Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

2.000 người thanh tra mới phát hiện 1 vụ tham nhũng

QUANG KHẢI | 

2.000 người thanh tra mới phát hiện 1 vụ tham nhũng
Ông Vũ Văn Chiến - bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng Trường cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ, trao đổi với cử tri quận Bình Thạnh về vấn đề tham nhũng - Ảnh: Q.Khải

Ông Vũ Văn Chiến - bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng Trường cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ, cho biết như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri của người ứng cử ĐBQH của đơn vị bầu cử số 6 (Q.Phú Nhuận, Bình Thạnh) ngày 16-5.

Cử tri Mai Vong, Q.Bình Thạnh cho rằng vấn nạn chúng ta đã nói rất nhiều nhưng gần như 10 năm qua cảm giác không cải thiện được bao nhiêu.
Nhận định các quy định xử lý tham nhũng vẫn còn nhiều lỗ hổng, cử tri Vong kỳ vọng ứng viên đắc cử làm sao lấp được lỗ hổng này.
Dân ngại tố tham nhũng vì sợ trả thù
Đặc biệt không chỉ xử lý những cá nhân cụ thể mà lấy khoản tiền thu hồi được để đầu tư giáo dục, khoa học, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Nhiều đại biểu khác cũng đề nghị các ứng viên cần quyết liệt hơn trong việc đề xuất các cơ chế chính sách cũng như giám sát vấn đề phòng chống tham nhũng.
Trao đổi lại với cử tri, ông Vũ Văn Chiến nhìn nhận một trong những nguyên nhân khiến công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do năng lực phát hiện tham nhũng của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cơ quan điều tra còn hạn chế.
Dẫn chứng cho vấn đề này, ông Chiến cho biết: “Qua các vụ tham nhũng được phát hiện xử lý trong năm 2015, tính ra 2.000 thanh tra mới phát hiện một vụ tham nhũng.
Đó là chưa kể công tác này còn nhiều rào cản, cơ chế chính sách chưa thật sự hỗ trợ, động viên người dân tham gia phòng chống tham nhũng.
Cụ thể trong năm qua cả nước chỉ có 400 đơn thư phản ảnh phòng chống tham nhũng từ người dân, có thể người dân ngại, sợ trả thù…”.
Giám sát việc thi hành
Ông Chiến cũng cho rằng phòng chống tham nhũng là cuộc “đấu tranh” phức tạp, lâu dài, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. Để từng bước đẩy lùi vấn nạn này phải tổng hòa các giải pháp từ phòng ngừa đến xử lý.
Trong đó ngoài hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao năng lực bộ máy… thì cần phải công khai minh bạch mọi vấn đề, càng công khai, minh bạch thì tham nhũng không còn đất sống, đó cũng là cơ chế cho cả hệ thống chính trị, người dân cùng giám sát.
Xử lý nghiêm tội tham nhũng nhưng cần thực hiện hiệu quả việc thu hồi tài sản tham nhũng.
Tham gia trao đổi với cử tri vấn đề này, ứng cử viên Trương Trọng Nghĩa - ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư VN, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP, ủy viên Ban tư pháp Quốc hội, cho biết sẽ tham gia công tác xây dựng và giám sát việc thi hành; góp phần xây dựng bộ máy từ UBND và HĐND TP đến các quận huyện, phường xã trong sạch, vững mạnh.
Cụ thể kiến nghị xây dựng cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho những người làm việc tại các cơ quan phường, xã.
“Được đãi ngộ xứng đáng mới giảm phiền hà, nhũng nhiễu, vòi vĩnh”, ông Nghĩa nhận định.
theo Tuổi trẻ

PTT Trương Hòa Bình:Tiếp tục ngưng khai thác hải sản tầng đáy 4 tỉnh ảnh hưởng Formosa

17/05/2017 18:53 GMT
TTO - Đây là yêu cầu của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân bốn tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa năm 2016.
Bốn tỉnh này gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Tại cuộc họp lần thứ VII của Ban chỉ đạo vừa qua, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh tiếp tục vận động ngư dân không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về an toàn thực phẩm đánh bắt tại khu vực này và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.
Về đền bù thiệt hại cho người dân, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh hoàn thành chi trả phần kinh phí đền bù đã được tạm cấp trước ngày 30-6 và có đề xuất tiếp tục để Bộ Tài chính tiếp tục chi trả.
Đồng thời cho biết Chính phủ đồng ý rà soát lần cuối cùng về bổ sung người bị thiệt hại sẽ được đền bù, hỗ trợ. Đây sẽ là đợt rà soát để giải quyết dứt điểm.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường giám sát chặt chẽ công ty Formosa hoàn thành tiến độ khắc phục sự cố và tuân thủ pháp luật.
Giao Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Khoa học - công nghệ và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN cập nhật, theo dõi môi trường nước biển, an toàn thực phẩm với hải sản khai thác ở miền Trung và công khai thông tin cho người dân.
L.ANH - L.C

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG GẶP MẶT CÁN BỘ CAO CẤP NGHỈ HƯU-" NÉM ĐÁ DÒ SÔNG, DÒ BIỂN CHĂNG?"( THẤY TBT TƯƠI CƯỜI BẮT TAY "ANH TƯ" MÀ KHÔNG THẤY BẮT TAY "ANH BA ?)"

Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu

Dân trí Ngày 17/5, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao nghỉ công tác, nghỉ hưu ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam, thông báo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ảnh : Trí Dũng – TTXVN
Tham dự hội nghị có các đồng chí nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An và Nguyễn Sinh Hùng; các đồng chí nguyên: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng và tương đương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh : Trí Dũng – TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh : Trí Dũng – TTXVN
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương đã báo cáo một số tình hình và kết quả đạt được thời gian qua. Nổi bật là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các ngành kinh tế tăng trưởng khá, nhất là sản xuất công nghiệp, khu vực dịch vụ duy trì đà tăng trưởng cao, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, ước đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới khoảng 11 tỷ USD, tăng 40,5%. Thu ngân sách đạt trên 396 nghìn tỷ đồng, bằng 32,7% dự toán. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, có thêm 39.580 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 369 nghìn tỷ đồng, tăng 14% về số doanh nghiệp và 48,9% về vốn đăng ký. Các lĩnh vực an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, lao động, việc làm có bước tiến bộ. Đời sống nhân dân được cải thiện. Quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Phú Trọng
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã tạo chuyển biến rõ nét trong thực tế cuộc sống, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kịp thời uốn nắn, ngăn chặn, xử lý đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm, nhất là những vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội và trong nhân dân, với tinh thần kiên quyết, thận trọng, công tâm, khách quan, không có vùng cấm, được cán bộ, đảng viên, nhân dân hoan nghênh, đồng tình ủng hộ.
Nhiều đại biểu đã phát biểu ý kiến, hoan nghênh kết quả Hội nghị Trung ương 5 vừa qua với việc ban hành 3 nghị quyết chuyên đề về kinh tế; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và xem xét thi hành kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên sai phạm. Một số đại biểu góp ý về công tác quy hoạch, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ; mong muốn tiếp tục tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh. Các ý kiến đề cập một số vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước, vấn đề quản lý tài nguyên, đất đai, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công tác thông tin tuyên truyền, đấu tranh phản bác, chỉnh hướng những thông tin sai lệch, tăng cường bảo đảm an ninh mạng…
Phát biểu kết thúc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó đoán định. Trong nước diễn ra nhiều sự kiện ngoài mong muốn. Trong bối cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đồng lòng nhất trí, vượt qua khó khăn thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng những kết quả đạt được thời gian qua, những chủ trương, quyết sách lớn về đối nội và đối ngoại cho thấy công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của Đảng, Nhà nước ta là đúng đắn, kịp thời, hiệu quả. Hội nghị Trung ương 5 vừa qua đã thông qua ba nghị quyết quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị. Ảnh : Trí Dũng – TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị. Ảnh : Trí Dũng – TTXVN
Tổng Bí thư trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp quí báu, tâm huyết và trách nhiệm của các đồng chí tham dự Hội nghị; đồng thời trao đổi, làm rõ thêm một số vấn đề mà các đồng chí tham dự Hội nghị nêu. Tổng Bí thư mong muốn các đồng chí nguyên là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau, với tâm huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm dày dạn trong công tác, sẽ tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc, cùng toàn Đảng, toàn dân và quân ta triển khai thật tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
TTXVN

Trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc




Nhân chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, đài Á Châu Tự Do có cuộc trao đổi ngắn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, đồng thời là chuyên viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ CSIS.

Phóng viên Lan Hương phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tại RFA ngày 16/5/2017.
Phóng viên Lan Hương phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tại RFA ngày 16/5/2017.
Mục đích chuyến đi

Lan Hương: Thưa giáo sư, theo giáo sư, trong chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ gặp Tổng thống Donald Trump, những chủ đề chính mà hai bên bàn thảo sẽ là gì?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Mục đích chính của chuyến đi này về phía Việt Nam thứ nhất là để làm quen với ông Trump và những cộng sự viên cao cấp của ông ấy trong chính quyền mới. Thứ hai là để thăm dò chính sách của Chính quyền này đối với châu Á Thái Bình Dương nói chung, với Việt Nam nói riêng. Thứ 3 để tìm cách nếu có thể thì tạo ảnh hưởng đối với những chính sách đó. Đó là những mục đích chính.

Còn về chuyện bàn thảo, trước khi đi báo chí có nói đến chuyện mua vũ khí của Mỹ. Hiện nay hai bên đang thảo luận tiền hội nghị, nếu các chuyên viên đồng ý đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của hai ông đó thì khi sang đây người ta sẽ quyết định mua vũ khí nào, mua bao nhiêu và quan hệ chiến lược hai bên như thế nào. Ngoài ra thì Việt Nam hay nói chung chung là tăng cường hợp tác về an ninh quốc phòng, giáo dục, công nghệ,… Nhưng trong các cuộc gặp của lãnh đạo lớn thì người ta hay chú trọng hơn đến vấn đề chiến lược và kinh tế. Đó là những đề tài mà người ta có thể đem ra thảo luận.

Việt Nam cũng muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ để đồng thời thăm dò xem có thể dùng Mỹ như một đối trọng với sự lấn lướt của Trung Quốc hay không.
- Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Lan Hương: Thưa ông, Việt Nam mong muốn đạt được gì từ chuyến thăm này sang Mỹ?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Như tôi đã nói, đây là chuyến thăm đầu tiên để làm quen, ra mắt. Riêng chuyện vận động được ông Tổng thống Trump mời ông Phúc đã là một điểm tốt, điểm son cho vai trò của Việt Nam. Khi Việt Nam sang đây, dĩ nhiên họ trông chờ tăng cường quan hệ giữa hai nước Mỹ và Việt Nam và quan trọng nhất về vấn đề chiến lược. Việt Nam ngoài chuyện muốn gây cảm tình, gây ảnh hưởng về chiến lược thì Việt Nam cũng muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ để đồng thời thăm dò xem có thể dùng Mỹ như một đối trọng với sự lấn lướt của Trung Quốc hay không. Còn về phương diện kinh tế thương mại, bởi vì Hiệp ước TPP là hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương đã bị Mỹ bác bỏ rồi, nhưng Việt Nam vẫn muốn hai điểm thứ nhất là Mỹ đầu tư thêm vào Việt Nam. Thứ hai Việt Nam muốn Mỹ sẽ mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Và cuối cùng, Việt Nam muốn được hưởng những quyền lợi mà đáng ra họ được hưởng trong hiệp ước TPP.

Việt Nam trông đợi gì

000_Was7756423-400.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) tại phòng bầu Dục, Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 25 tháng 7 năm 2013. AFP photo

Lan Hương: Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm này có ý nghĩa thế nào?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đối với Hoa Kỳ chúng ta thấy ông Trump cũng không hiểu biết nhiều về vấn đề quốc tế. Nhất là những vấn đề phức tạp của Á Châu và ông ấy cũng lơ là với chính sách xoay trục của chính quyền Obama ngày xưa. Thế nhưng trong khi đó, những chuyên viên quân sự trong bộ Quốc phòng lại biết rõ vai trò quan trọng của Đông Nam Á, và cũng thấy vai trò chiến lược của Việt Nam thì họ cũng muốn là qua chuyến thăm của ông Phúc, sẽ thuyết phục cho ông Trump về vai trò chiến lược quan trọng của Việt Nam. Thứ hai họ cũng muốn thăm dò xem chính quyền mới của ông Phúc có thể đóng góp gì cho chiến lược của Mỹ ở Á Châu.

Lan Hương: Năm 2013 nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sang Mỹ, hai bên đã đạt được bước tiến đáng kể khi nâng tầm quan hệ hai bên lên thành đối tác toàn diện (không phải là đối tác chiến lược như mong đợi trước đó), liệu trong chuyến thăm này chúng ta có thể trông đợi những thỏa thuận nào đáng chú ý giữa hai nước hay không?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Ông Trump nổi tiếng với tính tình khó tiên đoán được mà người ta gọi là “unpredictable” nên điều gì cũng có thể xảy ra. Nhưng nói một cách bình thường, căn cứ vào những chuyện đã xảy ra, trừ những biến cố rất đặc biệt, người ta khó trông đợi một đột biến nào để nâng tầm đổi tác toàn diện lên đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng người ta cũng có thể sẽ đạt được một số thỏa thuận trên nguyên tắc trong lĩnh vực cộng tác quốc phòng và thương mại. Nếu Việt Nam khéo ra thì cũng có thể sẽ tạo được một cơ chế nào đó để họ tiếp tục làm chuyện đó trong thời gian sắp tới. Cũng như Trung Quốc sang đây họ có 100 ngày để thảo luận các vấn đề đôi bên để đạt kết quả.

Vấn đề đặt ra là ông Phúc có khả năng thuyết phục và lấy cảm tình của ông Trump để ông ấy coi trọng Việt Nam như những nhà chiến lược của Mỹ muốn hay không.
- Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Lan Hương: Dưới thời của Tổng thống Obama với chiến lược chuyển trục về châu Á để đối phó với Trung Quốc, Việt Nam được coi là một đối tác quan trọng trong khu vực đối với Mỹ, vậy dưới thời của Tổng thống Donald Trump, vai trò của Việt Nam đối với Mỹ ra sao trong khu vực châu Á Thái Bình Dương?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Chính sách ngoại giao của ông Trump là chính sách chưa được định hình và có thể biến đổi bất ngờ tùy cá tính của ông Trump. Nhưng những nhà chiến lược của Mỹ họ đã biết vai trò chiến lược của Việt Nam với Mỹ là như thế. Cho nên vấn đề đặt ra là ông Phúc có khả năng thuyết phục và lấy cảm tình của ông Trump để ông ấy coi trọng Việt Nam như những nhà chiến lược của Mỹ muốn hay không. Điều này cũng liên quan đến sự chuẩn bị của phái đoàn ông Phúc để các phái đoàn lãnh đạo vận động chính giới và chiến lược gia Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của ông Phúc có tính tức thời, còn nhiệm vụ của những nhà gọi là phụ tá của ông Phúc đó thì có tính chất liên tục.

Lan Hương: Xin cám ơn những chia sẻ của giáo sư.

Lan Hương
(RFA)

Ông Phúc đi Mỹ: Thương mại, hay trắng tay?


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không kịp đi Hoa Kỳ vào cuối tháng Tư, đầu tháng Năm năm 2017 như tin tức được nêu ra bởi Murray Hiebert - cố vấn cao cấp, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ. Cũng bởi lẽ đó, ông Phúc đã không thể ghi điểm đối ngoại trước khi ông bước vào Hội nghị trung ương 5 của đảng ông - diễn ra vào nửa đầu tháng 5/2017 và đã chấm dứt.

Ông Nguyễn Xuân Phúc. (REUTERS/Kham)
Ông Nguyễn Xuân Phúc. (REUTERS/Kham)
Chỉ còn lại thời điểm cuối tháng 5/2017 là lúc Tổng thống Trump có thể tiếp ông Phúc tại Washington DC.

Đã rõ là có mối liên hệ mật thiết giữa hai chuyến đi cùng mục tiêu của Phạm Bình Minh và Nguyễn Xuân Phúc. Khoảng thời gian từ lúc trang facebook của Chính phủ Việt Nam “đánh tiếng” để Thủ tướng Phúc “sẵn sàng đi Mỹ” cho tới thời điểm chuyến đi “tiền trạm” Hoa Kỳ của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh chỉ có 40 ngày - một kỷ lục so với các cuộc thu xếp ngầm trước đây của giới ngoại giao Việt Nam để tổ chức những chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7 năm 2013 và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2015.

Nhưng xem ra, sự vụ vẫn còn quá ngổn ngang. Từ sau chuyến của bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh vào cuối tháng 4/2017, cho tới giờ vẫn chẳng thấy hé lộ bóng dáng nào của Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) mà giới chóp bu Việt Nam mong ngóng hơn cả. Trong khi đó, rất nhiều khả năng “món quà” của Thủ tướng Phúc sẽ mang đến Washington DC sẽ là một núi vụ việc vi phạm nhân quyền trầm trọng gây ra bởi chính quyền của ông.

Hiệp định song phương thương mại Việt - Mỹ?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu và mối quan tâm đầu tiên và trên hết của Việt Nam vẫn là những giá trị thương mại song phương với Hoa Kỳ, sau đó mới là những chủ đề về “xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương” và “giao lưu” quân sự - quốc phòng Việt - Mỹ ở khu vực Biển Đông.

Với Việt Nam, trong khi giấc mơ “GDP Việt Nam sẽ tăng 25% nếu tham gia vào TPP” còn quá xa xôi hoặc đang biến thành cơn mộng du lang thang trên nóc nhà thế giới, việc tiếp tục duy trì được số xuất siêu hơn ba chục tỷ USD hàng năm qua biên giới Hoa Kỳ sẽ là một nhiệm vụ tối hậu và một thành tích chính trị giúp thêm hy vọng cho chế độ Hà Nội trì kéo sự tồn tại thêm ít năm nữa.

Lượng ngoại tệ hơn ba chục tỷ USD thu lợi từ xuất siêu hàng năm sang Hoa Kỳ như thế là vô cùng có ý nghĩa, nếu đối sánh với quốc nạn Việt Nam phải nhập siêu hơn 30 tỷ USD theo đường chính ngạch và 20 tỷ USD theo đường tiểu ngạch mỗi năm từ “đồng chí Trung Quốc”.

Đó là nguồn cơn không thể rõ ràng hơn dẫn đến hành động của giới chóp bu Việt Nam phải bằng nhiều cách, thông qua nhiều kênh, nhằm tiếp cận với tân tổng thống Mỹ để Mỹ tiếp tục ưu ái cho Việt Nam những điều khoản thương mại đã ký kết từ BTA vào năm 2001 và một hiệp định khác giữa Mỹ và Việt Nam liên quan đến việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007.

Nhưng một nguy cơ lớn đang lừng lững ập đến: Sau 15 năm thực hiện BTA mà đã khiến phi mã giá trị giao thương Việt - Mỹ đến hàng trăm lần, chính quyền của Tổng thống Trump đang tiến hành rà soát lại toàn bộ BTA này. Việc rà soát này cũng nằm trong tổng thể lời lên án của Trump về 16 quốc gia có thương mại song phương “gây hại” cho kinh tế Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam.

Một hệ quả rất không mong đợi đối với Việt Nam là nếu Mỹ “siết” các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành “nạn nhân”, đồng thời ngưng trệ BTA hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn hơn nhiều so với 15 năm trước đó, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.

Trong khi đó, một nguồn “ngoại lực” khác là kiều hối về Việt Nam cũng đang sụt mạnh đến hơn 4 tỷ USD trong năm 2016 so với năm 2015, báo hiệu một chu kỳ khó tránh thoát về suy giảm tình cảm của “kiều bào ta” đối với chế độ cầm quyền, càng khiến chân đứng của chế độ này dễ bị vỡ vụn hơn bao giờ hết.

Sẽ về tay trắng?

Mùa xuân năm 2017, Nguyễn Xuân Phúc như được sao chiếu mệnh.

Sau khi bất ngờ được “tập thể Bộ Chính trị tín nhiệm” cho giữ chức thủ tướng tại Đại hội 12 vào đầu năm 2016, ông Phúc một lần nữa đột ngột sáng giá khi sau tết nguyên đán 2017 bắt đầu có dư luận cho rằng Tổng bí thư Trọng có thể “chọn” ông để kế nhiệm chức vụ cao nhất của đảng.

Tương lai bất chợt sáng chói ấy đang nằm cả trong tay Thủ tướng Phúc.

Nhưng tình cảnh tổng thể của đảng lại đang đè nặng lên vai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hơn bao giờ hết, kể từ khi ông hớn hở đón nhận lẵng hoa từ người tiền nhiệm bị bất ngờ gãy đổ là Nguyễn Tấn Dũng.

Trong thực tế, Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm như nhân vật duy nhất trong Bộ Chính trị có khả năng kiếm tiền để nuôi đảng.

Ngay trước mắt, một hiệp định song phương thương mại với người Mỹ, dù chưa được ký nhưng nếu có được một cam kết nào đó có lợi cho phía Việt Nam, và tốt hơn nữa nếu Thủ tướng Phúc “quốc tế vận” thành công ở Tây Âu để Hiệp định song phương thương mại EU - Việt Nam (EVFTA) được ký kết, mang lại nguồn lợi xuất siêu thêm hai chục tỷ USD mỗi năm cho kinh tế Việt Nam, sẽ là những thành tích chính trị nổi bật để Thủ tướng Phúc thẳng tiến để loại các đối thủ chính trị khác, trở thành tổng bí thư mới của đảng CSVN - nếu sớm nhất có thể tại đại hội giữa nhiệm kỳ của đảng vào đầu hoặc giữa năm 2018.

Còn nhớ, Tổng bí thư Trọng cũng bằng vào thành tích “Mỹ cam kết cho Việt Nam vào TPP” trong chuyến công du Hoa Kỳ vào tháng 7/2015, mà đã tiến tới “tôi bất ngờ…” khi tái đắc cử vai trò tổng bí thư tại đại hội đảng CSVN đầu năm 2016.

Có lẽ tâm thế Thủ tướng Phúc cũng đang muốn tái hiện một thành tích tương tự Tổng bí thư Trọng.

Đi Mỹ hay đi châu Âu với hộ chiếu công vụ và bằng tiền thuế bổ đầu dân chỉ là “chuyện nhỏ”. Sống còn hơn nhiều đối với ông Phúc là làm thế nào đi mà không phải trở về với hai bàn tay trắng.

Thế nhưng, giới chóp bu Việt Nam có lẽ đang bị bất ngờ như họ đã từng bị bất ngờ trước chiến thắng của Trump vào cuối năm ngoái. Công thức {Trump + Cộng hòa chiếm lưỡng đảng = Nhân quyền} trong Quốc hội Mỹ đang khiến thái độ của người Mỹ về quyền làm người ở Việt Nam cứng rắn hẳn lên.

Một bức tường quá cao vẫn dựng đứng phía trước cung đường đi Mỹ của Thủ tướng Phúc. Cho tới thời điểm này, vẫn chưa hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam chịu thỏa mãn bất kỳ nội dung nào trong “gói cải thiện nhân quyền” mà người Mỹ, một lần nữa trong không biết bao nhiêu lần, đặt lại.

Không những không cải thiện nhân quyền mà cũng không chịu trả tự do cho bất cứ tù nhân lương tâm nào, công an Việt Nam còn bắt thêm một nhà hoạt động nhân quyền và đấu tranh chống Formosa là Hoàng Bình vào ngày 15/5/2017. Vụ bắt bớ này có thể được xem là một thách thức lớn vỗ mặt đối với yêu cầu cải thiện quyền của người lao động do người Mỹ đặt ra, đơn giản bởi Hoàng Bình chính là Phó chủ tịch Phong trào Lao Động Việt - một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam tranh đấu cho lợi ích người lao động và công đoàn độc lập.

Chưa đi, nhưng đã có thể dự liệu kết quả. Nếu kết quả của Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ lần thứ 21 vào nửa cuối tháng 5/2017 chỉ là con số 0 tròn trĩnh, tức chính quyền Việt Nam vẫn không chịu cải thiện và nếu có “cải thiện” thì cũng chẳng có gì kiểm chứng được, sẽ chẳng nên ngạc nhiên nếu chuyến công du Hoa Kỳ vào cuối tháng 5/2017 của Thủ tướng Phúc rất có thể phải ra về tay trắng.

Phạm Chí Dũng

(Blog VOA)

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Người Pháp lưu giữ ảnh độc về 'Hùm thiêng Yên Thế'

  • 39
 Chân dung cha con Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân Yên Thế tập luyện... là những hình ảnh độc đáo, quý hiếm nằm trong bộ sưu tập bưu ảnh Đông Dương của một doanh nhân người Pháp.
Ông Guy Lacombe là một doanh nhân người Pháp đã sống và làm việc ở Việt Nam hơn 14 năm. Ông say mê Văn hoá Việt Nam nên sưu tầm được nhiều cổ vật giá trị. Trong ba năm, Guy Lacombe miệt mài sưu tầm bưu ảnh Đông Dương bằng cách mua bán và trao đổi trên mạng internet và hiện có khoảng 3000 bức bưu ảnh từ năm 1896 đến 1945 .
Doanh nhân người Pháp, Guy Lacombe đã sống và làm việc ở TP.HCM hơn 14 năm. Ông say mê văn hoá Việt Nam và sưu tầm được nhiều cổ vật giá trị. Trong ba năm, ông miệt mài sưu tầm bưu ảnh Đông Dương bằng cách mua bán và trao đổi trên mạng và đã có khoảng 3.000 bức từ năm 1896 đến 1945 .
Ông Guy có nhiều bộ bưu ảnh độc đáo và quý hiếm được phân loại theo từng chủ đề khác nhau. Một trong số đó là bộ bưu ảnh về Nghĩa quân Yên Thế của Đề Thám và bộ bưu ảnh chính quyền Thực dân- phong kiến xử tử những người yêu nước sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám thất bại.
Bưu ảnh của Lacombe độc đáo và quý hiếm, phân loại theo từng chủ đề khác nhau. Một trong số đó là bộ bưu ảnh về 'Nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám' cùng bộ bưu ảnh chính quyền thực dân - phong kiến xử tử những người yêu nước sau khi cuộc khởi nghĩa của Đề Thám thất bại. 
Bức bưu ảnh thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám cùng các cháu tại Yên Thế.
Bức bưu ảnh thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám cùng các cháu tại Yên Thế. Ông sinh năm 1846, mất 1913. Cuộc đời người anh hùng rừng núi gắn với các cuộc khởi nghĩa, trong đó ngót 30 năm ông lãnh đạo Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) - cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên.
Nghĩa quân Yên Thế.
Nhóm nghĩa quân người Mán dưới quyền thủ lĩnh Phạm Quế Thắng ở Vũ Nhai.
Nghĩa quân Yên Thế.
Nghĩa quân Yên Thế trong cuộc Khởi nghĩa Yên Thế.
Một bức ảnh hiếm về 2 người con của Hoàng Hoa Thám, Cả Rinh và Cả Huỳnh.
Bức ảnh hiếm về hai người con nuôi của Hoàng Hoa Thám, Cả Dinh và Cả Huỳnh.
Đội trưởng Nghĩa quân và những người lính luyện tập bắn súng.
Đội trưởng nghĩa quân và những người lính luyện tập bắn súng. Trong gần 30 năm lãnh đạo, Đề Thám đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10/1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12/1890) và Đồn Hom (tháng 2/1892), trực tiếp đương đầu với các tướng lĩnh danh tiếng của quân đội Pháp.
Nguoi Phap luu giu anh doc ve 'Hum thieng Yen The' hinh anh 1
Ảnh người đứng đầu nghĩa quân người Mường ở Yên Bái.
Bưu ảnh hiếm chân dung Hoàng Hoa Thám.
Hoàng Hoa Thám, người được mệnh danh là "Hùm thiêng Yên Thế", nỗi khiếp đảm cho chính quyền thực dân, phong kiến. Đề Thám người tầm thước, vai rộng, ngực nở, tóc thường cắt ngắn hoặc cạo trọc, mắt một mí, dáng đi chậm, nói năng từ tốn, nhỏ nhẹ. Ông được mô tả là người có năng lực chiến đấu ít ai sánh kịp. 
Trong nhiều năm, quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế và sử dụng nhiều thủ đoạn, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Tuy nhiên, với tài lãnh đạo, Đề Thám nhiều lần buộc quân Pháp phải nhượng bộ. Ông gây dựng được lực lượng lớn mạnh trong giai đoạn hòa hoãn hơn 10 năm. Một trong những sự kiện chấn động là vụ "Hà thành đầu độc" ngày 27/6/1908 trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội. Đây là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội. Binh biến thất bại, 24 người tham gia bị Pháp xử tử, 70 người bị xử tù chung thân.
Nghĩa quân Yên Thế.
Trong giai đoạn lớn mạnh nhất, Hoàng Hoa Thám còn xúc tiến xây dựng căn cứ kháng chiến, bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng. Sang năm 1909, cuộc khởi nghĩa suy yếu sau khi thực dân Pháp tung 15.000 quân chính quy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Trong ảnh là Quan Hầu, nghĩa quân lớn tuổi nhất cùng con rể của Đề Thám, Cả Huỳnh ra hàng.
Bức ảnh mô ta cảnh xử chém những người theo Nghĩa quân Yên Thế.
Bức ảnh mô tả cảnh xử chém những người theo nghĩa quân Yên Thế tại Quảng Yên (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) năm 1905. Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt vào năm 1913. Hoàng Hoa Thám được cho là mất cùng năm, song đến nay, nhiều giả thiết vẫn còn đặt ra quanh cái chết của ông. Phần mộ của ông cũng chưa được xác định.
Trần Ngọc Linh
(Chụp lại từ bưu ảnh) 
Clip: Trương Khở