Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Việt Nam áp chót xếp hạng "Quốc gia đáng sống" của LHQ

Việt Nam áp chót xếp hạng Quốc gia đáng sống của LHQ

22 / 07/ 2014, 10:07:38
Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á.

Trong khi danh hiệu "Quốc gia đáng sống nhất" thuộc về Ireland. Đây là bảng đánh giá của Liên Hiệp Quốc.

Bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là "đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng".
Việt Nam
Theo công bố của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng tứ 124/125 đất nước được khảo sát, chỉ đứng trên Lybia - đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Cũng theo bảng xếp hạng này Ireland là quốc gia tử tế nhất thế giới. Với tư cách là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất hành tinh, quốc gia này luôn đạt được những thành quả lý tưởng trong việc bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng đến sự thay đổi môi trường trên toàn hành tinh theo hưởng tích cực.
Ireland
Bên cạnh đó, nhờ được hưởng những điều kiện tốt về các dịch vụ an sinh xã hội, người dân Ireland luôn rất hạnh phúc và cởi mởi. Chính vì vậy, khách du lịch khi đến Ireland luôn được chào đón trong bầu không khí thân thiện, nồng ấm.
Ireland
Bảng xếp hạng này đã đưa ra một gợi ý tuyệt vời cho những người muốn tìm một địa điểm du lịch tốt nhất với không khí trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, an toàn và thân thiện với du khách.

10 đất nước đáng sống nhất trên thế giới bao gồm:


Ireland
1. Ireland
Phần Lan
2. Phần Lan
Thụy Điển
3. Thụy Điển
Hà Lan
4. Hà Lan
New Zealand
5. New Zealand
Thụy Sĩ
6. Thụy Sĩ
Vương quốc Anh
7. Vương quốc Anh
Na Uy
8. Na Uy
Đan Mạch
9. Đan Mạch
Bỉ
10. Bỉ

Dep/Báo du lịch

TRỜI CÓ 2 MẶT TRỜI GIỐNG VỚI NƯỚC CÓ 2 VUA-ĐIỀM BÁO LOẠN...GÌ ĐÂY? ( CHẮC THỜI TIẾT ?!)

Xuất hiện quầng sáng kỳ lạ quanh Mặt trời tại Huế và Quảng Nam trong dịp Lễ Phật Đản

Huế Thương | 
Xuất hiện quầng sáng kỳ lạ quanh Mặt trời tại Huế và Quảng Nam trong dịp Lễ Phật Đản
Ảnh: Đoàn Ngọc Vinh.

Trong dịp Lễ Phật Đản năm nay, ở Thừa Thiên Huế và thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) xuất hiện quầng sáng kỳ lạ quanh Mặt trời.

Sáng ngày 9/5 (tức ngày 14/4 âm lịch) nhiều người dân Thừa Thiên Huế thích thú khi chứngkiến và tò mò hiện tượng quầng sáng bao quanh Mặt trời một cách kỳ lạ.
Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng 10:30 sáng, ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thể nhìn thấy rất rõ vầng quang hình tròn, có nhiều màu sắc như cầu vồng, sáng lóa bao quanh Mặt trời.
Một số người dân cho rằng đây hiện tượng hiếm thấy tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nên nhiều người đã dùng điện thoại để chụp những bức ảnh Mặt trời có vầng sáng để chia sẻ cho bạn bè, người thân.
Một số hình ảnh ghi nhận ở Thừa Thiên Huế:
Xuất hiện quầng sáng kỳ lạ quanh Mặt trời tại Huế và Quảng Nam trong dịp Lễ Phật Đản - Ảnh 1.
Ảnh: Huế Thương
Xuất hiện quầng sáng kỳ lạ quanh Mặt trời tại Huế và Quảng Nam trong dịp Lễ Phật Đản - Ảnh 2.
Ảnh: Huế Thương
Hình ảnh Mặt trời lạ xuất hiện ở Tam Kỳ:
Xuất hiện quầng sáng kỳ lạ quanh Mặt trời tại Huế và Quảng Nam trong dịp Lễ Phật Đản - Ảnh 3.
Ảnh: Đoàn Ngọc Vinh
Xuất hiện quầng sáng kỳ lạ quanh Mặt trời tại Huế và Quảng Nam trong dịp Lễ Phật Đản - Ảnh 4.
Ảnh: Đoàn Ngọc Vinh
Xem video: Xuất hiện quầng sáng kỳ lạ quanh Mặt trời ở Thừa Thiên Huế
theo Trí Thức Trẻ

Quầng mặt trời xuất hiện ở miền Trung

Trưa 9/5, nhiều người dân Quảng Nam, Thừa Thiên Huế thích thú chứng kiến xung quanh mặt trời xuất hiện vòng tròn màu sắc và càng về trưa càng rõ nét.

Quầng mặt trời ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam.
Khoảng 9h ngày 9/5, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) và tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều người dân ghi nhận quanh mặt trời có hình tròn màu sắc, phía trong tối. Thời tiết hai nơi này đều nắng nóng.
“Hiện tượng lạ xuất hiện lúc 9h, đến tầm trưa mặt trời lên cao, vòng tròn vây quanh to hơn và nhìn thấy rõ hơn”, anh Nguyễn Văn Hoàng ở Tam Kỳ chia sẻ. 
Nhiều người dân thấy lạ đã dùng điện thoại chụp, quay lại hình ảnh. Đến 13h, vòng tròn quanh mặt trời biến mất. 
mat-troi-la-xuat-hien-tren-bau-troi-xu-hue
Mặt trời lạ xuất hiện tại Huế trưa ngày 9/5. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Trương Tuyến, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, cho biết đây là hiện tượng quang học quầng mặt trời. Nó xuất hiện khi ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua đám mây và bị khúc xạ, tán xạ bởi những tinh thể băng li ti cấu tạo nên đám mây. Vòng tròn quanh mặt trời có màu sắc như cầu vồng.
Hiện tượng này được đánh giá là bình thường, nhưng hiếm gặp. “Nó báo trước khả năng thời tiết nắng nóng xảy ra trong thời gian tới”, ông Tuyến nói.
Quầng mặt trời ở Thừa Thiên Huế.
Đắc Thành & Võ Thạnh




 

07/05/2017 16:51 GMT+7

TTO - Mặt trời với một quầng sáng hình tròn lạ thường bao quanh đã xuất hiện trưa 7-5 đã khiến nhiều người dân tại Nghệ An tò mò chụp ảnh lại.
'Mặt trời lạ' xuất hiện trên bầu trời Nghệ An
Xuất hiện “mặt trời lạ” ở bầu trời Nghệ An - Ảnh: Nguyễn Lê
Vào lúc 11h trưa nay 7-5, nhiều người dân Nghệ An rất tò mò khi nhìn thấy mặt trời tại thời điểm này có một vòng tròn ánh sáng xung quanh không giống bình thường.
Khu vực "mặt trời lạ" được nhìn thấy rõ nhất là tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Cho rằng đây hiện tượng hiếm thấy, người dân đã dùng điện thoại để lưu giữ những bức ảnh mặt trời vào thời khắc trên để chia sẻ với bạn bè, người thân.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia khoa học cho biết hiện tượng thiên nhiên kì lạ này xảy ra do nhiệt độ tăng cao khiến chiết suất các lớp không khí thay đổi đột ngột. Chính vì vậy, những tia sáng bị khúc xạ mạnh tạo thành một vòng tròn xung quanh mặt trời.
NGUYỄN LÊ


Giải mã hiện tượng 'Mặt trời lạ' ở Nghệ An

08/05/2017 11:12 GMT+7
TTO - Ông Lê Thanh Hải, phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia giải thích về sau khi xem hình ảnh “mặt trời lạ” xuất hiện ở Nghệ An ngày 7-5.

Giải mã hiện tượng 'Mặt trời lạ' ở Nghệ An
Ông Lê Thanh Hải, phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia - Ảnh: Xuân Long
“Hình ảnh đó chính là hiện tượng quang học trong khí quyển. Thuật ngữ gọi là “quầng mặt trời” -ông Hải cho biết.
Thực tế có hai loại quầng. “Quầng mặt trăng” xuất hiện vào ban đêm. “Quầng mặt trời” xuất hiện vào ban ngày.
Theo ông Hải, với “quầng mặt trăng”, trong ngạn ngữ và kinh nghiệm dân gian đều nói “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”, trường hợp nếu là “trăng quầng” thì báo động một thời kỳ hạn hán. Tuy nhiên, hiện tượng ở Nghệ An chính là “quầng mặt trời”, vì thế không chứng tỏ hay cảnh báo hiện tượng gì cụ thể.
Về lý do xuất hiện “quầng mặt trời” ở Nghệ An, ông Lê Thanh Hải cho biết, vào những ngày nắng nóng, các lớp mây trên cao có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến quầng xuất hiện.
“Đó là hiện tượng quang học trong khí quyển có tính chất tức thời. Khi mây ở trên cao là biểu hiện của thời tiết lúc ấy đang nắng nóng. Khi nắng nóng kết hợp với mưa trong giai đoạn ngắn thì mưa sẽ thiếu. Và khi bốc hơi nhiều thì cảnh báo hạn hán trong giai đoạn ngắn” - ông Hải nói.
Theo ông Hải, hiện đang là thời kỳ ít mưa, nắng nóng, vì thế có thể hạn hán nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn. “Khi có hình thái thời tiết thay đổi thì nó sẽ lại khác đi” - ông Hải cho hay.
Trước đó, ngày 7-5 tại Nghệ An xuất hiện một quầng sáng hình tròn lạ bao quanh mặt trời, được nhìn thấy rõ nhất là tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Cho rằng đây hiện tượng hiếm thấy, người dân đã dùng điện thoại để lưu giữ những bức ảnh mặt trời vào thời khắc trên để chia sẻ với bạn bè, người thân.
Các chuyên gia cũng khẳng định đây chỉ là hiện tượng quang học trong khí quyển, không liên quan tới các điềm cảnh báo thảm họa như nhiều người đồn đoán.
XUÂN LONG

Huyền thoại về “thủy quái” sông Đà; Cánh đồng kỳ bí đầy vàng ròng khiến hàng ngàn người đổ xô tranh cướp ở miền Tây

08/05/2017 17:44

Trong chuyến đi ngược dòng về phía thượng nguồn con sông Đà hùng vĩ, tôi đã được nghe kể rất nhiều câu chuyện về "thủy quái"

Câu chuyện về những loài cá to lớn, hung dữ sống ẩn mình trong các hang, hốc đá dưới làn nước xiết. Với trọng lượng có khi lên đến cả chục, cả trăm kg, hình thù kỳ dị, chuyên ăn thịt động vật và… xác người chết đuối, chúng được người dân sống hai bên bờ gọi "quái vật �
Loài cá nghiền ăn… xác chết!
Ông Ngô Văn Tám, (ở làng chài Tân Thịnh, TP Hòa Bình), một lão ngư đã ngót 40 năm rong ruổi chài lưới trên khắp các khe suối, con sông vùng Tây Bắc, kể: Ngày trước, khi con sông Đà chưa bị ngăn dòng làm thủy điện, nó như con ngựa bất kham, nước chảy sôi ùng ục qua trùng lớp ghềnh thác. Khi đó, chuyện bắt được các loại cá lớn như mè, chép, trôi, trắm nặng vài chục kg, rồi cá măng, cá chiên nặng gần tạ hay kể cả các loài cá quý hiếm, đặc sản như lăng, anh vũ là chuyện thường…
Trong các câu chuyện mà cánh ngư phủ sông Đà từ Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La), Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc (Hòa Bình) kể đi, kể lại giống như truyền thuyết, thì cá chiên được nhắc đến như một loài “quái vật” chuyên ăn thịt người.
Vào đầu những năm 70 thế kỷ trước, mùa lũ nào cũng vậy, dòng sông Đà cuồn cuộn sóng nước, cơ man vũng xoáy nên nuốt chửng đến vài chục mạng người xấu số. Có xác mắc kẹt ở chỗ nông thì người ta còn tìm vớt được, nếu mắc kẹt ở vách đá, hang hốc dưới lòng sông thì chịu. Nhiều xác bị dòng nước xiết cuốn mạnh, cứ lăn dưới đáy sông, trôi xa vài chục km mới nổi lên…
Đến khi xác người chết đuối bắt đầu bị phân hủy, bốc mùi, bọn “quái vật” cá chiên đánh hơi được, chúng kéo đến hàng đàn xâu xé. Có khi cả chục con đần đẫn như cây chuối, quẫy đạp ủng oẳng biến cả một khúc sông dậy sóng, nước bắn lên cao hàng mét. Trong phút chốc, xác người xấu số hoàn toàn tan biến.
Ông Tám nhớ lại, có lần đang đánh cá trên Chiềng San (Mường La, Sơn La), nơi dòng Nậm Chang mang hàng ngàn, hàng vạn mét khối nước tích tụ từ các cánh rừng Yên Bái hung hãn đổ vào sông Đà, ông trông thấy một con cá chiên nổi lên với cái đầu đen trùi trũi, to bè, thân dài ngoằng uốn lượn như quả ngư lôi khổng lồ tiến về phía thuyền.
Biết chắc đụng độ “quái vật”, ông Tám cầm chiếc lao đồng ba ngạnh có nối sợi dây dù với một khúc gỗ dài sẵn sàng… nghênh chiến. Khi con “quái vật” chỉ còn cách thuyền chừng vài sải bơi, ông Tám dùng hết sức bình sinh phi thẳng chiếc lao vào cái lưng to lừng lững. Trúng lao, nó trồi lên, hụp xuống bơi như điên dại kéo theo hàng trăm mét dây dù cùng khúc gỗ chạy vùn vụt trên mặt nước.
Phải mất cả buổi chiều hôm đó, ông Tám cùng gần chục bạn chài đánh vật mãi mới “dìu” được “quái ngư” lên bờ. Nó nặng 94kg, dài hơn 3m, chiếc hàm được banh rộng ra có thể nhét vừa cái phích nước. Khi mổ bụng con cá này, trong dạ dày vẫn còn vài mẩu vụn quần áo chưa được tiêu hóa hết. Người ta đoán, nó vừa “chén” xong một ai đó.
Trong suốt mấy chục năm làm nghề chài lưới dọc sông Đà, ông Tám nhiều lần chứng kiến cũng như nghe các bạn chài kể về chuyện nơi này, nơi kia bắt được cá nặng 70, 80kg, thậm chí có con lên đến gần hai tạ. Phần lớn chúng sống ở các vùng nước xoáy. Chỉ cần một lái đò non nớt bị lật thuyền hay một tay bơi “nghiệp dư” nào đuối nước bị lũ cuốn trôi cũng đều là miếng mồi ngon, là “bữa tiệc” thịnh soạn cho lũ “quái vật”.
Có thời, hầu hết những xác người chết đuối được cánh ngư phủ chuyên nghề săn cá lớn trên đầu nguồn sông Đà vớt lên, đều không còn nguyên vẹn hình hài. Kẻ mất đầu, mất chân, tay, kẻ thì chỉ còn một nắm bùng nhùng xương thịt trong tấm áo, quần rách bươm không thể nhận dạng.
Và nguy cơ tuyệt diệt…
Ngày trước, cánh ngư phủ, thợ săn “quái vật” sông Đà chủ yếu dùng các phương tiện thô sơ để đánh bắt. Với những chiếc thuyền gỗ độc mộc được trang bị vài mũi lao rèn đúc bằng đồng, thêm khẩu súng bắn tên chế từ súng kíp, người thợ săn như con rái cá phải lặn ngụp, mò mẫm dưới độ sâu hàng chục mét để dò tìm “quái vật” trong các hang, hốc. Đồng nghĩa với việc xác suất thành công trong các cuộc đi săn này cực kỳ thấp. Chỉ những thợ săn lành nghề, tài ba, có sức khỏe hơn người cộng với lòng dũng cảm phi thường mới mong “thu phục” được chúng.
Về sau, những đội thợ săn thiện chiến đến từ khắp các tỉnh lân cận mò lên sông Đà với trang bị ca nô, tàu thuyền hiện đại, thiết bị lặn tân tiến, kíp nổ, mìn tự chế, không chỉ “quái vật Đà giang”, mà ngay cả những loài cá trắm, trôi, mè, chép… cũng có nguy cơ tuyệt diệt.
Có dạo, nghe tin đồn “quái vật” xuất hiện ở đoạn Song Khủa (Mộc Châu, Sơn La), “sát thủ” khắp nơi tụ bạ về đây đông như trẩy hội. Ca nô, thuyền máy chạy phành phạch quần thảo suốt ngày đêm, biến cả một quãng sông dài mấy chục km hỗn loạn như trận quyết chiến quân Nguyên trên Bạch Đằng giang.
Ròng rã suốt mấy tháng trời, không biết có bao nhiêu quả mìn, bao nhiêu tấn thuốc nổ được đám “sát thủ” này thả xuống, xé nát từng m3 nước sông Đà. “Quái vật” đâu chẳng thấy, chỉ rặt những trôi, trắm, mè, chép nổi lều bều trên mặt nước đen ngòm màu chì. Những người dân Mường, Thái, Mông sống cách đó hàng chục km cũng phải mất mấy tuần hít thở bầu không khí đặc sệt mùi thuốc súng, như vừa trải qua một trận càn của địch thời chiến tranh.
Ông Tám lắc đầu ngao ngán: “Chục năm về trước, thỉnh thoảng còn thấy nói “quái vật” xuất hiện, giờ người ta dùng kíp điện, mìn nổ ùng oàng cả ngày, đến cá nhỏ cũng chả còn…”.
Theo một số ngư phủ, sông Đà kể từ khi bị đắp đập, ngăn dòng chảy làm thủy điện, có những khúc giống như hồ nước mênh mang, tĩnh lặng. Các loài cá chiên, lăng vốn quen sống vùng vẫy nơi sóng xô ghềnh thác, nay phải lượn lờ trong cái “lồng” tù túng như vậy, chúng càng bị đánh bắt dễ dàng, thuận lợi hơn. Vì thế, các loài cá quý hiếm ở đây dần đi vào danh sách tuyệt chủng, chỉ còn trong sách Đỏ.
Ngoài ra, cũng bởi những lời đồn thổi về sự hung dữ bậc nhất trong các loài cá nước ngọt, nên “anh hùng hảo hán” khắp nơi đều muốn chinh phục “quái vật Đà giang”, như một cách để thể hiện cái niềm đam mê, chứng tỏ tài “sát cá”, đẳng cấp của mình. Nhiều khi họ bỏ ra hàng trăm triệu mua sắm đồ nghề, săn cho kỳ được “quái vật” để ném lên… bàn nhậu. Bởi, theo lời đồn thì những người hay ăn cá chiên, cá lăng thường rất khỏe và sống thọ.
Cũng chính vì thế, người ta đua nhau đổ về các quán cá nằm trải dọc sông Đà về đến tận Việt Trì để tìm ăn cái “trường sinh, bất lão”, dù mỗi kg “quái vật” lên đến vài triệu đồng.
Đứng trước nguồn lợi không hề nhỏ từ những thực khách sẵn sàng trả giá cao để được thưởng thức hương vị vừa bùi, vừa ngậy của cá chiên, lăng, nhiều quán còn thuê hẳn đội thợ săn chuyên nghiệp ngày đêm ráo riết bới từng hang, hốc sông Đà để truy tìm loài cá khổng lồ.
Thời gian gần đây, khi Nhà nước có lệnh cấm đánh bắt cá bằng kích điện, mìn tự chế, thuốc nổ thì các loài cá lớn trên dòng sông này cũng gần như cạn kiệt. Lâu lắm rồi không thấy người ta kể ở đâu đó ngư phủ bắt được con cá nào nặng chỉ vài chục chứ chưa nói đến hàng trăm kg.
Có lẽ, chỉ vài năm nữa thôi, loài cá chúa tể hung dữ như những con quái vật trong truyền thuyết cũng sẽ bị tận diệt bởi sự thương mại hóa của con người đã thâm nhập đến tận đáy dòng Đà giang. Câu chuyện mà các lão ngư hay kể về quái vật sông nước và những người thợ săn dũng cảm phi thường cũng sẽ dần trở thành huyền thoại.

Theo Trung Thành (Báo Công Lý)

Cánh đồng kỳ bí đầy vàng ròng khiến hàng ngàn người đổ xô tranh cướp ở miền Tây

Thứ ba, 09/05/2017, 07:20 AM
(VTC News) - Cứ sau mỗi cơn mưa lớn, vàng không biết từ đâu lại “rũ đất” trồi lên, có người may mắn còn nhặt được cả nải chuối bằng vàng, khệ nệ bê về nhà.
Bí mật của cây cầu mang tên “Đồng Ràng”
“Cánh đồng vàng” là chuyện có thật ở ấp Vĩnh Ân, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Những gì ông Sáu Lý đã chứng kiến đúng là “một gia tài vàng khủng khiếp” trên cánh đồng hàng chục mẫu. Có người tìm được đồ vật như chiếc vương miện vàng, gọng tròn như đầu ngón tay, đường kính khoảng 20cm. Lại có một chàng trai đào thấy nải chuối vàng, mỗi quả là một miếng vàng dát mỏng, gia công rất khéo.
Về đây mới biết, dù chuyện xảy ra hơn 30 năm trước, nhưng từ người già đến trẻ nhỏ ai nấy đều có thể kể vanh vách như chuyện mới xảy ra hôm qua.
Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, từ trung tâm xã Vĩnh Đại, chúng tôi chạy dọc theo con đường bê tông đang làm dở hướng về cánh đồng vàng huyền thoại. Trên đường đi, gặp bà Nguyền Thị Huệ (51 tuổi), bà vui vẻ chỉ dẫn: “Các chú cứ đi thẳng, gặp cây cầu Đồng Ràng, nhìn sang tay trái là thấy rồi. Cả một vùng đất bao la ấy, xưa kia cả vùng quê này đều ra đó “mò” vàng. Tôi cũng được mấy chỉ đây này, đó là kém may mắn thôi, chứ người khác thì được nhiều lắm”.
chuo--i_7163523

 20 năm về trước, những nải chuối vàng được người dân ấp Vĩnh Ân, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, tìm thấy (hình minh họa)

Đồng Ràng là cách nói láy của Đồng Vàng. Nơi đây, sau hơn 20 năm, mọi dấu tích xưa của cánh đồng vàng đã hoàn toàn biến mất. Giờ đây, nó cũng như bao cánh đồng khác ở Long An, người dân đang khẩn trương chuẩn bị cho vụ mùa mới.
Gặp chúng tôi ngay dưới chân cầu, một lão nông vui vẻ gọi lại: “Các chú cứ gửi xe ở đây, rồi đi bộ tầm cây số nữa là tới, chứ xe máy đi là lao xuống ruộng đó. Cánh đồng này rộng, nhưng trung tâm có vàng chỉ chừng hơn chục mẫu gần nhà ông Sáu Lý thôi. Nghỉ ngơi đã rồi hãy đi tới đó”. Người đàn ông tốt bụng này tên là Lâm, hơn 60 tuổi, ông vẫn còn nhớ như in những cánh đồng vào mùa “thu hoạch vàng”.
Ông kể, nơi đây xưa kia có nông trường Lúa Vàng, mọi người đều là công nhân làm việc cho nông trường. Đất đai nơi đây vốn cằn cỗi, dân cư thưa thớt, việc cày cấy lúa còn phụ thuộc vào nguồn nước nên mỗi năm chỉ có một vụ. Lúc mới phát hiện vàng, cánh đồng là vùng đất đã bị bỏ hoang nhiều năm do đất xấu. Hơn chục mẫu ruộng trở thành rừng tràm, cấy cối đâm mọc từng bụi lớn khiến trẻ con khiếp sợ không dám bén bảng.
Bỗng một ngày, cả ấp kháo tin có người chăn trâu vô tình nhặt được cục vàng lớn, thế là già trẻ khắp vùng kéo nhau về. “Đó là khoảng đầu những năm 80, tôi khi ấy đang phát cỏ ngoài ruộng thì cậu bạn ghé tai thì thầm rằng cánh đồng kế nhà chứa vàng. Mới đầu cũng không tin, nhưng khi chạy ra thì thấy vài chục người đang đào xới, phá tràm phát cỏ tìm vàng rồi. Từ khi ấy cả ấp đua nhau tìm kiếm, sáng đêm không khi nào ngớt tiếng người cười nói, đuốc sáng rực nơi góc rừng âm u” – ông Lâm Hơn nhớ lại.
unnamed (2)

Cánh đồng vàng năm xưa khiến hàng ngàn người dân đổ xô về tìm vàng.

Tạm chia tay người đàn ông xứ miệt vườn tốt bụng, chúng tôi rảo bước tiến về trung tâm cánh đồng vàng kì bí. Ông Trần Văn Thêm, 55 tuổi, kể lại, nhà ông ở đây đã mấy chục năm rồi, ai tầm tuổi như tui cũng từng kinh qua những tháng ngày lăn lóc, xì xụp đất bùn tìm vàng ngay giữa cánh đồng này. Tuy nhiên, ông nói muốn tìm hiểu về “cánh đồng vàng” thì nhất quyết phải đến nhà ông Sáu Lý, vì mảnh đất nhà ông ấy ở chính là trung tâm bãi vàng năm ấy, và chính ông cũng đã từng sống chết với thứ “lộc trời” này.
Quê nghèo hóa “phố vui”
Căn nhà ông Sáu Lý ẩn khuất sau rặng tràm cao vút, im ắng lạ thường. Ông Sáu Lý dáng người khẳng khiu, cười nồng hậu: “Chuyện đã qua hơn 20 năm, nhưng ký ức về quãng thời gian mò vàng ấy vẫn luôn hiện diện trong tôi mỗi ngày”.
Ông Sáu Lý kể lại, chiều đó ông đang hái rau muống sau nhà bỗng thấy nhóm người lạ quanh quẩn ngoài cánh đồng hoang tìm kiếm thứ gì đó rất bí hiểm. Hỏi mãi thì một người phụ nữ mới bật mí là tìm vàng. Chuyện này đối với ông thật không thể nào tin được, nhưng khi họ chìa miếng vàng nhỏ như hình ốc vít tán mỏng ra trước mặt, ông mới thực sự bàng hoàng. Từ đời cha ông sống và làm việc trên mảnh đất này, xưa nay ông chưa hề thấy gì ngoài đám cây cối um tùm, mùa mưa thì nước ngập, thế mà giờ lại thấy vàng thì thật lạ lùng.
unnamed

 Ông Trần Văn Thêm nói về lịch sử hậu vận cánh đồng vàng năm xưa.

Kể từ đó, cả gia đình ông ngày ngày tìm kiếm và những thành quả đầu tiên khiến ai nấy ngỡ ngàng. “Tôi cũng như một vài người, chọn chỗ đất mềm xấn thử rồi cho nước vào sang cho dễ. Tay đang bóp đất thì tôi khựng lại, người nóng ran, trong lòng bàn tay có một thứ gì rất cứng, nặng khác thường. Rửa tay rồi mang tới thợ bạc kiểm tra, họ nói là vàng và đề nghị mua luôn. Lúc ấy tôi mới thực sự tin là mảnh đất này có vàng thật, nên bỏ hết mọi việc đi tìm vàng”, ông Lý nhớ lại.
Thời gian đầu chỉ một vài hộ dân biết chuyện, tò mò cũng ra mò mẫm cầu may. Không ngờ ai cũng thấy vàng, người ít, kẻ nhiều, họ mừng rỡ la hét khiến không ai có thể ngồi im được. Tin đồn vang xa, chỉ vài tháng sau, đã có cả ngàn người tập trung về ấp Vĩnh Ân tìm kiếm. Ông Sáu nói: “Chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh tượng như thế. Không chỉ cư dân nơi đây mà dân tứ xứ từ các vùng Long Xuyên, Đồng Tháp Mười… đổ đến ngày một đông, không kể xiết. Người có ghe, thuyền thì tập trung một chỗ, kéo dài hết con kênh 62, tích trữ đồ ăn, nhiên liệu đến cả tháng. Số còn lại tập trung thành từng nhóm, dựng lều trại cả trăm chiếc, chật kín cánh đồng vài chục mẫu của nông trường Lúa Vàng. Không những thế, dân thương lái từ khắp nơi hay tin cũng kéo về, làm cửa hàng mua bán vàng ngay khi người dân đào được. Vùng quê nghèo bỗng chốc nhộn nhịp, đông vui hơn bao giờ hết”.
Mỗi ngày, số người đổ về càng đông hơn, các khu chợ được lập nên buôn bán đủ loại mặt hàng. Từ đồ ăn đến dụng cụ “khai thác” và như chảo khoắng, sạp đãi, cuốc xẻng hay bất cứ thứ gì phục vụ cho quá trình tìm kiếm đều được phục vụ tận nơi. Dịch vụ vui chơi, giải trí từ thành phố tràn về khiến ai nấy không còn muốn về nhà, ngày đêm túc trực bên cánh đồng. Một số người “trúng mánh” mời bà con ăn uống hát hò suốt cả đêm, sáng hôm sau công việc lại đâu vào đấy. Đám thợ vàng túc trực ngay đầu ruộng, chỉ chờ người cầm vàng chạy ra là ra giá mua luôn khiến nơi đây không khác gì một khu chợ sầm uất. Đến bây giờ, ông và bà con trong vùng vẫn còn nuối tiếc khi nhắc lại quãng thời gian huy hoàng ấy.
Còn tiếp...
Video: Kỳ lạ gia tộc một ngón ở Trà Vinh
Huấn Cao