Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

DƯ LUẬN BÀN VỀ VỤ BÀ PHẠM THỊ MINH HIẾU-PGĐ SỞ TƯ PHÁP BÌNH THUẬN BẺ HOA ANH ĐÀO Ở ĐÀ LẠT; Từ chuyện trộm trứng, bẻ hoa đào, nghĩ về tính trung thực của cán bộ thời nay

Vụ bẻ hoa anh đào: 

"Tôi mong mọi người 

bỏ qua"

NLĐ  1 đăng lại 5 liên quan
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, tỏ ra mệt mỏi vì có liên quan đến vụ việc bẻ hoa anh đào để chụp ảnh ở Đà Lạt và mong mọi người bỏ qua.
Ngày 5-3, cư dân mạng ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) giận dữ khi anh N. A. T đưa lên trang facebook cá nhân loạt hình ảnh về một nữ du khách ăn mặc sang trọng tay cầm một vài cành hoa mai anh đào đang đơm bông rất đẹp trong khi người dân TP Đà Lạt luôn nâng niu loài hoa này.
Anh N.A.T kể lại, vào khoảng 16 giờ 30 ngày 4-3, nhóm của anh xuống Khu du lịch hồ Tuyền Lâm Đà Lạt để chụp hình hoa mai anh đào đang nở rộ ở đây.
Xuống tới hồ Tuyền Lâm, nhóm của anh T. bắt gặp đoàn khách đi xe ôtô 7 chỗ BKS 86A-042… dừng xe bên đường xuống chụp hình hoa mai anh đào.
Vu be hoa anh dao: "Toi mong moi nguoi bo qua" - Anh 1
Hình ảnh được cho là bà Phạm Thị Minh Hiếu bẻ hoa mai anh đào.
Theo lời anh T, lúc đó có một phụ nữ khoảng 40 tuổi, ăn mặc rất sang trọng mạnh miệng nói với một số bạn trẻ trong nhóm: “Tụi mày không dám bẻ để chị bẻ cho, có ai nói gì đâu!..”.
Nghe nữ du khách này nói vậy, anh T. liền lại gần nhắc nhở: “Đừng bẻ hoa chị ơi, hoa này bẻ về héo liền. Ai mà cũng bẻ hoa như chị thì làm gì còn cái đẹp để mọi người chiêm ngưỡng!..”.
“Mình cứ nghĩ nhắc vậy là chị ấy không bẻ nữa nên mình sang chỗ khác chụp ảnh. Lát quay lại thấy chị ấy đã cầm một bó mấy cành hoa mai anh đào trên tay. Mình và bạn quay lại nói thì bà chị này còn chất vấn em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây à? E cho chị xem giấy tờ… Cậu em (người đi cùng nhóm anh T) sốt vía vì gặp bà chị ngáo quá, liền bảo: Em không là gì cả, e nói ngang với chị được không? Em là người yêu Đà Lạt, muốn bảo vệ Đà Lạt. Chị không xứng đáng được cầm những bông hoa này. Hai bên nói qua nói lại, bà chị kia vẫn giữ thái độ là như kiểu “mình thích thì mình bẻ thôi” trong khi các thành viên đi cùng đoàn chỉ biết im tiếng không nói một lời” - anh N.A.T kể lại trên trang cá nhân.
Sau đó, một số trang mạng đã khẳng định người cầm cành hoa anh đào trong ảnh mà anh T. đề cập là bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp và là đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận.
Chiều 5-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động qua điện thoại về việc bẻ hoa anh đào ở Đà Lạt, bà Hiếu nói với chất giọng mệt mỏi: "Tôi biết là tôi đã sai và mong mọi người bỏ qua. Trong ngày hôm nay có rất nhiều số điện thoại lạ gọi đến khiến tôi rất mệt mỏi", rồi bà tắt máy.
Sau đó, chúng tôi liên lạc lại qua điện thoại cá nhân và trang facebook của bà Hiếu thì đều tạm ngưng hoạt động.
Đình Thi

Nghe bà Phó giám đốc Sở Tư pháp nói chuyện bẻ hoa anh đào


Hào Song Trần đã thêm 3 ảnh mới — cùng với Nguyễn Lai và 2 người khác tại Sở Tư Pháp Bình Thuận.
ÔI, QUAN BÀ Tư pháp lại phạm pháp?
Té ra người bẻ hoa đào seo-phì ở Đà Lại lại là quan bà: Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận, bà Phạm Thị MInh Hiếu (
Là Phó Giám đốc Sở Tư pháp (Bình Thuận) thì phải có ít nhất 2 cái bằng/chứng chỉ LUẬT trở lên (cử nhân và Thạc/Tiến sĩ ngành LUẬT, tiêu chuẩn cán bộ nguồn đấy;
Là Phó sở một cơ quan công quyền trong thể chế chính trị này, nhất định cổ là thành viên cấp ủy, là đảng viên xuất xắc "làm theo tấm gương đạo Đức HCM" mỗi năm (không đạt các danh hiệu này hàng năm, đừng mơ vào cơ cấu),...
Là đại biểu HĐND, thành viên Ban Pháp chế, cô ấy còn là NHÀ LÀM LUẬT & giám át thực thi luật tại địa phương,
http://hdnd.binhthuan.gov.vn/News/dsthuongtruc/khoax.aspx
- Tiếp xúc cử tri, 9/2015, quan bà Phạm Thị Minh Hiếu - Phó Giám đốc Sở Tư Pháp, phát biểu: “Sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn pháp luật miễn phí cho nhân dân. Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác ở ngành pháp luật, bằng kinh nghiệm, kiến thức của mình tôi sẽ chia sẻ, tư vấn và hướng dẫn cho người dân thực hiện đúng quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng quy định của pháp luật về các vấn đề dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, đất đai…" (???)
....
Rất tiếc, quan bà không có kiến thức và nhận thức về ứng xử với danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường văn hoá,... khi đi du ngoạn,..
Bẻ một cành hoa không phai của mình, lại là nơi thắng cảnh và điểm du lịch là vừa phạm pháp vừa là hành vi xấu về mặt ứng xử nơi công cộng.
Hỏi, cô ấy có xứng đáng với vị trí và vai trò đại diện nhân dân không? Có đủ tư cách "tư vấn, hướng dẫn pháp luật" cho cử tri, như cô ấy hứa 2 năm trươsc không?
BÀ Hội đồng lại quên mất lời hứa với cử tri !
http://www.baobinhthuan.com.vn/…/chuong-trinh-hanh-dong-cua…

Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào chụp ảnh? 

05/03/2017 15:28 GMT+7
TTO - Trước chỉ trích của dư luận trên facebook cho rằng bà Phạm Thị Minh Hiếu  bẻ hoa anh đào để chụp ảnh, bà Hiếu nói cành hoa sắp lìa cành và người tài xế bẻ đưa cho bà. Bà yêu hoa nên cầm chụp ảnh. 
Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào chụp ảnh? 
Hình ảnh bà Phạm Thị Minh Hiếu cầm nhành hoa anh đào được đăng tải trên Facebook N.A.T.
Sáng 5-3, một cán bộ có chức trách của UBND tỉnh Bình Thuận xác nhận hình ảnh người phụ nữ tay cầm nhành hoa anh đào lan truyền trên mạng xã hội là bà Phạm Thị Minh Hiếu - phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh.
Facebooker N.A.T (ngụ TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) sau khi đăng loạt ảnh một phụ nữ (đã xác định được là bà Hiếu) cầm nhành hoa đào đã nhận được hàng ngàn lượt like, bình luận, chia sẻ.
Theo thông tin trên trang facebook của N.A.T., dù được một số người ngăn cản nhưng bà Hiếu vẫn bẻ nhành hoa đào cầm trên tay. Đoàn đi chung với bà Hiếu còn có một số nam nữ khác đi trên chiếc ôtô biển số 86A-042...
Rất nhanh sau thông tin trên, cộng đồng mạng đã truy ra thông tin người cầm nhành hoa anh đào là bà Phạm Thị Minh Hiếu - phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, cũng là đại biểu HĐND tỉnh này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh N.A.T. - chủ trang facebook xác nhận câu chuyện mà anh đã đăng là sự thật anh chứng kiến khi đi cùng nhóm bạn tham quan hồ Tuyền Lâm. 
Lúc 13h ngày 5-3, trả lời PV Tuổi Trẻ tại Bình Thuận, bà Minh Hiếu cho biết vào ngày 2-3 bà đi họp tại TP Đà Lạt. Họp xong, bà Hiếu cùng với một số anh em trong đoàn công tác đến hồ Tuyền Lâm ngắm cảnh.
Tại đây, thấy một nhành hoa anh đào bị gãy nhưng chưa lìa cành, một tài xế đã bẻ nhành hoa gãy này đưa cho bà Hiếu.
“Tôi rất yêu thích hoa, nhà trồng rất nhiều hoa. Thấy anh tài xế đưa cho thì tôi cầm chứ không nghĩ xảy ra chuyện rùm beng như vậy”, bà Hiếu giải thích.
Theo bà Hiếu, sau khi thấy bà cầm nhành hoa anh đào thì một số người đã chụp ảnh, truy vấn bà tại sai lại bẻ hoa và giữa hai bên có lời qua tiếng lại.
Sau đó, bà Hiếu bỏ đi xuống chỗ đậu xe thì vẫn bị nhóm người trên đi theo chụp hình và những hình ảnh này sau đó xuất hiện trên facebook sáng 5-3.
"Tôi đã biết lỗi rồi. Đáng lẽ cành đào như thế tôi nên để nó tự nhiên. Tôi thành thật xin lỗi vì đã gây ra sự cố này", bà Hiếu cũng nói.
Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào chụp ảnh? 
Hình ảnh bà Hiếu cầm cành hoa anh đào được nhóm bạn của anh T. chụp lại 
Trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin du khách bẻ hoa anh đào bị chia sẻ trên mạng trên, một cán bộ ngành văn hoá thể thao - du lịch tỉnh thể hiện quan điểm hành động hái hoa bẻ là sai làm ảnh hưởng hình ảnh du lịch, phạm vi xử lý thuộc thẩm quyền cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt.
NGUYỄN NAM - MAI VINH





Từ chuyện trộm trứng, bẻ hoa đào, nghĩ về tính trung thực của cán bộ thời nay

Định An

Trong những ngày qua, trên mạng xã hội, báo chí dư luận bàn tán nhiều về hai câu chuyện liên quan đến tính trung thực của con người. Điều đáng nói ở đây là cả hai câu chuyện điều liên quan đến nhân cách của cán bộ nhà nước. Đó không phải là ông trưởng thôn, một viên chức, công chức quèn mà là cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện.
Một là, chuyện ông Dương Phước Huệ, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) bị người dân tố cáo ăn cắp 14 quả trứng vịt tại Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp mừng Đảng - mừng Xuân năm 2017.
Hai là, việc bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận bị khách du lịch tố cáo trên Facebook bẻ cành hoa đào ở Đà Lạt. Theo chia sẻ của người chủ nhân Facebook, Bà Hiếu đã nói với nhóm người đi cùng “Tụi mày không dám bẻ để chị bẻ cho, có ai nói gì đâu!.. ” Thái độ đó của bà Hiếu đã bị vị khách nọ đã nhắc nhở. Sau khi thấy bà cầm cành đào đã bẻ, họ lại nhắc tiếp nhưng bà đã lớn tiếng chất vấn lại và còn đòi xem giấy tờ.
Sự việc cũng sẽ không có gì ồn ào nếu ban đầu hai nhân vật trên nhận sai với thái độ chân thành. Đằng này họ lại chối tội, đổ lỗi. Trước nhân chứng, vật chứng đầy đủ, không thể chối cãi họ mới phải thừa nhận. Nhưng vẫn thanh minh, ông Huệ nói, lấy trộm trứng vì thấy to và đẹp mắt. Bà Hiếu nói, cành hoa bà cầm là do tài xế bẻ đưa cho.
Chuyện trộm 14 quả trứng, bẻ cành hoa đào nếu đó là hành động của một người dân bình thường thì dư luận đã không lời ra tiếng vào, nhưng đây là cán bộ nhà nước. Cái sai của họ ở đây có thể không lớn nhưng thái độ của họ trước việc làm sai mới đáng bàn.
Ông Huệ sau khi lấy trộm trứng đã bỏ chạy, người dân tố cáo lên ban tổ chức nhưng không nhận được hồi âm. Ông Huệ cũng không xin lỗi ngay mà chỉ đến khi báo chí đưa tin, cấp trên truy xét, áp lực dư luận ông mới thừa nhận và xin lỗi.
Nếu trước khi bẻ cành hoa đào bà Hiếu không nói “Tụi mày không dám bẻ để chị bẻ cho, có ai nói gì đâu!.. ”hay sau khi bẻ rồi bị nhắc nhở bà không lớn tiếng đôi co, chất vấn, đòi xem giấy tờ của vị khách kia thì mọi chuyện đã không đi xa. Bà Hiếu đã xin lỗi và mong được bỏ qua nhưng bà cũng không quên khẳng định, cành đào là do tài xế bẻ.
Ông bà ta có câu "ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt" cho nên khó có thể giải thích rằng, hành động trộm trứng trên là do bộc phát, không hiểu biết, thiếu kìm chế. Một người không có lòng tham thì dù của rơi ngoài đường cũng không lấy. Tương tự như vậy, một người không có tính ngạo mạn, hách dịch thì cho dù trong hoàn cảnh nào cũng không bộc lộ.
Và khi mắc lỗi có rất nhiều cách để bao biện, thanh minh.
Chẳng hạn, một người dân ăn cắp quả trứng, được giải thích là do túng thiếu. Một cán bộ lấy cắp đồ trong siêu thị, được bao biện là do cầm nhầm. Một văn bản, quyết định, thông báo sai, được biện hộ là do lỗi đánh máy. Hay như cô Kiều Trinh - biên tập viên VTV hai lần ăn cắp đồ trong siêu thị ở Thuy Điển (2001) Anh (2006) điều thoát tội vì có giấy chứng nhận tâm thần. Ấy vậy, người ta vẫn thấy cô lên truyền hình trong trương trình Văn hóa dân tộc.
Tôi nhớ đến câu chuyện bò, dê hỗ trợ cho người nghèo đi lạc vào nhà bí quan ở Thạch Thành (Thanh Hóa). Sự việc rõ như ban ngày nhưng ông Đỗ Minh Quý - bí thư huyện Thạch Thành trả lời tỉnh bơ: “Biết là có dê vào trang trại nhưng tôi nhầm với dê của một dự án khác, chứ không biết đó là dê hỗ trợ giảm nghèo của Bỉm Sơn”.
Thậm chí như ông Siu Kam - Chủ tịch UBND xã Albá (Chư Sê - Gia Lai) quan hệ bất chính với cấp dưới bị người dân bắt tại trận, bỏ chạy trong tư thế "trần chuồng" nhưng vẫn giải thích, do say rượu, không nhớ chuyện gì đã sảy ra.
Ở cấp độ cao hơn nữa, cỡ như Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền, xây biệt thự hoành tráng, dân thắc mắc tiền đâu mà làm to thế, nói người em họ giúp. Khi được hỏi về việc bổ nhiệm vợ, con, em trai, em rể… làm lãnh đạo, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh khẳng định việc bổ nhiệm là đúng quy trình...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhiều về đạo đức người cán bộ, đảng viên trong đó tính trung thực là phẩm chất hàng đầu, nhất là những người làm công tác lãnh đạo quản lý. Hôm nay ăn cắp cái nhỏ ngày mai có thể ăn cắp cái lớn. Hôm nay sai lầm nhỏ không nhận lỗi, thì chắc gì mai kia sai lầm lớn sẽ nhận. Cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo phải là tấm gương mẫu mực cho người dân. Một khi cán bộ thiếu tư cách đạo đức, phẩm chất, nói dân sẽ không bao giờ nghe. Vậy nên người xưa đúc kết, quan tham thì dân gian, quan sạch dân ngoan. Thượng bất chính, hạ tắc loạn là vậy.
Định An

Không có nhận xét nào: