Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

CỤC NGHỆ THUẬT BỊ ĐIÊN VÌ KHÁT "QUYỀN XIN CHO"...

Đại biểu Quốc hội: 'Ai cho Cục nghệ thuật quyền cấp phép Quốc ca?'

Hiến pháp 2013 quy định Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca. "Vậy đơn vị nào cho phép Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho Quốc ca?", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi.

Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa công bố danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó đáng chú ý nhất có ca khúc Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội cho biết ông không hiểu việc cấp phép này là như thế nào, vì bản chất của việc cấp phép là để một ca khúc nào đó được biểu diễn, bảo đảm tính chính trị, không lưu hành những tác phẩm đồi truỵ, độc hại, hoặc là để bảo đảm bản quyền.
"Tiến quân ca là tài sản quốc gia. Khoản 3 điều 13 Hiến pháp năm 2013 quy định rất rõ quốc ca của Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến quân ca. Vậy thì còn cần phải cấp phép nữa hay sao?", ông đặt câu hỏi.
Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng, Cục nghệ thuật biểu diễn phải trả lời câu hỏi "tại sao Hiến pháp đã quy định rồi lại còn phải cấp phép? Việc cấp phép này nhằm mục đích gì?".
"Ai cho ông quyền cấp phép cái này? Quốc hội, Chính phủ có cho cấp phép không? Đây là tài sản quốc gia được công nhận. Đây là vi phạm pháp luật chứ không còn là lạm quyền nữa", ông Nhưỡng nói.
dai-bieu-quoc-hoi-ai-cho-cuc-nghe-thuat-quyen-cap-phep-quoc-ca
Đại biểu Dương Trung Quốc.
Còn đại biểu Dương Trung Quốc thì cho rằng, với những tác phẩm âm nhạc đã đi vào đời sống từ lâu thì "cấp phép" là thủ tục, không cần thiết.
"Hãy quan tâm đến những gì bức xúc rồi gỡ ra chứ không phải cứ để như tạo dấu ấn của mình ở tất cả mọi nơi, thể hiện quyền lực của mình một cách vô lối", ông nói.
Theo ông Quốc, cần phải xem ý nghĩa cấp phép ở đây là gì. Chức năng của Cục nghệ thuật biểu diễn đúng là kiểm soát các hoạt động có tính chất kinh doanh hoặc công cộng, bảo vệ bản quyền, không nên "đi từ cực này sang cực kia".
"Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xác định lại cho rõ chức năng của Cục này, bởi vì, làm việc cấp phép này rất vất vả cho cả người làm cũng như người khác nữa, tức là làm phiền lẫn nhau", đại biểu Dương Trung Quốc đề xuất.
Đối với việc cấp phép cho một số bài hát trước cách mạng, đại biểu Quốc cho rằng ngành Văn hóa cần rà soát lại một loạt chứ không nên nhỏ giọt. Theo ông, tính từ thời điểm giải phóng miền Nam đến nay đã có hơn 40 năm, Việt Nam lại có cả một cơ chế, viện nghiên cứu, chuyên gia có kiến thức, hiểu biết.
"Họ có thể tìm đánh giá lại di sản của âm nhạc để thấy cái gì hợp, không hợp nữa thì có một cái kiến nghị. Cục nghệ thuật biểu diễn cần dựa vào kết quả ấy chứ không phải là người có quyền, cho phép. Bởi, cứ nghĩ mình có quyền cho phép, không cho phép nên mới có chuyện. Cấp phép không thuộc về quản lý mà về năng lực đánh giá chuyên môn", ông Quốc khẳng định.
Ông giải thích, Cục trưởng nghệ thuật biểu diễn chỉ là nghệ sĩ biên soạn sân khấu làm sao có thể thẩm định được. Vậy nên phải dựa vào bộ máy là các hội đồng nào đó. Có thể là tổ chức các đề tài nghiên cứu để đánh giá toàn bộ di sản, trở thành cơ sở khoa học để Cục xử lý, không để nhỏ giọt nhằm thể hiện quyền lực và hình thành quan hệ xin cho.
"Tôi đề nghị Bộ Văn hoá đánh giá, xác minh lại và công bố cho mọi người cái quyền của Cục đến đâu, không lẫn lộn. Nếu tự khoác cho mình trách nhiệm thì cũng nặng nề, chứ không thuần túy là tiêu cực, xin cho. Cần xác định chức năng để Cục này phát huy tốt vai trò, tạo môi trường âm nhạc tốt", ông nói.
Tiến quân ca ra đời tháng 10/1944 khi tác giả Văn Cao mới 21 tuổi. Ngày 22/12/1944, bài Tiến quân ca được sử dụng làm bài ca chính thức của 34 chiến sĩ đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Ngày 16-17/8/1945 tại Đại hội quốc dân đồng bào Tân Trào, Tiến quân cađược chọn làm Quốc ca của Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ trung ương lâm thời. Tiến quân ca ra mắt lần đầu tại quảng trường Nhà hát lớn trong cuộc mít tinh biểu dương lực lượng của nhân dân Hà Nội ủng hộ mặt trận Việt Minh ngày 19/8/1945.
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, hàng triệu quần chúng nhân dân đã hát vang bài Tiến quân ca trong lễ chào cờ tại buổi Lễ tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 1 (tháng 3/1946), Tiến quân ca chính thức được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và được ghi vào Điều 3 của Hiến pháp năm 1946.
Hơn 70 năm qua, bài Tiến quân ca đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong thời kỳ hòa bình, xây dựng phát triển và bảo vệ tổ quốc. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục ghi nhận “Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca”.
Hoàng Thùy  

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Sẽ chấp thuận điều chỉnh quy hoạch Sơn Trà

Quy hoạch Sơn Trà (Đà Nẵng) vừa được công bố đã gây nhiều băn khoăn về khả năng lợi ích nhóm chi phối, khiến bán đảo độc nhất vô nhị này bị bê tông hóa. Bên hành lang Quốc hội, VnExpress đã trao đổi với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

- Thưa Phó thủ tướng, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng gửi “tâm thư” kiến nghị Thủ tướng xem xét lại quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia Sơn Trà. Là người ký phê duyệt quy hoạch, quan điểm của Phó thủ tướng về kiến nghị này như thế nào?
- Chính phủ luôn trân trọng các góp ý, phản biện và đều giao các cơ quan theo đúng chức năng, thẩm quyền xem xét với tinh thần cầu thị.
Ngay khi báo chí đưa tin, dù chưa nhận được Bản kiến nghị tôi đã yêu cầu Văn phòng Chính phủ cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ Văn hóa) theo dõi xử lý. Khi Văn phòng Chính phủ nhận được bản kiến nghị, tôi đã có ý kiến và Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng. Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Văn hóa chủ trì cùng UBND TP Đà Nẵng xem xét. Khi nghe phản ánh về cuộc làm việc "không tìm được tiếng nói chung" giữa Tổng cục Du lịch và Hiệp hội tại Đà Nẵng tôi đã yêu cầu Bộ và Đà Nẵng khẩn trương xem xét các kiến nghị của Hiệp hội. Tinh thần là phải cầu thị thật sự đồng thời cũng phải rất khoa học cả về cách làm và nội dung.
pho-thu-tuong-vu-duc-dam-toi-se-chap-nhan-dieu-chinh-quy-hoach-son-tra
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bên hành lang Quốc hội ngày 22/5. Ảnh: Võ Hải.
- Kiến nghị của Hiệp hội Du lịch có đưa 4 đề xuất, trong đó đề nghị giữ nguyên hiện trạng bán đảo Sơn Trà. Ý kiến của ông về đề xuất này?
- Như tôi đã nói, Bộ và Đà Nẵng sẽ có báo cáo, kiến nghị về các đề xuất của Hiệp hội. Tôi không thể đưa ra ý kiến một cách giản đơn vì có những khía cạnh cần có chuyên môn sâu. Mặt khác, trước khi lập quy hoạch thì đã có nhiều dự án được Đà Nẵng chấp thuận chủ trương, duyệt dự án. Có những khách sạn đang hoạt động, có dự án đang thi công. Các dự án này có tổng số phòng lưu trú trên 5.000 phòng. Quy hoạch được phê duyệt yêu cầu phải giảm xuống chỉ còn 1.600 phòng.
- Liệu có thể hiểu bản quy hoạch này sẽ góp phần hợp thức hoá những công trình đã xây dựng tại Sơn Trà?
- Tôi cũng nghe có ý kiến đưa ra câu hỏi như vậy và cũng có người hỏi “nếu không có quy hoạch này thì sao?” Theo bạn thì như thế nào? Không có quy hoạch này thì không chỉ một số mà tất cả các dự án đã cấp sẽ vẫn "bình thường" đâu cần phải "hợp thức hóa".
Không có quy hoạch này thì chỉ với các dự án thành phố đã cấp cũng không ổn và càng không ổn nếu sau này tiếp tục cho mở rộng hoặc cấp mới. Chính Đà Nẵng cũng thấy vậy nên mới đồng ý với Bộ trình quy hoạch lên Thủ tướng.
Chúng ta có thể thắc mắc sao không làm quy hoạch từ sớm đi mà mãi tới 2013 mới làm? Vì tháng 1/2013 thì Thủ tướng quyết định đưa Sơn Trà vào danh mục các Khu Du lịch quốc gia, từ đó mới phải có quy hoạch do Thủ tướng phê duyệt.  
- 11 dự án đã được phê duyệt đầu tư trước khi có Quy hoạch du lịch tổng thể. Như vậy sẽ có chủ đầu tư đang có dự án ở đây được lợi và ngược lại nhiều chủ đầu tư sẽ phải hủy dự án. Dư luận có quyền đặt câu hỏi về khả năng có lợi ích nhóm chi phối quy hoạch này, thưa ông.
- Một quy hoạch mà thay vì cho mở rộng quy mô đầu tư hay có thêm nhiều dự án đầu tư lại yêu cầu phải điều chỉnh theo hướng giảm xuống thì sẽ đụng chạm lợi ích một số nhà đầu tư và cũng đặt chính quyền thành phố vào thế phải xử lý với những dự án đã đồng ý chủ trương, đã cấp phép. Không tránh khỏi có người muốn tất cả các dự án đã cấp phép được tiếp tục. Có người muốn được cấp thêm, cấp mới. Có người muốn bớt đi, bớt nữa. Thậm chí muốn xóa hết để về nguyên sơ.
Tôi cho rằng, bản quy hoạch được lập chính là cơ sở để Đà Nẵng rà soát, điều chỉnh lại các dự án đã cấp trước đây theo hướng có lợi hơn cho phát triển bền vững của Sơn Trà, của thành phố. Nếu không có bản quy hoạch này, thì ngay chỉ với dự án Đà Nẵng đã cấp phép cũng không ổn và càng không ổn nếu sau này tiếp tục cấp thêm dự án mới hay cho mở rộng dự án cũ.
Bản đồ quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Phần màu tím là trung tâm tiếp đón và lưu trú.
Bản đồ quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Phần màu tím là trung tâm tiếp đón và lưu trú.
- Dẫn Điều 30 Luật Đầu tư, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho rằng quy hoạch tổng thể Sơn Trà đã vi phạm luật khi cho phép các chủ đầu tư triển khai dự án du lịch với diện tích trên 1.000 ha. Quan điểm của Phó thủ tướng về vấn đề này?
- Khi trình quy hoạch này các Bộ và Văn phòng Chính phủ đều đã xem xét đảm bảo đúng quy định của Luật. Vừa qua, tôi đã yêu cầu Bộ Tư pháp kiểm tra lại. Bộ Tư pháp cũng khẳng định là quy hoạch được ký đúng thẩm quyền và không sai Luật Đầu tư. 
Điều 30, Luật Đầu tư quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư với các dự án đầu tư, còn quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Sơn Trà không phải là một dự án đầu tư.
Theo Luật Du lịch, Khu Du lịch Quốc gia phải có diện tích từ 1.000 ha trở lên. Quy mô quy hoạch là 1.056 ha, không có nghĩa phá đi từng ấy diện tích rừng để xây dựng. Diện tích xây dựng các cơ sở du lịch, kể cả công trình phụ trợ ở Sơn Trà không tới 2% và xây ở chỗ nào cũng phải có dự án, phải tuân thủ quy định về đầu tư xây dựng, về đất đai, về bảo vệ rừng.
- "Quy hoạch đúng quy trình, không sai luật", vậy "sự cầu thị và khoa học" mà Phó thủ tướng nêu trong công văn đề nghị các cơ quan có liên quan xem xét sau khi có kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nên được hiểu như thế nào?
- Dù việc phê duyệt quy hoạch là đúng quy trình, đúng thẩm quyền, không trái luật nhưng khi có ý kiến phản biện, đóng góp thì vẫn phải xem xét. Thực tế từng có nhiều ý kiến rất xác đáng và được tiếp thu. Không ít các văn bản, kể cả Nghị định của Chính phủ đã được điều chỉnh, bổ sung nhờ có các ý kiến như vậy.
- Như vậy có nghĩa là không có chuyện quy hoạch được thực hiện đúng quy trình rồi thì không xem xét. Vậy khả năng điều chỉnh điều chỉnh quy hoạch sẽ như thế nào thưa ông?
- Chắc chắn không có chuyện đúng quy trình thì không xem xét. Thủ tướng đã giao Bộ Văn hóa và Đà Nẵng xem xét các kiến nghị trên tinh thần cầu thị và khoa học. Các cơ quan, chuyên gia sẽ phải làm việc với nhau, để phân tích thấu đáo.
Theo quy định thì Bộ Văn hóa là cơ quan chịu trách nhiệm lập, thẩm định và trình quy hoạch. Vì quy hoạch ở đâu cũng phải tính tới lợi ích tại địa bàn nên đương nhiên Bộ phải phối hợp chặt chẽ với Đà Nẵng đề trình.
Nếu đề nghị điều chỉnh là xác đáng và điều chỉnh theo hướng giảm xây dựng, tăng bảo vệ rừng, môi trường thì tôi sẽ đồng ý. Ngược lại, tôi sẽ không chấp nhận.
Phạm Hiếu - Hoài Thu

Canada: Hầu hết nhà báo Trung Quốc đều làm gián điệp

Một cựu nhân viên cấp cao của Cục An ninh tình báo Canada khẳng định tất cả cơ quan tình báo phương Tây đều mặc định phóng viên Trung Quốc thường trú tại nước ngoài làm gián điệp cho Bắc Kinh.

nhà báo trung Quốc, gian diep, canada,
Trong nhiều năm qua, Cục An ninh tình báo Canada đã giám sát các nhà báo Trung Quốc thường trú ở Ottawa vì nghi ngờ họ làm gián điệp cho Bắc Kinh.
Theo điều tra riêng của báo La Presse (Canada) công bố trong tháng 5 này, Cục An ninh tình báo Canada (trực thuộc Bộ An ninh Công cộng) quan tâm đặc biệt đến các phóng viên thuộc cơ quan thường trú của Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã tại thủ đô Ottawa.
80% phóng viên Trung Quốc làm gián điệp
Các phóng viên Trung Quốc thường trú đã gia nhập Diễn đàn Báo chí Quốc hội (tổ chức quy tụ các phóng viên nghị trường) thì vẫn có quyền ưu tiên tham dự các sự kiện do Văn phòng thủ tướng, các bộ hoặc các cơ quan chính phủ Canada tổ chức.
Một nguồn tin giấu tên từng giữ vị trí quan trọng trong chính phủ trước đây của Thủ tướng Stephen Harper (2006-2015) tiết lộ: “Trong chính phủ ai cũng biết phóng viên các báo này giữ vai trò rất rõ tại Ottawa. Đó là thu thập thông tin chiến lược mà chính phủ Trung Quốc quan tâm. Bởi vậy ngay tại Ottawa cũng phải hành xử cẩn thận để tránh bị dò xét”.
Một cựu nhân viên cấp cao của Cục An ninh tình báo Canada khẳng định, tất cả cơ quan tình báo phương Tây mà đặc biệt là liên minh tình báo Five Eyes (Canada, Mỹ, Anh, Úc và New Zealand) đều mặc định phóng viên Trung Quốc phục vụ cho Bắc Kinh.
Nguồn tin này nhấn mạnh: “Họ là gián điệp. Chúng tôi đánh giá 80% phóng viên Trung Quốc trên thế giới làm gián điệp”.
Tờ La Presse đã liên lạc để hỏi thêm về vấn đề này nhưng văn phòng đại diện của Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã tại Ottawa cũng như đại sứ quán Trung Quốc đều không trả lời.
Dưới thời Thủ tướng Stephen Harper, hãng thông tấn Tân Hoa xã có ba phóng viên thường trú tại Ottawa. Hiện nay Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo cử mỗi báo một phóng viên đưa tin thời sự tại Ottawa.
Phản hồi với báo La Presse, ông Dan Brien, giám đốc truyền thông của bộ trưởng Bộ An ninh công cộng, không cung cấp chi tiết mục đích điều tra đối với các phóng viên Trung Quốc. “Luật quy định về Cục An ninh tình báo rất rõ. Cục chỉ có thể mở cuộc điều tra đối với một phóng viên nếu có đủ thông tin cho thấy phóng viên này tham gia các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia”.
Một nguồn tin giấu tên cho biết, trong các báo cáo hàng tuần về an ninh quốc gia cho thủ tướng đều thường xuyên nói đến hoạt động gián điệp của các viên chức Trung Quốc hoặc phóng viên Trung Quốc. Cũng vì thế mà lúc còn đương nhiệm, Thủ tướng Stephen Harper giữ thái độ không mấy mặn mà trong quan hệ với Trung Quốc.
Phóng viên Trung Quốc chỉ lo chụp ảnh quân sự
Năm 2011, văn phòng Thủ tướng Stephen Harper rất ngạc nhiên khi các phóng viên Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã đăng ký theo đoàn của thủ tướng đến thăm Bắc cực. Cũng các phóng viên này tham gia chuyến thăm Bắc cực của thủ tướng vào năm 2012 và 2013.
nhà báo trung Quốc, gian diep, canada,
Nhân viên an ninh đưa phóng viên Lý Học Giang của Nhân dân Nhật báo (mặc áo khoác mũ xanh) ra ngoài vì người này xô đẩy nữ trợ lý của thủ tướng Canada. (Ảnh: Canadian Press)
Một cộng sự cũ của Thủ tướng Harper kể trong các chuyến thăm, nhà báo Lý Học Giang của tờ Nhân dân Nhật báo không quan tâm chụp ảnh sự kiện liên quan đến thủ tướng mà chỉ canh chụp rất nhiều ảnh về các cơ sở quân sự và trang thiết bị của quân đội Canada như máy bay, trực thăng.
Trong chuyến đi năm 2013, phóng viên này xô đẩy nữ trợ lý báo chí của thủ tướng khi bị từ chối đặt câu hỏi và định giật micro. Lực lượng an ninh phải áp giải người này ra khỏi phòng.
Đến năm 2014, Văn phòng thủ tướng quyết định không cho phóng viên Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã tháp tùng chuyến đi Bắc cực.
Năm 2016, theo đề nghị của Cục An ninh tình báo Canada, Hạ viện thông báo với Diễn đàn Báo chí Quốc hội sẽ siết lại quy định an ninh đối với các phóng viên mới đăng ký đưa tin Quốc hội như lấy dấu vân tay, kiểm tra lý lịch tư pháp. Tuy nhiên do Diễn đàn Báo chí Quốc hội phản đối nên các biện pháp này chưa được thực hiện.
Theo Tuổi Trẻ

Giải mã ý nghĩa niên hiệu của các hoàng đế Việt Nam triều Nguyễn (Phần 2)

Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Việt Nam thời các hoàng đế trị vị, việc đặt và ban hành hiên hiệu đều có liên quan mật thiết đến ý chí chính trị của hoàng đế. Bằng hình thức niên hiệu, hoàng đế đã đưa ý chí chính trị của mình thẩm thấu vào cuộc sống thường nhật của quốc gia. 
Kiến Phúc – Niên hiệu của vua Đại Nam Giản Tông (1 năm, 1884) 
Đại Nam Giản Tông tên húy là Nguyễn Phúc Hạo, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là con nuôi của Tự Đức (con thứ 3). Quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sau khi phế giết vua Hiệp Hòa, ngày 30 tháng 11 năm 1883 lập Giản Tông, đổi niên hiệu là Kiến Phúc. Trị vì 1 năm, thời gian đó Việt Nam và Pháp ký “Hiệp ước Thuận Hóa thứ 2”, Việt Nam trở thành nước bảo hộ của Pháp. Việt Nam đem ấn vàng Việt Nam Quốc Vương do triều Thanh ban nấu chảy, tuyên bố thoát ly quan hệ triều cống với triều Thanh.
Hàm Nghi – Niên hiệu của vua Đại Nam Xuất Đế (năm 1885, phong trào Cần Vương sử dụng đến năm 1889)
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng, con của Kiên Thái Vương. Vua Kiến Phúc mất, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền không muốn để con nuôi thứ 2 của Tự Đức Nguyễn Phúc Ưng Kỳ lên ngôi, bèn đưa em trai Nguyễn Phúc Ưng Kỳ là Nguyễn Phúc Ưng Ủng lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Hàm Nghi có nguồn gốc từ “Thi Kinh”: “Cảnh viên duy hàn thụ mệnh hàm nghi, bách lộc thị hà” (Núi Cảnh Sơn có sông lớn bao quanh, triều kế thừa triều Thương là thu mệnh trời, tất cả đều thích hợp, trăm lộc đều có cả). Nó phản ánh khát vọng cho nhân dân được yên vui của Hàm Nghi.
Khi vua Hàm Nghi trị vì, Việt Nam đã là thuộc địa của Pháp, người Pháp đối với hoàng thất cũng rất kiêu căng ngỗ ngược. Vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết phò tá lấy danh nghĩa hoàng đế ban “Cần vương chiếu”, và xin Mãn Thanh sắc phong, hiệu triệu nhân dân các địa phương nổi dậy chống sự thống trị của người Pháp. Các nơi khắp Việt Nam ào ào khởi binh hưởng ứng. Phong trào nổi dậy chống sự thống trị của người Pháp này được đời sau gọi là phong trào Cần Vương. Sau đó Hàm Nghi bị phản đồ bán đứng cho Pháp, bị bắt và lưu đày ở Algeria.
Đồng Khánh – Niên hiệu của vua Đại Nam Cảnh Tông (4 năm, 1885 – 1888)
Đại Nam Cảnh Tông tên húy là Nguyễn Phúc Biện, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng Thị, là con nuôi thứ 2 của vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 35 được vua Tự Đức sắc phong làm Kiên Giang Quận Công. Sau khi vua Hàm Nghi ra đi phát động phong trào Cần Vương, chính quyền thuộc địa Pháp để vỗ về dân chúng đã thương lượng cùng Từ Dụ thái hậu lập Kiên Giang Quận Công Nguyễn Phúc Ưng Thị làm hoàng đế.
Thế là ngày 9 tháng 8 năm Hàm Nghi thứ nhất, đổi tên theo tên đế hệ là Nguyễn Phúc Biện và làm lễ tấn quang, ngày 10 lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đồng Khánh, từ ngày 22 tháng 5 năm Hàm Nghi thứ nhất đổi là năm Ất Dậu Đồng Khánh, năm sau bắt đầu gọi là năm thứ nhất. Đồng Khánh có nghĩa là “Trung hưng đồng khánh” (phục hưng lại, tất cả đều vui mừng).
Lúc này triều Nguyễn hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp nên để che giấu màu sắc thuộc địa, nên xưng là vua Đồng Khánh và người Pháp hợp tác khôi phục trung hưng Đại Nam. Vua Đồng Khánh tự nhận là “Quả nhân khôi phục lại hưng thịnh”, Đồng Khánh kế vị dưới sự bảo hộ của người Pháp tuyên bố Đại Nam là “Quốc thái dân an, phổ thiên đồng khánh” (Quốc thái dân an, khắp trời đều vui).
Thành Thái – Niên hiệu của vua Thành Thái
Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Chiêu, tên gốc là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là con của Cung Tông. Năm Đồng Khánh thứ 3 vua Đồng Khánh qua đời, Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp Lê-na đưa Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi, và đổi tên theo tên đế hệ là Nguyễn Phúc Chiêu, đổi niên hiệu là Thành Thái. Thành Thái có nguồn gốc từ “Dịch Kinh” là “Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh. Tắc thị thiên địa giao, nhi vạn vật thông dã” (Thái, đi nhỏ về lớn, tốt lành. Tức là trời đất giao hòa, vạn vật hanh thông). Có ý nghĩa là quẻ Thái là trời đất giao hòa mà Thành. Thái có nghĩa là an định.
Vua Thành Thái lên ngôi chú ý đến quốc sự, đi thị sát dân tình. Trong thời gian trị vì, thể hiện tương đối thân thiện với xã hội phương Tây, cũng là vị quân vương Việt Nam đầu tiên học lái xe, cắt tóc ngắn theo kiểu phương Tây. Tuy chịu ảnh hưởng của giáo dục nước Pháp sâu sắc, nhưng ông cảm thấy đau buồn vì quốc gia mình bị người Pháp khống chế. Năm Thành Thái thứ 17 (1907), vua Thành Thái bổ nhiệm một số quan lại mà chưa được sự đồng ý của chính quyền thực dân Pháp, làm cho người Pháp không tín nhiệm ông. Thế là Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp phế truất vua Thành Thái.
Duy Tân – Niên hiệu vua kế tiếp Đại Nam (10 năm, 1907 – 1916)
Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Hoảng, tên gốc là Nguyễn Phúc Vĩnh San, là con trai vua Thành Thái. Năm Thành Thái thứ 17, Nguyễn Phúc Vĩnh San mới 8 tuổi được lập làm hoàng đế, đổi tên là Nguyễn Phúc Hoảng, đổi niên hiệu là Duy Tân, Duy Tân có nguồn gốc từ sách “Thượng Thư” là “Hàm dữ duy tân” (Tất cả đều được đổi mới), với ý nghĩa là Đại Nam dưới sự bảo hộ của người Pháp, đất nước đổi mới, mọi người dân được an lạc.
Trong thời gian vua Duy Tân trị vì, người Pháp kiêu căng ngỗ ngược, vua Duy Tân cực kỳ căm ghét. Cuối tháng 4 năm 1916 (năm Duy Tân thứ 10), vua Duy Tân bí mật gặp các thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội, lên kế hoạch đảo chính. Nhưng đảo chính thất bại. Người Pháp dự định đưa vua Duy Tân trở lại hoàng thành làm hoàng đế, nhưng vua không muốn làm bù nhìn. Thế là vua Duy Tân và vua cha bị lưu đày ở đảo Reunion.
Khải Định – Niên hiệu của vua Đại Nam Hoằng Tông (10 năm, 1916 – 1925) 
Tên húy là Nguyễn Phúc Tuấn, tên gốc là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con của vua Đồng Khánh. Ngày 18 tháng 5 năm 1916 (ngày 27 tháng 4 năm Duy Tân thứ 10) Nguyễn Phúc Bửu Đảo được thực dân Pháp lập làm hoàng đế Việt Nam, đổi niên hiệu là Khải Định. “Khải” là khai mở, “Định” là bình an, an định. Vì 2 vua Thành Thái, Duy Tân làm trái ngược ý chí của người Pháp, Khải Định mang ý nghĩa cam chịu làm bù nhìn cho người Pháp nên đặt niên hiệu là Khải Định. Trong thời gian trị vì ông đã ban bố nhiều pháp lệnh có lợi cho người Pháp. Ông cũng giống cha ông không nhận được nhiều thiện cảm của người dân Việt Nam.
Khi trị vì, Khải Định đã đến Marseille Pháp, tham gia triển lãm các nước thuộc địa Pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hoàng đế xuất ngoại thăm viếng. Nhưng chuyến đi Pháp này bị mọi người chê trách. Sau khi vua Khải Định lên bờ cảng Marseille, thì gặp phải sự phản đối của nhóm người Việt lưu vong ở Pháp.
Bảo Đại – Niên hiệu hoàng đế cuối cùng 
Vua Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của Việt Nam tên húy là Nguyễn Phúc Thiển, tên gốc là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Năm Khải Định thứ 10 (1926), Khải Định tạ thế, ông kế vị làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Bảo Đại. Bảo Đại lấy từ “Tả Truyện – kỳ lục nhật” là “Tuy vạn bang, lũ phong niên, bảo đại, định công, an dân, hòa chúng” (Dẹp yên vạn nước, liên tiếp được mùa, giữ được vị trí nước lớn, lập công đức, làm dân yên ổn, hòa hợp với tất cả mọi người), ngụ ý là kéo dài phúc tộ nhà Nguyễn, lập công dựng nghiệp. Tiếc rằng Bảo Đại cũng giống như các tiên đế, vai trò quá mờ nhạt trong khi nhận sự bảo hộ của người Pháp. Các vua cũng sử dụng niên hiệu này là Tộ Đế nước Liêu, Trung Tông, nước Nam Đường đều giống nhau là phúc lộc quốc tộ hết.
Thời kỳ đầu thân chính, Bảo Đại có hoài bão lớn lao cải cách, hy vọng Việt Nam có thể độc lập phú cường như Nhật Bản. Trong vài tháng, ông nhanh chóng tiến hành một số cải cách bao gồm bãi bỏ các tập quán cũ lễ chế phong kiến. Ngày 2 tháng 5 năm 1933, Bảo Đại được Pasquier – bộ trưởng thuộc địa toàn quyền Pháp đồng ý, đã phát động “Đảo chính yên lặng”, giáng chức Nguyễn Hữu Bài và thân tín, đồng thời thăng chức các quan trẻ có tài Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn và đưa vào nội các.
Trong triều đình, lần thay đổi nhân sự này của Bảo Đại không những được lòng phái bảo hoàng đang muốn tăng quyền lực cho ông ủng hộ, đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ của phái cấp tiến đang muốn thay đổi hiện trạng, tiến hành cải cách ủng hộ. Nhưng cải cách của Bảo Đại đã sớm gặp trở ngại, ông phát hiện ra mình chẳng có mấy thực quyền, mất đi sự đồng ý của bộ trưởng thuộc địa toàn quyền, cải cách cảu Việt Nam bị đình trệ, thế là ông bắt đầu cảm thấy thất vọng về cải cách.
Năm 1945, quan Nhật xâm nhập Đông Dương, Bảo Đại phát động đảo chính, tuyên bố Việt Nam độc lập thoát ly nước Pháp, đổi quốc hiệu là Việt Nam Đế Quốc, xưng là Việt Nam Hoàng Đế. Không lâu sau đó, quân Nhật chiến bại trong chiến tranh thế giới phải đầu hàng. Nhân cơ hội đó, Việt Minh phát động khởi nghĩa giành chính quyền, yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. Vua Bảo Đại và triều đình nhà Nguyễn chấp nhận yêu cầu, tự nguyện trao lại quốc tỷ và bảo kiếm tượng trưng cho địa vị thiên tử, chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Chế độ vua chúa Việt Nam cũng kết thúc từ đó. Những niên hiệu cũng chỉ còn lại trong ký ức.
Hải Sơn biên dịch 
Xem thêm: 

Tư liệu Đặc biệt: Ông Vũ Kỳ kể chuyện Cụ Hồ kén vợ

Lời dẫn của Nguyễn Thanh Bình: Cám ơn nhà báo Quoc Phong nguyên PTBT báo Thanh Niên về stt này. Ghi chép lại về đời tư của Bác của thư ký Bác lúc trọng bệnh. Bác là con người thật việc thật, thật giản dị, trong khi một số thông tin thần thánh hóa lên. Có lẽ nhiều người hết cuộc đời họ vẫn không biết được những câu chuyện như thế này!

Lời dẫn của Nhà báo Quốc Phong: Chuyện bây giờ mới kể

Tôi nghĩ, rồi những chuyện sau, cũng sẽ có lúc chúng ta nên công khai về đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không nên thần thánh hoá. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN . Cũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đấu tranh cho tự do, độc lập mà Người đã phải hy sinh , thiệt thòi . 

Nên hiểu điều đó sao cho đúng mà từ đó càng thấy thương Người, cảm phục Người hơn bội phần.


NHỮNG CHUYỆN ÔNG VŨ KỲ HỒI TƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI LẠI LÚC TRỌNG BỆNH 

Dưới đây là 1 trong 2 câu chuyện được ông Vũ Kỳ , Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại lúc 15h chiều 24/6/ 2004 tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội. Khi đó, ông Vũ Kỳ đã rất yếu rồi . Người được ông mời đến để ghi âm lại những chuyện mà ông kể ra sau đây là bà Nguyễn Thị Tình, khi đó là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng một cán bộ chuyên môn của Viện.

Sau đây là phần bóc băng của Bảo tàng HCM và họ đã chép lại . Để giữ tính trung thực, nó vẫn chưa hề được biên tập gì ( nguyên từ bản bóc băng chép tay của bà Tình. Bản trong băng, tôi- người gõ lại sau đây - cũng chưa được nghe băng trực tiếp. Thực ra, đến nay cuốn băng đã bị hư . Tuy nhiên, ngay sau khi ghi âm, lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chuyển ngay cuốn băng lên Lãnh đạo Bộ Văn hoá Thông tin (ông Phạm Quang Nghị) và Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương( ông Nguyễn Đình Hương) để xin ý kiến. Sau đó, Bộ Văn hoá TT đã có quyết định cử cán bộ của Viện bảo tàng HCM sang các nước châu Âu nghiên cứu sưu tầm tư liệu thêm.


Do đây là văn nói, lại không được nghe băng trực tiếp nên có những câu không rõ nghĩa nên vẫn để dấu (?) bên cạnh . Tôi đã hỏi chị Tình nhưng chị nói cũng không rõ vì khi đó, ông Vũ Kỳ cũng đã rất yếu .để khách quan, tôi không sửa gì hết. 

Nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay, tôi mạn phép trích ra 1 trong 2 nội dung nói trên để mọi người ghé đọc và hiểu thêm về một nhân vật vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Có một nội dung, đó là chuyện Người đi lính 4 năm cho Pháp trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2( 1914-1918). Nội dung này tôi cũng đã viết trên Tạp chí Xưa & Nay đăng vào tháng 10 năm 2015 nên xin không nhắc lại ). Ông Vũ Kỳ kể :

Vấn đề thứ nhất : ( tôi không ghi lại )

Vấn đề thứ hai :

Từ trước tới nay, trong các sách về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa đề cập đến được , tức là vấn đề cuộc đời riêng tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tức là cái này cũng có lúc Bác công bố là Bác không có gia đình. Con cháu của Bác là con cháu chung của đất nước. Thế mà có nhiều chuyện cũng xảy ra điều này điều khác. Nhưng theo tôi, ở gần Bác thì thấy cuộc đời riêng tư rất là trong sáng, theo cách nói của Trung Quốc là rất minh bạch. 

Khi Bác về tới đất nước, Bác đã 55 tuổi. 

Lúc bấy giờ Bác yếu, gầy yếu. Công việc của kháng chiến lúc đó nhiều quá, không có thì giờ nào suy nghĩ đến chuyện riêng. Cho đến khi có điều kiện, đặt vấn đề với Bác. Các Đ/c Bộ Chính trị và thêm một số đ/c Trung ương rất gần với Bác như các đ/c : Trường Chinh, Phạm Văn Đồng rồi các đồng chí khác : Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, chị Chủ tịch Phụ nữ Nguyễn Thị Thập có chính thức đặt vấn đề với Bác Hồ là Bác nên có gia đình để cho Bác có hạnh phúc, cho yên ổn cả hai (việc nước và việc riêng). 

Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng.
Bác nói : Rất cám ơn các đồng chí. Không phải Bác không muốn đâu. Bác muốn. Nhưng vì Bác là Chủ tịch nước nên Bác cũng phải có" Điều kiện" với các cô chú.

Bác có 3 " điều kiện":

- Một là, Bác lấy vợ thì phải chọn cho Bác người phụ nữ trẻ, đẹp (điều kiện đó cũng dễ thôi).
- Hai là ,Trình độ Văn hoá, trình độ chính trị thì vừa phải (cái này cũng dễ quá). 
- Ba là ,Đạo đức phải tốt. 

Ba điều kiện tưởng là dễ tìm. Nhưng vào trong một con người nên lại khó tìm. Vì trẻ đẹp thì khó có đạo đức , nếu tách ra thì dễ. Anh chị em tìm và gửi ảnh đến cho Bác. Bác tủm tỉm cười. Bác nói với tôi : Các chú lại gửi ảnh thì làm sao mà Bác chọn được. Ảnh người ta chụp, nhỡ chột 1 mắt, chụp 1 bên thì chọn thế nào ? Chú nói với các chú là nếu tìm đúng yêu cầu thì gửi đến cho Bác...

Bác xem mặt do ảnh gửi đến nhiều lắm !

Chủ tịch Phụ nữ Nghệ An, điều kiện tốt, chính trị tốt, đạo đức tốt nhưng lại không được trẻ , đẹp. 

Ông Trần Đăng Ninh, dễ dãi hơn thì chọn : người trẻ đẹp, trình độ văn hoá khá nhưng đạo đức thì lại lung tung. Cho nên lúc bấy giờ ở trên gọi là " cây đa nước chảy"(?). Có mấy cô ông ấy chọn tới. 

Lúc bấy giờ có người phụ nữ khá( sau này làm tới chức thứ trưởng) thế nhưng cũng không ổn. 

Như vậy,trong cả 3 cái tiêu chuẩn Bác đưa ra,cứ không đồng nhất với nhau. Nên cứ chọn người một thời gian giúp Bác, cứ " Bác Bác cháu cháu" , giúp Bác đánh máy , phục vụ Bác... Đến ở được một thời gian chừng độ một tháng . Có người ở tới 3 tháng nhưng cứ " Bác Bác cháu cháu", cừ dần ngọt( ?). Trong số đó có một người, cũng có sắc đẹp, có trình độ, đạo đức tương đối, là cán bộ của Phụ nữ Nam Bộ.,những người này tôi không muốn nói tên là vì họ còn sống. Ra một thời gian, ở gần Bác thì Bác thấy cũng được , giúp Bác phục vụ đánh máy. Nhưng thế nào đạo đức lại không giữ được. Lúc bấy giờ có ông cán bộ cao cấp từ miền Nam ra. Vào làm việc với Bác, lại quan hệ với bà này , có thai( thế mới hết hơi ). 

Vì có thai, ông Lê Văn Lương, lúc ấy vừa là Trưởng ban Tổ chức, vừa là Chánh Văn phòng Trung ương lo quá. Người phụ nữ đưa ra là để phục vụ cho Bác, lại có thai thì phải lo đưa xuống Vĩnh Phúc để mà sinh đẻ ở đấy. Chứ nếu để ở đấy thì mang tiếng cho Bác.

Do ông Lương đưa đi thành ra ông Lương cũng bị mang tiếng là ông Lương " tằng tịu" thế nào đấy mà ra. Bà này sau sinh ra một đứa con trai, Gia đình người ta nuôi lớn nhưng bà ta nhất định không nhận. Ông cán bộ cao cấp kia sau phải nhận, nhờ anh con trai có ơn với gia đình người nuôi. Ông kia cũng phải đào tạo thành cán bộ này khác. Nhưng bà kia thì nhất định không nhận. Thí dụ như đấy là một cái người gần như chắc chắn đấy, thế mà rồi cũng không được. 

Sau đến năm 50, ông Trần Đăng Ninh có đưa vào một cô không đẹp, không xấu, nhưng có duyên, người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Cô này lại phải cái lý lịch không tốt, là " me lai", là Đại Hoàng. Dân tộc Tày là hơi tự do. Vấn đề này không thành vấn đề. Cô này đến làm phục vụ cơm nước hàng ngày, có khi cùng ngồi ăn, có khi đi chăn trâu cho cơ quan Văn phòng... Và coi như người trong cơ quan. Do hoàn cảnh của phụ nữ, ở người phụ nữ, ở với Bác nhưng cứ" Bác Bác cháu cháu", cô này cũng không chịu được. 

Do sự tấn công của cánh anh em cảnh vệ bảo vệ Bác , cô này lại bị có mang. Sau Bác thấy thương (vì cô này là người dân tộc), nên giao cho gia đình dân tộc, cán bộ dân tộc phụ trách. 

Thế nhưng cái ông này lại muốn " tranh thủ". Khi cơ quan gửi như vậy, phải đưa tiền cho ông ấy hàng tháng để nuôi, thế mà ông ấy kiểu như muốn tuyên truyền đây là con Bác Hồ để lắm cán bộ lợi dụng. 

Khi có cán bộ báo cáo Bác rõ sự việc, Bác bảo thôi, rút về để anh Cả (Nguyễn Lương Bằng) nuôi. Anh Cả nuôi một thời gian, lại có tiếng đồn này ,tiếng đồn khác cho anh Cả, Bác lại bảo giao cho tôi ( Vũ Kỳ) . 

Tôi nói tôi đã có 3 con trai, tôi không thiếu con. Nếu giao cho tôi thì phải giao hẳn, coi như con tôi thật sự. 

Ông Vũ Kỳ - thư ký của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tôi sẽ làm giấy khai sinh để khi còn chiến tranh sẽ tham gia chiến đấu , trở thành bộ đội, khi không chiến đấu thì trở thành công nhân. Sau đó trở thành con tôi và bây giờ trở thành con tôi. Nó đàng hoàng. Chủ nhật, thứ bảy nó về ở cùng anh em, chụp ảnh với nhau từ nhỏ. Nó coi tôi như bố mẹ. Nó xin phép tôi lên Cao Bằng tìm hiểu về người mẹ. 

Tôi đồng ý đưa đi Cao Bằng. Người mẹ nó sau này cũng tai tiếng nói nọ nói kia, thế nọ thế kia như thế nào đó. Và người em đến nuôi con cũng bị như thế. Vì vậy nó tìm được 1 ngôi mộ cùng tên mẹ ở Bất Bạt, hàng năm Thanh minh thì lên Thanh minh với bà mẹ đẻ ra mẹ tôi. Mộ cũng để ở trên đó, lên thăm coi như con tôi hết. Cái chuyện này thì cả Hoa Kỳ họ cũng đặt vấn đề mà một số vấn đề như là Vũ Thư Hiên, như Nguyễn Minh Cần cũng đã nói. Nhưng thực sự là Bác đàng hoàng. Bác thương người con gái - nó tốt, nhưng nó trẻ người non dạ như vậy. Nó không giữ được ( trước một anh cận vệ) như vậy, bây giờ chú quan tâm tới. Tức là bây giờ đặt tên. 

Con đầu là Vũ Lê Dung
Con thứ hai là Vũ Quang
Con thứ ba là Vũ Trung (*)
Con thứ tư là Vũ Vinh
Con thứ 5 là Vũ Minh

Coi như chính thức Vũ Trung là con trai tôi. Thứ 7, Chủ Nhật đến nhà ăn uống. Cái vấn đề này, không những một số người tung ra nói lung tung nhưng mà Hoa Kỳ họ cũng đề cập đến nó. Nhưng sự thật là như vậy chứ không phải là con Bác Hồ. Số cảnh vệ, số bảo vệ họ lung tung. Cô này nó vất vả. Thế đấy, đó là ở trong nước.

Còn ở nước ngoài ?

Lúc bấy giờ , ở nước ngoài, Liên Xô cũng đè cập đến, nhưng 2 nước đề cập đến nhiều là Trung Quốc mà chủ động là Thủ tướng Chu Ân Lai và Triều Tiên , mà người chủ động là Chủ tịch Kim Nhật Thành. Họ đều nói là nếu trong nước không giải quyết được thì chúng tôi sẽ giúp đỡ. 

Bác Hồ tủm tỉm cười và chỉ nói: Rất cám ơn các đồng chí !
.
Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai tại Trung Quốc.
Bên kia, ông Kim Nhật Thành trực tiếp đứng ra, bên này thì ông Chu Ân Lai (gián tiếp thôi)nhưng ông Chu giao cho 2 người là vợ ông ấy, bà Đặng Dĩnh Siêu và một cán bộ phụ nữ quen biết Bác ở Quảng Đông là bà Âu Mận Giác. Hai người đi tìm. Thấy người này thì gửi sang. Tôi không muốn nói tên người này vì hiện còn sống, nên tôi không muốn . Hai người gửi người này sang ở với Bác chừng độ 1 tuần hay là hơn 10 ngày, cũng " Bác Bác cháu cháu " . Thế rồi , sau đó người này cũng xin phép về, thế là không đạt. 

Thế rồi , đấy mới là cái chuyện công khai sau này. 

Thế còn những chuyện bí mật. Cái hồi hoạt động bí mật thì phải nói Bác cũng là con người, một thanh niên đẹp trai và nếu mà biết tiếng Pháp thì gọi là" cơ rê găng" , tức là galant, biết chiều phụ nữ. Thế Bác đi hoạt động, lại trẻ, đi đến đâu cũng từng có người yêu. Đến Boston cũng có người yêu, sau này bà này có nói đấy. Đến Nga, à, đến Pháp, có bà gọi là bà Rô Dơ ( Hoa hồng ). 

Ở Boston, tôi không rõ lắm . Bác sống bằng nghề làm bánh ở đấy, cũng nghe nói có người thế nào đấy, sau này có một bà kể chuyện về việc này. Bà ấy nói công khai khi 100 năm ngày sinh Bác Hồ. 

Còn bà Rô dơ ở Pháp, đấy là một phụ nữ đẹp. Rô dơ là hoa hồng. Bác sang năm 19 23, Bác có chương trình bí mật sang Liên Xô, thế là đánh lạc hướng bọn mật thám theo dõi. Bác viết thư cho cô Rô dơ. Cô Rô dơ cũng viết thư tình với Bác. Hai người trao đổi thư tình. Đến một thời gian Pháp tưởng bình thường, thế nên Bác lên miền Nam nước Pháp. 

Đến 1925, sử sách Pháp mới nói là Nguyễn Ái Quốc đang ở Mạc Tư Khoa. Thế là đánh lạc được hướng bọn mật thám theo dõi hàng ngày. 2 năm sau thì nó mới thấy Bác đã sang đó từ 1923. Cô Rô dơ , sau năm 1957, Bác đi thăm các nước XHCN. Bác đến Béc Linh , khi xuống máy bay, Bác chạy ngay ra ôm cô Rô dơ này. Cô Rô dơ cũng đi đến Béc Linh đón Bác. 

Vì tuổi lúc đó già rồi, chỉ coi như tình bạn ngày xưa. Nhớ lại chuyện cũ thì Bác đều nói rõ : tôi rất cảm ơn cái tấm lòng, tình cảm của bạn đối với tôi. Nhưng tôi mà thành lập gia đình thì tôi không hoạt động được, tôi trân trọng tình cảm đó. Xin nói để biết như vậy. 

Có thể có quan hệ này khác nhưng cũng không có con. Bác vẫn không có gia đình. Bác đi sang đến Mạc Tư Khoa, Bác cũng có. Sau này sang Trung Quốc thì lại có tương đối nhiều. Người đầu tiên mà nói là, cô gì mà Hoàng Tranh đưa ra đấy - Tăng Tuyết Minh. Công khai vào ở và làm việc với Bác, ở cùng với Bô rô đin có công khai cưới. 

Bà Đặng Dĩnh Siêu và một số vị đi dự. Thế tức là tương đối công khai. Hai người chắc cũng có quan hệ gì đấy. Theo tôi hiểu không đặt vấn đề, vẫn đặt vấn đề hình thức thế thôi, vì lúc đó là năm 1943, bản thân tôi khi hoạt động ở Hà Nội thì 3 nơi ngoại thành thì có đến 3 người đóng làm vợ tôi , một người là ở Khương Thượng, tức là vợ đồng chí Phan Trọng Tuệ đóng vai vợ tôi. Đồng chí Phan Trọng Tuệ đóng vai anh vợ , đồng chí Hoàng Văn Thụ đóng vai chú vợ. Còn một người nữa , cùng một lúc, , ở Yên Phụ , đóng vai vợ tôi. Lúc bấy giờ, cô này chưa có chồng . Nhưng mà sau lấy một đồng chí cán bộ làm công an. Nay thì đã hưu rồi( làm thứ trưởng Công An). Còn một người nữa ở Nghi Tàm,cũng vào vai vợ tôi. Lúc bấy giờ cô này chưa có gia đình. Sau khi tôi bị bắt, lấy một đồng chí làm xứ uỷ Bắc Kỳ, sau này là trong BCH Tổng Công đoàn Việt Nam. 

Thế tôi suy nghĩ, cỡ tép riu như tôi mà một lúc cũng có 3 người đóng vai vợ tôi để hoạt động bí mật thì cũng có khả năng là đồng chí Tăng Tuyết Minh cũng đóng vai, nhưng mà công khai như vậy ? 

Năm 1927 thì Quốc dân Đảng làm phản, tiêu diệt Cộng sản . Bác Hồ phải tránh. Sau đó không gặp nữa. Năm 1931 Bác Hồ bị bắt ở Hồng Công. 

Người ta nói rằng bà Tăng Tuyết Minh có đến dự, trông thấy Bác ở trên. Nghe nói là bà này có thai nhưng mà bà làm sao đó lại không giữ được thai, không nuôi được. 

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ năm 1927 đã không găp lại nữa. 

Hai người có thể có mối tình rất đẹp, nhưng vẫn chưa trở thành vợ chồng chính thức. Theo tôi hiểu , cuộc sống của Bác hồ lúc bấy giờ là rất trong sáng, rất minh bạch chứ không phải là úp úp mở mở. Tức là rất đàng hoàng. 

Cho nên bây giờ, khi ta nghiên cứu phải nghiên cứu những cái chính mà tôi nói về trước từ Bộ Chính trị đến các đồng chí trong Trung ương Hội Phụ nữ chính thức đặt vấn đề với Bác, cũng đã cố gắng tìm nhưng cũng không đạt được; Quốc tế cũng cố gắng tìm cũng không đạt và cái hoạt động lúc bí mật bên Quảng Đông, Quảng Tây với đồng chí Tăng Tuyết Minh có thể có thai nhưng bà kia lại không giữ được cái thai nữ nhi đó.

Sau này, cô kia cũng vì hoàn cảnh gia đình bố mẹ nọ kia. Là người có hiếu có tình nên cũng chỉ gặp Bác thế thôi. Mối tình rất đẹp. 

Theo tôi,vì là một người sống gần Bác, đi cùng với Bác nên hiểu,nó chỉ là như vậy. Có thể , Bác nói : Tôi không có gia đình, con cháu tôi là thanh niên Việt Nam,các cháu nhi đồng, thanh niên thế giới... cũng có ý đó. Rất là trong sáng !

Sau này, theo tôi, thể công khai thành một bài viết hẳn hoi. Viết lại cho nó gọn gàng, nhất là chỗ bà Tăng Tuyết Minh, nên sử dụng những chỗ tốt của anh Hoàng Tranh viết . Họ nói có ý tốt cả đấy chứ không phải là có ý xấu đâu, nhưng mà ra không đúng đúng lúc ( phát hành vào ngày sinh của Bác, không chờ Việt Nam có ý kiến trước) cho nên bị động. Còn nội dung, không phải là chuyện không có thật, mình đàng hoàng, công khai thế. 
.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, vệ sĩ tiếp cận của Bác, người có may mắn được chứng kiến giây phút trái tin Bác ngừng đập đầy xúc động cùng vói tập thể Bộ Chính trị.
Chú nghĩ ( ý ông Vũ Kỳ khi nói với người kế nhiệm, bà Nguyễn Thị Tình), đứng về (góc độ ?) người phụ nữ, nên viết thế nào, có thể trao đởi với chú cho kín kẽ trước khi đăng.
Đấy là 2 vấn đề hôm nay chú đề cập để cơ quan báo cáo lại tổ chức. 


------

Chú thích :

- Anh Hoan nói ngày 5/6/2007: " Người phụ nữ Trung ương có ý định giới thiệu với Bác ( người Thanh Hoá), là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ."

Anh Hoan nói đã gặp và hỏi . Bà Mai nói: "Không ai nói với tôi là có ý định giới thiệu với Bác nhưng đúng là có bố trí để tôi tiếp cận. Nhưng vì tôi trẻ quá, nên ngay từ những ngày đầu gặp Bác, Bác đã gọi tôi bằng cháu ".

(anh Hoan ở trên tức Nguyễn Huy Hoan, phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh , đã mất năm 2012)



(Blog Tễu)

Nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội bị khởi tố

RFA

Ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội.
 Photo courtesy of vinaconex17















Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Cty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Báo trong nước ngày 22/5 đưa tin cho biết trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT của Vinaconex, ông Bình đã vi phạm các lỗi liên quan đến dự án nước sạch sông Đà.
Được biết trong khi sử dụng tuyến ống đưa nước của dự án này liên tục xảy ra sự cố và phải chi hàng chục tỷ đồng để sửa chữa, do đó phải ngừng cấp nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng trăm ngàn hộ dân. ‘
Bộ xây dựng sau đó cho kiểm tra và phát hiện đường ống không đảm bảo chất lượng kéo dài 50 năm như yêu cầu của dự án.
Tin cho biết thêm vào 3/ 2016, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố 9 bị can liên quan đến dự án này. Tuy nhiên, đến ngày 31/5, TAND thành phố Hà Nội đã trả hồ sơ vụ án để làm rõ trách nhiệm của các cá nhân nguyên là thành viên Hội đồng quản trị Vinaconex.
Viện KSND tối cao cũng vừa có chỉ đạo xem xét vụ việc “không khởi tố lãnh đạo Vinaconex” liên quan vụ án này.