- Bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ Hà Văn Thắm đã chỉ đích danh tên, chức vụ của những người đã nhận tiền lãi ngoài từ Oceanbank.
Ngày 6/3, phiên xử Hà Văn Thắm và đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX đã cho bị cáo đối chất trực tiếp với những người mà họ khai đã trực tiếp đưa tiền lãi ngoài.
Cáo trạng xác định, bị cáo Nguyễn Trà My (nguyên PGĐ Oceanbank, Chi nhánh Thăng Long) đã nhận chỉ đạo để tập hợp số liệu chi trả lãi ngoài hợp đồng tiền gửi cho một số khách hàng tại Oceanbank gồm: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí VN (PVPower), Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí VN và các Công ty thành viên (PVIS).
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Trà My khai đã 3 lần chuyển số tiền hơn 11 tỷ đồng cho anh Nguyễn Tuấn Hùng, Trưởng ban Tài chính PVEP. Được quay xuống nhận dạng anh Hùng, bị cáo Trà My xác nhận đó là người mà chị đã chuyển tiền.
Bị cáo Trà My (trái).
Trả lời câu hỏi của HĐXX: "Các bị cáo khai nhiều lần chuyển tiền cho anh Nguyễn Tuấn Hùng, quan điểm của anh thế nào?"
Anh Hùng đáp: "Nghe bị cáo Trà My trình bầy, tôi rất ngạc nhiên vì không quen biết chị Trà My. PVEP không có chủ trương nhận lãi ngoài của Oceanbank".
Ngay sau đó, Tòa quay ra hỏi và bị cáo Trà My xác nhận, bị cáo gặp anh Hùng 4 lần, chuyển hơn 11 tỷ đồng.
"Bị cáo không làm việc và trao đổi với anh Hùng bao giờ, nhưng có gặp và đưa tiền rất nhanh, chừng 30 giây. Lúc đó bị cáo có thai lớn, thời điểm nhanh như thế, anh Hùng có thể không ấn tượng gì về bị cáo", lời bị cáo Trà My.
Là một trong những người mà bị cáo Trà My từng khai nhiều lần đưa tiền, có mặt tại tòa, chị Hà Thị Minh Nguyệt (kế toán trưởng của PVPower) cho hay, bản thân chị không giao dịch với nhân viên Oceanbank.
Trả lời câu hỏi: "Có bao giờ chị nhận tiền chăm sóc khách hàng từ các nhân viên Oceanbank?, chị Nguyệt đáp: "Tôi chưa bao giờ, chỉ nhận lãi theo quy định".
Với câu hỏi của HĐXX: "Bị cáo Trà My khai 3 lần chuyển tiền cho chị tổng số gần 3 tỷ đồng, là tiền chi lãi ngoài, quan điểm của chị như thế nào?", chị Nguyệt đáp: "Tôi không hiểu tại sao chị Trà My nói thế, Tôi chưa bao giờ gặp chị Trà My".
Trước HĐXX bị cáo Trà My trả lời: "Bị cáo đã chuyển 3 lần tiền, hơn 2 tỷ đồng. Chị Nguyệt nói chưa gặp, bị cáo nghĩ đó là quan điểm của chị Nguyệt, còn bị cáo giữ nguyên những gì đã khai".
Số phận cổ đông Oceanbank
Theo cáo trạng, đến thời điểm ngày 31/3/2014, vốn điều lệ của Oceanbank là 4.000 tỷ đồng, trong đó có 4 cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ gồm: Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) chiếm 20%; Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (OGC) chiếm 20% và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà chiếm 6,65%.
Sau những vi phạm dẫn đến nợ xấu, ngày 6/5/2015, NHNN quyết định mua lại Oceanbank với giá 0 đồng, chuyển đổi lại thành Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương.
Có mặt tại tòa, luật sư Vũ Thị Kim Ngọc, đại diện Oceanbank cho biết: Oceanbank đang thực hiện kiện toàn bộ máy, triển khai thu hồi nợ nhằm khắc phục hậu quả vụ án để lại.
Luật sư Vũ Thị Kim Ngọc.
Toàn bộ cổ phần của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% đã được bán cho Nhà nước với giá 0 đồng, điều đó đồng nghĩa với việc các đơn vị này không còn quyền lợi gì.
Bà Ngọc cho rằng, NHNN mua lại Oceanbank với giá 0 đồng là đúng quy định pháp luật.
Còn đối với các khách hàng của Oceanbank trước thời điểm bị NHNN mua lại 0 đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của họ vẫn được thực hiện bình thường. Nhà nước sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm đối với số khách hàng này.
Vẫn theo bà Ngọc, đối với những cá nhân có vốn góp tại Oceanbank trước thời điểm 31/3/2014, quan điểm của Oceanbank là- Oceanbank đã được chuyển giao cho Nhà nước với giá 0 đồng thì đồng nghĩa với việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ ở đây.
Xử vụ Hà Văn Thắm chiều 2/3, HĐXX xoay quanh các câu hỏi để làm rõ ai là người đã được "hưởng lộc" lãi ngoài và trách nhiệm về số góp vốn 800 tỷ của PVN vào Oceanbank.
Từ năm 2011- 2014, có 51.468 cá nhân và 392 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Oceanbank và nhận các khoản tiền chi ngoài lãi hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm do Oceanbank chi trả.
Bắt tay nhau, Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn làm thất thoát hơn 500 tỷ đồng. Riêng Nguyễn Xuân Sơn thu lợi hơn 70 tỷ.
T.Nhung- T.Linh
Hà Văn Thắm khai "có nhiều bằng chứng các ngân hàng chi lãi vượt trần"
PV
Ngày xét xử thứ sáu, phiên tòa xét xử những sai phạm tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), HĐXX tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các Giám đốc chi nhánh và phòng giao dịch.
Sau khi xét hỏi các Giám đốc Chi nhán/PGD, HĐXX tiến hành hỏi bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch OceanBank, và bị cáo Nguyễn Minh Thu, nguyên Tổng Giám đốc OceanBank.
Hà Văn Thắm thừa nhận chủ trương chi lãi ngoài là có, nhưng chỉ ra chủ trương nên không biết cụ thể phương thức chuyển tiền như thế nào và ai là người phụ trách việc chi tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch.
Đáng chú ý, Hà Văn Thắm khẳng định có những bằng chứng rất rõ ràng việc các ngân hàng khác có chi ngoài lãi suất. Tại Tòa, bị cáo dẫn ra 3 bằng chứng cụ thể:
Thứ nhất là công bố của Cơ quan CSĐT C46 Bộ Công an trong thời gian xử lý các vi phạm tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) có phát hiện ACB chi lãi vượt trần theo quy định của NHNN.
Thứ hai, Hà Văn Thắm khẳng định từng xem rất nhiều phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó các phóng viên đóng giả người đi gửi tiền để đàm phán lãi suất với các ngân hàng. Khi đó nhân viên các ngân hàng đều trả lời có thể đàm phán lãi suất vượt trần quy định.
Thứ ba, Hà Văn Thắm khẳng định có lần Thống đốc ngân hàng khi đó có phát biểu trên truyền hình rằng việc các ngân hàng trả thêm tiền ngoài lãi suất giống như phản ứng phụ của liều thuốc chống lạm phát.
“Những thông tin như vậy được phát trên truyền hình khiến cho rất nhiều khách hàng nghe thấy và họ đã đến để yêu cầu chúng tôi phải trả tiền lãi ngoài, nếu không sẽ rút tiền sang ngân hàng khác”, Hà Văn Thắm nói.
Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Minh Thu cho biết chỉ chuyển tiền cho các Chi nhánh, còn ai đưa cho khách thì bị cáo không biết. Từ năm 2012 trở đi Nguyễn Minh Thu không còn phụ trách khối khách hàng cá nhân nên việc chi trả cho khách hàng cá nhân do trực tiếp Hà Văn Thắm quản lý.
Trong sáng 6/3, HĐXX có triệu tập một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để đối chất với các cựu cán bộ của OceanBank về việc nhận tiền chi lãi suất ngoài từ OceanBank.
Vụ Oceanbank: 'Chi lãi ngoài chủ yếu là công ty của Tập đoàn Dầu khí'
Hà Văn Thắm tại phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án kinh tế tại OceanbankẢNH CHỤP QUA MÀN HÌNH
Ngày 6.3, tòa sơ thẩm xét xử vụ đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank) bước sang ngày làm việc thứ 6, với phần thẩm vấn các bị cáo, nhằm làm rõ việc chi lãi ngoài.
Trước tòa, các bị cáo khai nhận việc chi lãi ngoài tập trung chủ yếu ở nhóm công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN. Tòa gọi bị cáo Hà Văn Thắmvà hỏi: “Chủ trương chi lãi ngoài khi có thì bị cáo giao cho ai?”. Bị cáo Hà Văn Thắm khai nhận: “Chủ trương có từ đầu là của bị cáo, nhưng ở vị trí điều hành, bị cáo không nắm được việc thực hiện. Phương thức chuyển tiền xuống chi nhánh như thế nào bị cáo không biết. Bị cáo nghĩ bị cáo Thu sẽ biết”.
Bị cáo Nguyễn Thị Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc Oceanbank khai: “Anh Thắm có ký quyết định Hội đồng quản trị về phân công quyền điều hành cho các lãnh đạo có thẩm quyền như Tổng giám đốc. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp phân chia lãi ngoài, tập trung chủ yếu là công ty của Tập đoàn Dầu khí, các doanh nghiệp ngoài không nhiều lắm. Đối với mảng khách hàng cá nhân, cuối năm 2012, với vai trò là Tổng giám đốc, bị cáo không tham gia gì vào khối khách hàng cá nhân nên không rõ”.
Tiếp đó, hội đồng xét xử cho gọi bị cáo Nguyễn Trà My, nguyên Phó giám đốc Oceanbank Chi nhánh Thăng Long, để thẩm vấn về việc chi và nhận lãi ngoài. Theo bị cáo Nguyễn Trà My, Oceanbank Chi nhánh Thăng Long đã chi cho Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) tổng số tiền 11 tỉ đồng.
8 giờ 30 phút sáng nay 1.3, phiên sơ thẩm xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank) bước sang ngày làm việc thứ ba với phần xét hỏi.
Tuy nhiên, trước tòa, ông Nguyến Tuấn Hùng, người đại diện cho Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí PVEP, tỏ ra ngỡ ngàng: “Nghe bị cáo trả lời tôi rất ngạc nhiên”.
Theo ông Hùng, phía PVEP không làm việc với bị cáo Trà My. PVEP nhiều lần gửi tiền vào Oceanbank, có những hợp đồng đến 200 tỉ đồng, còn hợp đồng vừa vào khoảng 5 tỉ đồng. “Tôi khẳng định từ tháng 9.2011 đến 2014, phía PVEP không nhận bất cứ khoản tiền nào của Oceanbank”, ông Hùng nói trước tòa.
“Bị cáo My gặp anh Hùng bao nhiêu lần?”, tòa hỏi bị cáo Nguyễn Trà My. “Bị cáo gặp trực tiếp 4 lần và đưa tổng số tiền 11 tỉ. Tuy nhiên, bị cáo cũng xin phép trình bày là những lần gặp trao đổi trực tiếp với anh Hùng thường gặp rất nhanh, khoảng 30 giây gì đó. Lúc đó là chị Thu nhờ mang tiền tới. Lúc đó bị cáo có thai rất lớn, hình dáng cũng không giống như bây giờ”.
Về vấn đề chi lãi ngoài hợp đồng, tòa tiếp tục triệu tập hàng loạt cán bộ, nhân viên Oceanbank tại các chi nhánh. Thẩm tra lời khai của các nhân viên của Oceanbank, tại phiên tòa, những người này cho biết, đa số họ trực tiếp chi tiền cho khách hàng, việc chi tiền là thực hiện theo chỉ đạo, chủ trương của lãnh đạo.
Hà Văn Thắm và các thuộc cấp thừa nhận chủ trương chi lãi vượt trần nhưng một mực khẳng định là vì "miếng cơm manh áo"...
Ngày thứ 6, Hà Văn Thắm và các bị cáo đồng phạm hầu tòa. HĐXX của TAND TP.Hà Nội tiếp làm rõ trách nhiệm của các giám đốc chi nhánh và phòng giao dịch về khoản chi lãi ngoài “chăm sóc khách hàng”.
Bị cáo Hà Văn Thắm tại phiên tòa.
Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank thừa nhận hành vi phạm tội và thừa nhận có chủ trương chi lãi ngoài. Tuy nhiên với vai trò chủ tịch, ông ta không nắm rõ chi tiết cụ thể. Trong khi đó, cựu TGĐ Nguyễn Xuân Sơn không thừa nhận nhận 69 tỷ đồng từ công ty BSC, không thừa nhận việc nhận số tiền hơn 240 tỷ đồng của Hà Văn Thắm để chi chăm sóc khách hàng.
Về việc chi lãi ngoài, các thuộc cấp của Thắm vẫn một mực khẳng định là vì "miếng cơm manh áo" nên phải chấp hành lệnh của cấp trên, tức là thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo, hoàn cảnh tín dụng thời điểm đó buộc Oceanbank chi tiền chăm sóc khách hàng để cân đối thanh khoản.
Đơn cử, bị cáo Lê Bảo Kiên, nguyên Giám đốc OceanBank Phòng giao dịch Hoàn Kiếm khai: "Bị cáo không nhận khoản tiền nào, thực ra việc đó đã diễn ra rồi nên mọi người cứ thế mà thực hiện".
Vấn đề này, cựu TGĐ Nguyễn Minh Thu trình bày, việc chi lãi ngoài chia làm hai phần, một là chăm sóc khách hàng lớn thì có một số người trực tiếp thực hiện như bị cáo Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Thị Minh Phương – cựu Phó TGĐ. Đa số khách hàng lớn là các công ty thuộc ngành dầu khí.
Ngoài ra, tiền chi chăm sóc còn thực hiện đối với các cá nhân. Từ khi lên vị trí TGĐ, bị cáo Thu không nắm rõ nên không biết sự phân công trong chi chăm sóc lãi ngoài đối với cá nhân như thế nào. Trực tiếp Hà Văn Thắm quản lý mảng khách hàng cá nhân.
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, tỏ ra mệt mỏi vì có liên quan đến vụ việc bẻ hoa anh đào để chụp ảnh ở Đà Lạt và mong mọi người bỏ qua.
Ngày 5-3, cư dân mạng ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) giận dữ khi anh N. A. T đưa lên trang facebook cá nhân loạt hình ảnh về một nữ du khách ăn mặc sang trọng tay cầm một vài cành hoa mai anh đào đang đơm bông rất đẹp trong khi người dân TP Đà Lạt luôn nâng niu loài hoa này.
Anh N.A.T kể lại, vào khoảng 16 giờ 30 ngày 4-3, nhóm của anh xuống Khu du lịch hồ Tuyền Lâm Đà Lạt để chụp hình hoa mai anh đào đang nở rộ ở đây.
Xuống tới hồ Tuyền Lâm, nhóm của anh T. bắt gặp đoàn khách đi xe ôtô 7 chỗ BKS 86A-042… dừng xe bên đường xuống chụp hình hoa mai anh đào.
Hình ảnh được cho là bà Phạm Thị Minh Hiếu bẻ hoa mai anh đào.
Theo lời anh T, lúc đó có một phụ nữ khoảng 40 tuổi, ăn mặc rất sang trọng mạnh miệng nói với một số bạn trẻ trong nhóm: “Tụi mày không dám bẻ để chị bẻ cho, có ai nói gì đâu!..”.
Nghe nữ du khách này nói vậy, anh T. liền lại gần nhắc nhở: “Đừng bẻ hoa chị ơi, hoa này bẻ về héo liền. Ai mà cũng bẻ hoa như chị thì làm gì còn cái đẹp để mọi người chiêm ngưỡng!..”.
“Mình cứ nghĩ nhắc vậy là chị ấy không bẻ nữa nên mình sang chỗ khác chụp ảnh. Lát quay lại thấy chị ấy đã cầm một bó mấy cành hoa mai anh đào trên tay. Mình và bạn quay lại nói thì bà chị này còn chất vấn em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây à? E cho chị xem giấy tờ… Cậu em (người đi cùng nhóm anh T) sốt vía vì gặp bà chị ngáo quá, liền bảo: Em không là gì cả, e nói ngang với chị được không? Em là người yêu Đà Lạt, muốn bảo vệ Đà Lạt. Chị không xứng đáng được cầm những bông hoa này. Hai bên nói qua nói lại, bà chị kia vẫn giữ thái độ là như kiểu “mình thích thì mình bẻ thôi” trong khi các thành viên đi cùng đoàn chỉ biết im tiếng không nói một lời” - anh N.A.T kể lại trên trang cá nhân.
Sau đó, một số trang mạng đã khẳng định người cầm cành hoa anh đào trong ảnh mà anh T. đề cập là bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp và là đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận.
Chiều 5-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động qua điện thoại về việc bẻ hoa anh đào ở Đà Lạt, bà Hiếu nói với chất giọng mệt mỏi: "Tôi biết là tôi đã sai và mong mọi người bỏ qua. Trong ngày hôm nay có rất nhiều số điện thoại lạ gọi đến khiến tôi rất mệt mỏi", rồi bà tắt máy.
Sau đó, chúng tôi liên lạc lại qua điện thoại cá nhân và trang facebook của bà Hiếu thì đều tạm ngưng hoạt động.
Đình Thi
Nghe bà Phó giám đốc Sở Tư pháp nói chuyện bẻ hoa anh đào
Té ra người bẻ hoa đào seo-phì ở Đà Lại lại là quan bà: Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận, bà Phạm Thị MInh Hiếu (
Là Phó Giám đốc Sở Tư pháp (Bình Thuận) thì phải có ít nhất 2 cái bằng/chứng chỉ LUẬT trở lên (cử nhân và Thạc/Tiến sĩ ngành LUẬT, tiêu chuẩn cán bộ nguồn đấy; Là Phó sở một cơ quan công quyền trong thể chế chính trị này, nhất định cổ là thành viên cấp ủy, là đảng viên xuất xắc "làm theo tấm gương đạo Đức HCM" mỗi năm (không đạt các danh hiệu này hàng năm, đừng mơ vào cơ cấu),... Là đại biểu HĐND, thành viên Ban Pháp chế, cô ấy còn là NHÀ LÀM LUẬT & giám át thực thi luật tại địa phương, http://hdnd.binhthuan.gov.vn/News/dsthuongtruc/khoax.aspx
- Tiếp xúc cử tri, 9/2015, quan bà Phạm Thị Minh Hiếu - Phó Giám đốc Sở Tư Pháp, phát biểu: “Sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn pháp luật miễn phí cho nhân dân. Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác ở ngành pháp luật, bằng kinh nghiệm, kiến thức của mình tôi sẽ chia sẻ, tư vấn và hướng dẫn cho người dân thực hiện đúng quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng quy định của pháp luật về các vấn đề dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, đất đai…" (???)
....
Rất tiếc, quan bà không có kiến thức và nhận thức về ứng xử với danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường văn hoá,... khi đi du ngoạn,..
Bẻ một cành hoa không phai của mình, lại là nơi thắng cảnh và điểm du lịch là vừa phạm pháp vừa là hành vi xấu về mặt ứng xử nơi công cộng.
Hỏi, cô ấy có xứng đáng với vị trí và vai trò đại diện nhân dân không? Có đủ tư cách "tư vấn, hướng dẫn pháp luật" cho cử tri, như cô ấy hứa 2 năm trươsc không?
TTO - Trước chỉ trích của dư luận trên facebook cho rằng bà Phạm Thị Minh Hiếu bẻ hoa anh đào để chụp ảnh, bà Hiếu nói cành hoa sắp lìa cành và người tài xế bẻ đưa cho bà. Bà yêu hoa nên cầm chụp ảnh.
Hình ảnh bà Phạm Thị Minh Hiếu cầm nhành hoa anh đào được đăng tải trên Facebook N.A.T.
Sáng 5-3, một cán bộ có chức trách của UBND tỉnh Bình Thuận xác nhận hình ảnh người phụ nữ tay cầm nhành hoa anh đào lan truyền trên mạng xã hội là bà Phạm Thị Minh Hiếu - phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh.
Facebooker N.A.T (ngụ TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) sau khi đăng loạt ảnh một phụ nữ (đã xác định được là bà Hiếu) cầm nhành hoa đào đã nhận được hàng ngàn lượt like, bình luận, chia sẻ.
Theo thông tin trên trang facebook của N.A.T., dù được một số người ngăn cản nhưng bà Hiếu vẫn bẻ nhành hoa đào cầm trên tay. Đoàn đi chung với bà Hiếu còn có một số nam nữ khác đi trên chiếc ôtô biển số 86A-042...
Rất nhanh sau thông tin trên, cộng đồng mạng đã truy ra thông tin người cầm nhành hoa anh đào là bà Phạm Thị Minh Hiếu - phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, cũng là đại biểu HĐND tỉnh này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh N.A.T. - chủ trang facebook xác nhận câu chuyện mà anh đã đăng là sự thật anh chứng kiến khi đi cùng nhóm bạn tham quan hồ Tuyền Lâm.
Lúc 13h ngày 5-3, trả lời PV Tuổi Trẻ tại Bình Thuận, bà Minh Hiếu cho biết vào ngày 2-3 bà đi họp tại TP Đà Lạt. Họp xong, bà Hiếu cùng với một số anh em trong đoàn công tác đến hồ Tuyền Lâm ngắm cảnh.
Tại đây, thấy một nhành hoa anh đào bị gãy nhưng chưa lìa cành, một tài xế đã bẻ nhành hoa gãy này đưa cho bà Hiếu.
“Tôi rất yêu thích hoa, nhà trồng rất nhiều hoa. Thấy anh tài xế đưa cho thì tôi cầm chứ không nghĩ xảy ra chuyện rùm beng như vậy”, bà Hiếu giải thích.
Theo bà Hiếu, sau khi thấy bà cầm nhành hoa anh đào thì một số người đã chụp ảnh, truy vấn bà tại sai lại bẻ hoa và giữa hai bên có lời qua tiếng lại.
Sau đó, bà Hiếu bỏ đi xuống chỗ đậu xe thì vẫn bị nhóm người trên đi theo chụp hình và những hình ảnh này sau đó xuất hiện trên facebook sáng 5-3.
"Tôi đã biết lỗi rồi. Đáng lẽ cành đào như thế tôi nên để nó tự nhiên. Tôi thành thật xin lỗi vì đã gây ra sự cố này", bà Hiếu cũng nói.
Hình ảnh bà Hiếu cầm cành hoa anh đào được nhóm bạn của anh T. chụp lại
Trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin du khách bẻ hoa anh đào bị chia sẻ trên mạng trên, một cán bộ ngành văn hoá thể thao - du lịch tỉnh thể hiện quan điểm hành động hái hoa bẻ là sai làm ảnh hưởng hình ảnh du lịch, phạm vi xử lý thuộc thẩm quyền cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt.
NGUYỄN NAM - MAI VINH
Từ chuyện trộm trứng, bẻ hoa đào, nghĩ về tính trung thực của cán bộ thời nay
Trong những ngày qua, trên mạng xã hội, báo chí dư luận bàn tán nhiều về hai câu chuyện liên quan đến tính trung thực của con người. Điều đáng nói ở đây là cả hai câu chuyện điều liên quan đến nhân cách của cán bộ nhà nước. Đó không phải là ông trưởng thôn, một viên chức, công chức quèn mà là cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện.
Một là, chuyện ông Dương Phước Huệ, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) bị người dân tố cáo ăn cắp 14 quả trứng vịt tại Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp mừng Đảng - mừng Xuân năm 2017.
Hai là, việc bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận bị khách du lịch tố cáo trên Facebook bẻ cành hoa đào ở Đà Lạt. Theo chia sẻ của người chủ nhân Facebook, Bà Hiếu đã nói với nhóm người đi cùng “Tụi mày không dám bẻ để chị bẻ cho, có ai nói gì đâu!.. ” Thái độ đó của bà Hiếu đã bị vị khách nọ đã nhắc nhở. Sau khi thấy bà cầm cành đào đã bẻ, họ lại nhắc tiếp nhưng bà đã lớn tiếng chất vấn lại và còn đòi xem giấy tờ.
Sự việc cũng sẽ không có gì ồn ào nếu ban đầu hai nhân vật trên nhận sai với thái độ chân thành. Đằng này họ lại chối tội, đổ lỗi. Trước nhân chứng, vật chứng đầy đủ, không thể chối cãi họ mới phải thừa nhận. Nhưng vẫn thanh minh, ông Huệ nói, lấy trộm trứng vì thấy to và đẹp mắt. Bà Hiếu nói, cành hoa bà cầm là do tài xế bẻ đưa cho.
Chuyện trộm 14 quả trứng, bẻ cành hoa đào nếu đó là hành động của một người dân bình thường thì dư luận đã không lời ra tiếng vào, nhưng đây là cán bộ nhà nước. Cái sai của họ ở đây có thể không lớn nhưng thái độ của họ trước việc làm sai mới đáng bàn.
Ông Huệ sau khi lấy trộm trứng đã bỏ chạy, người dân tố cáo lên ban tổ chức nhưng không nhận được hồi âm. Ông Huệ cũng không xin lỗi ngay mà chỉ đến khi báo chí đưa tin, cấp trên truy xét, áp lực dư luận ông mới thừa nhận và xin lỗi.
Nếu trước khi bẻ cành hoa đào bà Hiếu không nói “Tụi mày không dám bẻ để chị bẻ cho, có ai nói gì đâu!.. ”hay sau khi bẻ rồi bị nhắc nhở bà không lớn tiếng đôi co, chất vấn, đòi xem giấy tờ của vị khách kia thì mọi chuyện đã không đi xa. Bà Hiếu đã xin lỗi và mong được bỏ qua nhưng bà cũng không quên khẳng định, cành đào là do tài xế bẻ.
Ông bà ta có câu "ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt" cho nên khó có thể giải thích rằng, hành động trộm trứng trên là do bộc phát, không hiểu biết, thiếu kìm chế. Một người không có lòng tham thì dù của rơi ngoài đường cũng không lấy. Tương tự như vậy, một người không có tính ngạo mạn, hách dịch thì cho dù trong hoàn cảnh nào cũng không bộc lộ.
Và khi mắc lỗi có rất nhiều cách để bao biện, thanh minh.
Chẳng hạn, một người dân ăn cắp quả trứng, được giải thích là do túng thiếu. Một cán bộ lấy cắp đồ trong siêu thị, được bao biện là do cầm nhầm. Một văn bản, quyết định, thông báo sai, được biện hộ là do lỗi đánh máy. Hay như cô Kiều Trinh - biên tập viên VTV hai lần ăn cắp đồ trong siêu thị ở Thuy Điển (2001) Anh (2006) điều thoát tội vì có giấy chứng nhận tâm thần. Ấy vậy, người ta vẫn thấy cô lên truyền hình trong trương trình Văn hóa dân tộc.
Tôi nhớ đến câu chuyện bò, dê hỗ trợ cho người nghèo đi lạc vào nhà bí quan ở Thạch Thành (Thanh Hóa). Sự việc rõ như ban ngày nhưng ông Đỗ Minh Quý - bí thư huyện Thạch Thành trả lời tỉnh bơ: “Biết là có dê vào trang trại nhưng tôi nhầm với dê của một dự án khác, chứ không biết đó là dê hỗ trợ giảm nghèo của Bỉm Sơn”.
Thậm chí như ông Siu Kam - Chủ tịch UBND xã Albá (Chư Sê - Gia Lai) quan hệ bất chính với cấp dưới bị người dân bắt tại trận, bỏ chạy trong tư thế "trần chuồng" nhưng vẫn giải thích, do say rượu, không nhớ chuyện gì đã sảy ra.
Ở cấp độ cao hơn nữa, cỡ như Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền, xây biệt thự hoành tráng, dân thắc mắc tiền đâu mà làm to thế, nói người em họ giúp. Khi được hỏi về việc bổ nhiệm vợ, con, em trai, em rể… làm lãnh đạo, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh khẳng định việc bổ nhiệm là đúng quy trình...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhiều về đạo đức người cán bộ, đảng viên trong đó tính trung thực là phẩm chất hàng đầu, nhất là những người làm công tác lãnh đạo quản lý. Hôm nay ăn cắp cái nhỏ ngày mai có thể ăn cắp cái lớn. Hôm nay sai lầm nhỏ không nhận lỗi, thì chắc gì mai kia sai lầm lớn sẽ nhận. Cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo phải là tấm gương mẫu mực cho người dân. Một khi cán bộ thiếu tư cách đạo đức, phẩm chất, nói dân sẽ không bao giờ nghe. Vậy nên người xưa đúc kết, quan tham thì dân gian, quan sạch dân ngoan. Thượng bất chính, hạ tắc loạn là vậy.
Chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông thời gian tới sẽ như thế nào là một trong những vấn đề được giới truyền thông quốc tế quan tâm đặc biệt bên lề sự kiện hai kỳ họp (Chính hiệp và Quốc hội) đang diễn ra tại Bắc Kinh.
South China Morning Post, Hồng Kông ngày 6/3 cho biết, Lưu Hiểu Giang - Đô đốc, cựu Chính ủy Hải quân Trung Quốc (2008 - 2014) nói với các phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội nước này:
Hải quân Trung Quốc sẽ phải đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ các quyết sách ngày càng leo thang trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (phi pháp, vô lý) ở Biển Đông. Ông Giang nói:
"Vai trò của hải quân Trung Quốc sẽ lớn hơn và quan trọng hơn. Trung Quốc là một quốc gia hàng hải, chúng tôi cần bảo vệ quyền lợi hàng hải và phát triển lợi ích của mình, do đó vai trò của hải quân ngày càng quan trọng hơn".
Ông Lưu Hiểu Giang trả lời báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội tại Bắc Kinh, khai mạc hôm Chủ nhật 5/3. Ảnh: SCMP.
Tờ South China Morning Post đánh giá, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Washington dường như đã lùi xa khỏi một đường lối cứng rắn về Biển Đông trong những tuần gần đây, với phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Nhật Bản trước đó. Ông không thấy cần thiết có hành động quân sự nào lớn ở Biển Đông.
Trong khi quân đội Trung Quốc ngày càng chuyển trọng tâm tác chiến xuống phía Nam.
Tháng trước họ đã phá vỡ truyền thống nhiều thập kỷ khi bổ nhiệm một sĩ quan hải quân, Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải làm Tư lệnh Chiến khu Nam, thay vì các sĩ quan lục quân như lâu nay.
Bình luận về việc bổ nhiệm Viên Dự Bách, ông Lưu Hiểu Giang nhận xét: "Điều này cho thấy vai trò của Bộ Tư lệnh chiến khu Nam. Bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc ở Biển Đông là rất quan trọng". [1]
China Topix ngày 5/3 còn phát hiện ra rằng, trong buổi chủ trì họp báo hôm thứ Bảy trước phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và là người phát ngôn của kỳ họp đã tiết lộ một thông tin hết sức đáng chú ý:
Trung Quốc sẽ xây dựng thêm nhiều đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông với ngân sách quốc phòng cao nhất từ trước đến nay.
Trong khi mức độ tăng ngân sách cho quốc phòng hàng năm giảm xuống 7%, số tiền thực tế Trung Quốc rót vào quân sự năm nay sẽ đạt mức cao nhất trong lịch sử: 151 tỉ USD, Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay.
Hôm 5/3 Bộ Tài chính Trung Quốc tiết lộ con số thực tế rót cho quân sự năm 2017 là 1044 tỉ nhân dân tệ, tương đương 151 tỉ USD, mức cao nhất trong lịch sử.
Đáng chú ý là con số này không có trong Báo cáo công tác điều hành của Chính phủ mà ông Lý Khắc Cường đọc trước Quốc hội như mọi năm.
Bà Phó Oánh cũng không đưa ra số tiền này, chỉ tiết lộ ngân sách quân sự Trung Quốc năm nay tăng khoảng 7% so với năm ngoái.
Đặc biệt hơn, China Topix nhận định rằng trong buổi chủ trì họp báo bà Oánh đã tiết lộ, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo:
"Mỹ có thể vẫn lo ngại Trung Quốc sẽ bắt kịp hoặc vượt qua Hoa Kỳ. Trên thực tế Trung Quốc là một nước đang phát triển, vẫn còn khoảng cách rất lớn nếu so với năng lực của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên việc xây dựng, phát triển của quân đội Trung Quốc vẫn cần tiếp tục, đó là yêu cầu để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của chúng tôi". [2]
Trong một động thái khác có liên quan, South China Morning Post ngày 5/3 cho biết, Trung Quốc vừa ra mắt giàn khoan dầu lớn nhất thế giới Bluewhale I, có thể khoan sâu 3658 mét vào lòng biển, có thể khoan sâu 15240 mét vào vỏ trái đất.
Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV hôm thứ Bảy đưa tin, Bluewhale I được thiết kế để khoan, hút dầu ở Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dồi dào ở những vùng biển sâu 3000 mét hoặc sâu hơn.
Giá chế tạo của chiếc giàn khoan này là hơn 700 triệu USD, tương đương 2 chiếc máy bay A380 của hãng Airbus. Nó nặng 42 ngàn tấn và cao bằng một tòa nhà 37 tầng, tính từ mặt nước biển.
South China Morning Post nhận xét, việc Trung Quốc đóng giàn khoan khổng lồ đã từng gây ra những lo ngại và căng thẳng với 2 nước láng giềng Nhật Bản, Việt Nam.
Đặc biệt năm 2014, Trung Quốc đã gây ra sự cố ngoại giao nghiêm trọng khi hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. [3]