Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Nhiều công dân bị giam lỏng tại tư gia, câu lưu trong đồn công an vào ngày 17.02; Việt Nam: Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở

17/02/2017

Huyền Trang
17-2-2017
GNsP – Trong ngày tưởng niệm các tử sĩ và người dân đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979, nhiều công dân bị giam lỏng tại tư gia, hoặc nếu đến được nơi tưởng niệm thì bị giới chức bắt và câu lưu trong đồn công an, vào sáng ngày 17.02.2017.
Tại Sài Gòn
Từ hôm qua, ngày 16.02.2017, giới chức địa phương đã huy động an ninh chìm canh gác trước nhà của các thành viên thuộc Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Nhà báo Sương Quỳnh cho hay.
Nhà báo Kha Lương Ngãi, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, uất và bị tăng xông máu khi an ninh ngăn cản không cho ông tham gia buổi tưởng niệm. Các viên an ninh đã phải đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện.
Từ sáng sớm, rất đông công an, CSGT mặc sắc phục, an ninh chìm nổi vây xung quanh khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Các rào chắn barrier, hàng rào kẽm gai được đặt tại các ngả đường đi vào khu vực nơi tưởng niệm.
Nghệ sĩ Kim Chi, những người có tiếng nói khác nhà cầm quyền và nhiều dân oan các tỉnh đã đến được nơi tưởng niệm. Nhưng chỉ ít phút sau đó, họ đã bị lực lượng có chức năng đưa lên xe buýt, đưa về các đồn công an. Đến trưa cùng ngày, họ đã được trả tự do.
Tuy bị gây khó khăn và ngăn cản từ mọi phía, nhưng vẫn có một vài nén nhang và bó hoa nhỏ được thắp tại tượng đài Trần Hưng Đạo vào sáng ngày hôm nay. Nhà báo Sương Quỳnh cho biết:
“Anh Lê Thân, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, gọi điện và tường thuật: Khoảng gần 10 giờ sáng, anh Lê Thân cũng tìm cách lọt vào và thắp một nén nhang lên lư hương của tượng đài Trần Hưng Đạo SG. Đúng lúc đó có một cô gái cũng mang bó hoa tới đặt xuống và cùng mặc niệm với anh. Sau đó có 3-4 người nữa cũng đến mặc niệm.”
h1Các rào chắn barrier, hàng rào kẽm gai được đặt tại các ngả đường đi vào khu vực nơi tưởng niệm khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Quận 1, Sài Gòn, vào ngày 17.02.2017.
h1Lực lượng có chức năng bắt bớ những người dân yêu nước tham gia buổi tưởng niệm các tử sĩ và người dân đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.
h1An ninh chìm xô đẩy và bắt những người đi tham dự buổi tưởng niệm vào sáng ngày 17.02.2017.
h1Tuy bị gây khó khăn và ngăn cản từ mọi phía, nhưng vẫn có một vài nén nhang và bó hoa nhỏ được thắp tại tượng đài Trần Hưng Đạo vào sáng ngày hôm nay.
Tại Hà Nội
Giống như tại Sài Gòn, những người có tiếng nói khác với nhà cầm quyền, đều bị an ninh giam lỏng tại nhà như Nhà báo Phạm Thành. Một số người khác như Tiến sĩ Nguyễn Đình Diện, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng… bị bắt đưa về đồn công an khi đến tham dự buổi tưởng niệm tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Bất chấp các áp lực từ phía nhà cầm quyền, nhiều công dân đã đến tham dự, thắp hương và dâng những bó hoa lòng tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.
Tuy nhiên, giới chức vẫn huy động côn đồ đến phá rối buổi tưởng niệm. Một người phụ nữ nhỏ thó đã la hét, chửi bới những người tham dự. Băng rôn khẩu hiệu với hàng chữ “Bác Mao chẳng ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao” cầm trên tay ông Trương Dũng đã bị an ninh xúm lại cướp.
Trước đó, có một nhóm phụ nữ nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ gây khó khăn cho những người dân đi tham dự lễ tưởng niệm.
Sau buổi tưởng niệm, người dân tiếp tục đến nghĩa trang thành phố Hà Nội, cách nơi tưởng niệm khoảng 20 cây số, thắp nén hương trên các phần mộ cho những người đã hy sinh vì đất nước.
h1Tại Hà Nội, Lực lượng có chức năng cũng gây khó khăn, ngăn cản nghi thức tưởng niệm và bắt bớ những người dân yêu nước tham dự vào sáng ngày 17.02.2017.
h1Bất chấp các áp lực từ phía nhà cầm quyền, nhiều công dân đã đến tham dự, thắp hương và dâng những bó hoa lòng tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.
h1
h1Tại các tỉnh thành khác như Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nghệ An… nhiều công dân cũng thắp hương tưởng niện các chiến sĩ đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979 theo nghi thức riêng của mỗi nhóm.
h1Một nhóm những người yêu nước tại Hải Phòng làm nghi thức tưởng niệm theo cách thức riêng của họ.
h1Tại Vũng Tàu, người dân đồng hành tưởng niệm các tử sĩ và người dân đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.
Nhà nước cần tôn vinh các tử sĩ và người dân đã tử trận trong cuộc chiến Việt-Trung vào ngày 17.02.1979, là mong muốn của những người dân dám đối diện với sự thật và tôn trọng lịch sử.
Chẳng phải nhà cầm quyền chỉ ngăn cản người dân tưởng niệm, nhắc nhớ đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc năm 1979 chống quân xâm lược Trung quốc, mà nhân danh cái gọi là “nhạy cảm”, họ còn bóp méo, “rút ngắn” lịch sử viết trong sách giáo khoa, để các thế hệ trẻ ngày càng không biết đến quân xâm lược Tàu Cộng, chỉ biết đến “người anh em” 16 chữ vàng! Nhạy cảm và hẹn với giặc…?
Huyền Trang, GNsP
Ảnh: Tổng hợp từ Facebook

Việt Nam: Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở

Nhật Bình/Người Việt
Bất chấp chính quyền ngăn chặn, nhiều người dân Hà Nội vẫn đến thắp hương tưởng nhớ những người lính hy sinh vì tổ quốc. (Hình: Bạch Hồng Quyền)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Hai, những buổi lễ tưởng niệm những người lính hy sinh đúng 38 năm về trước trong chiến tranh biên giới Việt-Trung được tổ chức ở Hà Nội và Sài Gòn có đông đảo người dân tham dự. Tuy nhiên, những buổi lễ này bị chính quyền phá rối và ngăn chặn. 
Sài Gòn: Buổi lễ không thể diễn ra
Theo lời kêu gọi của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Ðằng, buổi tưởng niệm sẽ diễn ra dưới chân tượng đài Trần Hưng Ðạo, ở công trường Mê Linh đối điện bến Bạch Ðằng, quận 1, Sài Gòn. Tuy nhiên, buổi lễ đã không thể diễn ra vì chính quyền huy động nhiều công an, an ninh, dân phòng, cảnh sát giao thông, cảnh sát 113 nhằm ngăn chặn buổi lễ. Họ còn cho xe chở hàng rào thép gai, xe còi hú, xe buýt tới để sẵn sàng trấn áp
Trước đó vài ngày, chính quyền cho lực lượng công an đứng canh gác trước nhà các nhà hoạt động dân chủ, những người mà họ cho là “chống đối” chính quyền, nhằm ngăn chặn không cho họ đến tham dự buổi lễ tưởng niệm.
Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, một nhà hoạt động nổi tiếng trong nước, cho biết: “Bắt đầu từ sáng ngày 16 Tháng Hai đã có bốn công an mặc thường phục đặt bàn sát cạnh nhà, ngồi canh. Có thêm tổ trưởng và dân phòng.”
“Một hành động mà chắc chỉ có Việt Nam mới có. Không nhà nước nào lại đi ngăn chặn người dân làm lễ tưởng niệm những người lính đã ngã xuống vì tổ quốc. Lẽ ra nhà cầm quyền này phải làm việc tưởng niệm, đằng này đã không làm mà còn đi ngăn chặn. Ðó chỉ có thể là hành động bán nước mà thôi,” Bác Sĩ Quế nói.
Nhiều người nhà hoạt động khá nổi tiếng ở Sài Gòn cũng bị canh cửa từ trước đó mấy ngày, ví dụ như Luật Sư Lê Công Ðịnh, nhà hoạt động vì công nhân Ðỗ Thị Minh Hạnh, ông Hoàng Dũng, Bác Sĩ Ðinh Ðức Long, và hai nhà báo Kha Lương Ngãi, Sương Quỳnh.
Việt Nam: Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở
Nhiều hàng rào thép gai được huy động đặt xung quanh công trường Mê Linh, sẵn sàng cho cuộc trấn áp người tham dự lễ tưởng niệm. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
Nhiều người dân thường đến được khu vực tượng đài nhưng bị rượt đuổi không được vào. Hoa bị giật ngay từ khi chưa gởi xe. An ninh mặc thường phục bám đuổi theo người đi tưởng niệm loanh quanh các phố, liên lạc thay phiên đeo bám liên tục không để lễ tưởng niệm diễn ra.
Nhà báo Kha Lương Ngãi, cựu phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, cho biết: “Tôi và hầu hết thành viên chủ chốt của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Ðằng đều bị an ninh ngăn chận tại nhà từ 1 giờ chiều ngày 16 Tháng Hai. Vì vậy, sáu khẩu hiệu mà tôi chuẩn bị cho buổi lễ tưởng niệm đã phải chuyển cho chị Lại Thị Ánh Hồng.”
“Nhưng, trước khi buổi lễ diễn ra vài tiếng đồng hồ, chị Hồng bị công an phường 13, quận 3, bắt, điều tra, xét hỏi nguồn gốc của sáu bộ khẩu hiệu, có nội dung là ‘không thể làm bạn với quân xâm lược.’ Sau khi tra hỏi không có kết quả, họ tịch thu toàn bộ.”
“Họ vong ơn, họ sợ kẻ thù là chuyện của họ. Nhưng họ lại quyết liệt không cho chúng ta nhớ ơn đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Và họ cũng không muốn cho chúng ta lên án kẻ thù Trung Quốc xâm lược. Thật tệ hại vô cùng,” ông Ngãi nói một cách phẫn uất.
Trưa ngày 17 Tháng Hai, vì quá uất ức, ông Ngãi bị lên tăng xông máu. Lúc 11 giờ phải đi cấp cứu bệnh viện.
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi cũng bị bắt đưa lên xe buýt chở đi.
Việt Nam: Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở
Xe loa phường được huy động tới chân tượng đài Trần Hưng Ðạo để yêu cầu người dân không tụ tập đông người. (Hình: Huy Trần)
Bà kể: “Sáng này tôi đã đi đến khu vực tưởng niệm từ rất sớm. Ðúng 9 giờ, khi chúng tôi chuẩn bị ra chân tượng đài Trần Hưng Ðạo để làm lễ tưởng niệm, thì chúng cho người tới bắt bớ, ép buộc tôi và một số người khác lên xe buýt chở về trụ sở tiếp dân ở quận Bình Tân. Sau khi câu lưu hơn 2 giờ thì chúng thả cho về.”
“Tôi không thể hiểu nổi cái chính quyền, mang danh là do dân và vì dân, nhưng chúng ta nên hiểu chúng nó chỉ do Trung Quốc và vì Trung Quốc. Không thể đê hèn đến độ người dân thắp nén nhang tưởng nhớ vong linh những người lính đã ngã xuống vì tổ quốc, mà lại đi ngăn chặn. Một chế độ quá hèn và quá tàn ác,” bà Chi nói một cách tức tối.
Còn nhà hoạt động Ðỗ Thị Minh Hạnh bực tức kể: “Chế độ này có thể ngăn chặn, có thể chia cắt, có thể bắt bớ, có thể đeo bám, có thể phá rối buổi tưởng niệm, nhưng không thể bắt được người dân lãng quên, không thể thay đổi được sự thật lịch sử. Mọi ngăn chặn, phá rối, bắt bớ hôm nay chỉ càng làm cho người dân nhận rõ bản chất của chế độ CSVN. Một chế độ bán nước.” 
Hà Nội: Diễn ra trong sự phá rối của công an
Từ Hà Nội, anh Bạch Hồng Quyền, một người tham dự buổi lễ tưởng niệm, cho biết: “Sáng nay, vào lúc 9 giờ, hàng trăm người dân tập trung tại tượng đài Lý Thái Tổ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, để thắp hương, dâng hoa tưởng nhớ đến những anh hùng ngã xuống vì dân tộc trong cuộc chiến với Trung Cộng năm 1979.”
“Mặc dầu nhiều người dân đã thắp hương dưới chân tượng đài, nhà cầm quyền vẫn huy động lực lượng công an, an ninh, cảnh sát, côn đồ dày đặc và có cả xe buýt, xe thùng chờ sẵn xung quanh. Họ bắt nhiều người mà họ cho là chống đối, đưa lên xe buyt chở đi như bà Ðặng Bích Phượng, ông Nguyễn Lân Thắng, bà Lê Mỹ Hạnh, ông Trung Nguyễn, và một số dân oan. Tất cả đều được thả vào buổi chiều cùng ngày.”
Việt Nam: Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở
Trưởng công an phường Tràng Tiền cầm loa yêu cầu giải tán, trong khi an ninh bận thường phục quay phim những người tới tham dự lễ tưởng niệm. (Hình: Bạch Hồng Quyền)
“Khi thấy người dân tới viếng ngày càng nhiều, nhà cầm quyền huy động lực lượng côn đồ và dư luận viên đến đánh phá. Nhiều dư luận viên mặc áo cờ đỏ sao vàng, cầm cờ Cộng Sản nhảy múa, hò hét xung quanh khu vực tượng đài và chửi rủa những người tới tham dự buổi tượng niệm. Sau đó, trưởng công an phường Tràng Tiền cầm loa yêu cầu người dân giải tán, không được tụ tập đông người.”
“Tuy nhiên, mọi người vẫn tiếp tục dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ đã ngã xuống vì đất nước trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược. Sau đó, mọi người lại tiếp tục di chuyển về nghĩa trang Hà Nội để tiếp tục buổi tưởng niệm,” ông Quyền kể lại.
Chiến tranh biên giới là một cuộc chiến diễn ra trong 30 ngày, khi quân đội Trung Quốc đánh phá xuống sáu tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trận chiến hủy diệt 4/6 thị xã dọc biên giới Việt Nam, hàng chục ngàn dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, có 400,000 gia súc bị giết, hoa màu bị tàn phá, một nửa trong số 3.5 triệu dân sáu tỉnh biên giới mất nhà cửa, tài sản.
Phía Trung Quốc bị tiêu diệt 62,500 tên, 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy.
Nhận định về cuộc chiến này, Bác Sĩ Ðinh Ðức Long, cựu trung tá quân đội, cho biết: “Ðó là một cuộc chiến hào hùng nhưng trong nhiều năm qua vì đảng Cộng Sản Việt Nam gắn chặt quyền lợi với đảng Cộng Sản Trung Quốc nên đã cố tình làm cho lãng quên, không đưa cuộc chiến vào giảng dạy trong sách lịch sử, nhiều bia mộ, bia tưởng niệm các chiến sĩ bị đục bỏ.”
“Ngoài lý do thân Trung Quốc, tôi cho rằng họ lo sợ làn sóng biểu tình sẽ bùng nổ, khi mà cách đây chỉ hai ngày, nhiều người dân ở Nghệ An đã tổ chức biểu tình chống Formosa và bị chính quyền đàn áp dã man,” ông Long cho biết thêm.



THƠ VIẾT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI

Ngọc Bái - Trịnh Minh Châu
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2017 7:10 PM

HÀ GIANG - NGÀY GIỖ TRẬN
Kết quả hình ảnh cho chiến tranh chống Trung quốc


NGỌC BÁI

(Tôi trở lại Hà Giang ngày Giỗ trận (17/2/1988). Khi ấy thị xã Hà Giang oằn xuống vì màu áo lính. Tôi gặp nhiều chiến binh xưa, cùng ôn kỷ niệm. Hàng cây mộc miên ngày đó đã bị hạ xuống làm áo quan cho liệt sĩ).
Tôi đã đến Hà Giang đúng ngày Giỗ trận
Đặt chân đâu cũng dấu ấn bạn bè
Ngả lên Làng Pinh rẽ qua cầu Thanh Thủy
Ngả tới Bắc Sum ngược lên phía Yên Minh...
.
Bao đồng đội đã nằm im trong đất
Người có tên và người chẳng còn tên
Lính trận một thời lặng thầm nước mắt
Hàng mộc miên xưa khuất dạng chân đồi
.
Dòng sông Lô xanh biếc thản nhiên trôi!
Liệu có nhớ áo lính nhòe bùn đất?
Những ngày tháng Vị Xuyên cọng rau khao khát
Điếu thuốc lào trên chốt biết tìm đâu?
.
Thấu nỗi niềm lính tráng sống vì nhau
Không khóc nổi, nhưng tim thì buốt nhói
Có những chuyện vô cùng khó nói
Cuộc chiến tranh âm ỷ những dã tâm
.
Những chuyện bi thương đã vào quá khứ
Nhưng không thể quên dù trời đất xoay vần
Thắp nén tâm nhang khấn những chàng trai bất tử
Giữ biên cương, giữ cuộc sống thanh bình
7/2016



ĐÊM NAY
TRỊNH MINH CHÂU
Kính viếng hương hồn các liệt sĩ
Đêm nay sao cứ thức hoài
Thời gian vun vút tuổi ngoài sáu mươi
Chông chênh suốt một quảng đời
Giờ chong chong mắt thương người , thương ta
Thương ngày sức trẻ xông pha
Vô tư đến thế nẻo ra chiến trường
Ai, nhìn mặt cũng như gương
Chỉ mơ ước đúng con đường đã đi
Đạn bom, xương máu xá gì
Mỗi khi bạn ngã cũng vì tương lai…
Bây giờ, ai mất, còn ai
Nén hương ngày giỗ, khấn vài lời thôi
Dẫu không thật bụng, đãi bôi
Cho hồn người chết, cho tôi, cho người
Cho ta nói với cuộc đời
Máu xương còn đó, một thời nhớ thương.
Hỡi người ngã xuống biên cương
Đêm nay nhớ bạn biết nhường nào đây./.
11h40 đêm 16/2/2017
Trịnh Minh Châu

NGHỀ CÔNG AN CỦA DƯƠNG TỰ TRỌNG LÀ NGHỀ CHỊU NHIỀU NGHIỆP CHƯỚNG; Bố đẻ Giang Kim Đạt khai nhận gần 16 triệu USD 'phí môi giới'

Lời bàn của Phạm Viết Đào:

Tôi tin những giấc mơ của Dương Tự Trọng; Tôi cũng từng ở hoàn cảnh của Dương Tự Trọng và cũng đã được những người thân vào thăm, tìm cách cứu giải mà không được.
Ngoài đời, khi hoàn cảnh bình thường, chúng ta rất ít khi được gặp người thân trong mơ; Khi gặp hoạn nạn họ sẽ đến với chúng ta. Đó là một thực tế tôi đã trải nghiệm. Riêng tôi thời gian " tu nghiệp 258" trong mơ, tôi nhìn thấy 2 chiếc mũ có đính sao vàng, mũ mà bộ đội hay đội, không nhìn thấy người...Tôi đoán chú em tôi và đồng đội cúa chú đã vào thăm tôi...
Trong nhà lao, tôi đã chứng kiến nhiều bạn tù ở chung giường, nửa đêm bật giậy vì những những ác mộng ở một vài vị trí...Tù truyền nhau đó là vong hồn của những tù chưa siêu thoát vẫn còn luẩn quẩn trong trại giam, thỉnh thoảng quấy quả...Theo những tù ở lâu trong trại giam Sala, các quản giáo ở đây đi đường hay gặp tai nạn vì do vong của tù quấy...
Trở lại những đại án xảy ra liên tiếp tại gia đình Dương Tự Trọng, với cách nhìn của một người tin vào tâm linh tôi tin anh em Dương Tự Trọng vướng lao lý là do cái nghiệp chướng của nghề mà gia đình này gắn bó...
Cách đây mấy năm, chúng ta có nghe chuyện một bác sĩ giỏi vào loại hàng đầu, một quan chức của Quốc hội bị đột tử ở cái tuổi chưa quá 60 vì những lý do không đâu, lãng xẹt: Dao sắc không gọt được chuôi? 
Vậy ngành y là ngành chuyên trị bệnh cứu người, làm phúc làm đức; ông bố của vị bác sĩ này cũng tài giỏi nổi tiếng thế giới về mổ tim. Thế mà ?
Tôi cho rằng: Ngành y cũng là ngành gánh chịu nghiệp chướng nặng nề vì để cứu được 100 bệnh nhân thoát án tử, bác sĩ khó lòng không để bị chết, bất lực, có khả năng bất lực để vài ba chục bệnh nhân không cứu được. Chính những người không cứu được đó chắc chắn họ quay sang oán hận và đó chính là nghiệp chướng; Do vậy, chỉ cần vài vong hồn oán trách là có thể gieo rắc, đổ oán trách, gây nghiệp chướng...
Ngành công an là ngành trấn áp tội phạm để giữ cuộc sống bình yên cho mọi người; Thế nhưng đây cùng là ngành gánh chịu nghiệp chướng nặng nề không khác mấy ngành y qua ví dụ về số phận của gia đình vị bác sĩ nổi tiếng mà tôi đã nêu...

Trần Đăng Khoa - Vào trại tù thăm Dương Tự Trọng

Thế rồi oái oăm thay, Dương Tự Trọng lại dính vào lao lý và bị phạt tù, lại ở cùng với bọn trộm cướp, sâu mọt đã từng phải “đầu hàng” anh. Bài viết kể về anh đã được bạn đọc đặc biệt quan tâm.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa gặp Dương Chí Dũng trong trại giam
Nhà thơ Trần Đăng Khoa gặp Dương Chí Dũng trong trại giam
Bản án của sự nuối tiếc

Cách đây chừng mấy số báo, tôi có kể về cuộc gặp gỡ khá đặc biệt. Nhân dịp về dự Lễ Khánh thành Trạm phát sóng trên đỉnh núi Tam Đảo của Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi quyết định ghé qua trại tù thăm Dương Tự Trọng. Đây cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi thăm một người tù.

Dương Tự Trọng nguyên là đại tá, cựu Phó Giám đốc Sở Công an Thành phố Hải phòng. Đó là một cảnh sát hình sự kiên cường, từng là khắc tinh với tội phạm.

Xuống Hải Phòng lần nào, tôi cũng nghe người dân thành phố và các chiến sĩ công an ca tụng anh. Họ còn coi Dương Tự Trọng như một người anh hùng chống tội phạm, dù chưa bao giờ anh có tên trong danh sách các anh hùng.

Thế rồi oái oăm thay, Dương Tự Trọng lại dính vào lao lý và bị phạt tù, lại ở cùng với bọn trộm cướp, sâu mọt đã từng phải “đầu hàng” anh.

Bài viết kể về anh đã được bạn đọc đặc biệt quan tâm. Nhiều người muốn nghe tiếp những chuyện về anh mà trong bài viết đó, do khuôn khổ tờ báo, tôi chưa thể kể hết.

Một cảnh sát hình sự của Hải Phòng bảo tôi: “Rất cám ơn anh đã có cái nhìn hết sức khách quan và có tình, có lý. Tôi là bạn anh Trọng, từng nhiều lần cùng đánh án với anh ấy. Dương Tự Trọng là một chiến sĩ rất dũng cảm.

Những chuyện kì bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng
Dương Tự Trọng khi đang làm chuyên án
Bọn tội phạm sợ anh ấy lắm. Có đứa chỉ nghe có anh ấy tham gia đánh án là đã tự ra đầu thú rồi. Cảnh sát hình sự là một nghề vất vả. Vất vả và nguy hiểm vì có thể chết bất cứ lúc nào. Bởi kẻ tội phạm thường có vũ khí nóng. Chúng lại liều lĩnh và manh động. Nhưng Dương Tự Trọng chưa bao giờ thất bại trong các cuộc phá án”.

Lục lại những trang viết của các phóng viên, các học giả theo dõi rất kỹ mấy vụ án động trời của hai anh em Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng, với cái nhìn khoa học và khách quan, ta không khỏi ngậm ngùi và nuối tiếc.

Thật có lý khi có người cho rằng, nếu vụ án Dương Chí Dũng ở Vinalines được coi là “đại án tham nhũng” thì vụ xét xử Dương Tự Trọng lại được xem như một “đại án nhân tâm”. Gọi là “đại án nhân tâm”, vì vụ án này từ khi bắt đầu cho đến lúc kẻ phạm tội đứng trước vành móng ngựa, cảm giác chung trong công chúng là sự nuối tiếc hơn là căm giận.

Hầu hết từ dư luận xã hội cho đến đồng nghiệp trong ngành công an đều có cảm giác chung là xót xa và tiếc nuối cho anh.

Dương Tự Trọng cũng vì liều mình cứu anh mà vi phạm pháp luật để rồi dẫn đến thân bại danh liệt. Thật đáng trách nhưng cũng rất đáng thương. Nhiều lúc, tôi cứ nghĩ, giả sử nếu đặt mình ở hoàn cảnh của Dương Tự Trọng, mình sẽ ứng xử thế nào?

Quả là rất khó thoát khỏi vòng “tội lỗi” !

Nhìn lại nhiều vụ án kinh tế, quả có bao chuyện đáng phải lưu tâm. Nhiều người đúng là có tội lớn, để thất thoát hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng mồ hôi nước mắt của dân, nhưng nếu bảo họ tham nhũng thì hình như cũng không thoả đáng.

Nhiều vị khác từng dựa cọc hay đứng trước vành móng ngựa cũng thế. Tất nhiên là họ có tội rồi. Không oan. Thậm chí tội rất lớn. Nhưng không phải tội tham nhũng. Nói cho đúng hơn, họ chỉ làm thất thoát tài sản.

Mà thất thoát là tất yếu. Để có công trình, họ phải chạy dự án. Có dự án rồi, họ lại phải “chạy” tiếp để qua được tất cả các cửa thủ tục. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người rất quyết tâm chống tham nhũng thì “Làm gì cũng phải có tiền bôi trơn thì mọi việc mới xong!”.

Và đến khi xảy ra sự cố thì chính những người khốn khổ ấy phải chịu hết mọi tội lỗi, còn kẻ tham nhũng thật sự, nghĩa là kẻ nhận tiền, một khoản tiền rất lớn từ chính họ thì vẫn sống nhởn nhơ, sống bình yên vô sự ngoài vòng pháp luật vì “chẳng có gì liên quan cả”.

Chúng ta đang chống tham nhũng theo tinh thần của Tổng Bí thư và Ban Bí thư. Làm sao chấm dứt được dứt điểm tệ nạn này để giải thoát cho các nhà doanh nghiệp và cũng giải thoát cho dân.

Những chuyện kì bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng
Dương Tự Trọng tại phiên tòa xét xử
Một đất nước mà để làm bất cứ một việc gì, từ to đến nhỏ, muốn được việc, cũng cứ phải đút lót, cứ phải bôi trơn và coi đó như một điều hiển nhiên, một thứ luật bất thành văn thì đấy là một thảm hoạ. Mọi đau khổ cũng từ đấy mà ra cả. Sự mất niềm tin vào chính thể cũng phát sinh từ đấy.

Nếu không ngăn chặn được triệt để thảm hoạ này thì ta không thể hình dung được những hậu quả khủng khiếp của nó. Nhưng làm thế nào để chấm dứt được dứt điểm thảm hoạ này thì đấy là công việc của các nhà lãnh đạo, các cơ quan chức năng giúp việc lãnh đạo. Và đó cũng vấn đề lớn, ta sẽ bàn vào một dịp khác.

Giấc mơ lạ kỳ linh ứng

Còn bây giờ, tôi muốn kể tiếp chuyện Dương Tự Trọng.

- Anh có tin vào tâm linh không?

  Dương Tự Trọng bất ngờ hỏi tôi. Tôi hơi ngạc nhiên:

- Tại sao ông lại hỏi thế?

- Là vì trong đời, có những sự việc, em không thể lý giải được anh ạ. Chỉ có thể khẳng định rằng, hình như có một thế giới vừa hiện thực, lại vừa rất huyền bí bao phủ quanh mình, thậm chí ở chính trong mình. Đó là thế giới tâm linh

Dương Tự Trọng bắt đầu câu chuyện bằng một giọng trầm trầm:

- Ở trong tù, em có hai giấc mơ lạ lắm anh ạ.

- Lạ sao?

- Lạ vì sự ứng nghiệm. Em sợ đến vã mồ hôi mà không thể lý giải được. Giấc mơ thứ nhất đến với em khi em vừa về trại cải tạo này. Lúc đó, em đâu đã quen với việc cuốc đất, vác đá, hay lao động chân tay. Bởi thế mà rất mệt.

Em vừa thỉu đi, vâng, chỉ mới vừa thỉu đi thôi chứ chưa phải đã ngủ đâu. Nói đúng ra, em đang ở trạng thái mơ mơ màng màng kiểu nửa thức nửa ngủ. Em nói chắc chắn như vậy vì nếu ngủ rồi thì em đã chẳng còn biết gì nữa.

Em chợt giật mình khi phát hiện thấy có một bóng người đứng ở ngay đầu giường của mình. Nói đầu giường cũng là nói theo thói quen thôi, chứ thực ra làm gì có giường. Một tấm ni lông trải trên nền đất của căn lán trại. Đứng trước mặt em là một ông già hiền lành và phúc hậu. Da đỏ au. Mái tóc bạc trắng. Chòm râu cũng trắng như cước.

Những chuyện kì bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng
Anh trai Dương Chí Dũng tại tòa án
Trông ông như một ông Tiên, lại như một vị Thiền sư. Sở dĩ giống sư vì ông mặc quần áo nâu sồng. Nhưng nếu là nhà sư thì ông phải xuống tóc chứ. Ông không xuống tóc mà tóc ông lại bồng lên như mây. Trông đẹp lắm.

Em hỏi: “Cụ đi đâu mà lại lạc vào đây? Con rất tiếc là con không thể đưa cụ về nhà được. Cũng không dẫn được cụ ra khỏi đây được…”. “Ta có lạc đường đâu mà con phải dẫn đường cho ta. Ta tự tìm đến với con kia mà…”.

“Chẳng hay cụ gặp con có điều gì dạy bảo ạ?”. “Không! Ta làm sao dạy bảo con được. Ta chỉ thấy con tử tế nên muốn cứu con thôi. Rồi ta cũng lại muốn con cứu những người tử tế khác…”

Em bắt đầu tò mò. Chẳng lẽ ông Bụt đã từng cứu cô Tấm đây ư? Hoá ra những chuyện hoang đường mà người đời vẫn gọi là chuyện Cổ tích lại hoàn toàn có thật như thế này ư?

- Người con hiện đang ủ rất nhiều bệnh. Trong đó có cả mầm mống của bệnh nan y. – Ông cụ bảo – Nhưng con sẽ không chết ngay đâu. Tuổi thọ của con sẽ bị rút ngắn lại. Con là người tử tế. Người tử tế bao giờ cũng rất quý hiếm.

Bởi thế, ta muốn cứu con. Rồi con cứu tiếp những người tử tế khác”. Nói rồi, ông cụ rút trong tấm áo nâu rộng ra mấy nhánh lá xanh xanh, thân màu tím có gai.

Đưa cho em, cụ dặn: “Đây là một cây thuốc  quý. Rất quý mà trời phật và các đấng anh linh đã ban cho con người…”. “Vậy con có thể tìm nó ở đâu?” – Em thật sự bàng hoàng. “Nó ở quanh con đấy.

Ở cả trên đỉnh núi Tam Đảo nữa. Nhiều lắm. Con cứ ra đó mà hái. Và tốt nhất, con hãy hái buổi sáng. Buổi chiều hái cũng được. Nhưng hay nhất là hái khi chưa có ánh nắng mặt trời…”.

Ông cụ cẩn thận chỉ cho em từng rảnh lá: “Nhớ là lá xanh nhạt. Thân tím. Lại có gai nhé. Đừng nhầm nó với các thứ cây khác”. “Vậy cây này chữa được những bệnh gì thưa cụ?”.

“Nhiều lắm. Đặc biệt là tiêu độc. Bệnh tật đều do các chất độc lưu cữu qua miếng ăn, cái uống và khí trời mà ta đưa vào cơ thể mình. Con cứ băm ra, phơi khô. Nhưng nhớ phơi trong bóng râm. Còn tốt nhất là uống tươi.

Con cứ lấy một nắm, cho vào ấm đun. Rồi uống như uống nước chè, nước vối thôi. Thế mà rồi bao nhiêu chất độc ở trong gan, trong máu con sẽ tiêu hết đấy. Những mầm mống của bệnh ung thư, bệnh tiền liệt tuyến cũng sẽ hết. Con sẽ ăn ngon, ngủ ngon. Khí huyết thông suốt…”.

Em bừng tỉnh. Mồ hôi vã đầm đìa. Ngay chiều ấy, em đã báo cáo quản giáo giấc mơ lạ lùng. Rồi để kiểm nghiệm giấc mơ lạ, em bắt đầu lùng tìm ngay trong khu vực trang trại mà mình đang lao động cái tạo.

Chiều đó mưa. Rừng ẩm ướt lắm. Sương mù giăng suốt ngày đêm. Không khí rất lạnh. Nhưng em vẫn vã mồ hôi, khi nhìn thấy loại cây ấy. Đúng là loại cây ông cụ đã chỉ cho em trong giấc mơ. Lá xanh nhạt, thân tím, lại có gai nhỏ và sắc. Mà nhiều lắm.

Cũng trong chiều ấy, em gặp nhiều người dân, chủ yếu là đồng bào Dao. Họ đi tìm cắt chính những loại cây em đang tìm rồi quấn thành từng bó gùi xuống phố. Em hỏi thì họ bảo, họ cắt bán cho thương lái Trung Quốc.

Bao nhiêu các “chú khách” cũng mua hết. Bán dễ lắm. Cứ mười ngàn một ký. Có người quơ một ngày mà kiếm được triệu bạc. Không ít người còn tậu được cả xe máy nhờ loại cây dây gai “khí gió thổ tả” này. Hoá ra người Trung Quốc đã biết cây thuốc quý của ta. 

Những chuyện kì bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng
Cây thuốc quý Dương Tự Trọng tìm được
Họ khai thác đến cả năm nay rồi. Hàng chục tấn thuốc quý đã lọt vào tay thương lái Trung Quốc. Cần phải chặn ngay.

Em báo cáo các anh quản giáo nên thu mua. Đúng là thuốc quý rồi. Nếu không quý, sao Trung Quốc họ lại săn tìm. Tốt nhất, mình nên trả gấp đôi. Họ trả mười ngàn thì mình nên trả hẳn hai mươi ngàn.

Em bảo bà con đừng bán cho thương lái Trung Quốc. Họ hay lừa mình lắm. Họ mua rễ quế để giết cây quế. Mua móng trâu bò để tiêu diệt trâu bò. Bà con đừng tin bọn người xấu. Tất nhiên, em nói vậy thì họ cũng biết vậy.

Biết nhưng đã chắc gì họ tin. Làm sao mà tin được người đang bị tù tội. Chỉ có điều, mình  trả cao hơn, dù không được gấp đôi, nhưng vẫn cao hơn nên họ không bán cho Trung Quốc nữa…

Nỗi lòng của người con không thể về bên cha

Dương Tự Trọng cười sảng khoái, như một cảnh sát hình sự, kẻ khắc tinh với tội phạm vừa đánh xong một vụ án kinh tế kiêm săn lùng những bí mật quốc gia…

- Em có đề nghị các anh quản giáo gửi cây thuốc này cho một số bạn bè em, để họ nghiên cứu xem giá trị thực của nó đến đâu. Nhiều bác sĩ là những nhà khoa học họ đều đánh giá đây là cây thuốc quý. Rất quý. E

m và bè bạn em trong trại uống thấy cực tốt. Mỡ máu tiêu hết. Ổn định tiểu đường. Gan thận rất tốt. Nước tiểu trong. Ngủ cực ngon. Đúng là thần dược thật. Em sẽ tặng anh một ít để anh dùng thử, anh sẽ thấy hiệu nghiệm ngay.

- Thế còn giấc mơ thứ hai?

- À, đấy lại là cuộc gặp gỡ với bố em. Ông cụ đến thăm em – Giọng Dương Tự Trọng nghẹn lại - Lâu lắm rồi, em mới được gặp bố. Và rồi bố con lại gặp nhau gặp trong hoàn cảnh này. Em thấy ông cụ cứ đứng nhìn em trân trân.

Em bảo: “Bố nói gì với con đi chứ! Mẹ khoẻ không? Con thực sự có tội với bố mẹ. Những lúc bố mẹ cần có con ở bên cạnh nhất thì con lại đang ở trong hoàn cảnh thế này. Bố em vẫn chẳng nói gì. Chỉ nhìn em thôi. Nhìn trân trân.

Ông đưa tay xoa đầu em như xoa đầu một đứa trẻ. Hệt như ngày nào em còn ấu thơ. Mỗi lần ông về em lại sà vào lòng ông. Rồi ông khóc. Lần đầu tiên trong đời, em mới được nhìn thấy bố em khóc. Nước mắt lại có máu. Máu lại nhỏ xuống cả mặt em.

Thế là em khóc ầm lên và choàng tỉnh. Mấy đứa bạn tù ở trong cùng buồng giam cũng tỉnh giấc theo. Lúc ấy là 4  giờ 15 phút ngày 25 tháng Giêng năm 2016. Em bảo các bạn cùng buồng giam: “Bố tôi mất rồi. Cụ vừa mới mất cách đây ít phút thôi. Chắc chắn là cụ mất rồi. Chắc cụ tìm đến con để vĩnh biệt con…”. 

Dương Tự Trọng ngồi lặng. Gương mặt xâm xâm một nỗi buồn thăm thẳm. Anh quay mặt vào tường của căn phòng khách trại cải tạo. Hình như anh khóc. Tôi lặng lẽ nhìn ra khung cửa sổ mở rộng. Một vạt đồi xanh mướt cây trái, rau khoai. Đó là thành quả lao động của người tù đặc biệt này.

- Sau này có người nhà vào thăm, em mới biết sự thật. Đúng là lúc ấy bố em đang hấp hối. Bố em mất lúc 5 giờ 15 phút. Nghĩa là đúng một tiếng sau giây phút em “gặp cụ”.

Và như thế, có thể trong lúc tử biệt sinh ly, âm dương hỗn độn, hồn đang lìa thể xác, bố em nghĩ đến em chăng? Em ân hận lắm. Đau khổ lắm. Nhưng chẳng biết làm thế nào. Vì chính bố em dạy em làm người tử tế. Mà người tử tế thì trước hết phải tử tế với những người ruột thịt, người thân, rồi đến mọi người…

Những chuyện kì bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng
Dương Tự Trọng kể lại về những giấc mơ của mình
Ngừng một lát, Dương Tự Trọng tiếp tục. Giọng ngột ngạt:

- Bố mẹ em đều là cán bộ cách mạng lão thành. Cụ ông quê Thanh Miện, cùng Hải Dương với anh đấy. Ông cụ tự hào về anh lắm. Cụ đã hai lần đến thăm nhà anh, hồi anh còn đi học ở quê cơ. Cụ rất muốn em làm thơ.

Làm thơ nhưng không phải để trở thành nhà thơ, mà để làm một cảnh sát hình sự. Cụ bảo: “Một cảnh sát hình sự mà có trái tim nhân ái của một thi sĩ thì cũng sẽ khác đấy. Cảnh sát hình sự mà không có trái tim nhân ái thì sợ lắm.

Thậm chí là tai hoạ. Cụ muốn em đi theo con đường của ông. Làm một chiến sĩ an ninh Cách mạng. Nghĩa là làm một cán bộ cách mạng đúng là cán bộ cách mạng. Rồi làm tiếp những gì mà ông không kịp làm hoặc không làm được.

Em có nhiều thơ lắm. Nhiều bài đã được các nhạc sĩ phổ nhạc. Trong đó có không ít bài đã trở thành những ca khúc nổi tiếng. Như bài “Mẹ ơi” của nhạc sĩ Phú Quang. Anh có thể nghe bài thơ phổ nhạc này qua giọng hát của ca sĩ Tấn Minh và rất nhiều các ca sĩ nổi tiếng khác ở trên mạng:

Chỉ có mẹ thôi

Này là ốm đau...

Sai lầm, lạc lối

Chẳng giận con

Kiên trì, nhẫn nại

Lo lắng, thương yêu

Ngọt dịu lòng

Chỉ có mẹ thôi

Không bỏ con dù thế nào đi nữa

Trái tim nồng nàn vị tha vời vợi

Đau đáu vì con, nhẫn nhục trọn đời

Chỉ có mẹ thôi

Con vào đời vất vả

Gần gũi không rời

Cao cả, sáng ngời

Chỉ có mẹ thôi!...

Đúng thế đấy. Anh ạ. Dù con cái có thế nào, thì mẹ cũng chẳng bao giờ bỏ con. Còn mẹ là còn niềm tin để chúng ta tiếp tục sống. Em còn một bài thơ nữa cũng viết tặng mẹ:

Chiều Đông

Cánh chim

Hun hút trời xa

Mẹ già...

Mắt đỏ


Hoàng hôn héo úa


Mẹ ơi đừng buồn


Con không thấy khổ...


Thanh cao

Gió lộng bốn trời


Giả dụ không có mùa Xuân


Hoa vẫn đơm bông


Giả dụ...không còn ngày Tết...


Mẹ vẫn chờ mong

Lòng mẹ mênh mông

Thăm thẳm...

Chiều Đông

- Nghe nói bà cụ ở trong đội nữ du kích Hoàng Ngân…

- Cái đó thì em không rõ lắm đâu. Vì mẹ em chẳng bao giờ kể về mình. Nhưng mẹ em đúng là nữ du kích. Cụ là Trần Thị Hương. Một chiến sĩ cách mạng kiên cường. Ấy là nghe dân làng nói thế.

Ngày xưa, ngoài làm du kích, mẹ em còn tham gia phụ trách thiếu nhi cứu quốc. Nhiều đội viên được cụ đào tạo sau này đều rất thành đạt. Trong đó có bác Phạm Thế Duyệt, uỷ viên Bộ Chính trị. Em rất ân hận vì đã làm bố mẹ em buồn. Nhưng chẳng có cách nào khác được. Em cũng ân hận là để bạn bè em vướng vào lao lý. Họ cũng vì em mà mắc tội.

- Nếu không có sự cố, khéo bây giờ ông lên Tướng rồi. Việc không tố cáo ông anh phạm tội là điều có thể hiểu được. Nhưng còn việc giúp ông ấy chạy trốn thì thật không ổn một chút nào…

-  Vâng! Đúng thế. Em biết chứ. Em biết là không thể trốn được. Khi công an quyết bắt thì không thoát được. Em là cảnh sát hình sự. Em biết rất rõ điều này. Chính em cũng khuyên anh em ra đầu thú. Đừng trốn đi. Không thể thoát được đâu.

Nhưng anh em lại cứ tin vu vơ vào một anh nào đấy. Chẳng ai cứu được nếu đã phạm tội. Em đã khuyên anh ấy rồi. Nhưng anh ấy cứ muốn làm như vậy mà em không thể ngăn được thì cũng đành phải chiều thôi, vì đó là anh ruột, lại đang lúc hoạn nạn.

Những chuyện kì bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng
Nhìn lại những biến cố của hai anh em Dương Tự Trọng
Em thương anh ấy lắm. Bao nhiêu năm anh em gắn bó với nhau, no đói có nhau. Biết làm thế nào. Bỏ anh thì không đành mà cứu anh thì sẽ chết theo anh. Em biết anh ấy sẽ bị bắt.

Không chóng thì chầy, anh ấy sẽ bị bắt. Đấy là điều không thể khác được. Em là cảnh sát hình sự. Em rất hiểu điều này. Anh ấy bị bắt và em cũng sẽ bị bắt. Và bây giờ thì anh thấy đấy. Tất cả đều đúng như những gì em đã biết trước…

- Mình tin rằng, với truyền thống gia đình cách mạng, với thành tích xuất sắc của ông trong chiến đấu chống tội phạm và với cả những đóng góp rất lớn của ông cho ngành công an, rồi ông cũng sẽ sớm được ân xá thôi. Mình mong thế. Nhiều người hiểu ông và các đồng nghiệp của ông cũng đều mong thế. Nếu được ra tù thì ông sẽ làm gì?.

- Như em đã nói với anh rồi. Trở lại với ngành thì chắc không thể được rồi. Nếu có được ưu ái thì em cũng đã hết tuổi. Em sẽ tìm một việc làm gì đó để kiếm sống. Rồi em sẽ viết về những kinh nghiệm chống tội phạm, để trao truyền cho đồng đội mình và các em ở thế hệ sau. Em chỉ còn mỗi cách đó để cống hiến nốt những gì em có cho ngành thôi.

Dương Tự Trọng ngồi lặng. Có lẽ chẳng có ai yêu công việc của một cảnh sát hình sự như anh. Cũng chẳng ai yêu ngành công an như anh. Nhưng số phận thật nghiệt ngã. Tiếc cho anh. Tiếc cho cả ngành công an nữa.

- Em tốt nghiệp xuất sắc ở các trường đào tạo chuyên môn. Lại có bằng đào tạo luật sư. Em sẽ làm luật sư, ở các văn phòng luật sư cá nhân. Rồi tham gia điều tra nữa. Theo kiểu cá nhân, như những thám tử tư chẳng hạn. Nghĩa là làm một người tử tế. Rồi bênh vực những người tử tế mà bị oan khuất. Như thế có viển vông không?

Tôi biết nói sao với Dương Tự Trọng bây giờ? Chỉ mong anh sớm được toại nguyên, để làm một người tử tế!

 Trần Đăng Khoa

(Tuổi Trẻ & Đời Sống)

Dân Choa - Cụ không thiêng hay ông Vũ Huy Hoàng thỉnh chẳng thành ?


Trong hình ảnh có thể có: 12 người, mọi người đang đứng và bộ vét
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khấn trước tượng Bác Hồ. báo ANHP.vn
Năm nay nhìn ( đọc) thấy cảnh ông cựu Bộ trưởng và đám quan chức cấp cao của Bộ công thương bị " đánh" tơi bời chợt nhớ đến cái Tết đầu năm ngoái.

Năm ấy ông Hoàng oai vệ dẫn đầu đoàn lãnh đạo Bộ đi chúc tết ban ngành và địa phương. Vào sân của EVN thấy có tượng Ông Cụ, ông Hoàng và hạ thủ vội vàng thắp hương kính cẩn khấn vái.

Họ khấn ( ước nguyện) điều gì thì chỉ có họ biết...nhưng thể nào chả có mong an lành để công tác ( nôm na là làm ăn).

Thế nhưng năm nay ông Hoàng và mấy vị đàn em thân tín bị làm cho thân liệt danh bại. Thảm!

Cái tục mới của đất nước thời nay là đâu đâu cũng dựng tượng Ông Cụ. Thực sự sinh thời Cụ cũng không muốn vậy. Nhưng nơi nào cũng có tượng đài Cụ, rất tốn kém, rất nhiêu khê. 

Hội trường sinh hoạt nào cũng có tượng, phòng tiếp khách của sứ quán ở nước ngoài cũng vậy. Chưa hết, thậm chí còn cả lư hương nghi ngút.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn...nhắc nhở những điều ấy là cần thiết, nhưng phải làm theo lời răn dạy của tiền nhân mà chăm lo cho đất nước.

Còn cầu tài, tư lợi, ích kỉ thì có dù chức cao quyền trọng đến đâu người đời cũng khinh ghét. 

Người ta nể, hãi vì cái chức vụ nhất thời đó. Chứ kính phục thì không.

Dân Choa

(FB Dân Choa)

Bố đẻ Giang Kim Đạt khai nhận gần 16 triệu USD 'phí môi giới'

17/02/2017 18:15 GMT+7
TTO -Trong phần xét hỏi chiều 17-2, Giang Văn Hiển (bố đẻ Giang Kim Đạt) thay đổi toàn bộ lời khai và cho biết gần 16 triệu USD nhận được từ các công ty bán tàu là “phí môi giới” ông được hưởng, không liên quan đến con trai mình.
Bố đẻ Giang Kim Đạt khai nhận gần 16 triệu USD 'phí môi giới'
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: THÂN HOÀNG
Chiều 17-2, phiên toà xét xử vụ án tham ô, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) tiếp tục với phần xét hỏi hai cha con bị cáo Giang Kim Đạt.
“Nếu xác định là tiền bất chính bị cáo xin nộp lại”
Đầu buổi chiều, HĐXX tiếp tục thẩm vấn Giang Kim Đạt về hành vi chiếm đoạt giá cước cho thuê 9 tàu biển. HĐXX đặt vấn đề số tiền “hoa hồng” được gửi vào tài khoản của bị cáo rất lớn, có lúc lớn hơn cả tiền thuê tàu.
“Việc trả số tiền lớn như vậy thì có cần thiết phải cho thuê tàu hay không?” thẩm phán đặt câu hỏi.
Giang Kim Đạt giải thích rằng số tiền các công ty nước ngoài gửi vào tài khoản không phải tiền thuê tàu mà là tiền môi giới thương mại của anh ta. Cụ thể, Giang Kim Đạt tạm ứng cho công ty thuê tàu hàng trăm tỉ đồng bằng tài khoản của mình ở nước ngoài.
Sau đó công ty thuê tàu trả tiền và gửi vào tài khoản của ông Giang Văn Hiển. “Việc chuyển tiền vào tài khoản của bị cáo Giang Văn Hiển là bị cáo cho bố”, Giang Kim Đạt nói.
Chủ toạ phiên toà công bố một số bút lục lời khai của Giang Kim Đạt trao tiền “hoa hồng” cho cựu tổng giám đốc Vinashinlines tuy nhiên Giang Kim Đạt phủ nhận toàn bộ nội dung này.
Giang Kim Đạt cho rằng số tiền mình nhận được là tiền của “đối tác cho”. Tuy nhiên Giang Kim Đạt lại nói rằng nếu xác định đây là “tiền bất chính thì bị cáo sẽ nộp lại”?
“Bị cáo lấy tiền đâu để nộp lại” chủ toạ đặt câu hỏi.
"Bị cáo đề nghị định giá lại tài sản của bị cáo và ủy quyền cho em gái ở Singapore xử lý" Giang Kim Đạt trả lời.
Bố đẻ Giang Kim Đạt khai nhận gần 16 triệu USD 'phí môi giới'
Giang Văn Hiển tại phiên toà - Ảnh: THÂN HOÀNG
Chỉ giới thiệu đối tác mà nhận phí môi giới gần 260 tỉ đồng?
Ngay khi bắt đầu trả lời thẩm vấn tại toà, Giang Văn Hiển bất ngờ thay đổi toàn bộ lời khai của mình trước đó với cơ quan điều tra đồng thời bác bỏ toàn bộ lời khai của Giang Kim Đạt về số tiền “hoa hồng” gần 16 triệu USD tương đương gần 260 tỉ đồng.
Giang Văn Hiển khẳng định số tiền này một mình ông nhận, là tiền phí môi giới chứ không liên quan đến con trai mình. “Đây là tiền đối tác nước ngoài chuyển vào tài khoản tôi trả phí cho tôi môi giới liên quan đến vận tải biển”, Giang Văn Hiển nói.
Về việc mở hơn 20 tài khoản ngân hàng, mở tài khoản ngoại tệ, USD tại nhiều ngân hàng mà trước đó tại cơ quan điều tra, Giang Văn Hiển khai nhận là do con trai nhờ mở để khi mua tàu cho Vinashinelines, đối tác sẽ chuyển tiền “hoa hồng” vào các tài khoản này.
Tuy nhiên tại phiên toà, ông Hiển lại thay đổi lời khai rằng do ông làm về bất động sản và môi giới dịch vụ liên quan đến hàng hải nên mở các tài khoản này để giao dịch.
Giang Văn Hiển khai mình là người môi giới, giới thiệu cho con trai một số đối tác nước ngoài để mua tàu thế nhưng khi HĐXX hỏi bị cáo giới thiệu những ai, ở đâu thì ông Hiển nói “lâu rồi nên không nhớ”.
HĐXX đặt vấn đề, trong các lệnh chuyển tiền của các công ty nước ngoài vào tài khoản Giang Văn Hiển đều có nội dung ghi rõ là tiền “hoa hồng”? Giang Văn Hiển chỉ giới thiệu đối tác mà được nhận gần 16 triệu USD, tính ra mỗi tháng được hưởng hơn 20 tỉ đồng, trong khi con trai là người giao dịch hết nhưng không được nhận đồng nào theo lời khai của bị cáo thì có vô lý không?
Giang Văn Hiển lý giải “đây là phí môi giới quốc tế bị cáo được hưởng từ các đối tác”. Giang Văn Hiển nói thêm: “Ngân hàng ở Mỹ có chống rửa tiền, về Việt Nam cũng có chống rửa tiền. Tôi nghĩ đó là tiền sạch nên rút ra đi mua tài sản có đăng ký với Nhà nước cho đến giờ vẫn chưa bán cái nào”.
Trong phần xét hỏi Giang Văn Hiển, HĐXX liên tục nhắc nhở lời khai của bị cáo có nhiều mâu thuẫn, mẫu thuẫn với lời khai của chính bị cáo tại cơ quan điều tra, mâu thuẫn với lời khai của các bị cáo khác và có nhiều điểm bất hợp lý.
HĐXX nhấn mạnh Giang Văn Hiển phải khai báo thành khẩn, lời khai nhiều mâu thuẫn sẽ gây khó cho Toà và không có lợi cho chính ông ta vì ngoài lời khai, Toà còn xem xét nhiều tài liệu, chứng cứ khác và “Toà trọng chứng hơn trọng cung”.
17h, phiên toà kết thúc ngày xét xử thứ 2.
8h30 sáng18-2 phiên toà tiếp tục.
THÂN HOÀNG