Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Trần Kỳ Trung: NGƯỜI BẠN LÀO; Phạm Viết Đào: NƯỚC LÀO YÊN HÒA GIỮA MỘT CHÂU Á “SÀI ĐẸN, MƯNG MỦ” ( Bài 1 )

...Văn minh như thể nước Nga; Người ta vẫn cứ...thò ra, thụt vào...Lạc hậu như thể nước Lào...

( Đồng dao...)

Người bạn Lào!

Kết quả hình ảnh cho thủ đô viêng chăn lào


             …Sau một chặng dường dài, chúng tôi nghỉ lại một quán ven đường thuộc tỉnh A…của Lào. Một quán ven đường như những quán chúng tôi đã gặp, nhưng có một điều khác là người chủ quán.Chúng tôi đang ngơ ngác, thì anh chủ quán đi ra, hỏi bằng tiếng Việt rất sõi:

           - Các bạn là người Việt Nam phải không?

           Không gì sướng bằng, đi ra nước ngoài mà tự nhiên có người hiểu và nói chuyện được,  chúng tôi gật đầu. Anh chủ quán người Lào sởi lởi, tự động kéo ghế mời chúng tôi ngồi ,miệng vẫn rất tươi, nói không khách sáo:

           - Gặp các bạn Việt Nam là tôi mừng lắm, các bạn đến đây cứ tự nhiên, thích ăn gì thì gọi, tôi nấu…Tôi nấu được cả những món ăn Việt Nam…

           Biết tôi là giáo viên dạy sử, anh bạn Lào “ thả” ra một tràng lý luận, thậm chí có những khái niệm tôi quên lâu rồi:

         -…Cách mạng Việt Nam là nơi hội tụ của ba dòng thác cách mạng, là nơi tập trung những mâu thuẫn thời đại, là ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc… Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, lấy cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt… - Anh cứ thao thao bất tuyệt làm tôi ngạc nhiên kinh khủng – Trong lòng chủ nghĩa tư bản chứa đầy mâu thuẫn, ngày càng gay gắt, dẫn chủ nghĩa tư bản đến chỗ diệt vong… - Nói xong một hơi anh cười khà khà có vẻ sung sướng lắm…

        Tôi rất tò mò về chuyện này, muốn anh bạn Lào giải thích:

       - Vì đâu mà anh lại biết những khái niệm này. Tôi dạy sử cho các em mà có lúc quên!

       - Vi tôi học trưởng đảng bên các anh đấy !

        Lại còn thế nữa, đây là một nhân vật rất đặc biệt, tôi muốn tìm hiểu. Anh bạn Lào giải đáp thắc mắc của tôi:

       - Chẳng là thế này, tôi thuộc cán bộ nguồn của Đảng nhân dân cách mạng Lào, được gửi sang bên các anh học tập. Ông hiệu trưởng cũng là giảng viên lớp tôi. Ông ấy có cô con gái rất đẹp, tôi để ý đến cô ấy mà cô ấy cũng để ý đến tôi. Cô ấy nói, muốn đến với em,  anh phải học thuộc những điều bố em dạy… thế là…tôi học thuộc những điều ông ấy dạy…nên đến được nhà ông ấy và thỏa mái với em…

       Nghe vậy, tôi vái anh bạn Lào ba vái vì quá phục, hỏi tiếp:

      - Rồi anh đến được với cô ấy chứ!

       Lại cười khà khà, anh nói:

      - Không đến được, vì bên này tôi có vợ rồi…khi về nước cô ấy khóc ghê lắm!

      - Anh học giỏi thế, về nước  phải làm chức to chứ sao lại đi bán quán…?

       Anh bạn Lào vui vẻ kể tiếp:

      - Về nước, biết chuyện bên Việt Nam, tổ chức kỷ luật, không cho tôi chức vụ. Nhưng điều này mới quan trọng…anh biết điều gì không?

      -…

      - Tôi học thuộc như thế, nhưng chẳng hiểu cái gì cả, không áp  dụng được gì cả. Lãnh đạo thế nào? Dân họ chửi chứ! Vừa bị kỷ luật , lại ngu nữa, chỉ giỏi tán gái. Biết thân, biết phận tôi mở quán, ngày ngày gặp các bạn Việt Nam qua lại, nói chuyện sướng hơn…

      Anh bạn Lào lại cười khà khà! To hơn lúc nãy, vui hơn lúc nãy.

Trần Kỳ Trung

(FB Trần Kỳ Trung)


Bài viết nhân chuyến Phạm Viết Đào thăm Lào tháng 4/2013


Lời dẫn: Tuần vừa qua, từ 19-25/4/2013 chủ blog cùng với anh chị em từng công tác tại thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã nghỉ hưu, ới nhau, thuê một chuyến xe để làm một cú “đột kích” qua Lào bằng đường bộ theo ngả Cầu Treo Hà Tĩnh; Chuyến đi cả đi về trong 6 ngày 5 đêm chi phí toàn bộ hết gần 4 triệu/người; Một khoản chi phí hợp lý và quan trọng hơn đây là một chuyến đi không là khách mời của ai và không qua dịch vụ du lịch để tự mình thu nhận, gặt hái những ấn tượng, cảm xúc về một nước Lào, trong tâm thức là một quốc gia cộng sản đàn em của Việt Nam…
Chuyến đi của chúng tôi khi qua cửa khẩu Cầu Treo xuất phát chậm hơn chuyến xe bị tại nạn chết 3 người và bị thương 30 người khoảng 1 tiếng đồng hồ nên cũng gây cho nhiều gia đình, bạn bè biết vệ lộ trình của đoàn hốt hoảng vì cùng tuyến đường và thời gian; Trên đường từ cửa hàng ăn Thông Lý, một cửa hàng ăn của một Việt kiều, đi được chục km thì đoàn chúng tôi đã bắt gặp chuyến xe bị nạn…
Điều làm cho anh em chúng tôi ấm lòng là khi đoàn trở về qua cử khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh chiều qua, một số chiến sĩ biên phòng ở đây đã vồn vã thăm hỏi: Chúng cháu lo quá, tưởng đoàn của các bác bị tai nạn…
Tin rằng những thông tin, cảm nhận và một vài ấn tượng bất ngờ nhặt nhạnh trong chuyến đi vừa qua nguyên sơ như những cánh rừng Lào sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nước Lào; Đoàn chúng tôi 27 người chỉ đủ thời gian và sức khỏe để đi thăm thủ đô Vientian; rất tiếc còn 2 địa danh du lịch nổi tiếng của Lào là Cố đô Phrabăng và Cánh đồng chum đã không thể ghé qua vì đường sá xa xôi…
Sau đây là những cảm nhận, ấn tượng chủ quan nhưng hết sức thú vị của chủ blog về đất nước, xã hội, con người, bản sắc Lào và nhân tố Trung Quốc đối với Lào hiện nay- một vấn đề thời sự…
                    P.V.Đ chiêm ngưỡng một bức tượng tiêu biểu độc đáo tại ngôi chùa ở Vientien
                        Tạm đặt tên: Không nhận cái không phải của mình; hoặc Đủ thì thôi...

Bài 1: Lãnh đạo Việt Nam nên học lãnh đạo Lào vì họ khôn ngoan, tài, giỏi và tử tế với dân hơn…

Những mô hình quản trị nhà nước châu Á được thiết lập trong mấy chục năm qua, nhân tố tạo nên những vấn đế chính trị-kinh tế-xã hội-văn hóa và môi trường của Châu Á, giống với những đứa con của những cuộc hôn nhân cha già con cọc…Cuộc hôn phối bất đắc dĩ giữa châu Á già nua với chủ nghĩa cộng sản đã làm nảy nòi ra những đứa con đứa thì sài đẹn, đứa thì trở thành một dạng quái thai, hung đồ, khát máu, quái quỷ ( Cămpuchia thời Paul Pot; Bắc Triều Tiên hiện tại…); hoặc sinh ra một thực thể người mưng mủ, mụn nhọt toàn thân trong hết thảy các vấn đề chính trị-kinh tế-văn hóa-giáo dục-môi trường như Việt Nam…

Khi nói tới châu Á, người ta nghĩ tới Trung Quốc, một nước “ to phe “ nhất, một nhà nước vẫn được xây dựng theo mô hình cộng sản; chỉ trong vài, ba chục năm qua đã đẩy tổng thu nhập quốc dân lên hàng thứ 2 thế giới; Thế nhưng cái sự ăn nên làm ra, thành tích phát triển về kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 8-10 %; thặng dư ngoại tệ dữ trữ để trở thành ông chủ cho vay nặng lãi đã không mang lại sự thịnh vượng, yên bình cho người dân Trung Quốc, trở thành nhân tố góp phần vào sự thịnh vượng và yên bình cho thế giới mà làm cho thế giới bất an hơn…
Sự xuất hiện của Trung Quốc trên vũ đài Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho thế giới phải lo lắng, hốt hoảng, dè chừng; nhiều quốc gia châu Á phải dốc hầu bao và đồng tiền ngân sách còm ra để mua vũ khí cũng do sự trỗi dậy như một kẻ hung đồ- Trung Quốc…Để thoát nghèo, để trở nên nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, để trở thành Đại Hán, nhà cầm quyền Trung Quốc đã trở nên độc tài, phát xít với người dân Trung Quốc; tàn ác với môi trường thiên nhiên và hung đồ, xấu chơi với các nước láng giềng lân bang…
Cường quốc thứ 2 sau Trung Quốc là Ấn Độ mỗi khi nói về châu Á người ta vẫn thường đề cập đến; Ấn Độ là nhà nước không được thiết lập theo thể chế Cộng sản nhưng cộng sản cũng đang là vấn đề làm cho đất nước này trở nên mưng mủ ngày càng trầm trọng trong thể trạng chính trị-môi trường của đất nước; đám cộng sản maoist ở Ấn Độ đã là một trong các nhân tố gây mất ổn định xã hội Ấn Độ…
Cùng với nhiều quốc gia đang phát triển khác, Ấn Độ cũng đang đứng trước những xung đột đẫm máu về con đường công nghiệp hóa của nước này; Con đường công nghiệp hóa nền kinh tế đất nước Ấn Độ là con đường tất yếu các quốc gia muốn trải qua đều phái trả giá cho nó…Đối với Ấn Độ, qua các phương tiện truyền thông cho thấy những vết thương gây mưng mủ xã hội Ấn Độ đó là: khoảng cách và sự cách bức giàu nghèo giữa đa số nông dân Ấn đang mất dần tư liệu sản xuất đó là đất đai với những ông chủ mới là các nhà doanh nghiệp giàu lên nhờ công nghiệp và nhờ bắt tay với Chính phủ, tước đoạt đất đai của nông dân…
Những xung đột này đã gây nên những cuộc nội chiến dai dẵng, đẫm máu tại nhiều bang của Ấn Độ; đã có hàng trăm ngôi làng bị triệt hạ, tàn sát; hàng ngàn người nông dân Ân Độ bị cướp, hiếp đất, bị tàn sát, bị đẩy ra bên rìa xã hội do cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và tiến trình công nghiệp hóa…Đứng đằng sau những người nông dân Ấn Độ mất đất là đám cộng sản maoist tìm cách tổ chức họ lại để đối kháng với Chính phủ Ấn Độ đang bắt tay làm ăn với phương Tây…
Sau những vấn đề của Trung Quốc, Ấn Độ thì các vấn đề của các quốc gia khác như Mienma, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật… cũng đang gây nên những cơn sốt cấp trong từng thời kỳ, gây co giật không chỉ riêng đối với các quốc gia này, khu vực này…
Khi tìm hiểu và bình luận về các vấn đề Châu Á người ta thường tìm đến các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản mà ít ai nghĩ đến Lào…Điều bất ngờ khi đến Vientian, Đỗ Đăng Túc, nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, hiện Giám đốc Nhà văn hóa Việt Nam tại Lào cho biết: Nước Lào năm 2012 vừa qua qua có 3 triệu khách du lịch trên tổng số 6 triệu dân, trong khi du khách đến Việt Nam chỉ hơn 6 triệu lượt; Cứ mỗi du khách chi tiêu 200-300 USD trên đất Lào thôi thì dân Lào cũng đã kiếm được ít tiền tiêu vặt…Con số này khiến cho những ấn tượng đầu tiên về nước Lào trong tôi thay đổi…


Đoàn chúng tôi đến 20 giờ tối 19/4 xe mới vào tới Vientian, qua ánh sáng điện đường phố, chúng tôi đã nhận thấy kiến trúc của thủ đô Vientian nhỏ, nhẹ, xinh xắn nhưng vẫn mang được bản sắc Lào, ra một thủ đô của nước Lào; cái mà Hà Nội và nhiều thành phố lớn, tiêu biểu của Việt Nam không làm được…
Một ấn tượng bất ngờ thứ 2: suốt chặng đường dài 400 km từ cửa khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh vào Vientian xe chúng tôi không hề bắt gặp một cảnh sát giao thông nào? Vào thủ đô Vientian suốt 4 ngày gần như không nhìn thấy bóng dáng một cảnh sát nào xuất hiện trên đường phố Lào ? Điều này cho thấy xã hội Lào chắc chắn yên bình hơn Việt Nam? Xe chúng tôi lưu thông trên các đường phố của Lào theo những chiếc xe của người Lao ngoan ngoan tuân theo tốc độ được chỉ dẫn mà không có sự xuất hiện một chiếc dùi cui cảnh sát nào…
Khi vào Vientian, khi đi qua đường, đợi không nhìn thấy tín hiệu đèn xanh, thấy chúng tôi đứng đợi đèn xanh, các phương tiện ôt đã dừng lại nhường đường để chúng ta tôi qua; Thì ra ở Lào cũng đã sử dụng phương tiện ưu tiên cho người đi bộ qua đường giống như một số nước bắc Âu; Muốn qua đường, người đi bộ tự bấm đèn xanh và các phương tiện khác phải dừng để nhường đường…
Qua tín hiệu này cho thấy trình độ và khả năng quản trị xã hội-giao thông là một mảng của xã hội của Lào cao và văn minh hơn Việt Nam; Không chỉ ngoài đường phố mà khi vào các chợ siêu thị và các chùa chiền, tuyệt nhiên không hề có chuyện chèo kéo khách, bắt chẹt khách…Đoàn chúng tôi đi thăm một số địa danh Vientian, rất nhiều thợ chụp ảnh đã chụp ảnh đoàn nhưng có  lấy ảnh hay không là quyền của khách, không có chuyện gây sức ép hay xị mặt nếu bị khách từ chối…
Tìm hiểu một số thông số vĩ mô của kinh tế Lào: với 6 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người của Lào ngang Việt Nam khoảng 1300 USD; tức tổng GDP của Lào khoảng 10 tỷ USD…Thế nhưng lương công chức của Lào theo Đỗ Đăng Túc cao gấp rưỡi lương cán bộ, công chức Việt Nam; chức sắc từ cấp trưởng phòng cấp Bộ mỗi tháng được trợ cấp 20 lít xăng đi làm-coi như nhà nước cấp xăng…Cán bộ từ cấp vụ phó được cấp ôtô và 800 m2 đất , từ cấp thứ trưởng được cấp thêm nhà…
Đối với người dân Lào ngoài giá xăng cao hơn Việt Nam, khoảng 30.000/lit nhưng người dân được hưởng 2 dịch vụ miễn phí đó là giáo dục và y tế…
Hàng năm Lào sản xuất được 3 triệu tấn lương thực và chỉ sản xuất trong một vụ; Điều này cho thấy nông dân Lào nhàn và sướng hơn nông dân Việt Nam nhiều; mặc dầu khí hậu của Lào có vẻ khắc nghiệt hơn Việt Nam: Mùa nắng thì khô cằn còn mùa mưa thì mưa thối trời, thối đất…
Qua một vài thông số trên cho thấy: Mặc dù tổng thu nhập quốc dân của Lào không cao hơn Việt Nam; nhưng đời sống của cán bộ, công chức, người dân Lào được đảm bảo hơn so với Việt Nam; yên ổn hơn so với Việt Nam…Có được điều này lẽ do cách ứng xử của nhà nước Lào: ăn đều… chia sòng… nên đã tránh cho xã hội hội Lào rơi vào tình cảnh, bị thúc bách tâm lý cơ hội, chụp giật…dành nhau chiếc chăn hẹp; Do cách ứng xử này nên đã tạo ra được một sự yên ổn, bình yên, tránh bị cái tâm lý chụp giật, thời vụ, nhiệm kỳ… kích thích…
Để làm được việc đó phải nói là công lao của bộ máy quản trị, tức lãnh đạo nhà nước Lào không quá tham lam như đám quan chức Việt…Theo thông tin của một vài ông bạn từng sang Lào tìm cơ hội làm ăn cho biết: chuyện lobby ở Lào cũng nặng nề lắm đấy…Có lẽ, về đối nội người Lào đã biết cách chia sẻ với nhau để tránh cái việc kẻ ăn không hết người lần không ra; một thực trạng đang phổ biến tại Việt Nam…
                        Phật, điều thiện sinh ra trong nanh vuốt của cái ác...

Đa số người dân Việt, nhất là giới trí thức rất khinh ghét đám công chức và quan chức Việt Nam bởi chất lưu manh, gian trá, lá mặt lá trái, tham lam vô độ, không đứng đắn và tử tế với dân; Đám quan chức Việt phần lớn đã ngu do cơ chế đề bạt, tuyển dụng nhưng lại gian, tham… Trong khi đó quan chức Lào, cũng do cái lò cộng sản Việt Nam đào tạo ra; Các quan chức của Lào phần lớn đều học qua trường lớp của Việt Nam; Có học ở Việt Nam về mới vô được quy hoạch…Thế nhưng, khi nhìn vào thực trạng xã hội thấy họ học ở Việt Nam về, họ là học trò của Việt Nam nhưng họ lại xây dựng ra được một nước Lào một xã hội trậ tự ngăn nắp, hài hòa hơn Việt Nam và ngang ngửa với nhiều quốc gia phát triển châu Âu về phương diện quản trị xã hội…Đạt được điều này có lẽ do quan chức và công chức Lào ít tham và ít gian hơn đám quan chức và công chức Việt, mặc dù đều từ cáo lò cộng sản mà ra…Sự trật tự quy củ của một xã hội châu Á, chắc Việt Nam còn mất nhiều thời gian mới đuổi kịp Lào, một quốc gia chúng ta vẫn coi là đàn em về nhiều phương diện…
Đây có lẽ do một phần chi phối bởi nền Phật giáo Đại thừa là tôn giáo thịnh hành của quốc gia này; Liệu Phật giáo Đại thừa đã giúp chuyển hóa được chất quỷ quái do cái lò cộng sản nảy nòi ra không? Điều này, đề nghị các nhà Phật học lên tiếng…
Về vấn đề này chủ blog sẽ phân tích kỹ hơn trong bài sau khi đề cập tới bản sắc Lào…

( Còn nữa... )
Bài 2: Bản sắc Lào
Bài 3: Nhân tố Trung Quốc đối với nước Lào

Hoàng Hữu Phước - Bọn con nít làm chính trị trong Đảng!


Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.

Không phải không cần thiết khi phải nhắc lại ở đây – nội dung đã lập đi lập lại nhiều lần trên blog này –  rằng theo ngữ nghĩa từ vựng Âu Mỹ thì “làm chính trị” nghĩa là làm nghị sĩ hoặc làm quan chức cao cấp trong chính phủ, nghĩa là người ta “làm chính trị” chỉ để phục vụ chính cái thể chế chính trị, cái chế độ hiện hữu của đất nước mình, bảo vệ hiến pháp với toàn bộ hệ thống luật pháp vận hành của nó. Kỳ dư, tất cả những ai lăng xăng hô hào dân chủ, hò hét nhân quyền, hò la phản biện xã hội, đều là đang thực hiện quyền tự do ngôn luận mà người công dân nào cũng có, chứ hoàn toàn không phải là “làm chính trị”. Và nếu các hành động hành vi hô hào dân chủ, hò hét nhân quyền, hò la phản biện xã hội, lại nhằm mục đích chống phá thể chế chính trị nước nhà, kích động bạo lực, sử dụng bạo lực, gây ra phá hoại an ninh trật tự, lật đổ chế độ hiện hữu thì đó dứt khoát là “làm loạn” nên nhất thiết phải bị pháp luật trừng trị theo đúng thông lệ quốc tế Mỹ Âu. Chính phủ nào không phân biệt được sự khác biệt này nên không dám sử dụng bạo lực để trấn áp đàn áp bức áp tất cả các hành động hành vi “làm loạn” là chính phủ đáng vất sọt rác, không biết noi gương sáng trị quốc của chính phủ Hoa Kỳ.

Không phải không cần thiết khi phải nhắc lại ở đây – nội dung đã lập đi lập lại nhiều lần trên blog này –  rằng theo ngữ nghĩa từ vựng của tác giả bài viết này đã nêu rất rõ trong bài Định Tính Và Định Lượng Tuổi Trẻ thì “trẻ trung” hoàn toàn không dính dáng gì đến “tuổi trẻ”, “trẻ tuổi” nghĩa là thời gian để “làm người lớn” còn dài hơn nhiều so với những “người lớn” đã cao tuổi, và “trẻ nít” là cái phong cách tồi tệ nhất của người trẻ tuổi và người cao tuổi.

Quốc Hội Khóa XIII có mấy lão nghị sĩ con nít, kẻ thì thách Thủ Tướng có dám từ chức không, kẻ thì yêu cầu Thủ Tướng báo cáo công khai cụ thể trước Quốc Hội kế sách chống lại  Trung Quốc, kẻ thì bảo các nước trên thế giới “biểu tình” rất đàng hoàng nên Việt Nam cũng sẽ “biểu tình” đàng hoàng, kẻ thì phán như đinh đóng cột rằng “biểu tình” phát xuất từ Chicago, kẻ thì ngu đần không biết ý nghĩa của từ ngữ “ốc đảo” nên lớn tiếng tại Quốc Hội cho nó là hoang đảo, v.v. Đây là thí dụ rõ nét nhất về “bọn con nít làm chính trị”.

Để chuẩn bị nhân lực cho đội ngũ “làm chính trị”, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát triển đảng viên, rèn luyện đảng viên, giáo dục đảng viên quán triệt các nghị quyết, đường lối, chủ trương, v.v., của Đảng. Song, như tác giả bài viết này đã từng nêu ra rất nhiều năm trước là Đảng đã bỏ lơ việc (a) giáo dục nhân cách con người vốn phải làm tiền đề mang tính chủ đạo cho tư cách đảng viên vì đảng viên trước hết phải là con người, và (b) giáo dục đạo đức con người vốn phải làm tiền đề mang tính chủ đạo cho đạo đức cách mạng vì đạo đức cách mạng chỉ có nơi con người có đạo đức con người cao nhất. Các đảng viên ở các địa phương làm lãnh đạo Đảng hoặc lãnh đạo chính quyền (hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các Sở Ban Ngành) là nguồn nhân lực Đảng chuẩn bị đưa ra “làm chính trị”. Do có sự lơ là đã nêu trên, một số đảng viên cấp cao đã không hề có chút tư duy nào về tư cách người lớn, tư cách bậc trưởng thượng, tư cách bậc thủ trưởng, và tư cách đảng viên, nên hành xử như con nít.

Đi ô tô tư ở nơi trấn nhậm thì muốn phải là Lexus và phải có bảng số xanh để rồi bị lộ nguyên hình đứa con nít phải trốn biền biệt trộn bên trong bột giấy của tờ truy nã toàn cầu khổ A4 hay khổ Letter của Interpol, mất luôn cơ hội trở thành Bộ Trưởng Công Thương trẻ tuổi tài cao của nhiệm kỳ Quốc Hội XV (2021-2026).

Xe Lexus gan bien xanh: Ong Thanh xin khong tai cu

Đi ngoạn cảnh chốn hoa viên mà trong tay phải cầm cành mai đào bề thế để rồi bị lộ nguyên hình đứa con nít phải ra sức thanh minh mà không đủ trí hóa để biết rằng (a) ngay cả khi đó là cành cây tự gãy do nó “tự sướng” thật thì đó cũng là tài sản của vườn hoa, như bên New Zealand du khách vào các nhà vườn hái táo hái lê tự do rồi xách xô ra tính tiền nhưng nếu lượm trái rơi đầy trên mặt đất để ăn thì bị đuổi ra khỏi vườn ngay lập tức vì đó là ăn cắp; rằng (b) nữ chức sắc mà cầm cành hoa chụp hình như nữ sinh tiểu học thì rõ là không có tác phong làm lãnh đạo; và rằng (c) đảng viên chức sắc mà không biết thù trong giặc ngoài luôn rình rập nhất cử nhất động của mình để khai thác tấn công thì thật là đáng thương cho đảng viên con nít và đáng quan ngại cho sự tồn tại của Đảng. Đã có đứa con nít ngu xuẩn nghe lời người lạ cầm cái khăn chụp vào mặt một người lạ khác ở Malaysia để rồi nay chờ đợi bản án tử hình treo cổ sắp tuyên. Sẽ có đứa con nít ngu xuẩn khác cầm dùm hành lý của một bà cụ nào đó ở phi trường Bangkok để rồi sẽ chịu án tử hình vì đó là va li bạch phiến. Vừa có một đứa con nít ngu xuẩn cầm cành hoa mai đào vật chứng phạm tội của người khác bẻ dúi vào tay. Một đảng viên không được phép là con nít, và hãy tống cổ ra khỏi Đảng những đứa con nít!

screen-shot-03-06-17-at-08-26-pm

Lãnh đạo một Ban Chỉ Đạo mà chỉ hiểu nghĩa đen của “trẻ hóa” nên đưa một đứa con nít “quá trẻ” chưa hề có kỳ công kỳ tích nào vào Vụ Kinh Tế ngồi trên đầu thiên hạ để lo đại cuộc phát triển kinh tế cả Miền và cả thành phố lớn, lờ đi sự thật là cái thành phố lớn ấy đang nhếch nhác lôi thôi lếch thếch với bao dự án địa ốc nham nhở dở dang mà cư dân chỉ gồm bò cái bò đực và những bóng đen thực tập sử dụng ống chích và kim tiêm.

screen-shot-03-06-17-at-11-46-am

Lãnh đạo ngân hàng mà chỉ lo vận dụng các chiêu thức của các bậc tiền nhiệm ồ ạt đổ tiền nhét chất đầy nghẹt đầy nhóc đầy tràn trong nhà mình để rồi khi bị phát hiện mất một núi tiền và một đồi vàng thì nếu không kịp có tên trên bảng truy nã toàn cầu của Interpol thì cũng ra đứng trước tòa nói rằng tội là của người khác, rằng bản thân vô tội, rằng hãy tha cho các nhân viên vì họ chẳng xơ múi gì, rằng xin không bỏ tù để bản thân ở ngoài xã hội làm lụng kiếm tiền khắc phục hậu quả.

Lãnh đạo đảng ở địa phương thì ngây thơ như con nít vô tư nhận ô tô đắt tiền do doanh nghiệp tặng để đi cho sướng đôi mông cao quý của cấp lãnh đạo, mà không biết rằng đó không thể không dấy lên sự ngờ vực ắt luôn có về sự thiên vị, có qua có lại, dành cho doanh nghiệp biết điều, để rồi bị cha mẹ – tức Thủ Tướng – mắng quở dạy cho bài học cực kỳ sơ đẳng là phải trả lại doanh nghiệp, mất luôn cơ hội được Đảng đưa ra “làm chính trị” kỳ Quốc Hội Khóa XV (2021-2026).

screen-shot-03-06-17-at-08-44-pm

Và còn bao sự hoặc tày trời hoặc ngu xuẩn hoặc cả hai của đám đảng viên con nít  có ít nhất một bằng thạc sĩ và một bằng tiến sĩ gây ra!

Cũng do cái đạo làm người được mặc định là do cha mẹ mỗi người phải chịu trách nhiệm trước tổ tông và dân tộc tự dạy dỗ con cái, nên khi Đảng chỉ lo phụ trách về “chính trị” thì đảng viên nào có đã được mẹ cha dạy dỗ thì đó là ngôi sao ngời sáng của Đảng, còn đảng viên nào không được cha mẹ dạy dỗ – mà tiếng bình dân informal gọi là “mất dạy” – thì đó là kẻ sẽ làm Đảng phải bỏ ra vài thập kỷ truy lùng trên toàn thế giới. Đây là cái lỗ hổng “giáo dục” mà tác giả bài viết này đã luôn ngậm ngùi rằng đại cuộc nước nhà rồi sẽ suy vi.

Cũng do tự tin vào cái mặc định trên, cũng như tự tin vào tay nghề giáo dục “chính trị” của mình, Đảng đã ra sức đào tạo đội ngũ nhà báo hồng thắm lý luận chính trị cao cấp, và nghiệp vụ chuyên sâu cấp cao. Tuy nhiên, cũng như tác giả bài này đã bao lần nêu lên trong nhiều bài viết, đã có lỗ hổng rộng banh toát hoát trong ngôn ngữ ngôn phong tiếng Việt: trong khi các ngôn ngữ Âu Mỹ có nào là dạng thức phân định rõ ràng của ngôn ngữ thông thường informal, ngôn ngữ trang trọng lịch lãm formal, ngôn ngữ nói bình dân colloquial, ngôn ngữ từ lóng của giới tội phạm hay xó chợ đầu đường slang, ngôn ngữ văn học văn hóa literary, ngôn ngữ báo chí language journalism, ngôn ngữ khoa học hàn lâm academic scientific terms, v.v. và v.v., thì tiếng Việt vì chiến tranh đã trở thành phế tích hoang tàn cỏ dại.

Các biên tập viên báo hình, báo in, báo mạng, thản nhiên dùng từ “nhí” thay vì “thiếu niên”, “ngáo đá” thay vì “lậm ma túy”, “tự sướng” thay vì “tự chụp”, “phượt” thay vì “dã ngoại đường trường”, v.v và v.v, mà không biết rằng (a) đối với Âu Mỹ thì ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ mang phong cách cầu kỳ đặc thù được đào tạo rất riêng, với những chuẩn mực rất riêng tuy thoát thai từ trên nền tảng chung của formal, mà ngay cả khi buộc phải dùng – hay phải nói – một tiếng lóng thì luôn phải để trong ngoặc kép hoặc chỉ viết chữ cái đầu tiên còn các chữ cái tiếp theo thì dùng ký hiệu hoặc tắt phần âm thanh hay ghép một tiếng bíp vào miệng người nói để xóa sự phát âm của một từ phản cảm, nếu không muốn bị các bậc phụ huynh vừa tẩy chay chương trình vừa kiện ra tòa; và rằng (b) những gì mà “giới tinh hoa báo chí” Việt Nam dùng thì đương nhiên học sinh Việt Nam có quyền “noi gương” để rồi làm hỏng bét cả văn hóa văn học ngôn từ của các “tinh hoa trí thức” tương lai.

Vì vậy, với sự hòa âm điền dã của những đứa con nít “làm chính trị” và những nhà báo con nít đã quá quen thuộc với việc phỏng vấn những đứa con nít “làm chính trị” ấy, mới đây đã có một phóng viên con nít đã gọi một vị Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân một Quận ở Thành phố Hồ Chí Minh bằng cụm từ “soái ca” mà không biết rằng vị Phó Chủ Tịch Quận ấy là một “người lớn” xứng đáng đứng vào hàng ngũ những người “làm chính trị” của nhiệm kỳ 2021-2026, hoàn toàn không phải là hạng người mà ai muốn dùng loại từ ngữ “tiếng lóng”, “đầu đường xó chợ”, gán ghép vào ông thì cứ gán.

screen-shot-03-06-17-at-08-46-pm

Chỉ có cha mẹ mới dạy được con cái liêm khiết và liêm chính, dũng tâm và hùng tâm, ái quốc và ái nhân, khôn ngoan và khôn khéo; đơn giản vì tất cả các đức tính ấy của con người chỉ được nẩy mầm vun quén từ tuổi ấu thơ, trong thời gian dài bên cạnh mẹ cha, với bài học từ bản thân cha mẹ, và lời giáo huấn mưa dầm của mẹ cha. (Mẹ cha cũng đồng nghĩa với người bảo hộ tốt đẹp – nếu một người vì họa tai không được sống với đấng sinh thành tốt đẹp).

Đảng chính trị dù bất kỳ đâu trên thế giới cũng không bao giờ đào tạo ra đảng viên liêm khiết, liêm chính, dũng tâm, hùng tâm, ái quốc, ái nhân, khôn ngoan, khôn khéo. Vì vậy, Đảng cần ra khỏi tháp ngà, vi hành vào nhân dân, chiêu dụ những con người tốt đẹp hội đủ ngần ấy thứ đức tính từ cha mẹ của họ để thinhtr mời vào Đảng, giáo dục họ về “chính trị”, về “trị chính”, để họ trở thành những chính khách “làm chính trị”, mà không là “con nít làm chính trị.”

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

(Blog Hoàng Hữu Phước)

RFI: Không quân Trung Quốc dọn đường ra Thái Bình Dương; “Trong bốn năm, Tập Cận Bình củng cố thế lực thay cho cải cách kinh tế; Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng năm 2017

RFI

mediaẢnh minh họa : oanh tạc cơ Trung Quốc H-6G bay ở vùng giữa đảo Okinawa và Miyako, Nhật Bản, tháng 10/2013.AFP PHOTO / JOINT STAFF
Trang mạng Pháp East Pendulum, chuyên theo dõi các động tĩnh quân sự của Trung Quốc, ngày 03/03/2017 đã ghi nhận : 13 phi cơ quân sự Trung Quốc ngày 02/03 đã lại bay thành đội hình vượt qua eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản để ra Thái Bình Dương cùng tập trận với các chiến hạm chờ sẵn ngoài khơi. Đối với chuyên gia phân tích của trang mạng Pháp, nhịp độ các chuyến đột phá chuỗi đảo thứ nhất để tiến ra Thái Bình Dương của không quân Trung Quốc ngày càng dồn dập, cho thấy là Bắc Kinh đang cố gắng hoàn thiện năng lực ngăn chặn hạm đội Mỹ trong vùng.










Theo East Pendulum, ngay từ năm ngoái 2016, Hải Quân Trung Quốc đã thông báo là sẽ « bình thường hóa » các chuyến đi ra vùng Tây Thái Bình Dương. Giờ đây mục tiêu này kể như đã đạt với phi vụ thực hiện hôm 02/03 vừa qua, huy động hơn một chục chiến đấu cơ Trung Quốc, băng qua chuỗi đảo đầu tiên ngăn cách lục địa Trung Hoa với Thái Bình Dương theo ngã eo biển Miyako gần Nhật Bản.
Theo thông cáo của bộ Quốc Phòng Nhật hôm 02/03, thì 13 chiếc máy bay thuộc Hải Quân Trung Quốc đã vượt qua chuỗi đảo thứ nhất vào khoảng giữa trưa, để đến tập hợp cùng 3 chiến hạm Trung Quốc đang ở khu vực cách quần đảo Miyako của Nhật Bản khoảng hơn 120 cây số về phía đông nam.
East Pendulum cho biết là trong phi đội Trung Quốc, có một chiếc phi cơ cảnh báo AEW Y-8J, 6 chiến đấu cơ và 6 oanh tạc cơ. Nhưng không hiểu sao, phía Nhật đã không thông báo chính xác loại máy bay Trung Quốc, một điều khá bất thường, mà chỉ nói chung chung là « oanh tạc cơ » hay « chiến đấu cơ » được « giả định là của Trung Quốc ».
Đối với chuyên gia phân tích của East Pendulum, điều này có thể cho hiểu là máy bay Nhật Bản đã không đến gần đội phi cơ của Trung Quốc để chụp hình nhận dạng như trước đây.
Rèn luyện kỹ năng không hải chiến
Theo trang mạng Pháp, người ta được biết sau đó qua thông báo của Hải Quân Trung Quốc là chiến hạm và phi cơ Trung Quốc đã thực hiện một cuộc tập trận theo nội dung đối đầu. Máy bay và tàu chiến đã lần lượt đóng vai trò tấn công và tự vệ trong một cuộc không hải chiến.
Hai trong số 3 tàu chiến Trung Quốc là khu trục hạm 171 Hải Khẩu (Haikou) loại 052C và khu trục hạm 173 Trường Sa (Changsha) loại 052D. Hai chiến hạm này trước đó vài ngày vẫn còn ở Ấn Độ Dương, có lẽ là để dò thám kế hoạch phóng tên lửa của Ấn Độ. Sau đó, hai chiếc tàu đã đi ngược lên biển Sulawesi giữa Philippines và Indonesia trước khi di chuyển đến khu vực ngoài khơi Nhật Bản vùng chuỗi đảo thứ nhất.
Chiếc tàu thứ ba là khu trục hạm 531 Tương Đàm (Xiangtan) loại 054A, thuộc hạm đội Đông Hải, trong khi chiến hạm nói ở trên thuộc hạm đội Nam Hải.
Hình ảnh do Hải Quân Trung Quốc công bố cho biết là oanh tạc cơ được phái ra Thái Bình Dương là loại H-6G có thể phóng loại tên lửa siêu thanh chống hạm Y-12 với tầm bắn gần 400 cây số.
Điều đáng lưu ý là khu vực được máy bay và tàu chiến Trung Quốc chọn để tiến hành thao diễn quân sự là vùng gần eo biển Miyako, một trong hai « cửa ra » Thái Bình Dương quan trọng nhất đối với Trung Quốc. Đây sẽ là một vùng chiến sự ác liệt nếu Hải Quân Trung Quốc phải chạm trán với Hải Quân Mỹ và Nhật Bản trong một kịch bản tấn công « thu hồi » Đài Loan.
Nhịp độ dồn dập của những phi vụ ra Thái Bình Dương
Một điểm khác được trang mạng Pháp ghi nhận là trong hai năm gần đây, Không Quân và Hải Quân Trung Quốc không ngừng gia tăng những chuyến đột phá ra Thái Bình Dương ở đúng khu vực eo biển Miyako.
Rầm rộ nhất là phi vụ vào tháng 9 năm 2016, huy động khoảng 40 máy bay của Không Quân Trung Quốc, gây nên một số căng thẳng với phi cơ của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan. Gần đây nhất là « sự cố » xẩy ra vào tháng 12, khi Nhật Bản đã tung hơn một chục chiến đấu cơ F-15J đến khu vực máy bay Trung Quốc đi ngang qua để sẵn sàng ứng phó.
Đối với nhà phân tích của East Pendulum, trong thời gian sắp tới đây, chắc chắn là việc máy bay và chiến hạm Trung Quốc mượn eo biển Miyako để ra Thái Bình Dương sẽ trở thành một chuyện « bình thường », đúng theo tuyên bố của quân đội Trung Quốc.
Cho đến nay, ba binh chủng của quân đội Trung Quốc - Không Quân, Hải Quân và lực lượng tên lửa – vẫn tập trận riêng rẽ, nhằm mục tiêu chung là « triệt hạ » hoặc « đẩy lùi » sự phong tỏa của Mỹ và các đồng minh ở vùng Đông Á. Theo East Pendulum, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi trong những năm tới, sẽ có những cuộc tập trận hợp đồng binh chủng, và lúc đó, các hành động của Trung Quốc sẽ có ý nghĩa nghiêm trọng hơn nhiều.
Lợi dụng quyền tự do lưu thông, coi thường Nhật Bản
Trên nguyên tắc, eo biển Miyako mà Trung Quốc mượn để cho chiến đấu cơ và chiến hạm đi ra Thái Bình Dương là một ngõ thông thương quốc tế dù cắt ngang quần đảo Nhật Bản. Bắc Kinh đã biết lợi dụng quyền tự do lưu thông trong khu vực này để phục vụ cho mình, cho dù ở nơi khác, Biển Đông hay Biển Hoa Đông, quyền tự do lưu thông không hề được Trung Quốc tôn trọng.
Trong một bài nói về vụ hai chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản nghênh tiếp phi cơ Trung Quốc trên eo biển Miyako ngày 10/12/2016 vừa qua, trang mạng East Pendulum đã nêu bật thái độ của Trung Quốc, đã không ngần ngại tố cáo máy bay Nhật Bản cản trở quyền tự do hàng không của phi cơ quân sự Trung Quốc.
Theo lời các nhân chứng đến tham quan căn cứ không quân Nhật Bản Naha vào sáng hôm đó, họ đã chứng kiến một cảnh tượng bất thường : 10 chiếc F-15J của Không Quân Nhật Bản đã lần lượt khẩn cấp xuất kích theo năm đợt, mỗi đợt hai chiếc. Hình mà công chúng chụp được cho thấy các chiếc F-15 này được vũ trang đầy đủ, với tên lửa không-đối-không, AAM-4 và AAM-5, có trang bị thêm bình xăng phụ, dấu hiệu cho thấy là chiến đấu cơ thực sự trong tư thế sẵn sàng đánh chặn.
Qua buổi chiều, bộ Quốc Phòng Nhật Bản chính thức giải thích : 6 máy bay của Trung Quốc đã vượt qua eo biển Miyako, một tuyến lưu thông quốc tế lớn rộng 300 km, nằm giữa các quần đảo Miyako và Okinawa. Sau khi vượt qua chuỗi đảo đầu tiên, phi cơ Trung Quốc đã bay về hướng nam. Máy bay Trung Quốc gồm hai chiến đấu-oanh tạc cơ Su-30MKK, hai máy bay ném bom 2 H-6K trang bị tên lửa hành trình, hai phi cơ dọ thám ELINT Tu-154M và ELINT Y-8CB.
Trung Quốc tố cáo hành động « nguy hiểm » của F-15 Nhật Bản
Điểm đáng chú ý là ngay trong ngày, trong cuộc họp báo thường kỳ, đại tá Dương Vũ Quân (Yang Yujun), phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, đã tố cáo hai chiếc F-15J Nhật Bản « quấy rối » hoạt động tập huấn của các máy bay quân sự Trung Quốc bằng cách bay sát bên cạnh và thả « pháo sáng gây nhiễu » làm cho phi hành đoàn và máy bay Trung Quốc gặp nguy hiểm.
Phát ngôn viên Trung Quốc đã lên án những hành vi « nguy hiểm » và « không chuyên nghiệp » của các phi công
Nhật Bản bị cho là đã « vi phạm quyền tự do hàng hải và hàng không được luật pháp quốc tế cho phép ».
Đối với East Pendulum, đây quả là một giọng điệu lạ lùng từ phía Trung Quốc vì lẽ từ trước đến nay, những lời tố cáo tương tự thường là do phía Nhật Bản đưa ra.
Về nội dung những cáo buộc của Trung Quốc, có thể là các chiếc F-15 của Nhật, khi theo dõi các phi cơ Trung Quốc đã bay quá sát, và máy bay Trung Quốc đã có thao tác mạnh bạo để đẩy xa các đối phương quá tò mò. Pháo sáng mà phi cơ Nhật bắn ra – điều mà Tokyo đã lập tức phủ nhận sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc - có thể là những tín hiệu cảnh báo nhắm vào máy bay Trung Quốc, hoặc sau khi thấy phi cơ Trung Quốc có hành động quá trớn như từng xẩy ra trước đây.
Dẫu sao thì phản ứng mạnh của Bắc Kinh như đã có tác dụng đối với Tokyo. Máy bay Nhật Bản đã tránh áp sát phi đội Trung Quốc hôm 02/03 vừa qua, vì vậy đã không chụp được ảnh các phi cơ Trung Quốc.
Trung Quốc ngày càng rèn luyện khả năng chống Hải Quân Mỹ
Một điểm sau cùng được trang mạng East Pendulum nêu lên là mục tiêu tối hậu của Trung Quốc là từng bước nâng cao năng lực đối phó với Hải Quân Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, bên kia chuỗi đảo thứ nhất.
Ngày 02/03 vừa qua, như vậy là Trung Quốc đã điều máy bay và chiến hạm ra tập trận không hải chiến ở phía bên ngoài eo biển Miyako. Còn trong lần tập huấn hôm 10/12/2016, kết hợp các thông tin từ phía Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, người ta thấy là Không Quân Trung Quốc đã tập phối hợp phi cơ thuộc hai quân khu phụ trách hai địa bàn hoàn toàn tách biệt nhau là quân khu miền Đông và miền Nam.
Theo ghi nhận của East Pendulum, từ năm 2015, Không Quân Trung Quốc đã bắt đầu tung máy bay vượt chuỗi đảo thứ nhất để ra Thái Bình Dương, đặc biệt là loại oanh tạc cơ chiến lược H-6K của họ. Tuy nhiên, trong bốn lần ra diễn tập ngoài Thái Bình Dương trong năm 2015, oanh tạc cơ Trung Quốc không hề được trang bị vũ khí, và phi cơ Trung Quốc chỉ thực hiện các bài tập đơn giản như tuần tra, tiếp liệu trên không. Giai đoạn này mang tính chất thử nghiệm.
Qua năm 2016, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu bạo dạn hơn, và ngày 12/09, oanh tạc cơ Trung Quốc H-6K dùng ngã eo biển Ba Sĩ giữa Philippines và Đài Loan ra tập trận ngoài Thái Bình Dương, lần đầu tiên được trang bị tên lửa hành trình AKD-20. Trong đội máy bay Trung Quốc, lần đầu tiên cũng có đầy đủ phi cơ radar AWACS, chiến đấu cơ hộ tống Su-30MKK và phi cơ tiếp liệu IL-78.
Đối với nhà phân tích của East Pendulum, nếu xét kỹ tầm hoạt động của tên lửa hành trình AKD-20, khả năng phi cơ IL-78 tiếp liệu cho đội tiêm kích Su-30MKK hộ tống các chiếc oanh tạc cơ H-6K ra ngoài Thái Bình Dương đến tận nơi hành động, thì rõ ràng là Không Quân Trung Quốc đang rèn luyện năng lực vượt eo biển Ba Sĩ để đặt đảo Guam của Mỹ trong tầm nhắm.


media
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 03/3/2017.
REUTERS/Jason Lee

Sau bốn năm cầm quyền, hàng loạt các chương trình cải tổ được ông Tập Cận Bình đề xuất để đưa Trung Quốc thành một nền kinh tế tự do, tôn trọng luật chơi của thị trường vẫn dậm chân tại chỗ. Mọi người còn chờ đợi những biện pháp cụ thể chẳng hạn như hứa hẹn cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước. Chính bản thân chủ tịch Trung Quốc đã “giảm tốc độ” cải cách vì sợ bất ổn.

Trên đây là nhận định của một số các chuyên gia được nhật báo Le Figaro số ra ngày cuối tuần (04/03/2017) trích dẫn.

Khai mạc Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo trước những nguy cơ Trung Quốc phải “đối mặt với tình hình phức tạp và khó khăn” và Bắc Kinh cần tiếp tục đẩy mạnh cải tổ trong bối cảnh “các xu hướng bảo hộ và chống toàn cầu hóa” ngày càng lan rộng. Trước đó một ngày, lãnh đạo số 1 ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội Nghị Chính Hiệp đã khẳng định là “Trung Quốc nỗ lực cải tổ về chất lượng và tính hiệu quả của nền kinh tế nước nhà, đẩy mạnh các biện pháp cải tổ về cơ cấu từ phía các doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhiều chuyên gia về Trung Quốc, dường như ông Tập Cận Bình chỉ chú trọng vào việc củng cố quyền lực và thiếu thiện chí trước mục tiêu cải cách kinh tế. Điển hình là từ 2013 tới nay, hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc làm ăn thua lỗ, sản xuất dư thừa vẫn sống sót nhờ được trợ cấp chủa chính phủ.

Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, giảng dậy tại đại học Hồng Kông, thậm chí còn cho rằng chính ông Tập Cận Bình đã “ hãm phanh” những biện pháp cải tổ mà ông không còn muốn thực hiện. Bắc Kinh không dám đóng cửa những nhà máy quốc doanh thua lỗ, mà giới chuyên gia thường gọi là những con “vịt què” của guồng máy sản xuất nước này.

Cũng ông Tập không thực sự mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty ngoại quốc như những gì ông từng mạnh mẽ cam kết trên các diễn đàn quốc tế.

Trong mắt giáo sư Cabestan, mục tiêu của chủ tịch Trung Quốc vẫn là “bảo vệ Đảng Cộng Sản và vai trò độc quyền” của tổ chức này trong nhiều lĩnh vực chiến lược, từ tài chính ngân hàng đến năng lượng.

Chuyên gia về chính trị học, Lâm Hòa Lập (Willy Lam), cũng thuộc đại học Hồng Kông, lưu ý rằng, dưới nhãn quan của Tập Cận Bình chế độ “Liên Xô sở dĩ đã sụp đổ do các hoạt động kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Đảng”. 

Ông Tập Cận Bình sợ rằng, khai tử các doanh nghiệp Nhà nước, hàng trăm triệu cán bộ công nhân viên bị thất nghiệp, làm dấy lên nguy cơ bất ổn trong xã hội.

“Trong bốn năm, Tập Cận Bình củng cố thế lực nhanh hơn người tiền nhiệm”

Lo sợ bất ổn trong xã hội và chính trị của chủ tịch Tập Cận Bình lớn đến nỗi, gần như đã trở thành một “ ám ảnh ”. Cuối tháng 1/2017 Bắc Kinh đã ra lệnh đóng cửa trang mạng internet của nhóm chuyên gia đặt dưới sự điều hành của giáo sư kinh tế rất có uy tín trên thế giới, Mao Vu Thức (Mao Yushi). Nhà trí thức này đã mạnh dạn ví von : một chế độ độc đảng là “con mối đục khoét tài sản quốc gia”. Toàn bộ tài khoản internet, trang mạng xã hội cá nhân với 2,7 triệu “follower” của giáo sự họ Mao bị đóng cửa.

Một dấu ấn khác của ông Tập Cận Bình trong bốn năm cầm quyền vừa qua được nhà sử học độc lập của Trung Quốc, Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) ghi nhận đó là trong vỏ vẹn 4 năm, ông đã thực sự gây dựng được một đội ngũ trung thành, mà tác giả họ Chương gọi là “quân lính của ông Tập”. Trong 4 năm, Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực nhanh hơn cả những gì mà người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào đã làm trong suốt 10 năm lãnh đạo đất nước.

Từ 2013 tới nay chủ tịch Trung Quốc đã gài người thân tín vào những chức vị then chốt trong guồng máy lãnh đạo ở mọi cấp, mọi lĩnh vực. Chỉ riêng về kinh tế, thì từ cơ quan đặc trách về chính sách kế hoạch hóa ở thành phố Hạ Môn cho đến bộ Thương Mại đều trong tay những cộng tác viên cũ của ông Tập Cận Bình.

Có điều, như kết luận của phóng viên báo Le Figaro Cyrille Pluyette tại Bắc Kinh, chiến lược gài người thân tín vào những tổ chức then chốt trong chính quyền, thanh trừng tất cả những tiếng nói đối lập để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng lần thứ 19 vào năm tới mà Tập Cận Bình miệt mài theo đuổi chứng tỏ rằng, có lẽ Đảng Cộng Sản Trung Quốc lo sợ trước uy tín của phong trào cải tổ hơn là dưới thời ông Hồ Cẩm Đào. Đó là một trong những yếu tố giải thích vì sao, những hứa hẹn cải tổ được đưa ra từ năm 2013 tới nay vẫn còn bế tắc

Thanh Hà

(RFI)

trung quốc

Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng năm 2017

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sáng nay (5/3) tuyên bố nước này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2017 là khoảng 6,5 %.
Mục tiêu này thấp hơn mức 6,5 đến 7 phần trăm của năm ngoái, nhưng vẫn là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới.
Ông Lý Khắc Cường cho biết mức tăng trưởng 6,5 phần trăm là phù hợp với nỗ lực cải tổ ngành công nghiệp và tạo dựng một “xã hội tương đối thịnh vượng”, theo AP.
Bloomberg cho biết các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đang cố gắng chuyển sang một chính sách trung lập hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính từ các khoản vay quá mức. Ổn định kinh tế xã hội là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh ông Tập Cận Bình và các cán bộ của ông chuẩn bị cho cuộc cải tổ giới lãnh đạo hàng đầu của nước này, theo Bloomberg.
“Trung Quốc đã hạ thấp các mục tiêu phát triển kinh tế trên diện rộng,” ông Chu Hảo, một nhà kinh tế của Commerzbank AG tại Singapore cho biết.
Ông nhận định: “Lập trường chính sách của Trung Quốc đã chuyển sang việc kiểm soát rủi ro và giảm bớt tình trạng phát triển bong bóng. Điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ sẽ dần dần được thắt chặt.”
Mai Lan
Xem thêm: 

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Ít phút sau khi Đại sứ Triều Tiên rời Kuala Lumpur, Bình Nhưỡng ra lệnh trục xuất Đại sứ Malaysia

Hải Võ | 

[NÓNG] Ít phút sau khi Đại sứ Triều Tiên rời Kuala Lumpur, Bình Nhưỡng ra lệnh trục xuất Đại sứ Malaysia
Đại sứ Malaysia tại CHDCND Triều Tiên Mohamad Nizan Mohamad (Andy Wong, AP)

Tin tức được hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA thông báo ngày hôm nay, 6/3.

KCNA cho biết, "Bộ ngoại giao nước CHDCND Triều Tiên thông báo Đại sứ Malaysia tại Triều Tiên Mohamad Nizan Mohamad là Nhân vật Không được Chào đón (Persona Non Grata)... và yêu cầu Đại sứ rời khỏi Triều Tiên."
Thời hạn mà Bình Nhưỡng đưa ra để Đại sứ Malaysia rời khỏi nước này là 48 tiếng đồng hồ, tính từ 10h ngày 5/3 (giờ địa phương).
Thông báo trục xuất Đại sứ Malaysia là động thái trả đũa đã được dự báo trước. Bình Nhưỡng công bố quyết định chỉ ít phút sau khi Đại sứ Triều Tiên tại Kuala Lumpur, ông Kang Chol lên đường rời khỏi Malaysia theo lệnh trục xuất do chính phủ nước này ban hành hôm 4/3.
Phát biểu với truyền thông tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur khi chuẩn bị rời Malaysia, ông Kang nói: "Tôi bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với các biện pháp cực đoan của Chính phủ Malaysia, các biện pháp này đang gây tổn hại lớn đến quan hệ song phương."
[NÓNG] Ít phút sau khi Đại sứ Triều Tiên rời Kuala Lumpur, Bình Nhưỡng ra lệnh trục xuất Đại sứ Malaysia - Ảnh 1.
Đại sứ Triều Tiên Kang Chol tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur chiều 6/3, trước khi rời Malaysia (Ảnh: AP Photo/Vincent Thian)
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 4/3 nêu rõ vào lúc 17 giờ ngày 28/2, các quan chức Bộ này đã có cuộc thảo luận với phái đoàn cấp cao Triều Tiên do ông Kim Song dẫn đầu.
Tại đây, Chính phủ Malaysia yêu cầu phía Triều Tiên xin lỗi bằng văn bản cho những cáo buộc trước đó của Đại sứ Kang rằng Kuala Lumpur từ chối trao trả thi thể của công dân Triều Tiên Kim Chol - người bị sát hại hôm 13/2, đồng thời cho rằng Malaysia "che giấu điều gì đó" và "thông đồng với các thế lực thù địch chống lại Bình Nhưỡng".
theo Trí Thức Trẻ