 quân, chủ yếu bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ.
Đối đầu với đội quân đông gấp 12 lần được yểm trợ bởi hỏa lực mạnh, quân dân các dân tộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc chủ động tổ chức chiến đấu ngay tại chỗ cầm chân quân Trung Quốc trong khi chờ quân chủ lực.
Bộ Quốc phòng Việt Nam gấp rút điều động các sư đoàn bộ binh quân khu từ tuyến sau lên, quân chủ lực từ chiến trường Tây Nam trở về tham chiến.
Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn gục tại bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng). Bộ đội bám trụ từng hốc suối, bìa rừng, đánh bật quân Trung Quốc lùi dần về phía đường biên. Báo Quân đội nhân dân số Thứ Sáu, ngày 23/2/1979 đăng "Trong 5 ngày (từ 17 đến 21/2), quân dân các tỉnh biên giới diệt 12.000 địch, diệt và đánh thiệt hại nặng 14 tiểu đoàn, bắn cháy, phá hủy 140 xe tăng, xe thiết giáp, thu nhiều súng và đồ dùng quân sự".
Súng chống tăng DKZ, đạn B41, súng trung liên, đại liên của quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam thu được.
Để huy động sức người, sức của cho công cuộc cứu nước, ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 - LCT ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Hàng vạn thanh niên các tỉnh biên giới và toàn quốc nhanh chóng ghi danh nhập ngũ.
Đất nước chuyển mình vào cuộc kháng chiến mới. Hàng hóa nhanh chóng được chi viện cho chiến trường phía Bắc.
Các thiếu nữ dân tộc Tày chuyển lương thực cho bộ đội.
Khi lệnh Tổng động viên được ban bố ngày 5/3, Trung Quốc tuyên bố rút quân vì đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh". Tuy nhiên, suốt 10 năm (1979-1989), chiến sự vẫn tiếp diễn ở biên giới phía Bắc, khốc liệt nhất là mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang).
Chất nhầy có tính kết dính, trọng lượng chưa xác định bám dính số lượng lớn vào lưới của 3 tàu đánh cá. Ảnh: HN
Chiều 15/2, ông Nguyễn Hoài Nam (Chi cục trưởng Thuỷ sản tỉnh Quảng Trị) cho biết đơn vị vừa lấy mẫu, gửi xác minh chất nhầy, có tính kết dính, trọng lượng khá nặng bám số lượng lớn vào lưới đánh cá của ngư dân.
Vào tuần trước, khi đánh bắt hải sản ở vùng biển phía bắc đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), 3 tàu cá của các ngư dân tại thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh) bị bám dính chất nhầy nêu trên vào lưới.
Theo mô tả của ngư dân, chất nhầy bám chắc vào lưới, có màu vàng đục. Việc bám dính của chất này khiến gần 80 tấm lưới của ngư dân bị kéo chìm xuống biển, gây thiệt hại hơn 550 triệu đồng. Những tấm lưới không bị chìm thì quá trình thu lưới kéo dài từ 6 tiếng tăng lên đến 20 tiếng, vệ sinh lưới mất thời gian, khó khăn và làm giảm chất lượng lưới.
Khi về bờ, một tàu cá do lưới dính bùn quá nặng khiến mất cân bằng, cộng với thời tiết xấu nên bị chìm khi cách bờ khoảng 500 m.
Ông Nam cho hay đây là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng bùn lắng bám vào lưới của ngư dân ở Quảng Trị.
Chi cục thuỷ sản tỉnh khuyến cáo ngư dân tạm thời không đánh bắt ở vùng biển trên để tránh gặp phải sự cố tương tự.
Trong khi chưa có kết luận chính xác từ các nhà điều tra Malaysia, đã có rất nhiều nguồn tin cho rằng ông Kim Jong-un chính là người đã ra lệnh hạ sát người anh trai cùng cha khác mẹ của mình, Kim Jong-nam.
Kim Jong-nam, con trai của Kim Jong-il và nữ diễn viên nổi tiếng Song Hye-rim
Kim Jong-nam sinh vào tháng 5/1971 tại Bình Nhưỡng. Mẹ ông, bà Song Hye-rim là một ngôi sao nổi tiếng tại Bắc Hàn, sở hữu một lượng lớn người hâm mộ trong đó có ông Kim Jong-il. Bà là con gái một gia đình trí thức Hàn Quốc di cư sang Triều Tiên trong chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Bà Song Hye-rim lớn hơn ông Kim Jong-il 6 tuổi. Khi hai người bắt đầu mối tình, bà vẫn còn đang vợ của một người đàn ông khác, hai người đã có 1 người con.
Mẹ ruột của Kim Jong-nam, bà Song Hye-rim. (Ảnh: Internet)
Vì đây là một mối quan hệ không chính thống, nên trong nhiều năm ông Kim Jong-il đã giấu cha mình, cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành, về người vợ và con trai.
Kim Young-soon, một vũ công nổi tiếng cùng thời với bà Song, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2003, tiết lộ bà đã bị bỏ tù vì hé lộ chuyện của ông Kim Jong-il. Bà Kim Young-soon kể lại, một ngày bà gặp lại bà Song Hye-rim, bà Song khoe với bà rằng, đã chuyển đến Bình Nhưỡng và sống trong “một khu dinh thự 5 tầng” – ngôi nhà dành cho giới quý tộc của Triều Tiên. Bà Kim hiểu điều này có ý nghĩa gì, người bạn của bà đã trở thành vợ của ông Kim.
Khi Kim Jong-nam chào đời, Kim Jong-il đang được lựa chọn làm người kế vị ông Kim Nhật Thành, nếu như chuyện này bị tiết lộ chắc chắn sẽ gây nhiều bất lợi cho tham vọng chính trị của ông.
Kim Jong-nam sống ẩn nấp trong một dinh thự tại Bình Nhưỡng.
Vì gặp nhiều vấn đề sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần, nên bà Song Hye-rim phải ra nước ngoài điều trị, bà mất tại Nga vào năm 2002. Kim Jong-nam sống với bà ngoại cùng dì, Song Hye-rang.
Kim Kyong-hui (em gái Kim Jong-il) đã từng có ý định đưa Kim Jong-nam về nuôi khi ông còn rất bé. Tuy nhiên, chuyện này không thành, sau đó bà Kim vẫn luôn hỗ trợ Kim Jong-nam.
Cựu lãnh đạo Triều Tiên, chủ tịch Kim Jong-il (trái) và con trai Kim Jong-nam lúc bé (phải). (Ảnh: Internet)
Ông Kim Jong-il rất yêu quý con trai của mình, luôn gọi điện cho con khi vắng nhà. Sau một thời gian dài, Jong-nam cũng gây dựng được chút tình cảm với ông nội Kim Nhật Thành.
Năm 1979, Jong-nam bắt đầu 10 năm đi du học tại Nga, Thụy Sĩ, ông rất giỏi tiếng Pháp và Anh. Cuối thập niên 1980, ông trở lại Triều Tiên.
Vì có nhiều cơ hội tiếp xúc thế giới bên ngoài và không thích sống cô độc ở Bình Nhưỡng và Wonsan, những điều này đã khiến ông đặt câu hỏi về hệ thống chính trị và kinh tế của Triều Tiên.
Trong một cuốn sách của nhà báo người Nhật Bản, ông Kim Jong-nam từng nói: “Cha tôi đã cố gắng che giấu một sự thật là ông ấy đã sống với mẹ, một người đã kết hôn, một nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng, vì vậy tôi không bao giờ được ra khỏi nhà hay có bạn bè. Cô đơn từ thời thơ ấu có thể đã làm nên tôi bây giờ, thích tự do”.
Ông Kim Jong-il rất giận con trai mình, từng có lần ông Jong-il dọa đưa Jong-nam vào một trại tù làm lao động mỏ than.
Thay vì bị đưa đi tù, Jong-nam đã trải qua những năm tháng tuổi 20 bằng những yêu cầu và kì vọng không thực tế từ cha của mình.
Kim Jong-nam chưa bao giờ là ứng cử viên thích hợp cho vị trí kế nhiệm lãnh đạo của Triều Tiên, nhưng ông được giao cho rất nhiều nhiệm vụ kinh doanh của gia đình.
Hồi năm 1990, khi hàng ngàn người Triều Tiên chết đói, Jong-nam đã tham gia hoạt động kiểm toán, xem xét tình hình tài chính của các nhà máy quốc doanh.
Tại đây, Jong-nam được chứng kiến những vụ hành hình các quản lý của nhiều nhà máy bị tố cáo biển thủ. Những chuyện này đủ khiến Jong-nam thất vọng về đất nước và hệ thống chính trị mà ông và cha dẫn dắt.
Cuối thập niên 1990, Kim Jong-nam kết hôn và có một vài người con.
Từ đầu những năm 2000, ông Jong-nam bắt đầu sống ở nước ngoài, chủ yếu là Macau, ông cũng có nhà riêng tại Bắc Kinh.
Ông được giao nhiệm vụ quản lý một số tài khoản gia đình có giá trị lên tới hàng tỷ USD và một vài hoạt động kinh doanh ngầm của Triều Tiên.
Mặc dù, Jong-nam từng dính dáng đến những hoạt động buôn bán ma túy hay buôn lậu vũ khí, nhưng ông giữ một nhiệm vụ quan trọng trong việc hợp pháp hóa những khoản tiền kiếm được từ các hoạt động phi pháp. Rõ ràng, không ngẫu nhiên khi Jong-nam thường xuyên qua lại những casino ở châu Á. Việc này biến Jong-nam trở thành tay chơi có tiếng tại các sòng bài trên khắp khu vực này.
Sự cạnh tranh trong gia đình
Trong một lần, khi uống rượu say, cố lãnh đạo Kim Jong-il đã khóc và mắng vợ mình bà Song Hye-rim: “Cô chính là thủ phạm. Cô cướp con trai tôi”.
Cuối thập niên 1970, Kim Jong-il quen một vũ công người Nhật Bản gốc Triều Tiên, Ko Yong-hui.
Sau khi Jong-nam bỏ ra nước ngoài, Kim Jong-il sống với bà Ko và sinh được 3 người con, trong đó người con thứ 2 là lãnh đạo Triều Tiên hiện tại, ông Kim Jong-un.
Không như những gì ông Kim Jong-il nghĩ, bà Ko là một người có nhiều tham vọng. Bà bắt đầu kết thân với các trợ tá và tướng của chồng.
Cuối năm 1999 – đầu năm 2000, bà Ko chính thức trở thành đệ nhất phu nhân, cùng chồng tham gia những chuyến thị sát quân đội. Đây là một trong những nền tảng cho cơ hội kế vị của Jong-un và anh trai Jong-chol.
Kim Jong-nam đã từng được coi là người kế vị hợp pháp của Kim Jong-il, ông còn từng được mệnh danh là “tiểu tướng” ngay khi còn nhỏ. Tuy nhiên, năm 2001, sau một nỗ lực nhập cảnh vào Nhật Bản bất thành, do dùng hộ chiếu giả mạo sử dụng một bí danh của Trung Quốc, Pang Xiong, (nghĩa là “Gấu béo” theo tiếng Quảng Đông). Jong-nam trở thành kẻ không được ưa thích ở Bình Nhưỡng nên đã quyết định đi lưu vong ở nhiều nơi, chủ yếu là Macau, Trung Quốc.
Ngay từ khi còn nhỏ, Kim Jong-nam đã được mệnh danh là một tiểu tướng.
Kim Jong-un lên làm lãnh đạo Triều Tiên khi cha ông qua đời vào năm 2011. Jong-nam đã không tham dự đám tang của cha mình.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un đang cố gắng tăng cường quyền lực của mình trước áp lực quốc tế về chương trình hạt nhân và tên lửa. Sự ra mắt một tên lửa tầm trung hôm Chủ Nhật (12/2) mới đây, đã bị Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc lên án và nhận phản ứng gay gắt từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong một cuộc trao đổi email với một nhà báo Nhật Bản được công bố năm 2012, Jong-nam nói về người em trai của mình không có “bất kỳ khả năng phán đoán công việc hay sự thành thật” và cảnh báo rằng hối lộ và tham nhũng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Triều Tiên.
Ngoài ra ông nói thêm:“Bất kỳ người nào cũng đều sẽ cảm thấy rất khó để chịu đựng một chế độ 3 đời cha truyền con nối”.
Ông nói trên chương trình Asashi TV của Nhật Bản năm 2010: “Tôi hy vọng em trai mình có thể làm hết sức mình vì lợi ích của Triều Tiên”.
Kim Jong-un ra lệnh hạ sát anh trai mình?
Thật khó để tin rằng, Kim Jong-un lại đang cố gắng làm hài lòng các vị lãnh đạo Hàn Quốc.
Theo học giả Michael Madden, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên, ông Kim Jong-nam không phải là mối đe dọa hay đối thủ lớn của Kim Jong-un. Ông ấy cũng không quan tâm tới chính trị.
Sống ở nước ngoài lâu năm, Jong-nam không có bất kỳ nền tảng quyền lực nào trong giới chính trị Triều Tiên, và ông ấy cũng không biết cách kiểm soát chính thể.
Jong-nam có mối quan hệ thân thiết với giới quyền thế Trung Quốc và được chính quyền Trung Quốc bảo hộ. Trong nhiều tháng qua, Bình Nhưỡng đã nỗ lực cải thiện và củng cố mối quan hệ với Bắc Kinh.
Bên cạnh những giả thuyết về cái chết của anh trai Kim Jong-un, nhiều chuyên gia cho rằng ông Kim tử vong có thể do lên cơn đau tim. Điều này không phải không có cơ sở bởi nhiều thành viên nhà họ Kim mắc bệnh tim. Cả ông nội Kim Nhật Thành và ông Kim Jong-il cũng qua đời vì bị đau tim, trong khi người cô ruột Kim Kyong-hui nhiều lần điều trị bệnh tim mạch ở Nga.
Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện của đau tim nặng thường là đau thắt ngực, hoa mắt, chóng mặt – khá trùng khớp những mô tả của ông Kim khi cầu cứu nhân viên sân bay.
Theo BBC/Daily Mail
Lời khai của nữ nghi phạm sát hại anh trai Kim Jong-un
Nữ nghi phạm trong vụ sát hại Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết cô được 4 nam thanh niên chỉ đạo thực hiện vụ tấn công.
Nữ nghi phạm đã bị bắt khi quay lại sân bay tìm bạn. Ảnh: Star
Theo Oriental Daily của Malaysia, nữ nghi phạm 29 tuổi bị cảnh sát Malaysia bắt giữ hôm nay trong cuộc điều tra liên quan đến vụ sát hại Kim Jong-nam, anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nghi phạm đi cùng một người bạn nữ và 4 người đàn ông. Họ đến Malaysia với tư cách du khách. Nghi phạm nói rằng ngay sau khi họ hạ cánh tại sân bay, 4 người đàn ông nói rằng họ muốn chơi khăm một trong những hành khách. Họ chỉ đạo cô phun chất lỏng vào mặt Kim Jong-nam. Người phụ nữ còn lại bịt khăn tay vào mặt nạn nhân.
"Họ nói với tôi đó là một trò chơi khăm. Tôi không biết việc đó nhằm giết ông ấy", nghi can nói.
Theo nguồn tin cảnh sát, sau khi tấn công, hai cô gái lên taxi rời hiện trường, 4 người đàn ông tách thành hai nhóm cũng rời khỏi sân bay. 6 người gặp nhau tại khách sạn ở Salak Tinggi, huyện Sepang, bang Selangor, cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 55 km.
Một ngày sau khi gây án, bạn của nghi phạm và 4 nam thanh niên kia nói có việc phải ra ngoài và không trở lại. Nữ nghi phạm khai với cảnh sát vì không thông thuộc đường sá Malaysia và muốn tìm bạn nên đã quay lại sân bay ngày hôm sau và bị bắt.
Chánh thanh tra Khalid Abu Bakar cho biết họ bắt giữ nữ nghi phạm dựa theo hình ảnh thu được trên camera an ninh tại sân bay và thời điểm bắt giữ, cô này đi một mình. Cảnh sát đang truy lùng 5 nghi phạm bỏ trốn, theoStar.
Cái chết đột ngột của Kim Jong-nam:
Kim Jong-nam, 45 tuổi, là anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, chết trên đường tới bệnh viện từ sân bay Kuala Lumpur, Malaysia hôm 13/2. Cảnh sát Malaysia đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết. Các chuyên gia đưa ra nhiều giả thuyết về lý do anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên chết, từ bị thủ tiêu đến bệnh tim mạch.
Hồng Hạnh
Người cuối cùng gặp nữ nghi phạm sát hại anh trai Kim Jong-un
Nhân viên sân bay Alang có thể là người cuối cùng gặp nữ nghi phạm sát hại Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Alang, người soát coupon taxi mặc áo xanh, có thể là người cuối cùng nhìn thấy nữ nghi phạm sát hại anh trai Kim Jong-un. Ảnh: Star
Alang, người hướng dẫn hàng nghìn hành khách bắt taxi tại sân bay đông đúc Kuala Lumpur, cho biết không hề có ấn tượng về người phụ nữ được cho là đã sát hại Kim Jong-nam bằng thuốc độc, theo Star.
Tuy nhiên, sau khi báo chí đồng loạt đưa tin về vụ giết người tại sân bay và đăng ảnh ông bấm lỗ coupon taxi của người phụ nữ chụp bằng camera an ninh, Alang ngập trong các cuộc gọi từ người thân, bạn bè và cảnh sát.
Camera an ninh cho thấy nghi phạm dường như gốc châu Á, mặc chiếc áo với chữ "LOL" in đậm và váy ngắn màu xanh, tay phải đặt lên chiếc túi nhỏ. Một góc quay khác cho thấy nữ nghi phạm bước xuống làn taxi, cạnh Alang mặc áo màu xanh.
"Tôi cảm thấy cực kỳ áp lực. Họ hỏi tôi xem có nhớ gì không nhưng tôi chẳng nhớ gì cả", Alang nói.
"Các anh chị thấy đấy, có không biết bao nhiêu người tới đây mỗi ngày mà tôi thì phải bấm lỗ hết phiếu taxi của họ, làm sao tôi nhớ nổi cơ chứ? Có phải là tôi không muốn giúp đâu". Alang mới làm việc tại nhà ga số hai của sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA2) được ba tuần.
Nữ nghi phạm. Ảnh: Star
Các nhà báo Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản hôm nay vây kín quầy thông tin ở cửa số ba, nơi ông Kim Jong-nam bị giết. Nhân viên các cửa hàng gần đó cho biết không phát hiện bất kỳ điều khả nghi nào khi vụ sát hại xảy ra khoảng 8h.
Đằng sau quầy thông tin là một triển lãm du lịch về thành cổ Malacca của Malaysia. Khi ông Kim bị sát hại, họ đang chuẩn bị cho buổi biểu diễn sẽ bắt đầu một tiếng sau.
Ramlan, một nhân viên du lịch nói rằng anh không hề biết có một người bị sát hại cách mình chỉ vài mét nếu không đọc tin tức hôm sau.
"Hôm thứ hai mọi việc đều bình thường. Chúng tôi có mặt ở đó lúc sáng sớm, rất vắng người. Dường như không ai nghĩ rằng họ nhìn thấy một người chết ngay trước mặt", Ramlan nói.
"Đến tối, tôi nhìn thấy vài cảnh sát đứng ở quầy. Có điều tôi vẫn cho rằng chẳng có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra cả".
Cái chết đột ngột của Kim Jong-nam:
Kim Jong-nam, 45 tuổi, là anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, chết trên đường tới bệnh viện từ sân bay Kuala Lumpur, Malaysia hôm 13/2. Cảnh sát Malaysia đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết. Các chuyên gia đưa ra nhiều giả thuyết về lý do anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên chết, từ bị thủ tiêu đến bệnh tim mạch.
Ông Trương Phục Ninh, Phó Tổng Giám đốc Formosa Hà Tĩnh cho rằng nhiều người dân xuống đường vì không chấp nhận giá đền bù do chính quyền đưa ra, nhưng trong đó cũng có những người "không bị thiệt hại chút nào, hoặc có động cơ chính trị, muốn xuống đường để gây rối".
Hôm 14/02, cuộc tuần hành do Linh mục JB Nguyễn Đình Thục, giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh, dẫn dắt được cho là thu hút hơn 600 người dân các xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, dự định tới Hà Tĩnh nộp đơn khởi kiện Formosa.
BBC không có nguồn độc lập kiểm chứng lượng người tuần hành cũng như số người bị bắt.
Được biết 619 hộ gia đình thuộc các xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ đã gửi yêu cầu bồi thường thiệt hại với bản kê khai thiệt hại vì chất thải công nghiệp của Formosa đính kèm nhưng đến nay chưa nhận được hồi đáp.
'Không phải từ thiện'
Trả lời riêng BBC hôm 15/02, ông Trương Phục Ninh nói "xuống đường là quyền của họ [người dân Nghệ An], nhưng họ không nên vượt quá giới hạn của chính quyền".
Phó Tổng Giám đốc Formosa Hà Tĩnh cho rằng "không thể nào chính quyền lại chưa đền bù", mà có lẽ những người biểu tình đã "không đi nhận tiền".
"Họ cho là không đủ. Không thể nào mà chính quyền lại chưa đền bù. Không phải là những người chịu thiệt hại chưa được nhận tiền mà là những người này có lẽ không bị thiệt hại quá nhiều hoặc không bị thiệt hại chút nào hoặc họ có động cơ chính trị và muốn xuống đường để gây rắc rối."
"...Tôi không có thẩm quyền để bình luận về việc liệu có xảy ra tham nhũng hay không. Tôi không tin rằng điều này sẽ xảy ra - đây là vụ việc mang tầm quốc tế, đều đã được công khai trên truyền thông."
Ông Ninh cho biết thêm, hiện phía công ty vẫn đang cải thiện nhà máy ở Việt Nam và có các hoạt động từ thiện khác ở địa phương không liên quan tới đền bù.
Về số tiền và quá trình đền bù, đại diện của Formosa Hà Tĩnh bình luận, đây là mức do chính phủ Việt Nam đưa ra và phía Formosa "không biết mức độ thiệt hại là bao nhiêu", cũng như "đã đưa toàn bộ số tiền bồi thường cho chính phủ".
"Chúng tôi làm sao có thể trao tiền trực tiếp được, chúng tôi không biết mức độ thiệt hại cho họ là bao nhiêu. Chúng tôi là doanh nghiệp nước ngoài, không phải là quỹ từ thiện.
"Khi ký kết thỏa thuận [đền bù] với chính quyền, đã ghi rất rõ rằng chúng tôi được xá khỏi mọi vấn đề liên quan tới đền bù. Họ quyết định việc trả cho ngành du lịch, ngư dân, vv như thế nào. Chúng tôi làm sao quyết định được mức giá?
"Chính quyền đồng ý giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến đền bù. Hiện nay, chính quyền vẫn chưa yêu cầu chúng tôi đền bù thêm," ông Ninh nói.
Một nhân viên giấu tên từ phòng quan hệ công chúng Tập đoàn Formosa Plastics từ Đài Bắc khẳng định thêm, phía tập đoàn không biết có bao nhiêu nạn nhân, và đã làm tất cả những gì chính quyền Việt Nam yêu cầu.
"Chúng tôi không thể tham gia [quá trình đền bù]. Họ [chính quyền Việt Nam] nói họ sẽ giải quyết việc phân phát tiền đền bù như thế nào. Dù sao đây cũng là 500 triệu đô la Mỹ, không phải đô la Đài Loan," người này nói.
Tuy nhiên, trợ lý của một nhà lập pháp Đài Loan cho rằng nghiều người Việt Nam "nhận được rất ít tiền [đền bù] hoặc không đủ".
Bà Thạch Triệu Hàm, trợ lý nhà lập pháp Đài Loan Ngô Côn Dụ cho biết phía Đài Loan đang tìm cách có được báo cáo điều tra ô nhiễm của chính quyền Việt Nam nhưng vẫn chưa nhận được, do đó chưa thể xác định chính xác nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng.
"Chúng tôi cần báo cáo này để xác định trách nhiệm đền bù của Formosa. Chúng tôi không thể nói liệu 500 triệu USD là quá nhiều hay quá ít để có thể hồi phục môi trường và giúp mọi người."
"Tất nhiên chúng tôi hy vọng rằng chính quyền Việt Nam đánh giá đúng được về khoản đền bù phù hợp cho mỗi người bị ảnh hưởng. Nhưng từ phương diện quốc tế, rất khó để chúng tôi có thể nói chính quyền Việt Nam nên làm gì.
"Chúng tôi nói chuyện với một linh mục Việt Nam gần đây tới Đài Loan và ông nói ở khu vực của ông, mỗi người chỉ nhận được khoảng 0.62 xu USD, nhưng cần kiểm tra lại chi tiết này với vị linh mục ở đây."
"...Chúng tôi cũng đang yêu cầu Ủy ban Đầu tư Đài Loan (thuộc Bộ Kinh tế) thêm việc bảo vệ môi trường và nhân quyền khi xem xét quyết định có cho phép công ty Đài Loan đầu tư ở nước ngoài," bà Thạch nói thêm.
Reuters hôm 14/2 đưa tin, nhà máy thép Formosa thừa nhận gây thảm họa cá chết suốt 200km biển miền Trung nhưng cho rằng thiệt hại này không vươn xa đến tỉnh Nghệ An.