Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Trung Quốc đẩy một lượng tiền lớn mua doanh nghiệp Việt

Dân trí Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, tính từ đầu năm đến hết ngày 20/4, Trung Quốc tiếp tục là 1 trong 4 nhà đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam, đặc biệt số dự án góp mua và chờ mua doanh nghiệp (DN) Việt khi lên sàn của đối tác này đang tăng rất mạnh.
 >> Trung Quốc cũng muốn "giải cứu" heo Việt?
 >> Trung Quốc có thể vượt Mỹ thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới năm 2024

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, hết tháng 4/2017 lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của các DN, nhà đầu tư Trung Quốc đạt hơn 900 triệu USD, tăng hơn 530 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng vốn đạt trên 140%.
Vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 140%
Đáng nói, mức tăng mạnh đến từ số vốn góp mua cổ phần, cổ phiếu của DN Việt từ các đối tác Trung Quốc. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2016, số vốn mà nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra mua cổ phần DN chỉ là 21 dự án góp mua cổ phần thì nay, con số đó đã lên hơn 256 dự án. Con số này cao hơn nhiều các đối tác Nhật Bản, Singapore và Hoa Kỳ, chỉ đứng sau đối tác lớn nhất của Việt Nam là Hàn Quốc.
Vốn Trung Quốc đang tăng tốc vào Việt Nam (ảnh Dự án nhà máy phân đạm Ninh Bình, với thiết bị do Tổng thầu EPC Trung Quốc cung cấp) - ảnh Nguyễn Tuyền
Vốn Trung Quốc đang tăng tốc vào Việt Nam (ảnh Dự án nhà máy phân đạm Ninh Bình, với thiết bị do Tổng thầu EPC Trung Quốc cung cấp) - ảnh Nguyễn Tuyền
Về số vốn đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm, Bộ KH&ĐT cho biết, cả nước có 734 dự án FDI mới, tổng vốn là 4,9 tỷ USD, trong đó có 345 lượt dự án tăng vốn, đạt 4,36 tỷ USD, tăng 241,8 %; 1.687 lượt dự án góp vốn, mua cổ phần với giá trị là 1,35 tỷ USD, tăng 106,8% so với cùng kỳ 2016. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 10,95 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn là 7,36 tỷ USD, chiếm 69,53%. Lĩnh vực khai khoáng bất ngờ vươn lên vị trí thứ 2 với tổng vốn là 1,28 tỷ USD. Lĩnh vực bán buôn, bán ô tô xe máy vươn lên vị trí thứ 3, đánh bật ngành bất động sản, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 546,68 triệu USD.
Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 4,05 tỷ USD, chiếm 38,25% tổng vốn; Nhật Bản đứng thứ hai với 1,85 tỷ USD, chiếm 17,54%; Singapore đứng vị trí thứ 3 với 1,1 tỷ USD và Trung Quốc đứng thứ 4 với hơn 900 triệu USD.
Việt Nam nằm trên đường di chuyển công nghệ cũ của Trung Quốc
Theo một báo cáo về đầu tư nước ngoài của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - VEPR), xu hướng nhà đầu tư ngoại bỏ vốn mua DN Việt ngày càng lớn, đặc biệt là có các nhân tố mới đến từ ASEAN, Trung Quốc. Điều này cho thấy thị trường mua bán DN Việt đang có nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận/vốn.
VEPR khẳng định: Các DN và nhà đầu tư ngoại đang tranh thủ thời cơ thị trường, quá trình cổ phần hóa để thâu tóm DN, lĩnh vực, ngành hàng… Tiến trình M&A của các công ty lớn, DN có thương hiệu ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nguy cơ thâu tóm và xóa sổ thương hiệu, sản phẩm của Việt Nam đang rất lớn, ví dụ điển hình là: các hệ thống bán buôn, bán lẻ như đại siêu thị Metro… tại Việt Nam đã bị thay tên, đổi họ khi bị DN Thái Lan mua lại chỉ thời gian ngắn.
Với vốn của Trung Quốc, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR khẳng định: Trung Quốc đang trong quá trình cải cách nền kinh tế chuyển từ mô hình kinh tế thâm dụng lao động, vốn và tài nguyên sang nền kinh tế có giá trị gia tăng cao. Để đạt được mục tiêu này, họ từng bước chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc cũ sang các nước nhận đầu tư.
Để hỗ trợ quá trình này, Chính phủ Trung Quốc ủng hộ các DN đem tiền, máy móc cũ đi đầu tư ở những ngành như may mặc, sắt thép, thủy điện, khai khoáng và sản xuất điện tử tiêu dùng thông qua cơ chế vay vốn của một số ngân hàng hoặc thông qua cơ chế vốn ODA.
“Việt Nam, các nước ASEAN, Nam Á và châu Phi là những điểm đến của các tập đoàn, DN Trung Quốc khi quyết định đầu tư và chuyển giao các công nghệ cũ của mình. Và hầu hết các ngành, lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc hiện nay có rủi ro môi trường cao, gây ô nhiễm nguồn nước, chi phí đầu tư cho bảo vệ môi trường/suất đầu tư rất thấp”, TS Thành nói.
Hiện nay, ngoài vốn của các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục, hai vùng lãnh thổ Đài Loan và Hồng Kông cũng đang có số vốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn; trong đó chủ yếu là các ngành may mặc, thiết bị điện tử, chế biến gang thép và thâu tóm một số DN khi lên sàn với giá cao để tìm hiểu thị trường, thăm dò môi trường đầu tư.
Nguyễn Tuyề

Venezuela đáng lẽ phải giàu có nhưng vì sao lại trở thành một quốc gia thất bại?

4 hours trước 6,072 lượt xem

Câu chuyện là như thế này: đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới giờ đây có lúc đã phải đi nhập khẩu dầu mỏ, không cung cấp đủ điện sinh hoạt cho người dân, không nhập được nguyên liệu để nhà máy hoạt động, không mua nổi lương thực hay thuốc men, và thậm chí không có đủ việc làm để cho mỗi công chức có thể đi làm nhiều hơn 2 ngày một tuần.
emptyShelvesVenezuelaNhững quầy hàng trống trơn trong siêu thị tại Venezuela (Ảnh: opinions.clovisstar.com)
Nói cách khác, ở Venezuela, người ta không còn lo ngại sự sụp đổ của nền kinh tế nữa. Nó đã sụp đổ rồi. Đây là cách mô tả rõ ràng nhất nền kinh tế quốc gia Châu Mỹ này khi Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF dự đoán quy mô kinh tế sẽ suy giảm 8% và lạm phát đạt hơn 1.500%  trong năm nay.
Nhưng kinh tế chưa phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là đây là một quốc gia thất bại, một nhà nước trên bờ vực sụp đổ. Trật tự xã hội Venezuela mong manh như một tờ giấy, hiện nước này có tỷ lệ giết người cao thứ hai thế giới, tình trạng cướp phá tràn lan không thể khống chế và chế độ thân Chavez dường như sẽ châm ngòi bạo lực nếu phe đối lập thành công trong việc bãi nhiệm tổng thống Nicolas Maduro. Thảm họa Venezuela là cuộc vật lộn giữa mấp mé lằn ranh của hai kịch bản kinh hoàng: nội chiến hay tình trạng vô chính phủ.
Biểu tình và bạo loạn đã trở thành bình thường tại Venezuela (Ảnh: wikipedia)Biểu tình và bạo loạn đã trở thành bình thường tại Venezuela (Ảnh: wikipedia)
Venezuela đáng lẽ phải là quốc gia giàu có. Đất nước này có nhiều dầu mỏ hơn Mỹ, Ả-rập-xê-út hoặc bất kỳ quốc gia nào khác. Tuy nhiên, quản lý kinh tế yếu kém nhất trong lịch sử nhân loại đã khiến quốc gia này khánh kiệt đến mức mà theo mô tả của Bloomberg là không còn đủ tiền để trả cho chi phí in thêm tiền. Đây là một cách nói khác rằng chính phủ của nó đang hoàn toàn phá sản.
Tại sao Venezuela lại rơi vào tình cảnh này? Thật là oái ăm, một trong những nguyên nhân chính là vì họ có quá nhiều dầu. Gần 2 chục năm trước, nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Venezuela mua lòng trung thành của những người dân nghèo bằng tiền và trợ cấp từ việc bán dầu ồ ạt ra nước ngoài. Sự trung thành của những người Chavista còn được Hugo Chavez đổi bằng đất đai cho nông dân cướp được của địa chủ và các chương trình nhà ở hào phóng có được nhờ quốc hữu hóa các công ty tư nhân. Để đảm bảo cái gọi là bình đẳng cho dân nghèo, họ vươn bàn tay quản lý mọi ngõ ngách của nền kinh tế, quy mô chính phủ phình to và tham nhũng cũng theo đó mà tăng lên.
Được coi là “người anh hùng của dân nghèo” nhưng ông Chavez cũng chẳng khác các lãnh đạo độc tài khác. Ông ta thay thế những người làm được việc bằng những tay chân trung thành trong tập đoàn dầu mỏ nhà nước, xóa bỏ cạnh tranh thị trường bằng cách đuổi các công ty nước ngoài đi. Chính phủ tiêu tiền từ xuất khẩu dầu mỏ nhiều đến mức cuối cùng họ không thúc đẩy việc lọc dầu nữa mà xuất khẩu luôn dầu thô. Quản lý bao cấp, quan liêu yếu kém khiến sản lượng dầu thô Venezuela giảm 25% từ năm 1999 đến 2013.
Nhưng đến mức đó cũng không ngăn được chính phủ phóng túng chi tiêu. Họ tiêu nhiều  đến cỡ nào? Các kinh tế gia của Bloomberg nhận định, thậm chí giá dầu bây giờ tăng lên ba con số (vượt trên 100 đô một thùng) cũng không đủ để cân bằng số dư chi tiêu của quốc gia này. Khi hết tiền thì họ làm thế nào? Chính phủ Maduro chọn giải pháp nhanh nhất và cũng gây thảm họa nhất là in tiền. Khi giá dầu hiện đã giảm rất sâu thì họ lại càng phải in nhiều tiền hơn để bù lỗ hổng. Tiền càng in nhiều thì lạm phát càng cao, nay đồng boliavar đã gần như mất hoàn toàn giá trị so với đồng USD. Kể từ đầu năm 2012 đến đầu năm 2017 đồng Boliar, theo tỷ giá thị trường chợ đen, đã giảm 99,1% so với USD.
venezuela
Nhưng thay vì đối diện với thực tế để thay đổi, Venezuela tiếp tục đi ngược lại các quy luật thị trường. Họ giải quyết vấn đề lạm phát bằng cách nào? Bằng cách tuyên bố “không có lạm phát” và ép buộc các doanh nghiệp phải bán hàng hóa ở một mức giá ổn định. Thực tế Ngân hàng Trung ương Venezuela ngừng công bố tỷ lệ lạm phát từ năm 2015. Tuy nhiên, thực hiện biện pháp này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bán hàng hóa với giá bán thấp hơn giá vốn, vì thế họ buộc phải đóng cửa không bán hàng, công ty pháp sản hàng loạt. Sau đó, chính phủ lại cố gắng khắc phục bằng cách lấy USD từ dự trữ ngoại tệ để cung cấp một cách “có chọn lọc” cho một số công ty với quan điểm là khi có tiền, họ sẽ đầu tư nhập hàng để bán và kích thích nền kinh tế vận hành.  Nhưng vấn đề là trong khi các công ty không được trợ cấp không thể tích trữ hàng hóa vì không có lợi nhuận, các công ty được trợ cấp cũng không đủ lợi nhuận để làm vậy vì họ có thể đơn giản là đem đô la Mỹ bán trên thị trường chợ đen rồi thu lợi nhuận nhiều hơn việc nhập hàng rồi bán với mức giá chính phủ yêu cầu.
Kết quả là là các quầy hàng trong siêu thị, cửa hàng tiếp tục trống rỗng, giá cả tăng cao, chính phủ tiếp tục dùng dự trữ ngoai tệ nhập hàng hóa nhỏ giọt, dùng cả quân đội để đảm bảo việc phân phối hàng hóa, trong khi người dân thì xếp hàng dài và chỉ được mua hàng theo những ngày quy định.
Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi giá dầu thì giảm mà đô la Mỹ dự trữ đang cạn kiệt. Công ty sản xuất bia lớn nhất cả nước vừa thông báo sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy vì họ không có đô la để nhập nguyên liệu. Điều tương tự cũng xảy ra với các nhà máy giấy vệ sinh và hầu như tất cả các công ty sản xuất khác. Venezuela không có nhà máy in tiền của riêng mình, họ phải trả tiền cho các công ty nước ngoài để in tiền. Điều đó tức là họ cần USD chỉ để in ra đồng Bolivar.
Vấn đề ở đây không chỉ là vì ý tưởng tồi tệ đã phá hủy một nền kinh tế mà còn là do hoạch địch chính sách yếu kém của một chính quyền cồng kềnh. Venezuela không bao giờ quan tâm đến hệ thống dự phòng cho các nhà máy thủy điện, vì vậy cả nước phải đối mặt với tình trạng thiếu điện khi một cơn hạn hán khiến mực nước xuống tới mức thấp kỷ lục. Ông Maduro đã buộc phải làm mọi việc để tiết kiệm điện, từ cắt điện luân phiên, hạn chế sử dụng điện tại các trung tâm mua sắm cho đến điều chỉnh múi giờ thêm nửa tiếng để người ta dùng ít điện hơn vào ban đêm và yêu cầu 30% dân số đất nước là những công chức làm việc cho chính phủ chỉ đi làm vào thứ Hai và thứ Ba trong tuần.
Một cách trào phúng, tờ Washington Post mỉa mai rằng việc liệt kê những điều không thất bại ở Venezuela sẽ dễ dàng hơn nhiều vì danh sách đó chỉ có một mục: “không gì cả“. “Điều duy nhất chế độ Chavista làm được tốt là trừng phạt những con dê thế tội, tạo ra nghịch cảnh và đói nghèo“, tờ báo Mỹ viết.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng có câu nói nổi tiếng cảnh báo sự nguy hiểm khi chính phủ mở rộng: “9 từ đáng sợ nhất trong tiếng Anh là: Tôi đến từ chính quyền và tôi đến đây để giúp“. Còn người Venezuela sau gần 2 thập kỷ trải nghiệm chính phủ cánh tả của Đảng Xã hội Chủ nghĩa đã đúc rút được một câu mà họ gọi là định luật Maduro: “Một việc có thể đúng hoặc sai, nhưng đã vào tay chính phủ làm thì chỉ có sai“.
Liên Hương
( Trithuc.net)
Xem thêm:

Vì sao tình trạng “suy thoái tư tưởng đạo đức” ngày càng trầm trọng? ( Do còn nể nang bao che cho nhau)

Thứ 3, 06:28, 02/05/2017

VOV.VN -Một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái” là do tình trạng làm không triệt để vì “bệnh nể nang”, thậm chí biến tướng thành sự bao che cho nhau
"Tại sao trong xã hội có sự lo lắng là không tìm được “bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái tư tưởng đạo đức” ở đâu, nó ở trong mỗi người, ở trong từng tổ chức chứ ở đâu? Không dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nể nang, bao che sự thật thì sẽ hạn chế hiệu quả”- GS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh.
PV: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhấn mạnh đến tình trạng suy thoái trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên. Không phải bây giờ tình trạng này mới được đặt ra mà cách đây 5 năm, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI cũng đã nhấn mạnh vấn đề này. Ông có nhận định gì về những kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI?
GS Hoàng Chí Bảo: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI là một Nghị quyết lịch sử mà lúc ban hành rất được lòng dân, lòng Đảng. Toàn Đảng, toàn dân mong đợi Nghị quyết đó. Nghị quyết nói về những việc cấp bách trong xây dựng Đảng, mà cụ thể là phải phòng tránh và vượt qua được tình trạng suy thoái, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
vi sao tinh trang suy thoai tu tuong dao duc ngay cang tram trong hinh 1
GS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương (ảnh: Vũ Toàn)
Suốt 5 năm qua, chúng ta đã thực hiện được gì và những gì không thực hiện được, Đảng ta đã có đánh giá trong Đại hội Đảng XII, ngoài Báo cáo chính trị ra, còn có cả một báo cáo kiểm điểm về xây dựng Đảng, trong đó có việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 như thế nào, báo cáo của Trung ương đã rất sáng tỏ, tường minh, toàn diện, đem lại nhận thức chung cho toàn Đảng, toàn dân. Ở đây có thể nhấn mạnh vào một vài điểm, trong đó có việc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI góp phần thức tỉnh, cảnh báo, răn đe.
Tình trạng suy thoái có phần nghiêm trọng như Đảng ta đã nhận định, từ tác dụng, ý nghĩa của Nghị quyết, cũng như việc thực hiện Nghị quyết này trong những năm vừa qua mà Đảng đã từng bước củng cố được tổ chức và lực lượng của mình. Rõ ràng cũng đã từng bước góp phần ngăn chặn được những suy thoái, thậm chí những suy thoái nặng nề trầm trọng đến mức phạm tội, thì đã được xử lý trước Tòa án.
Việc làm thứ 2 là qua Nghị quyết này, chúng ta cũng từng bước nâng cao được ý thức trách nhiệm cho từng tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, nâng cao được ý thức của người dân trong việc chủ động, tích cực, xây dựng Đảng. Bác Hồ nói dựa vào dân để xây dựng Đảng, dân làm chủ nhưng dân có nghĩa vụ của người chủ, một trong những nghĩa vụ đó là dân phải giúp cho Đảng của mình trong sạch, vững mạnh.
Tiếng nói của người dân trong 5 năm thực hiện Nghị quyết đã được thể hiện, từ cơ sở đến tất cả các địa phương trong cả nước, dân góp ý rất chân thành, sâu sắc, thậm chí có cả những phê phán nghiêm khắc và cũng có cả những kiến nghị đầy thiện chí, chỉ mong cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Nó khởi động không chỉ trong Đảng, mà còn khởi động trong dư luận, trong nhân dân. Nhất là những thế hệ Đảng viên lâu năm trong Đảng, những Đảng viên lão thành, những người đã trải nghiệm cuộc sống qua chiến tranh, lo lắng cho vận mệnh đất nước, vận mệnh của Đảng, thì Nghị quyết này được họ quan tâm đặc biệt và thi hút được một sự đồng thuận trong dân, trong Đảng trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng.
Một điểm đạt được nữa là cũng với việc thực hiện Nghị quyết, thì chúng ta đã gắn liền với việc học tập làm theo Bác. Lúc đầu chúng ta nhấn mạnh là học tập tấm gương của Bác, còn bây giờ chúng ta nhấn mạnh là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Gắn cuộc học tập di sản Hồ Chí Minh với xây dựng Đảng thì chúng ta đã làm nâng cao được nhận thức của cán bộ Đảng viên và của nhân dân, cũng như củng cố được nền tảng tinh thần của Đảng, giúp cho được việc gắn kết chặt chẽ đoàn kết giữa Đảng với dân, nhất là khi Đảng đã ban hành Nghị quyết về dân vận trong tình hình mới. Quan hệ giữa Đảng với dân là quan hệ máu thịt, xây dựng văn hóa con người Việt Nam làm cho Đảng thực sự là đạo đức, là văn minh như Bác nói.
“Tự diễn biến” ở trong mỗi người, ở trong từng tổ chức
PV: Đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII lần này, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh tình trạng suy thoái tư tưởng đạo đức trong một bộ phận cán bộ Đảng viên ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt chỉ rõ 27 biểu hiện của sự suy thoái tư tưởng, đạo đức. Ông có thế cho biết vì sao tình trạng này qua 5 năm vẫn chưa được đẩy lùi, mà diễn biến lại phức tạp hơn?
GS Hoàng Chí Bảo: Chúng ta đã thực hiện được nhiều nội dung trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, tuy nhiên những việc chưa làm được, yếu kém và hạn chế cũng không ít. Thứ nhất là tính không triệt để, Nghị quyết thì rất đúng đắn, nhưng khi thực hiện thì không triệt để.
Vì sao không triệt để, làm nửa vời vì không tự thoát ra được cái gọi là “bệnh nể nang”, cả nể, hình thức, thậm chí nhiều nơi biến tướng thành sự bao che cho nhau. Cho nên Đảng nêu rõ là “một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái”.
Tại sao trong xã hội có sự lo lắng là không tìm được bộ phận ở đâu, nó ở trong mỗi người, ở trong từng tổ chức chứ ở đâu? Không dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nể nang, bao che sự thật thì sẽ hạn chế hiệu quả.
Một điểm nữa là thực hiện Nghị quyết này 5 năm nhưng niềm tin của dân cũng chưa được phục hồi đến mức chúng ta mong muốn, nhất là sau Đại hội XII lại có biết bao hiện tượng tiêu cực được bộc lộ trên báo chí, trong dư luận, càng làm cho sự dằn vặt của chúng ta về dân với Đảng như thế nào đang là sự tồn tại chưa được khắc phục.
Một tiêu chí rõ nhất để đánh giá nếu Đảng trong sạch vững mạnh, nếu thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 thì thì phải chữa trị được căn bệnh quan liêu, tham nhũng. Quan liêu vẫn rất nặng nề, xa dân từ cơ sở đến Trung ương, ở đâu cũng có biểu hiện xa dân. Xa dân là không hiểu cuộc sống của dân, không thấu lý đạt tình với dân. Từ đời sống việc làm, giao thông, ô nhiễm, rồi tình trạng những tiêu cực trong vấn đề cán bộ làm cho dân nhức nhối, việc bổ nhiệm gia đình dòng họ, những người thân quen, đến mức người ta còn dùng tiền để chạy chức, chạy quyền, chạy huân chương, chạy luân chuyển… như Đảng ta thừa nhận là có.
Những tồn đọng đó chưa giải quyết được. Đó là nhận thức chưa đầy đủ, hành động chưa đồng bộ nên kể cả khi tham nhũng đã phát hiện ra, xử lý cũng kịp, mà xử lý rồi thì đáp số cuối cùng mà dân mong đợi là thu hồi tài sản tham nhũng cũng chưa làm được.
Tất cả nhưng điều đó cho thấy Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI tuy rất đúng đắn nhưng việc tổ chức chỉ đạo thực hiện chưa tốt, có thể nói là chưa triệt để nên còn rất nhiều hạn chế. Vì thế đến Đại hội XII, Đảng ta phải công khai thừa nhận một điều rằng trên thực tế vì những khuyết điểm như thế mà Đảng chưa trong sạch vững mạnh thực sự. Nhận thức như thế là một sự tự phê bình rất nghiêm khắc.
Cách đây 20 năm, ở Đại hội VII Đảng ta còn thừa nhận là Đảng ta đông nhưng chưa mạnh. Tất cả những điều đó cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề trong việc thực hiện, cho nên phải tiếp tục thực hiện nó trong khóa XII này và đồng thời Bộ Chính trị và Trung ương tiếp tục có những Chỉ thị và Nghị quyết mới, Bộ Chính trị có chỉ thị 05 học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đây là biện pháp quan trọng trong xây dựng chỉnh đốn Đảng. Trung ương 4 vừa rồi không chỉ nhấn mạnh việc chống suy thoái mà còn chống cả việc tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Chống tự diễn biến, tự chuyển hóa là giải pháp có tính chất sống còn
PV: Xây dựng Đảng tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.  Ông có bình luận gì khi nhấn mạnh việc này trong tình hình hiện nay?
Ông Hoàng Chí Bảo: Chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ mà bao trùm tất cả là chống sự suy thoái mà Đảng nhấn mạnh trong tình hình hiện nay là rất đúng đắn, rất cần thiết, bởi vì tình trạng suy thoái nó đã rất nghiêm trọng và phổ biến.
Hai là đất nước chúng ta đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ của đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Thời kỳ của chuyển bằng được một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Thời kỳ phải giữ cho được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng.
Trong tình hình như vậy, trọng trách của Đảng này càng lớn, trách nhiệm của Đảng ngày càng nặng nề, sứ mệnh lịch sử mà dân tộc và nhân dân giao cho Đảng hơn lúc nào hết là phải bảo vệ được Đảng, làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, để bảo vệ chế độ mà thực chất sâu xa là bảo vệ nhân dân.
Vì lẽ đó, lần này Nghị quyết nói rõ, đánh giá nghiêm khắc thực trạng, nhận diện công phu trên tất cả các biểu hiện cả tự suy thoái, tự diễn biến trong nội bộ với một hệ thống 27 biểu hiện, kèm theo đó là những quan điểm, biện pháp giải quyết, nhất là các nhóm giải pháp lớn để chúng ta chấn chỉnh tình hình là rất cần thiết. Coi đây là một giải pháp ở tầm chiến lược có tính chất sống còn, cách mạng thành hay bại có đạt mục tiêu hay không, có giữ gìn được sự nghiệp hay không?. Tầm quan trọng của lần này Nghị quyết của Đảng ban hành có ý nghĩa như vậy.
PV: Thưa ông, trong xây dựng Đảng thì nội dung xây dựng đạo đức trong Đảng cũng được Đảng ta nhiều lần đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XII và Nghị quyết Trung ương 4. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, theo ông chúng ta cần có những giải pháp cụ thể như thế nào?
Ông Hoàng Chí Bảo: Vấn đề đạo đức trong Đảng nhất là khi Đảng cầm quyền là rất quan trọng. Tại sao Bác định nghĩa Đảng là đạo đức, là văn minh. Trong một thời gian dài trước đây, nói về xây dựng Đảng ta thường nhấn mạnh về 3 lĩnh vực, chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Điều đó đúng nhưng không đủ và Đại hội XII, trước tình hình như vậy đã nhấn mạnh lần đầu tiên là xây dựng Đảng về đạo đức. Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức nó làm phong phú thêm cho nội dung xây dựng Đảng.
Xây dựng Đảng về đạo đức phản ánh đúng tình hình hiện nay là Đảng phải trong sạch về đạo đức mới xứng đáng là lãnh đạo cầm quyền. Vì thế đề ra rất nhiều biện pháp để thực hiện,  chúng ta đang thực hiện và còn tiếp tục phải thực hiện lâu dài.
Một là phải học tập làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có tấm gương đạo đức của Bác. Cả cuộc đời Bác là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính. Bây giờ phải dựa vào đạo đức, tư tưởng, phong cách của Bác về đạo đức, cả về ý thức đạo đức, cả về tình cảm đạo đức, nhất là tình cảm đối với nhân dân. Xây dựng cả về hành vi đạo đức, nghĩa là trong lối sống, trong việc làm, trong hoạt động.
 Tôi cho là phải tận dụng điều đó, nhất là Bác Hồ để lại cho chúng ta 5 tác phẩm tiêu biểu, đã được Đảng và Nhà nước chính thức xếp hạng bảo vật quốc gia. 5 tác phẩm đó đều nhấn rất mạnh đến vấn đề đạo đức. Để xây dựng đạo đức trong Đảng thì từng người phải có đạo đức theo đúng gương sáng Hồ Chí Minh.
Thực hành đạo đức trong lối sống trong việc làm và gương mẫu của người đứng đầu cực kỳ quan trọng, phải coi đây là một biện pháp lớn, sự gương mẫu về đạo đức, sự trong sáng về lối sống của những người đứng đầu thì mới có thể làm gương cho toàn Đảng, toàn dân.
Một biện pháp theo tôi rát cần là phải đưa nội dung đạo đức vào chương trình giáo dục của Đảng. Trong xã hội cũng vậy, phải tiến tới xây dựng một bộ luật về đạo đức, đưa ra những chuẩn mực, nguyên tắc, thước đo đánh giá, những việc phải làm, những việc phải tránh. Mọi người, nhất là đảng viên phải thực hiện bộ luật đạo đức này như một trách nhiệm chính trị của mình. Phải thực hiện như lương tâm của mình thì mới chống được sự suy thoái về đạo đức trong xã hội hiện nay.
Phải chấn hung đạo đức dân tộc, trước hết là chấn hưng đạo đức trong Đảng, nhất là phải chống cho được tình trạng vô trách nhiệm đến mức vô cảm. Như thế vẫn chưa đủ, phải giáo dục liêm sỉ, giáo dục về danh dự, giáo dục phải biết nhục nhã khi tham nhũng.
Cuối cùng phải rất chú trọng đến sức mạnh của dư luận xã hội, của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí, để luôn luôn đề cao người tốt, tấm gương tốt, để phê phán và loại bỏ cái xấu, tức là thực hiện lời của Bác “xây và chống đi liền với nhau”, mỗi người tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc là một vườn hoa đẹp. Vì thế phải phát huy người tốt, việc tốt để đẩy lùi cái xấu, cái ác thì chúng ta sẽ có một đời sống đạo đức tốt đẹp trong Đảng, làm gương trong nhân dân và xã hội. Và đó là chính để xây dựng đạo đức trong Đảng.
PV: Xin cảm ơn ông./.


Minh Hòa/VOV.VN (Thực hiện)

Trung Quốc mời 20.000 học giả soạn bách khoa toàn thư riêng

02/05/2017 06:45 GMT+7

TTO - Hàng chục ngàn học giả đã được cơ quan chức năng Trung Quốc mời tham gia dự án xây dựng bách khoa toàn thư trực tuyến của riêng nước này.
Trung Quốc mời 20.000 học giả soạn bách khoa toàn thư riêng
Ông Bai Chunli, Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc phát biểu trong sự kiện bàn về bách khoa toàn thư số phiên bản riêng của Trung Quốc - Ảnh: SCMP
Theo báo South China Morning Post (SCMP), với tên gọi ‘Chinese Encyclopedia’, bách khoa toàn thư trực tuyến phiên bản riêng của Trung Quốc dự kiến sẽ chính thức hoạt động trên mạng từ năm 2018 để cạnh tranh với Wikipedia.
Khoảng 20.000 học giả, nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu được mời tham gia đóng góp nội dung cho hơn 100 lĩnh vực chủ đề khác nhau.
Được thiết kế như một cuốn sách số đầu tiên của Trung Quốc về ‘tất cả mọi thứ’, bách khoa toàn thư trực tuyến của Trung Quốc hướng tới mục tiêu là một nền tảng kiến thức số với hơn 300.000 mục nội dung, mỗi mục dài khoảng 1.000 từ.
Với dung lượng này, nó sẽ lớn gấp đôi so với bách khoa toàn thư Encyclopaedia Britannica và cũng có quy mô tương đương với Wikipedia phiên bản tiếng Trung Quốc.
Ông Yang Muzhi, tổng biên tập của dự án bách khoa thư số này cho rằng, đó không chỉ là một cuốn sách số, mà còn là ‘một Vạn lý trường thành về văn hóa”.
Việc truy cập trang Wikipedia bị cấm một phần ở Trung Quốc đại lục.
Dự án bách khoa toàn thư số của Trung Quốc đã được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn từ năm 2011, tuy nhiên việc triển khai mới chỉ bắt đầu gần đây.
D. KIM THOA

Nhà cổ nhất Sài Gòn từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc

Căn nhà nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ, từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc.
Nằm trong khuôn viên tòa Tổng Giám Mục (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM) có ngôi nhà cổ nằm khuất trong nhiều khu cao tầng bên cạnh. Căn nhà này do chúa Nguyễn Ánh cất riêng cho Giám mục Bá Ða Lộc (người xưa gọi là Cha Cả) ở để dạy Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh ngay sau khi cả hai từ Pháp về năm 1789. Bá Đa Lộc quốc tịch Pháp, sinh năm 1741, tên là Pierre Pigneaux. Sau khi được sắc phong linh mục năm 1765, ông qua Việt Nam truyền giáo và phò tá Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn.
 
Ban đầu, ngôi nhà được dựng bên bờ kênh Thị Nghè, trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên ngày nay. Sau khi Giám mục Bá Đa Lộc từ trần (1799), ngôi nhà được làm nơi trọ cho linh mục khác, có thời điểm tận dụng làm kho chứa quân cụ.

Năm 1864 người Pháp cho xây dựng Thảo Cầm Viên nên căn nhà được dời về đường Alexandre de Rhodes. Năm 1900 sau khi Toà Tổng Giám mục được xây, thì ngôi nhà lại được dời đến địa điểm này đến ngày nay.
 
Năm 1897, khi đề cập đến ngôi nhà gỗ lợp ngói đó, ông Trương Vĩnh Ký - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới - gọi là Dinh Tân Xá. Khi Tòa Tổng Giám Mục xây dựng xong năm 1911, thì căn nhà được sử dụng làm nhà nguyện.
 
Dinh Tân Xá được xem là căn nhà cổ nhất Sài Gòn với tuổi đời hơn 200 năm. Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ quý, khung nhà được liên kết chặt chẽ với nhau hoàn toàn bằng kỹ thuật ghép mộng của những nghệ nhân thời xưa. Hoàn toàn không dùng bất cứ cây đinh nào nhưng nhà nguyện vẫn đứng vững qua hàng trăm năm.
 
Mặt bằng ngôi nhà có dạng hình chữ "Nhất", tuy xây dựng phục vụ cho việc thờ phượng Công giáo nhưng nhà vẫn được quay về hướng Nam theo quan điểm dựng nhà truyền thống của người Việt.

Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam với ba gian hai chái với diện tích 136 m2.
 
Chính diện gian giữa đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết chi tiết bên trong đều được giữ nguyên bản để không làm mất vẻ đẹp sơ khai của ngôi nhà.
 
Nhiều vật dụng trong nhà như bàn, ghế, tủ, bình phong... vẫn được giữ nguyên vẹn và còn khá tốt.
 
Khung cửa và các cánh cửa làm bằng gỗ quý, đều chạm trổ tinh xảo các hoa lá rồng phượng như tạo thêm sức sống cho mặt tiền của căn nhà.
 
Mái được lợp ngói âm dương với những họa tiết hoa văn viền tinh xảo.
 
Mái trước bằng ngói tráng men xanh, có phù điêu hình hai con rồng chầu Thánh giá rất hiếm thấy. Về ý nghĩa của bức phù điêu trên, có nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự kết hợp giữa hình tượng của tôn giáo phương Tây buổi đầu hội nhập với tín ngưỡng phương Đông.
 
Qua những lần di dời trước đó, phần nền đất làm cho cột trụ ngôi nhà bị hư hỏng. Những lần tu sửa sau, cột trụ ngôi nhà được đặt trên những tảng đá, nền nhà thì được nâng cao hơn.
 
Những chùm đèn có một số cái được thay mới vì đèn cũ đã hư hỏng, không thể sử dụng được nữa. Tương tự, phần mái ngói cũng thay mới một phần trong lần trùng tu gần nhất năm 2014. Dù vậy, căn nhà cổ nhất Sài Gòn vẫn giữ được nguyên vẹn mỹ thuật kiến trúc.

Ngày nay, ngôi nhà là nơi hành lễ của các tín đồ vào những ngày lễ nguyện. Vào chủ nhật hay các buổi sáng trong ngày, ngôi nhà mở cửa để hành lễ.
 
Quỳnh Trần

Tại sao màu đỏ lại liên quan đến nguy hiểm?

Mối liên kết giữa màu đỏ với sự nguy hiểm đã được chứng minh suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Vậy nguồn gốc của sự liên hệ này là gì?

Tại sao, nguy hiểm, mau do,
Màu đỏ vốn là một màu sắc gắn liền với sự nguy hiểm.. Ảnh: (Twitter)
Màu đỏ từ xa xưa đã được sử dụng để tượng trưng cho tình yêu, nhiệt và lửa. Nhưng đồng thời, nó cũng tượng trưng cho sự hung dữ, lòng hận thù, dấu hiệu cảnh báo và sự nguy hiểm.
Mối liên kết giữa màu đỏ với sự nguy hiểm đã được chứng minh suốt chiều dài lịch sử nhân loại, từ cổ đại đến hiện đại. Có thể thấy rõ điều này qua một số ví dụ sau:
– Sao Hỏa, hành tinh Đỏ – Cái tên này được đặt theo Thần chiến Tranh.
– Vào thời Trung Cổ, lá cờ đỏ được dùng trong các trận thủy chiến, để biểu thị rằng họ sẽ không độ lượng đối với kẻ thù.
– Thuật ngữ “báo động đỏ” có nguồn gốc từ Thế chiến II, chỉ ra cấp độ cảnh báo cao nhất.
– Trong các cuộc đua ô tô hoặc xe máy, nếu có nguy hiểm cho người lái, người ta sẽ vẫy lên một lá cờ đỏ.
– Thẻ đỏ sẽ được rút ra nếu một cầu thủ bóng đá chơi quá nguy hiểm, vi phạm luật nghiêm trọng.
– Trên đường phố, màu đỏ mang ý nghĩa dừng lại, vì nếu đi tiếp sẽ gặp nguy hiểm.– Trong hội họa, một người đang tức giận sẽ được biểu thị bằng gương mặt đỏ.
Vậy thì, câu hỏi được đặt ra là tại sao màu đỏ được sử dụng để chỉ ra sự nguy hiểm? Trong khi có rất nhiều màu sắc khác. Tại sao không là xanh lá, vàng hoặc xanh dương? Câu trả lời dưới đây sẽ là một sự kết hợp giữa khoa học và tâm lý học.
Tâm lý học giải thích
Tại sao, nguy hiểm, mau do,
Màu đỏ cũng khiến người ta liên tưởng đến máu, từ đó liên hệ đến sự chết chóc, cuộc cách mạng và nỗi đau. (Ảnh: Pundit Cafe)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu đỏ là màu sắc mãnh liệt và gây ra phản ứng mạnh nhất không chỉ với con người mà còn đối với loài linh trưởng.
Mức phản ứng với màu sắc giảm dần theo trình tự cam – vàng – trắng. Điều đó chứng tỏ, màu đỏ tượng trưng cho phản ứng mạnh và rất phù hợp để cảnh báo một điều gì đó.
Màu đỏ cũng khiến người ta liên tưởng đến máu, từ đó liên hệ đến sự chết chóc, cuộc cách mạng và nỗi đau.
Do có sự kết nối với nỗi đau, màu đỏ gây ra cảm giác sợ hãi và đề phòng, khiến nó thích hợp làm màu của nguy hiểm hoặc cảnh báo.
Khoa học lý giải
Màu đỏ có bước sóng dài nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc màu đỏ ít bị cản trở, do đó có thể dễ dàng nhìn thấy nó ở khoảng cách xa, ngay cả trong điều kiện mưa gió và sương mù.
Rõ ràng là nếu bạn muốn báo động hoặc cảnh báo ai đó về một mối nguy hiểm sắp xảy ra, bạn cần một màu có khả năng hiển thị lớn nhất.
Ngoài ra, màu đỏ là màu sáng nhất vào ban ngày, cũng là màu có sức thu hút mạnh nhất.
Theo K14