Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

BT BỘ TT-TT: Chấm dứt tình trạng báo chí sống 'ký sinh' vào doanh nghiệp

03:32 PM - 07/03/2017 Thanh Niên Online

Thời gian qua, có nhiều biểu hiện tiêu cực từ không ít các Văn phòng đại diện (VPĐD), phóng viên thường trú (PVTT) của các cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tại các tỉnh, thành phố trong cả nước gây khó khăn cho không ít cơ quan, đơn vị, nhất là các doanh nghiệp và gây phản cảm cho người dân.
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Trương Minh Tuấn đã chính thức lên tiếng về tình trạng này.
*Thưa Bộ trưởng, thời gian qua có một số biểu hiện tiêu cực trong báo chí xuất phát từ các VPĐD, PVTT tại các địa phương. Theo Bộ trưởng, đây là sự ngẫu nhiên hay hoạt động của các Văn phòng này có vấn đề?
- Các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí T.Ư (bao gồm cả cơ quan báo chí của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp), có quyền mở các Văn phòng đại diện tại các địa phương. Các cơ quan báo chí của địa phương này cũng có thể mở Văn phòng đại diện tại các địa phương khác nếu thực sự có nhu cầu. Mục đích của các Văn phòng này là giúp các cơ quan báo chí có điều kiện tiếp cận thông tin nhanh và chính xác nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người đọc, đồng thời cũng để mở rộng bạn đọc. Luật pháp không cấm điều đó, thậm chí luật pháp còn cho phép các cơ quan báo chí mở Văn phòng đại diện hoặc cơ quan thường trú ở nước ngoài nếu có điều kiện để tiếp cận nhanh và trung thực với thông tin quốc tế.
Nhiều VPĐD, PVTT của các cơ quan báo chí T.Ư và nhiều cơ quan báo chí có số lượng độc giả lớn đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình, tạo thêm uy tín cho cơ quan báo chí của mình với người dân và chính quyền địa phương. Bộ TT-TT hoan nghênh và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những hoạt động tích cực đó. Vấn đề đặt ra là có không ít cơ quan báo chí đã mở VPĐD, cử PVTT sai mục đích hoặc không kiểm soát để cho cán bộ, phóng viên tại các Văn phòng này làm sai mục đích. Và sai mục đích tất nhiên dẫn tới tiêu cực. Nổi lên có 3 biểu hiện dễ thấy nhất.
Thứ nhất, do không đủ điều kiện về tài chính nên mở VPĐD, cử PVTT nhưng không đầu tư mà giao chỉ tiêu quảng cáo cho các Văn phòng cũng như PVTT này nhằm “nuôi” chính nó và góp phần “nuôi” cả cơ quan báo chí. Với sức ép mang tính sống còn như vậy, nhiệm vụ thực tế của cán bộ, phóng viên ở đây không phải là tiếp cận nhanh và trung thực thông tin mà là tìm mọi cách lấy cho bằng được quảng cáo dưới nhiều hình thức để có nguồn thu. Để làm được điều này, không ít phóng viên viết bài “tô hồng” hoặc “bôi đen” doanh nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp hù dọa doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị ở địa phương.
Thứ hai, do bộ máy tòa soạn chính không được tổ chức bởi các biên tập viên chuyên nghiệp và quy trình chuyên nghiệp, nên Ban Biên tập của những cơ quan báo chí này không đủ khả năng kiểm soát thông tin từ các VPĐD và PVTT. Những tin bài “tô hồng”, “bôi đen”, những tin tức giật gân, sai sự thật hoặc nửa sự thật, và cả những lời đồn đều có thể được biến thành tin tức chính thống xuất bản trên báo in hoặc báo điện tử. Tất nhiên đưa tin sai sẽ bị pháp luật xử lý, nhưng điều nguy hiểm là đến khi bị xử lý thì những thông tin sai đó đã gây những tác hại cho tổ chức, cá nhân và xã hội rồi. Nguy hiểm hơn là không phải thông tin sai nào cũng có thể bị phát hiện ngay, có khi do các “nạn nhân” bị hù dọa sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và thương hiệu của mình nên không khiếu nại, có khi phải có thời gian mới tìm được bằng chứng.
Thứ ba, nhiều Văn phòng đại diện sử dụng các phóng viên vừa thiếu năng lực vừa thiếu phẩm chất đạo đức, đồng thời sử dụng bừa bãi các “cộng tác viên” không có nghiệp vụ hoạt động báo chí, được cấp giấy giới thiệu, cấp các loại thẻ phóng viên tương tự như thẻ nhà báo để vừa làm nhiệm vụ đưa tin vừa khai thác quảng cáo. Một bộ phận những phóng viên thiếu năng lực và thiếu phẩm chất nói trên cùng với một bộ phận các “cộng tác viên” này của nhiều Văn phòng đại diện có dấu hiệu liên kết với nhau, tự cho mình là thứ “quyền lực thứ tư”, tạo thành một thế lực nhũng nhiễu địa phương, doanh nghiệp, nhưng hoạt động của họ rất tinh vi, rất khó kiểm soát. Ở đây xin lưu ý là không phải cộng tác viên nào cũng hoạt động tiêu cực, chúng ta cần ghi nhận những đóng góp tích cực của nhiều cộng tác viên đưa tin viết bài và tham gia tổ chức các sự kiện, tham gia các hoạt động xã hội của các báo, nhiều anh chị tuy chưa được cấp thẻ nhà báo nhưng hoạt động trung thực và đầy tâm huyết, tạo được nhiều tác phẩm báo chí có giá trị, xứng đáng là những người làm báo chân chính.
Trên đây là những biểu hiện rõ nhất của tình trạng báo chí sống “ký sinh” vào doanh nghiệp, gây phiền hà cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở các địa phương. Tình trạng này tuy chưa phổ biến, nhưng cũng không phải là ít, nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ làm biến dạng nền báo chí cách mạng, gây phản cảm cho người dân, gây bất an cho doanh nghiệp và làm cản trở hoạt động công vụ của các cơ quan Nhà nước.
*Vậy thưa Bộ trưởng, Bộ TT-TT sẽ có các giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?
- Chúng tôi đang chỉ đạo kiểm tra toàn bộ hoạt động của một số VPĐD của các cơ quan báo chí để có sự đánh giá toàn diện. Sau đó sẽ có các biện pháp xử lý thích hợp áp dụng cho tổng thể và cho những trường hợp cụ thể. Việc kiểm tra và chấn chỉnh sẽ không làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường hợp pháp của các cơ quan báo chí và các nhà báo chính trực. Tôi đề nghị các cơ quan báo chí tự mình rà soát lại hoạt động của các VPĐD, PVTT để tự chấn chỉnh trước.
*Việc chấn chỉnh sẽ thực hiện theo nguyên tắc nào, thưa Bộ trưởng ?
Trước hết, các cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Những hoạt động nào trái với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đó cần được loại bỏ, trong đó có VPĐD, PVTT hoạt động sai tôn chỉ, mục đích. Nếu có biểu hiện tiêu cực ở các VPĐD, PVTT của các cơ quan báo chí, nhưng không tự mình rà soát và chấn chỉnh, Bộ TT-TT sẽ phối hợp với cơ quan chủ quản xem xét, chấn chỉnh và xử lý tùy theo mức độ sai phạm.
Thứ hai, ngoài việc thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích nêu trên, cơ quan báo chí phải có chi phí tối thiểu cho hoạt động của VPĐD và PVTT và phải bố trí các cán bộ, phóng viên đủ năng lực và phẩm chất. Nếu không đủ hai điều kiện này thì cần giải thể.
Thứ ba, cơ quan báo chí phải nghiêm cấm phóng viên viết bài khen hay chê không đúng sự thật nhằm mục đích ép doanh nghiệp để lấy quảng cáo hoặc viết bài quảng cáo trá hình cho doanh nghiệp. Cần có quy chế tách hoạt động tác nghiệp của phóng viên ra khỏi hoạt động của bộ phận làm quảng cáo. Điều này cơ quan báo chí phải tự mình làm, nếu phát hiện làm không đúng thì Bộ TT-TT sẽ hỗ trợ làm cho đúng.
Thứ tư, về phía tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp, cần tính đến hiệu quả quảng bá thương hiệu và sản phẩm khi đăng quảng cáo hoặc tài trợ cho hoạt động của báo chí. Nếu bị báo chí nhũng nhiễu, hù dọa để lấy quảng cáo, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phản ánh với Bộ TT-TT và các cơ quan chức năng để được bảo vệ. Để thực hiện có hiệu quả việc này, đương nhiên doanh nghiệp phải hoạt động đúng pháp luật và lành mạnh về tài chính. Những doanh nghiệp không minh bạch về hoạt động sản xuất kinh doanh khó mà đương đầu với sự nhũng nhiễu của các phóng viên thoái hóa biến chất. Đây cũng là cơ hội cho sự nhũng nhiễu tiếp tục tồn tại. Vấn đề này cần có sự phối hợp với nhiều bộ, ngành, địa phương mới có thể xử lý được.
Việc chấn chỉnh hoạt động của các VPĐD, PVTT của các cơ quan báo chí ở các tỉnh, thành phố nằm trong các giải pháp tổng thể đổi mới hoạt động báo chí nước nhà theo luật Báo chí mới được ban hành và theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Xin cám ơn Bộ trưởng.
Thanh Niên

Triều Tiên và “mối quan hệ đặc biệt” với Malaysia; Malaysia sẵn sàng chờ 5 năm để nghi phạm lộ diện từ đại sứ quán Triều Tiên

Thứ 3, 13:11, 07/03/2017

VOV.VN - Ngày 6/3, Đại sứ Triều Tiên ở Malaysia bị trục xuất về nước, đẩy quan hệ song phương vào khủng hoảng. Vậy quan hệ 2 nước đã từng đặc biệt ra sao?
Malaysia là 1 trong số hơn 20 nước có Đại sứ quán đặt tại Bình Nhưỡng trong khi Kuala Lumpur là 1 trong khoảng 50 thủ đô có Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên. Người Malaysia là những công dân duy nhất trên thế giới được miễn thị thực khi tới Triều Tiên và ngược lại, công dân Triều Tiên tới Malaysia cũng không cần thị thực. Sơ qua, nhiều người có thể nhận định mối quan hệ giữa Triều Tiên và Malaysia khá đặc biệt.
trieu tien va moi quan he dac biet voi malaysia hinh 1
Đại sứ quán Malaysia tại thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên. Ảnh: China Press
Chưa đầy một tháng trước, khó ai có thể ngờ quan hệ giữa 2 nước trở nên xấu đi tới mức Malaysia yêu cầu Đại sứ Triều Tiên Kang Chol phải rời Malaysia trong ngày 6/3. Cùng với đó, chính sách miễn thị thực với công dân Triều Tiên cũng chấm dứt.
Quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng do cuộc điều tra vụ công dân Triều Tiên Kim Chol, người được cho thực chất là Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur sáng 13/2.



Trước vụ Kim Chol, Malaysia và Triều Tiên vốn có mối quan hệ rất tốt đẹp
Cộng đồng người Triều Tiên ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia sống khá khép kín, ngoại trừ nhà hàng Koryo khá nổi tiếng do một tổ chức liên quan tới chính phủ sở hữu.
“Các công ty của Triều Tiên có liên hệ không trực tiếp với chính phủ. Đây là cánh cửa cho chính phủ Triều Tiên tiếp cận gián tiếp nguồn ngoại tệ và thị trường quốc tế cho công nghệ và sản phẩm của Triều Tiên” – Sufian Jusoh, chuyên gia cấp cao của Viên nghiên cứu Malaysia cho biết.
Tuy nhiên, không phải công ty nào của Triều Tiên ở Malaysia cũng hoạt động công khai như vậy.
Hãng tin Reuters ngày 26/2 dẫn một dự thảo báo cáo được Liên Hợp Quốc chuẩn bị đưa ra Hội đồng Bảo an tố Glocom (Global Communications Co.) bán thiết bị liên lạc vô tuyến chiến trường, vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Theo đó, Glocom quảng cáo về hơn 30 loại hệ thống vô tuyến cho các tổ chức “quân sự và bán quân sự” trên website của công ty ở Malaysia.
Website Glocom đã ngừng hoạt động từ cuối năm 2016 còn địa chỉ liên hệ của công ty là ở khu Tiểu Ấn (Little India) ở Kuala Lumpur cũng không có người đón tiếp. Người phát ngôn phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc thì tuyên bố ông không có thông tin về Glocom.
Cùng với đó, việc Malaysia từng tổ chức đối thoại Triều Tiên – Mỹ và một trường đại học tư thục của Malaysia đã trao giải thưởng cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể khiến dư luận tin rằng mối quan hệ Triều Tiên – Malaysia thực sự đặc biệt.
Rạn nứt vì một vụ án mạng
Sau vụ án công dân Triều Tiên chết tại sân bay Kuala Lumpur, Triều Tiên liên tục đưa ra chỉ trích Malaysia “thiếu minh bạch” trong trong công tác điều tra.



Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã đề nghị phái đoàn ngoại giao Triều Tiên xin lỗi về những cáo buộc mà Malaysia cho rằng “vô căn cứ”. Đến nay phía Malaysia chưa nhận được bất cứ lời xin lỗi nào và ông Razak cho biết cũng không mong chờ lời xin lỗi từ phía Triều Tiên.
Phát biểu với báo giới bên lề cuộc họp Quốc hội hôm nay 6/3, Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Reezal Merican Naina Merican cho rằng “quan hệ giữa hai nước đã bị ảnh hưởng và sẽ không thể trở lại như trước kia” dù chính phủ Malaysia chưa quyết định bước đi tiếp theo, chẳng hạn như xem xét lại quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur trước khi lên đường chuẩn bị về nước, Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia Kang Chol cho rằng hành động của chính phủ Malaysia đã hủy hoại quan hệ song phương.
“Tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những biện pháp thái quá mà chính phủ Malaysia tiến hành, điều đó đang hủy hoại quan hệ song phương” – ông Kang Chol nêu rõ.
Không hẳn đã là “mối quan hệ đặc biệt”
Nhà phân tích Prashanth Parameswaran của trang The Diplomat cho rằng quan hệ Malaysia – Triều Tiên không thực sự đặc biệt đến thế nếu nhìn bao quát hơn về chính sách đối ngoại của  cả 2 nước.



Theo ông Prashanth, trong con mắt của Bình Nhưỡng, nguồn gốc mối quan hệ này bắt nguồn từ chiến lược mở rộng quan hệ của Triều Tiên với các nước đang phát triển nói chung bên ngoài khối Xã hội Chủ nghĩa nhằm tăng cường vị thế ngoại giao trên trường quốc tế vào những năm 70 của thế kỷ trước.
Định hướng này dường như vẫn được phát triển cho tới ngày nay khi mà các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều có quan hệ khá tốt với Triều Tiên.
“Triều Tiên có vẻ hướng tới khu vực Đông Nam Á trong khoảng 10 đến 15 năm trở lại đây.” – Ông Joshua Snider, Giáo sư Đại học Nottingham nhận định tương tự trên truyền hình Al Jazeera.
Còn đối với Malaysia, thiết lập quan hệ với Triều Tiên là một phần của quá trình chuyển đổi sang cách tiếp cận không liên kết bằng chính sách đối ngoại độc lập hơn so với thời kỳ thân phương Tây trước năm 1967.
Thứ hai, theo ông Prashanth, quan hệ giữa Malaysia và Triều Tiên không nồng ấm như một số người nhận định bởi vì Malaysia luôn phải cân bằng giữa mong muốn có mối quan hệ hữu hảo với Triều Tiên và những mối quan hệ khác trong khu vực cũng như trên thế giới khác.
Và cuối cùng, theo ông Prashanth, thậm chí trước khi xảy ra vụ án Kim Chol, quan hệ song phương cũng đã có lúc căng thẳng vì hành động của Triều Tiên cũng như sức ép của cộng đồng quốc tế./.
Diệu Hương/VOV.VN

Malaysia sẵn sàng chờ 5 năm để nghi phạm lộ diện từ đại sứ quán Triều Tiên



Dân trí Chánh thanh tra cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar nói rằng, cảnh sát nước này sẵn sàng chờ 5 năm để các nghi phạm được tin là đang ẩn náu trong đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur lộ diện, trang mạng Malaysiakini cho biết.
 >> Malaysia họp an ninh khẩn cấp sau lùm xùm với Triều Tiên
 >> Cảnh sát Malaysia phong tỏa Đại sứ quán Triều Tiên
 >> Malaysia đáp trả, cấm quan chức sứ quán Triều Tiên xuất cảnh



Cảnh sát Malaysia gác bên ngoài Đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur sáng 7/3. (Ảnh: Star)
Cảnh sát Malaysia gác bên ngoài Đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur sáng 7/3. (Ảnh: Star)
Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra hôm nay 7/3, Chánh thanh tra cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar nói: “Chúng tôi tin rằng họ đang ẩn náu trong trụ sở đại sứ quán Triều Tiên, những người này có thể gồm nhân viên hãng hàng không Air Koryo. Nếu họ không chịu lộ diện, chúng tôi sẽ buộc họ phải lộ diện trước khi quyết định ra trát bắt giữ. Chúng tôi thậm chí sẽ chờ 5 năm để những người này lộ diện”.
Giới chức Malaysia cho rằng, có ít nhất 2 công dân Triều Tiên, bị nghi có liên quan đến vụ sát hại công dân Kim Chol ở Kuala Lumpur hôm 13/2, đang ẩn náu trong đại sứ quán Triều Tiên. Sáng nay, cảnh sát Malaysia đã tiến hành phong tỏa đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur ngay sau khi chính phủ nước này ban hành lệnh cấm xuất cảnh đối với tất cả quan chức ngoại giao Triều Tiên.
Tuy nhiên, ông Khalid bác bỏ thông tin cho rằng, giới chức Malaysia có kế hoạch đột kích đại sứ quán Triều Tiên để bắt giữ nghi phạm. Ông nói rằng, do giới chức Triều Tiên không hợp tác với Malaysia trong cuộc điều tra cái chết của công dân Kim Chol và nếu tình trạng này tiếp diễn, Malaysia sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol).
Một người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol đã bị sát hại hôm 13/2 khi đang chờ bắt chuyến bay đi Macao tại sân bay Kuala Lumpur. Giới chức Malaysia cho rằng, người này có thể bị đầu độc bằng chất độc thần kinh VX. Triều Tiên đến nay chỉ công nhận đây là công dân của họ, song từ chối xác nhận liệu đây có phải là ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Kim Jong-un hay không.
Cảnh sát Malaysia hiện bắt giữ một nữ nghi phạm mang quốc tịch Indonesia, một nữ nghi phạm quốc tịch Việt Nam. Họ tin rằng, còn ít nhất 8 nghi phạm Triều Tiên nữa có thể liên quan đến cái chết của ông Kim Chol, trong đó có bí thư thứ hai của đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia và một nhân viên hãng hàng không quốc gia Triều Tiê Air Koryo.
Minh Phương
Theo Malaysiakini


Cảnh sát Malaysia phong tỏa sứ quán Triều Tiên, truy nã 2 nghi phạm ẩn náu bên trong


Cảnh sát Malaysia phong tỏa sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur để đảm bảo nhân viên sứ quán không ra ngoài.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Malaysai nói: “Chúng tôi đang cố xác định tất cả các nhân viên sứ quán đang có mặt ở đây”, theo Reuters.
Ông nói nhân viên sứ quán Triều Tiên không được phép rời khỏi đây cho đến khi xác định được số lượng và tên tuổi.
Đồng thời cảnh sát trưởng Malaysia nói rằng trong sứ quán này có 2 người Triều Tiên bị truy nã để thẩm vấn vì liên quan đến nghi án Kim Jong-nam. Ông cho rằng, hai nghi phạm Triều Tiên đang trốn trong sứ quán.
Cảnh sát trưởng Khalid Abu Bakar nói trong cuộc họp báo ngày 7/3: “Họ có thể trốn bao lâu nữa trong sứ quán…đó chỉ là vấn đề thời gian, cho đến khi họ phải xuất hiện”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ không đột kích vào sứ quán, chúng tôi sẽ đợi họ ra ngoài. Chúng tôi có thời gian để đợi”, theo Channel News Asia.
Ông Khalid nói chính quyền Triều Tiên đã không hợp tác điều tra trong vụ nghi án Kim Jong-nam.
Sáng nay, 7/3, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Bộ Ngoại giao nước này cho biết, tất cả công dân Malaysia đang ở Triều Tiên sẽ bị tạm thời cấm rời khỏi nước này cho đến khi vụ sát hại công dân Triều Tiên ở Malaysia được giải quyết.
Dương Minh
Xem thêm:


ĐÀ NẴNG CÓ CÔ TRẦN THỊ ANH NHƯNG KHÁC XA TRẦN QUỲNH ANH THANH HÓA

Nữ nhân viên Đà Nẵng trả lại 1 tỷ đồng cho khách Hà Nội đánh rơi

authorĐình Thiên Thứ Ba, ngày 07/03/2017 13:34 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Sáng nay 7.3, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã tổ chức khen thưởng nhân viên Trần Thị Anh vì có hành động đẹp, nhặt được 1 tỷ đồng đem trả lại cho người đánh rơi.


   
Theo đó, ông Ngô Tấn Cư, Giám đốc công ty Điện lực Đà Nẵng đã tặng thưởng chị Trần Thị Anh giấy khen kèm theo tiền thưởng 2 triệu đồng.
“Tôi rất xúc động trước hành động đẹp của chị Anh, không phải ai cũng đủ dũng cảm, vượt qua lòng tham cá nhân để trả lại người đánh rơi số tiền rất lớn như vậy. Và càng xúc động, cảm kích hơn khi biết chị Anh không nhận tiền cảm ơn hàng triệu đồng của người đánh rơi”, ông Ngô Tấn Cư chia sẻ.
 nu nhan vien da nang tra lai 1 ty dong cho khach ha noi danh roi hinh anh 1
Chị Anh nhận được bằng khen sau hành động đẹp của mình (Ảnh: Ngọc Lâm)
Trước đó vào ngày 24.2, trên đường đi làm về, chị Trần Thị Anh – Tổ thu ngân, Điện lực Sơn Trà có nhặt được một túi ni lông trong đó có hộp ô mai và rất nhiều tiền mặt. Do trời mưa, chị ghé vào lều trú nhờ trước cửa hàng Viettel (226 Ngũ Hành Sơn, quận Sơn Trà) và cũng nghĩ người mất sẽ quay lại tìm.
Chưa đầy 5 phút sau, có một phụ nữ hớt hải xuất hiện tìm kiếm một cái gì đó. Chị Anh tiến đến hỏi và được biết cô là Nguyễn Thị Thanh Thu (trú tại ngõ 38 Thanh Xuân, Hà Nội) vừa đánh rơi 1 tỷ đồng do con gái nhờ đặt cọc tiền đất. Đoán đây là chủ nhân của chiếc túi ni lông mà chị vừa nhặt được, song để xác minh chính xác, chị Anh hỏi tiếp và được người phụ nữ xác nhận có thêm hộp ô mai.

Sau khi biết chính xác chủ nhận của chiếc túi, chị đã trả lại cho người đánh rơi. Người phụ nữ không ngớt lời cảm ơn và nói con gái cô mua đất ở Đà Nẵng là một lựa chọn đúng đắn. 
Tag:  trả lại 1 tỷ đánh rơi, cô gái đà nẵng trả lại tiền đánh rơi   

Thanh Hóa cần làm rõ đường thăng tiến của “hot girl” xứ Thanh;Tỉnh ủy bác việc kiểm tra khối tài sản của nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa; Thanh Hóa nên làm rõ tin cán bộ Quỳnh Anh ; 'Quan lộ' của bà Quỳnh Anh: Thanh Hoá không kiểm tra, TTCP sẽ có ý kiến


Thanh Hóa cần làm rõ đường thăng tiến của “hot girl” xứ Thanh

Dân trí Trao đổi với PV Dân trí chiều 6/3, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho rằng tỉnh Thanh Hoá phải làm rõ những vấn đề mà báo chí phản ánh về quá trình thăng tiến thần tốc và khối tài sản rất lớn của bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986) - Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá.

Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt
“Báo chí phản ánh như vậy cần được xem là nguồn thông tin để tỉnh Thanh Hoá xem xét theo đúng quy định của pháp luật, xem báo chí viết có đúng hay không đúng về việc thăng tiến nhanh chóng và sở hữu khối tài sản lớn như thế. Cô này chỉ là Trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng nên thuộc thẩm quyền xem xét của tỉnh Thanh Hoá” - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt nói.
Theo ông Đạt, trước đây những thông tin liên quan đến bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã râm ran dư luận và tỉnh Thanh Hoá đã lên tiếng phản bác. Tuy nhiên lần này báo chí tiếp tục chỉ ra những thông tin rất rõ ràng về quá trình thăng quan tiến chức và “địa chỉ” của những khối tài sản của bà Quỳnh Anh thì tỉnh Thanh Hoá phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu thông tin liên quan đến cả cán bộ do Trung ương quản lý thì Trung ương sẽ yêu cầu Thanh Hoá báo cáo để có cơ sở kiểm tra, xem xét.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM đề xuất làm rõ việc kê khai và nguồn gốc hình thành khối tài sản của bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
“Chuyện này đã râm ran dư luận từ lâu nhưng có vẻ cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá lảng tránh việc kiểm tra, công khai kết luận. Lẽ ra Thanh Hoá phải làm rõ xem tại sao một cán bộ trẻ như vậy có thể thăng tiến nhanh và sở hữu khối lượng tài sản lớn như vậy chứ?”- ông Hậu nói.
Sở Xây dựng Thanh Hoá nơi bà Quỳnh Anh làm việc
Sở Xây dựng Thanh Hoá nơi bà Quỳnh Anh làm việc
Sáng nay (6/3), báo Thanh Niên có bài viết phản ánh “Quan lộ thần tốc của “hot girl” xứ Thanh” phản ánh về bà Trần Vũ Quỳnh Anh, sinh năm 1986, thường trú tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) có quá trình thăng quan tiến chức rất nhanh
Cụ thể, từ năm 2008 - 2010, với tấm bằng Cao đẳng Công nghệ thông tin ở Nghệ An, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức) Trường Đại học Vinh, đầu năm 2011, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, bà Quỳnh Anh được điều về Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của Sở này. Từ tháng 10/2013 - 4/2014, bà nghỉ sinh con đầu lòng nhưng đến tháng 4/2015 đã được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, và chỉ 6 tháng sau (tháng 10/2015), được bổ nhiệm làm Trưởng phòng…
Không những vậy, với thu nhập hàng năm khoảng 60 triệu đồng như trong hồ sơ tự khai của mình, gia đình không mấy khá giả, nhưng bà Quỳnh Anh được cho là có khối tài sản “khủng” lên tới hàng chục tỉ đồng: Từng sở hữu một căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), phường Đông Hương, Thanh Hóa (hiện căn biệt thự này đã được bà Anh chuyển nhượng cho mẹ ruột) và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng. Hiện chiếc xe này cũng đã được sang tên cho một người khác…
Thế Kha


Ông Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Thông tin về tin đồn khối tài sản rất lớn của một nữ trưởng phòng của Sở Xây dựng Thanh Hóa gồm nhiều biệt thự, xe ôtô hạng sang... được lan truyền trên mạng Xã hội đang khiến dư luận quan tâm.

Trước câu hỏi về việc, Tỉnh ủy Thanh Hóa có yêu cầu kiểm tra, làm rõ về các thông tin liên quan đến khối tài sản lớn của nữ trưởng phòng này như mạng xã hội đưa không? ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết:

"Thông tin trên mạng xã hội đó là thông tin bôi nhọ, không chính thống, không chính xác.. bây giờ đi làm rõ những vấn đề đó làm sao được. Nếu như thế thì khác gì mình chạy theo người ta...".

Cũng theo ông Hưng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông tin chính thức thể hiện quan điểm của mình về việc mạng xã hội đưa tin vu khống, bôi xấu cán bộ lãnh đạo tỉnh thông qua văn bản gửi các cơ quan chức năng và báo chí.

Văn bản cũng đã nêu rõ, tỉnh đang giao cho cơ quan chức năng điều tra, xác minh và khi nào có thông tin sẽ thông báo lại.

Ông Hưng cũng cho biết thêm, hiện tỉnh cũng chưa nhận được yêu cầu nào từ Trung ương về việc kiểm tra thông tin về khối tài sản lớn của nữ trưởng phòng mà mạng xã hội lan truyền.

Trước đó, trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, người cùng được nhắc đến trong thông tin mà mạng xã hội lan truyền khẳng định, những thông tin đó là vu khống, bôi nhọ cán bộ.

Theo ông Tuấn, tỉnh đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng điều tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Cũng về vấn đề này, khi trả lời qua điện thoại vào chiều 21/9, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa Đào Vũ Việt thông báo bận họp và đề nghị gửi lại các vấn đề quan tâm đến Sở để ông sẽ phân công người trả lời cụ thể.

Trong văn bản gửi các cơ quan chức năng, báo chí, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã khẳng định:

"Những thông tin mà blog, mạng xã hội viết về đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng báo cáo với Trung ương và tổ chức điều tra, xác minh, kết luận và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật".



Thanh Hóa nên làm rõ tin cán bộ Quỳnh Anh giầu bất thường và lên chức vùn vụt

THỤY DU

(GDVN) - Nhiều chuyên gia tỏ ra băn khoăn vì các thông tin và muốn Thanh Hóa phải vào cuộc làm rõ xem cán bộ vì sao giầu và lên chức nhanh đến thế?

Cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc
Thông tin về việc bổ nhiệm thần tốc và khối tài sản lớn của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, sinh năm 1986, thường trú tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa một lần nữa làm nóng dư luận.
Sự nghi hoặc nhanh chóng lan truyền trong dư luận, tạo nên những phản ứng trái chiều khi tiếp cận thông tin.
Năm ngoái, trên mạng internet đã xuất hiện các trạng thái, đồn đoán bà Trần Vũ Quỳnh Anh có quan hệ với ông Trịnh Văn Chiến - Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa.
Gần như ngay lập tức khi nhận được thông tin này, tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU bác bỏ những thông tin bịa đặt, sai sự thật về việc ông Trịnh Văn Chiến có quan hệ với bà Trần Vũ Quỳnh Anh đăng trên một số trang mạng.
Sở Xây dựng Thanh Hóa, nơi bà Quỳnh Anh công tác. Ảnh: THỤY DU.
Cần phải nhắc lại rằng, đây không phải là lần đầu tiên, lãnh đạo cao cấp tỉnh Thanh Hóa bị đồn thổi thông tin chẳng lấy gì làm hay ho như vậy.
Bình luận về sự việc nói trên, hôm 6/3, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII (đoàn Hà Nội) cho rằng, cấp có thẩm quyền quản lý đồng chí Bí thư Thanh Hóa nên vào cuộc để làm rõ những thông tin dư luận, báo chí phản ánh.
“Việc minh bạch thông tin vụ việc có tác dụng để làm rõ những nghi vấn của dư luận phản ánh.
Nếu đồng chí ấy không có khuyết điểm thì cũng nên minh bạch thông tin để bảo vệ uy tín cho cán bộ này.
Còn nếu không làm rõ thì dư luận sẽ không phục”, PGS.TS Bùi Thị An nói.
Tài sản đâu mà lắm thế!
Tờ Thanh Niên sáng ngày 6/3 đưa tin, bà Trần Vũ Quỳnh Anh có đường quan lộ "thần tốc". Bên cạnh đó cán bộ này còn sở hữu khối tài sản cả nhà, xe lên tới cả chục tỷ đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, với mức lương ở những vị trí bà Quỳnh Anh từng đảm nhận tại Sở Xây dựng Thanh Hóa, bà Quỳnh Anh khó mà có được tài sản lớn đến vậy.
Nói về khối tài sản lớn mà bà này được cho là đang sở hữu, PGS.Bùi Thị An cho rằng, cần làm rõ việc kê khai tài sản của cán bộ này. 
"Việc kê khai hằng năm ra sao? có chính xác không? Kê
khai có ai xác nhận, kiểm tra khi thấy dấu hiệu bất thường không?
Sở Xây dựng Thanh Hóa phải có giải trình với các cơ quan có thẩm quyền thông tin tài sản của cán bộ này, bởi bà Quỳnh Anh là người thuộc biên chế của cơ quan", Bà An nói.
Trong khi đó, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, trường hợp phát hiện tài sản của cán bộ có dấu hiệu không minh bạch, cơ quan quản lý cần phải làm rõ những nghi vấn của dư luận.
"Về khối tài sản của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, tỉnh Thanh Hóa phải xem xét, và có trách nhiệm trả lời công luận về thông tin khối tài sản của cán bộ", Cục trưởng Đạt nói.
Sở Xây dựng Thanh Hóa chưa có ý kiến
Đến cuối ngày 3/5, Sở Xây dựng Thanh Hóa vẫn chưa có phản ứng gì trước thông tin bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh một cách “thần tốc”, cũng như việc xác minh tài sản của bà này.
Trong khi đó, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo
"Theo hồ sơ tự khai ngày 25/5/2015 để đi học cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở phần trình độ đã khai rõ: “2005 - 2009, học tại ĐH Vinh, chuyên ngành tin học, hệ tại chức; từ năm 2013 - 2015 học thạc sĩ quản trị kinh doanh, hệ chính quy tại ĐH Quốc gia Hà Nội, sắp tốt nghiệp”. Nếu phần tự khai của bà Quỳnh Anh là chính xác, trung thực thì có nghĩa sau khi nghỉ sinh, bà này tiếp tục theo học tập trung (hệ chính quy) tại Hà Nội. Điều đó đồng nghĩa với việc bà được liên tiếp bổ nhiệm làm phó phòng rồi trưởng phòng khi không trực tiếp công tác tại đơn vị trong một thời gian dài. Chưa kể, trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2015, bà Quỳnh Anh vừa nghỉ thai sản, vừa theo học thạc sĩ nhưng vẫn được bầu vào Ban Chấp hành Đảng ủy Sở - Báo Thanh Niên đưa tin hôm 6/3.
điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đầu Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết: “Lãnh đạo cấp phòng ở các Sở do các Sở thực hiện bổ nhiệm theo các quy định chung, còn cụ thể thế nào thì tôi chưa có thông tin", ông Tùng nói.
Trước băn khoăn, chỉ trong một thời gian ngắn, bà Quỳnh Anh được cất nhắc lên nhiều vị trí quan trọng của Sở Xây dựng, trong khi cán bộ này không có trình độ chuyên ngành, ông Đầu Thanh Tùng từ chối bình luận vì chưa nắm được thông tin.
“Vì tôi chưa nắm được thông tin nên chưa đánh giá được”, ông Tung nói.
Trong khi đó, PGS. Bùi Thị An cho rằng, nếu đúng như thông tin báo chí phản ánh thì việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh là hết sức bất thường.
"Sở Xây dựng Thanh Hóa nên giải thích rõ sự bất thường đó để trả lời công luận.
Việc bổ nhiệm có gì bất thường không khi bổ nhiệm người không có chuyên ngành làm lãnh đạo cấp phòng? Nếu tuyển dụng, bổ nhiệm sai, ai là người đứng sau việc này?", PGS.Bùi Thị An đặt câu hỏi. 
THỤY DU

'Quan lộ' của bà Quỳnh Anh: Thanh Hoá không kiểm tra, TTCP sẽ có ý kiến


TPO - Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ nói như vậy, khi trao đổi với Tiền Phong về việc tuần qua dư luận lại dấy lên nghi vấn về “quan lộ” thần tốc và khối tài sản lớn của bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986), Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng Thanh Hoá.
Theo ông Phạm Trọng Đạt, trước đây những thông tin liên quan đến bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã râm ran dư luận và tỉnh Thanh Hoá đã lên tiếng phản bác. Tuy nhiên gần đây báo chí tiếp tục chỉ ra những thông tin rất rõ ràng về quá trình thăng quan tiến chức và những khối tài sản của bà Quỳnh Anh thì tỉnh Thanh Hoá phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng.
Ông Phạm Trọng Đạt: Quá lâu mà tỉnh Thanh Hoá không tiến hành kiểm tra và báo chí vẫn tiếp tục phản ánh thì Thanh tra Chính phủ sẽ có ý kiến.
“Cô này là Trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng nên thuộc thẩm quyền xem xét của tỉnh Thanh Hoá. Những phản ánh trên báo chí cần được xem là nguồn thông tin để tỉnh Thanh Hoá xem xét theo đúng quy định của pháp luật, xem báo chí viết có đúng hay không đúng về việc thăng tiến nhanh chóng và sở hữu khối tài sản lớn như thế. Trong trường hợp quá lâu mà tỉnh Thanh Hoá không tiến hành kiểm tra và báo chí vẫn tiếp tục phản ánh thì Thanh tra Chính phủ sẽ có ý kiến”.
Những ngày vừa qua, trên một số phương tiện truyền thông, báo chí đã có phản ánh về quá trình thăng tiến rất nhanh của bà Trần Vũ Quỳnh Anh. 
Cụ thể, từ năm 2008 - 2010, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa với tấm bằng Cao đẳng Công nghệ thông tin. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức) Trường Đại học Vinh, đầu năm 2011, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). 
Năm 2012, bà Quỳnh Anh được điều về Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của Sở này. Từ tháng 10/2013 - 4/2014, bà nghỉ sinh con đầu lòng nhưng đến tháng 4/2015 đã được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, và chỉ 6 tháng sau (tháng 10/2015), được bổ nhiệm làm Trưởng phòng…
Ngoài sự nghiệp lên như “diều gặp gió”, dư luận cũng đặt nghi vấn về khối tài sản lớn mà bà này sở hữu hoặc đã từng sở hữu như biệt thự, xe sang trong khi đó thu nhập bình quân từ lương công chức của bà Quỳnh Anh chỉ vài chục triệu đồng/năm.
Dương Lê