Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

NGHỆ AN QUÊ CHOA TỪ LÀ QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG TRỞ THÀNH Ổ PHẢN ĐỘNG, THỦ TƯỚNG VÀ CÔNG AN ĐANG HÒ NHAU TRUY BẮT, TRIỆT PHÁ


(Baonghean.vn) - Vào hồi 10h30’, ngày 15/5/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành lệnh bắt tạm giữ đối tượng Hoàng Đức Bình (sinh 10/2/1983).
Trước đó, qua quá trình điều tra, theo dõi hành vi phạm tội của Hoàng Đức Bình, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã có lệnh bắt bị can số 01 đối với Hoàng Đức Bình về “hành vi chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, phạm vào Điều 257, 258 Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Đối tượng Hoàng Đức Bình
Đối tượng Hoàng Đức Bình.

Lệnh
Biên bản về việc bắt Hoàng Đức Bình.
Lệnh bắt Hoàng Đức Bình
Lệnh bắt Hoàng Đức Bình.
Quyết định của Viện kiểm sát
Quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An.
Căn cứ các Điều 36, 80, 88, 112 của Bộ luật Tố tụng hình sự và xét Lệnh bắt tạm giam số 01 ngày 11/5/2017 của Cơ quan cảnh sát điều tra công an Nghệ An đối với Hoàng Đức Bình bị khởi tố về tội “Chống người thi hành công vụ”; “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, quy định tại điều 257, 258 của Bộ luật Hình sự là có căn cứ. Ngày 13/5/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã có quyết định  phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Nghệ An đối với Hoàng Đức Bình, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày bắt được bị can để tạm giam.
Hiện các cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ và mở rộng điều tra vụ việc.
Báo Nghệ An sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến xung quanh vụ việc này.
Nhóm P.V

Không để các tổ chức phản động tồn tại trên đất nước ta'


(Baonghean.vn) - Sáng 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với các địa phương theo hình thức truyền hình trực tuyến về tình hình an ninh trật tự để bàn về những biện pháp cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn cuộc sống nhân dân. 
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Nghệ An.
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Văn Nên; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành và lãnh đạo 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Chủ trì tại điểm cầu Nghệ An, có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hữu Cầu - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Thời gian gần đây, ở một số địa bàn tình hình diễn biến phức tạp, trong đó có một số vụ việc nổi cộm mà dư luận báo chí đã phản ánh như tội phạm có tổ chức, có vũ khí nóng, nhất là tội phạm ma túy, phá rừng, khai thác cát trái phép, xâm hại tình dục trẻ em, bán hàng đa cấp, tội phạm mạng… Đặc biệt, thời gian gần đây, lợi dụng sự cố môi trường biển, các thế lực thù địch trong nước kết hợp với các tổ chức phản động lưu vong tại nước ngoài gia tăng quyết liệt các hoạt động chống phá; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ...
Vì vậy, đây là cuộc họp quan trọng để đề ra các giải pháp về công tác quản lý nhà nước; vai trò của hệ thống chính trị trong công tác vận động nhân dân; công tác đấu tranh với các đối tượng đội lốt tôn giáo gây bất ổn chính trị. Vấn đề rút kinh nghiệm trong việc xử lý những vấn đề nổi cộm theo quy định pháp luật. Đặc biệt, là công tác phối hợp xử lý, quy trình xử lý các vụ việc nổi cộm; các loại tội phạm...
Hình ảnh linh mục Đặng Hữu Nam mặc áo dài thâm, lúc cầm loa, lúc cầm micro liên tục kêu đả đảo chế độ, bất hợp tác với chính quyền khiến nhiều giáo dân mệt mỏi, bất an. Ảnh cắt từ clip.
Hình ảnh linh mục Đặng Hữu Nam cầm micro kích động, chống đối chính quyền - Ảnh cắt từ clip.
Phát biểu tại điểm cầu Nghệ An, Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Hữu Cầu báo cáo về tình hình an ninh trật tự tại Nghệ An trong thời gian qua. Trong 5 tháng đầu năm, tình hình an ninh trật tự nổi cộm là sự câu kết của các thế lực phản động ngoài nước với các đối tượng cực đoan đội lốt tôn giáo. Trong đó nổi lên là 2 đối tượng Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục - liên tục có các hành vi nói xấu chế độ qua việc rao giảng trên nhà thờ; bôi nhọ lãnh đạo Đảng và nhà nước; móc nối với các đối tượng xấu tổ chức biểu tình gây bất ổn xã hội...
Vì thế tỉnh Nghệ An đề xuất một số vấn đề mang tính chiến lược để sớm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Cụ thể như, phải quyết liệt xử lý các thành phần cực đoan; các cơ quan truyền thông cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để đấu tranh trực diện, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngoài nước và các linh mục cực đoan; khi có các hành vi vi phạm pháp luật cần phải có các biện pháp mạnh tay, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Đồng chí Nguyễn Hữu Cầu báo cáo về tình hình an ninh trật tự tại địa bàn Nghệ An.
Đồng chí Nguyễn Hữu Cầu báo cáo về tình hình an ninh trật tự tại địa bàn Nghệ An.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu phải có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tôn giáo câu kết với các tổ chức phản động như kích động nhân dân để gây bất ổn xã hội; chống đối Đảng, nhà nước một cách công khai. Hệ thống chính trị phải vào cuộc, tăng cường để vận động nhân dân thực hiện nghiêm đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước... Yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo ATGT cũng như công tác cai nghiện tại các địa phương,
Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Trong bối cảnh quốc tế thay đổi nhanh chóng, Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức... Các thế lực thù địch không ngừng bôi nhọ, chống phá chế độ. Các đối tượng xấu lợi dụng tôn giáo, lợi dụng các vụ việc để kích động, gây bất ổn xã hội... Đồng chí nhấn mạnh, một xã hội muốn phát triển phải có tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị ổn định trên tinh thần thượng tôn pháp luật...
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc kết luận hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc kết luận hội nghị.
Vì thế, các địa phương cần phải huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc... Chủ động xây dựng các phương án, không để bị động, lúng túng khi xảy ra các vụ việc. Người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm đối với các vụ việc xảy ra và kéo dài. Trong quá trình xử lý phải có sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương xuống địa phương; phải rà soát các dự án, không để đối tượng xấu lợi dụng. Giải quyết các vụ khiếu kiện đất đai thấu tình, đạt lý và dứt điểm; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh...
Đồng thời, rà soát đánh giá đúng thực trạng đội ngũ công chức; xử lý công khai, nghiêm minh các vụ việc vi phạm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo niềm tin trong nhân dân; răn đe các đối tượng lợi đụng để gây bất ổn xã hội. Ngoài ra, Bộ Công an tăng cường củng cố lực lượng; xây dựng các phương án để xử lý các vụ việc xảy ra; Xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu, theo đúng quy định của Pháp luật; Bộ Quốc phòng phối hợp để bổ sung tăng cường lực lượng, phối hợp với bộ Công an có các phương án sẵn có để ứng phó với mọi tình huống; không để bị động, bất ngờ...
Cảnh Nam

Nghệ An: truy nã toàn quốc Thái Văn Dung

14/05/2017 22:33
Ngày 08 tháng 5 năm 2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Nghệ An đã quyết định truy nã toàn quốc đối với Thái Văn Dung (29 tuổi, trú tại xóm 4 xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu), là đối tượng từng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân về tội “Không chấp hành án”, quy định tại Điều 304 BLHS.





Thái Văn Dung
Được biết, Thái Văn Dung từng là đối tượng có nhiều hoạt động kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thường xuyên đăng tải, tán phát các hình ảnh, thông tin tuyên truyền xuyên tạc về chủ trưởng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên toà phúc thẩm, từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, Thái Văn Dung bị tổ chức “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (Việt Tân), một tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, móc nối để huấn luyện và lên kế hoạch hành động, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “diễn biến hòa bình” thông qua phương pháp “bất bạo động”.
Sau khi liên lạc với các tổ chức phản động sống lưu vong, Dung được tổ chức Việt Tân kết nạp, đặt bí danh; giao nhiệm vụ, giao tiền và phương tiện để hoạt động nhằm chống phá Nhà nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân.
Năm 2013, sau chuỗi ngày nhận tiền phản động chống phá đất nước, Dung bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An kết án 4 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và 04 năm quản chế.
Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, ngày 19/8/2015, Dung được tha về sinh sống tại địa phương. Tuy nhiên, thay vì bắt đầu với một cuộc sống mới tốt đẹp hơn để hòa nhập vào cộng đồng, Thái Văn Dung lại chứng nào tật nấy. Ngày càng lún sâu vào các hoạt động chống nhà nước dưới vỏ bọc “Tù nhân lương tâm”, Dung bất chấp luật pháp và luật lệ của địa phương, không thực hiện nghĩa vụ của người đang trong thời gian tham gian chấp hành hình phạt quản chế theo Điều 91, luật Thi hành án hình sự 2016, thậm chí tiếp tục tham gia nhiều hội nhóm trái phép như nhóm “Thanh niên Công giáo”, “tổ chức khủng bố Việt Tân”, liên tục kêu gọi tụ tập, biểu tình gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn dưới danh nghĩa “biểu tình chống Trung Quốc”…
Gần đây nhất, lợi dụng sự cố ô nhiệm môi trường biển miền trung do Fomosa gây ra, Thái Văn Dung đã soạn thảo, đăng tải hàng trăm bài viết trên facebook cá nhân có nội dung sai sự thật, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, lôi kéo, kích động những quần chúng nhẹ dạ cả tin tụ tập tuần hành phá rối an ninh trật tự trên địa phương, gây cạn trở sự bình yên và thực thi các chính sách phát triển như cùng Đặng Hữu Nam biểu tình, tuần hành về cái gọi là “bảo vệ môi trường”, bịa đặt cá chết tại biển Diễn Châu, Cửu Lò để phá hoại mùa du lịch của người dân các địa phương này, giả tạo thông tin có người ăn cá chết để kích động…
Việc Thái Văn Dung hoạt động chống đối trong một thời gian dài nhưng chưa bị xử lý thích đáng đã gây bức xúc, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân và làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ngày 28/2/2017, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Nghệ An ra Quyết định khởi tố bị can số 48 và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bị can Thái Văn Dung về tội “Không chấp hành án”, quy định tại điều 304 BLHS nhưng Thái Văn Dung không có mặt tại nơi đăng ký hộ khẩu, nơi đăng ký tạm trú. Ngày 08/5/2017, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Nghệ An ra Quyết định truy nã toàn quốc đối với Thái Văn Dung.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu phát hiện thấy đối tượng nên báo hoặc bắt giữ  Thái Văn Dung, giải đến cơ quan Công an nơi gần nhất. Say oh yeah!
Hồ Văn – p.Linh (Thường dân)

Bí thư, chủ tịch chịu trách nhiệm nếu an ninh xấu kéo dài

15/05/2017 14:51 GMT+7

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay nhấn mạnh để tình hình an ninh trật tự xấu, kéo dài là có trách nhiệm của bí thư, chủ tịch, trưởng công an địa phương.
​Bí thư, chủ tịch chịu trách nhiệm nếu an ninh xấu kéo dài
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Giải quyết khiếu kiện đất đai phải có lý, có tình - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình an ninh trật tự với các địa phương sáng 15-5.
Mở đầu cuộc họp Thủ tướng nhấn mạnh "không chỉ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh mà đặc biệt các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần bảo đảm an toàn cho người dân, bảo đảm một xã hội công bằng, minh bạch, một xã hội thượng tôn pháp luật, một xã hội không có tội phạm đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân”.
Theo Thủ tướng, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, một trách nhiệm rất lớn đối với các lực lượng chức năng, đặc biệt trong kinh tế thị trường.
Thủ tướng nhận định tình hình an ninh trật tự thời gian qua cơ bản được bảo đảm, kiểm soát tốt, nhưng gần đây, ở một số địa bàn tình hình diễn biến phức tạp.
Trong đó có một số vụ việc nổi cộm mà dư luận báo chí đã phản ánh như tội phạm có tổ chức, có vũ khí nóng, nhất là tội phạm ma túy, phá rừng, khai thác cát trái phép, xâm hại tình dục trẻ em, bán hàng đa cấp, tội phạm mạng, đối tượng phản động kích động người dân biểu tình gây rối…
Theo Thủ tướng, nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan, nhưng ông nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan: Công tác nắm dân, vận động dân, đặc biệt là nắm tình hình còn bị động, lúng túng.
Một số trường hợp chưa phối hợp tốt, còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm, chưa thực hiện nghiêm pháp luật. Chưa chủ động nghiên cứu các vấn đề xã hội để xử lý một cách khoa học.
“Về nhiệm vụ, giải pháp, các đồng chí đều nêu là cần nhận thức lại tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển đất nước. Và tất cả chúng ta phải đề cao trách nhiệm cá nhân của từng đồng chí phụ trách lĩnh vực, các ngành, địa phương để bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân”, Thủ tướng nói khi kết luận cuộc họp.
Thủ tướng nêu rõ: Kế hoạch gì, hành động gì mà có nguy cơ dẫn tới bất ổn thì cần hết sức thận trọng, phải tính toán kỹ lưỡng, có giải pháp để không ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
“Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có lực lượng kiểm lâm rất lớn thì chủ trì trong việc bảo vệ rừng tự nhiên thế nào. Bộ Công Thương chống vi phạm trong bán hàng đa cấp làm sao. Bộ Tài nguyên và môi trường có chủ trương xử lý vấn đề khiếu nại, tố cáo về đất đai thế nào. Thanh tra Chính phủ củng cố công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân, không để xảy ra điểm nóng ra sao” - Thủ tướng đặt hàng loạt vấn đề.
“Chủ tịch các tỉnh đã đối thoại với dân chưa, đã lắng nghe dân để giải quyết thấu tình, đạt lý chưa, đã đi sát, kiểm tra kết luận của mình đúng sai ra sao”.
Từ đó, Thủ tướng yêu cầu nêu trách nhiệm cá nhân chứ không chung chung: “An ninh trật tự xấu, kéo dài thì bí thư, chủ tịch, trưởng công an ở cơ sở, địa phương đó phải chịu trách nhiệm theo tinh thần Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị”.
Thủ tướng yêu cầu cụ thể: Rà soát lại việc triển khai các dự án liên quan đến thu hồi đất, giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu kiện khi mới phát sinh, bảo đảm lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, không để các phần tử xấu kích động, lôi kéo, xuyên tạc, chống phá.
“Giải quyết khiếu kiện đất đai phải có lý, có tình, có vận động thuyết phục” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Chinhphu.vn

Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó?

LĐO NHÓM PV  


Ở thành phố Lào Cai, có một khu đất được mệnh danh là "siêu quyền lực", được giới thạo tin bất động sản địa phương coi là “đất kim cương”. Người dân địa phương còn gọi khu đất bằng một tên khác đầy ngưỡng mộ khác: Khu nhà các “sếp”…
    Có mặt tại TP.Lào Cai vào những ngày đầu tháng 5.2017, theo quan sát của PV Báo Lao Động, khu đất “siêu quyền lực” chỉ có 6 dinh thự, tựa như “ốc đảo” tách biệt với phần dân cư còn lại, bởi tường rào cùng 3 con đường mới, rất to đẹp là Soi Tiền, An Dương Vương và Lý Nam Đế.
    Do thế đất đặc biệt ấy, 5/6 căn biệt thự sở hữu 2 mặt tiền trong khi căn còn lại có tới… 3 (một mặt giáp vườn hoa). Và cũng 5/6 căn quay mặt ra đường An Dương Vương - vốn là con đường đẹp và đắt đỏ nhất TP.Lào Cai - để đón gió sông Hồng. Căn còn lại tuy “thiệt thòi” hơn đôi chút nhưng cũng là căn góc.
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 1
    Từ trên cao có thể thấy sự khu biệt của 6 căn biệt thự. Ảnh: Google Maps.
    Giới thạo tin bất động sản địa phương truyền tai nhau: Khu ấy phải gọi là “đất kim cương”. Bởi so chiếu theo thị trường nhà đất lân cận, “đất vàng” phân lô 80 – 100m2 mặt đường An Dương Vương đã tròm trèm 10 tỷ đồng. Trong khi đất ở đấy tới 2 - 3 mặt tiền thì chẳng biết định giá làm sao? Mà có muốn định giá cũng khó bởi Lào Cai còn đâu chỗ nào đắc địa được như thế để đem ra so sánh?
    Được biết, sống trong các dinh thự này là gia đình các công chức trong tỉnh. Vì lẽ đó, ngoài tên khu "siêu quyền lực" hay "siêu giàu", người dân địa phương còn gọi khu đất bằng một tên khác đầy ngưỡng mộ khác: Khu nhà các “sếp”…
    Sau đây là những hình ảnh ấn tượng về khu đất được PV Báo Lao Động ghi lại:
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 2
    Do thế đất đặc biệt, 5/6 dinh thự có 2 mặt tiền. Trong đó mặt chính bám đường An Dương Vương để đón gió sông Hồng. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 3
    Ngự phía trên những suất đất "siêu đắt đỏ" là những dinh cơ nguy nga, thiết kế sắc sảo, hiện đại, cao vọt lên giữa những tán cây non xanh um lá. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 4
    Cả 6 bất động sản đều có diện tích rất "khủng" là trên 400m2. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 5
    Nhiều nguồn tin khẳng định, khu đất mới được các chủ nhân xây nhà và chuyển đến ở từ khoảng 3 năm nay. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 6
    Ngoài cổng kín tường cao, căn nhà nào cũng trang bị camera an ninh. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 7
    Vì có tới 2 mặt tiền nên phía cổng sau thường để cho ô tô ra vào gara. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 8
    Ở phía cổng chính, các hộ đều trang bị hệt thống đóng mở cửa tự động Ảnh: L.N.
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 9
    Một chiếc xe sang biển đẹp trong gara khu đất "siêu quyền lực". Ảnh: L.N

    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 10
    Xuôi theo đường An Dương Vương về phía cầu Cốc Lếu, căn dinh cơ đầu tiên của khu "siêu quyền lực" nằm tại số 246, có tới 3 mặt tiền. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 11
    Theo sổ sách, khu đất của gia đình này rộng  402m2, đứng tên sở hữu là anh N.T.Q. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 12
    "Siêu" bất động sản tiếp theo số 244 An Dương Vương, rộng 411,8m2, thuộc sở hữu của ông N.T.T. Ảnh: L.N 
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 13
    Biệt thự số 242 An Dương Vương rộng 409 m2, đứng trên giấy là bà T.T.T. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 14
    Dinh thự số 240 An Dương Vương là căn có diện tích 626,9m2, người đứng tên là anh N.Q.B. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 15
    2 căn cuối cùng của dãy quay lưng vào nhau lần lượt có diện tích 418,6m2 và 420,8m2. Trong đó, căn hướng ra sông do bà T.T.D.A đứng tên, căn còn lại thuộc về bà N.T.H.L. Ảnh: L.N
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 16
    Do đều là nơi cư trú của những người có uy tín nên cảnh những chiếc xe công vụ biển xanh đến trước dãy biệt thự để đưa đón người ở bên trong không là chuyện hiếm. Ảnh: L.N

    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 17
    Đối diện bên kia đường Soi Tiền, hàng xóm của khu "siêu quyền lực" có vẻ cũng chẳng hề kém cạnh. Ảnh: LN.
    Khu dinh thự được phong “siêu quyền lực” ở Lào Cai: Đại gia hay quan chức sống trong đó? ảnh 18
    Sự giàu có đã tạo nên một bức tranh vương giả đáng tự hào tại khu vực này. Ảnh: LN.
    Bất chấp sự giàu có đến choáng ngợp tại khu vực này, có một thực tế buồn bã là Lào Cai vẫn thuộc nhóm 6 tỉnh nghèo nhất cả nước. Theo kết quả điều tra, với trên 65% dân số là người người dân tộc thiểu số, toàn tỉnh Lào Cai có 18.925 hộ nghèo chiếm 12,11% và 13.983 hộ cận nghèo chiếm 8,95%. Đặc biệt dịp Tết Đinh Dậu 2017 vừa qua, để đảm bảo lương thực, tỉnh này phải xin Trung ương trợ cấp hàng trăm tấn gạo cứu đói.
    Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin.

    Vì sao hoa mai nở vào ngày đông giá rét, còn cây tùng xanh tốt quanh năm?

    Sở dĩ bậc  tử xuất hiện trên đời là để thế nhân có được một tấm gương soi kim cổ. Giữa dòng đời trong, đục, họ không xuôi mình theo thời thế mà chấp nhận làm một cây tùng, cây mai đứng giữa mùa đông mà ngạo tuyết nghênh sương. Ai đó có thể cho là họ dại. Nhưng lịch sử cần những người như thế để đạo làm người được gìn giữ nghìn năm. 
    Tôi xin kể cho bạn nghe một câu chuyện nhỏ…
    Trong một công viên nhỏ phía bắc, tuyết vẫn đang tiếp tục rơi, toàn bộ công viên đều phủ đầy tuyết trắng. Ngoài cây tùng và cây mai ra, mọi vật đều đang chìm trong giấc ngủ đông mê man, lạnh giá.
    Cây tùng rũ sạch tuyết bám trên thân, nói với cây mai, cô hàng xóm bên cạnh của mình rằng: “Em mai này, những người khác đều biết bảo vệ bản thân, đều rơi rụng hết lá để ngủ đông cả, sao em vẫn còn có tinh thần đến vậy, em không sợ giá rét hay sao?“.
    Cây mai nghe xong cười cười, cũng rũ sạch tuyết bám trên thân, nói: “Em nở rộ vào ngày đông giá rét, mục đích là để mang đến hy vọng và điều tốt đẹp cho mọi người. Ngày đông sẽ qua đi, hy vọng chính là ở ngay trước mắt“. Cây tùng nghe xong, gật gật đầu, không nói thêm gì nữa.
    Tuyết vẫn tiếp tục rơi, cây mai như chợt nghĩ ra gì đó, hỏi cây tùng rằng: “Anh tùng này, tại sao một năm bốn mùa anh đều là xanh tươi cả vậy, cũng không biết nghỉ ngơi chút nào?“.
    Cây tùng nghe xong, im lặng một hồi nói: “Nguyên tính cách của anh là không thuận theo hoàn cảnh và tiết trời mà thay đổi chính mình. Lúc nào anh cũng chính là anh vậy“.
    Cây mai nghe xong khâm phục nói: “Anh luôn làm nền cho người khác, không sợ mưa gió giá lạnh. Thế mới thật đúng là tấm gương cho em học hỏi“.
    Cây tùng tượng trưng cho khí độ của người quân tử. Ảnh: Pixabay
    Cây tùng nghe xong thoáng chút đăm chiêu, nói với cây mai rằng: “Nhưng người ta mấy ai hiểu đây. Họ chỉ biết ca tụng màu lá xanh biếc của anh và màu hoa tươi đẹp của em mà nào có hiểu những gian khổ chúng ta phải chịu!“. 
    Cây mai nói: “Anh tùng ơi, nào có cần chi ai biết, nào cần kể lưu danh. Đông đến, xuân qua, hạ về, thu tới, chúng ta hiên ngang giữa đất trời. Chẳng phải đó đã là một điều mỹ diệu rồi sao? Chẳng phải như thế đã là mang đến cho đời một dư vị rồi sao?“. 

    Cây tùng như chợt ngộ ra điều gì, gật gù nói: “Nếu vậy thì chúng ta sẽ cùng mang đến hy vọng vào một mùa xuân tốt đẹp cho thế giới này nhé!“. Cây mai vui vẻ gật đầu: “Quả là hợp với ý em! Tuyệt lắm! Tuyệt lắm!“. 
    Một cơn gió ngang qua, thổi rơi những mảng tuyết bám dày trên thân của cây tùng và cây mai. Dưới ánh mặt trời, chúng càng kiên cường và đẹp đẽ hơn…
    Hoa mai ngạo nghễ giữa tuyết sương. Ảnh: nipic.com
    ***
    Trong văn hoá truyền thống, tùng và mai chính là những loài cây đại biểu cho tinh thần của người quân tử. Cây tùng đứng giữa mùa đông giá rét lá chẳng đổi màu, sừng sững uy nghi, chịu sương tuyết là biểu trưng cho tinh thần kiên cường, cho chí lớn của người quân tử. Còn hoa mai nở sớm nhất trong các loài hoa, ngạo nghễ giữa tuyết dày mùa đông cũng là hình ảnh của bậc trượng phu, hào khí xung thiên.
    Mãn Giác Thiền Sư, một thiền sư- thi sĩ thời Lý Trần có một bài thơ trác tuyệt về hoa mai, trong đó có 2 câu xứng đáng là tuyệt bút:
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
    (Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua sân trước một nhành mai)
    Cao Bá Quát, bậc danh nho nổi tiếng thế kỷ 19 thậm chí còn cúi mình trước hoa mai mà làm thơ rằng:
    Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
    (Mười năm chu du tìm gươm báu
    Một đời chỉ bái lạy hoa mai)
    Còn Nguyễn Trãi, chính nhân quân tử, cây đại thụ trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 15 lại tỏ ra đặc biệt yêu mến cây tùng, khí tượng của bậc đại trượng phu. Ông viết cả mấy khúc ngâm về tùng, có những câu như:
    Thu đến cây nào chẳng lạ lùng
    Một mình lạt thuở ba đông
    Lâm tuyền ai rặng già làm khách
    Tài đống lương cao ắt cả dùng
    Quả vậy, người quân tử như cây tùng, cây bách, cây mai sống giữa chốn rừng rậm thâm u, giá rét, chẳng có mấy bè bạn say sưa, cũng chẳng cầu được ai biết đến. Bình thường người ta say ngắm hoa thơm, cỏ lạ khoe sắc hương, cây tùng, cây bách chẳng ai nhớ đến. Nhưng khi thu tàn, đông đến, chỉ cây bách, cây tùng là “trơ gan cùng tuế nguyệt“, dẻo dai, kiên nhẫn, vững như bàn thạch, nửa tấc chẳng rời vậy. Người quân tử chẳng phải cũng là như thế hay sao?
    Thiện Sinh 
    Xem thêm: 

    Thời sự Cà Mau mất khoảng 450 ha đất ven biển mỗi năm

    Thời gian gần đây, tình hình sạt lở ven biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra rất nhanh và phức tạp, với 450ha đất ven bờ bị sạt lở mỗi năm.

    sạt lở, Cà Mau, biến đổi khí hậu,
    Nhiều vạt rừng phòng hộ của đê biển Cà Mau bị sóng biển đánh ngã. (Ảnh: Thanh Niên)
    Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thời gian gần đây, tình hình sạt lở ven biển trên địa bàn tỉnh diễn ra rất nhanh và phức tạp.
    Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Tô Quốc Nam cho biết, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, toàn tỉnh có 150km bờ biển bị sạt lở, xảy ra cả ven biển Đông và biển Tây.
    Cụ thể, tại bờ biển Tây, tình trạng sạt lở đang diễn ra nhanh, ở mức nguy hiểm, có nguy cơ phá vỡ đê biển và ảnh hưởng rất lớn khu dân cư ven đê với chiều dài 57.000m, bắt đầu từ vàm Tiểu Dừa, huyện U Minh đến cửa sông Bảy Háp, huyện Phú Tân.
    Đặc biệt, các đoạn từ Tiểu Dừa đến Ba Tỉnh dài 25.000m; từ Ba Tỉnh đến Mũi Tràm dài 17.000m; Sông Đốc đến cửa Bảy Háp dài 15.000m. Tại các vị trí sạt lở rất nguy hiểm này, đai rừng phòng hộ còn rất mỏng, một số đoạn không còn rừng.
    Riêng đối với bờ biển Đông, qua khảo sát hiện có 48.000m bị sạt lở ở mức độ nguy hiểm và 24.500 m sạt lở ở mức độ rất nguy hiểm. Nhiều đoạn mất hết đai rừng phòng hộ và lở sâu vào đất liền từ 50 – 80m trên đoạn bờ biển dài hơn 10.000m.
    Theo nhận định của ngành chức năng, nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do tác động của dòng chảy ven bờ và thủy triều, đặc biệt là sóng to, gió lớn.
    Ở biển Tây sạt lở từ 20-25m/năm, đặc biệt có những nơi lên đến 50 m/năm. Còn tại biển Đông sạt lở từ 45 – 50m mỗi năm. Trung bình mỗi năm, bờ biển của Cà Mau sạt lở khoảng 450ha; nhiều đoạn sạt lở vào sát chân đê biển, đe dọa đến 100.000ha đất nuôi trồng thủy sản của trên 260.000 hộ dân.
    Theo Tuổi Trẻ