Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Giải mã ý nghĩa niên hiệu của các hoàng đế Việt Nam triều Nguyễn (Phần 2)

Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Việt Nam thời các hoàng đế trị vị, việc đặt và ban hành hiên hiệu đều có liên quan mật thiết đến ý chí chính trị của hoàng đế. Bằng hình thức niên hiệu, hoàng đế đã đưa ý chí chính trị của mình thẩm thấu vào cuộc sống thường nhật của quốc gia. 
Kiến Phúc – Niên hiệu của vua Đại Nam Giản Tông (1 năm, 1884) 
Đại Nam Giản Tông tên húy là Nguyễn Phúc Hạo, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là con nuôi của Tự Đức (con thứ 3). Quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sau khi phế giết vua Hiệp Hòa, ngày 30 tháng 11 năm 1883 lập Giản Tông, đổi niên hiệu là Kiến Phúc. Trị vì 1 năm, thời gian đó Việt Nam và Pháp ký “Hiệp ước Thuận Hóa thứ 2”, Việt Nam trở thành nước bảo hộ của Pháp. Việt Nam đem ấn vàng Việt Nam Quốc Vương do triều Thanh ban nấu chảy, tuyên bố thoát ly quan hệ triều cống với triều Thanh.
Hàm Nghi – Niên hiệu của vua Đại Nam Xuất Đế (năm 1885, phong trào Cần Vương sử dụng đến năm 1889)
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng, con của Kiên Thái Vương. Vua Kiến Phúc mất, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền không muốn để con nuôi thứ 2 của Tự Đức Nguyễn Phúc Ưng Kỳ lên ngôi, bèn đưa em trai Nguyễn Phúc Ưng Kỳ là Nguyễn Phúc Ưng Ủng lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Hàm Nghi có nguồn gốc từ “Thi Kinh”: “Cảnh viên duy hàn thụ mệnh hàm nghi, bách lộc thị hà” (Núi Cảnh Sơn có sông lớn bao quanh, triều kế thừa triều Thương là thu mệnh trời, tất cả đều thích hợp, trăm lộc đều có cả). Nó phản ánh khát vọng cho nhân dân được yên vui của Hàm Nghi.
Khi vua Hàm Nghi trị vì, Việt Nam đã là thuộc địa của Pháp, người Pháp đối với hoàng thất cũng rất kiêu căng ngỗ ngược. Vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết phò tá lấy danh nghĩa hoàng đế ban “Cần vương chiếu”, và xin Mãn Thanh sắc phong, hiệu triệu nhân dân các địa phương nổi dậy chống sự thống trị của người Pháp. Các nơi khắp Việt Nam ào ào khởi binh hưởng ứng. Phong trào nổi dậy chống sự thống trị của người Pháp này được đời sau gọi là phong trào Cần Vương. Sau đó Hàm Nghi bị phản đồ bán đứng cho Pháp, bị bắt và lưu đày ở Algeria.
Đồng Khánh – Niên hiệu của vua Đại Nam Cảnh Tông (4 năm, 1885 – 1888)
Đại Nam Cảnh Tông tên húy là Nguyễn Phúc Biện, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng Thị, là con nuôi thứ 2 của vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 35 được vua Tự Đức sắc phong làm Kiên Giang Quận Công. Sau khi vua Hàm Nghi ra đi phát động phong trào Cần Vương, chính quyền thuộc địa Pháp để vỗ về dân chúng đã thương lượng cùng Từ Dụ thái hậu lập Kiên Giang Quận Công Nguyễn Phúc Ưng Thị làm hoàng đế.
Thế là ngày 9 tháng 8 năm Hàm Nghi thứ nhất, đổi tên theo tên đế hệ là Nguyễn Phúc Biện và làm lễ tấn quang, ngày 10 lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đồng Khánh, từ ngày 22 tháng 5 năm Hàm Nghi thứ nhất đổi là năm Ất Dậu Đồng Khánh, năm sau bắt đầu gọi là năm thứ nhất. Đồng Khánh có nghĩa là “Trung hưng đồng khánh” (phục hưng lại, tất cả đều vui mừng).
Lúc này triều Nguyễn hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp nên để che giấu màu sắc thuộc địa, nên xưng là vua Đồng Khánh và người Pháp hợp tác khôi phục trung hưng Đại Nam. Vua Đồng Khánh tự nhận là “Quả nhân khôi phục lại hưng thịnh”, Đồng Khánh kế vị dưới sự bảo hộ của người Pháp tuyên bố Đại Nam là “Quốc thái dân an, phổ thiên đồng khánh” (Quốc thái dân an, khắp trời đều vui).
Thành Thái – Niên hiệu của vua Thành Thái
Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Chiêu, tên gốc là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là con của Cung Tông. Năm Đồng Khánh thứ 3 vua Đồng Khánh qua đời, Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp Lê-na đưa Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi, và đổi tên theo tên đế hệ là Nguyễn Phúc Chiêu, đổi niên hiệu là Thành Thái. Thành Thái có nguồn gốc từ “Dịch Kinh” là “Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh. Tắc thị thiên địa giao, nhi vạn vật thông dã” (Thái, đi nhỏ về lớn, tốt lành. Tức là trời đất giao hòa, vạn vật hanh thông). Có ý nghĩa là quẻ Thái là trời đất giao hòa mà Thành. Thái có nghĩa là an định.
Vua Thành Thái lên ngôi chú ý đến quốc sự, đi thị sát dân tình. Trong thời gian trị vì, thể hiện tương đối thân thiện với xã hội phương Tây, cũng là vị quân vương Việt Nam đầu tiên học lái xe, cắt tóc ngắn theo kiểu phương Tây. Tuy chịu ảnh hưởng của giáo dục nước Pháp sâu sắc, nhưng ông cảm thấy đau buồn vì quốc gia mình bị người Pháp khống chế. Năm Thành Thái thứ 17 (1907), vua Thành Thái bổ nhiệm một số quan lại mà chưa được sự đồng ý của chính quyền thực dân Pháp, làm cho người Pháp không tín nhiệm ông. Thế là Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp phế truất vua Thành Thái.
Duy Tân – Niên hiệu vua kế tiếp Đại Nam (10 năm, 1907 – 1916)
Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Hoảng, tên gốc là Nguyễn Phúc Vĩnh San, là con trai vua Thành Thái. Năm Thành Thái thứ 17, Nguyễn Phúc Vĩnh San mới 8 tuổi được lập làm hoàng đế, đổi tên là Nguyễn Phúc Hoảng, đổi niên hiệu là Duy Tân, Duy Tân có nguồn gốc từ sách “Thượng Thư” là “Hàm dữ duy tân” (Tất cả đều được đổi mới), với ý nghĩa là Đại Nam dưới sự bảo hộ của người Pháp, đất nước đổi mới, mọi người dân được an lạc.
Trong thời gian vua Duy Tân trị vì, người Pháp kiêu căng ngỗ ngược, vua Duy Tân cực kỳ căm ghét. Cuối tháng 4 năm 1916 (năm Duy Tân thứ 10), vua Duy Tân bí mật gặp các thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội, lên kế hoạch đảo chính. Nhưng đảo chính thất bại. Người Pháp dự định đưa vua Duy Tân trở lại hoàng thành làm hoàng đế, nhưng vua không muốn làm bù nhìn. Thế là vua Duy Tân và vua cha bị lưu đày ở đảo Reunion.
Khải Định – Niên hiệu của vua Đại Nam Hoằng Tông (10 năm, 1916 – 1925) 
Tên húy là Nguyễn Phúc Tuấn, tên gốc là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con của vua Đồng Khánh. Ngày 18 tháng 5 năm 1916 (ngày 27 tháng 4 năm Duy Tân thứ 10) Nguyễn Phúc Bửu Đảo được thực dân Pháp lập làm hoàng đế Việt Nam, đổi niên hiệu là Khải Định. “Khải” là khai mở, “Định” là bình an, an định. Vì 2 vua Thành Thái, Duy Tân làm trái ngược ý chí của người Pháp, Khải Định mang ý nghĩa cam chịu làm bù nhìn cho người Pháp nên đặt niên hiệu là Khải Định. Trong thời gian trị vì ông đã ban bố nhiều pháp lệnh có lợi cho người Pháp. Ông cũng giống cha ông không nhận được nhiều thiện cảm của người dân Việt Nam.
Khi trị vì, Khải Định đã đến Marseille Pháp, tham gia triển lãm các nước thuộc địa Pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hoàng đế xuất ngoại thăm viếng. Nhưng chuyến đi Pháp này bị mọi người chê trách. Sau khi vua Khải Định lên bờ cảng Marseille, thì gặp phải sự phản đối của nhóm người Việt lưu vong ở Pháp.
Bảo Đại – Niên hiệu hoàng đế cuối cùng 
Vua Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của Việt Nam tên húy là Nguyễn Phúc Thiển, tên gốc là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Năm Khải Định thứ 10 (1926), Khải Định tạ thế, ông kế vị làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Bảo Đại. Bảo Đại lấy từ “Tả Truyện – kỳ lục nhật” là “Tuy vạn bang, lũ phong niên, bảo đại, định công, an dân, hòa chúng” (Dẹp yên vạn nước, liên tiếp được mùa, giữ được vị trí nước lớn, lập công đức, làm dân yên ổn, hòa hợp với tất cả mọi người), ngụ ý là kéo dài phúc tộ nhà Nguyễn, lập công dựng nghiệp. Tiếc rằng Bảo Đại cũng giống như các tiên đế, vai trò quá mờ nhạt trong khi nhận sự bảo hộ của người Pháp. Các vua cũng sử dụng niên hiệu này là Tộ Đế nước Liêu, Trung Tông, nước Nam Đường đều giống nhau là phúc lộc quốc tộ hết.
Thời kỳ đầu thân chính, Bảo Đại có hoài bão lớn lao cải cách, hy vọng Việt Nam có thể độc lập phú cường như Nhật Bản. Trong vài tháng, ông nhanh chóng tiến hành một số cải cách bao gồm bãi bỏ các tập quán cũ lễ chế phong kiến. Ngày 2 tháng 5 năm 1933, Bảo Đại được Pasquier – bộ trưởng thuộc địa toàn quyền Pháp đồng ý, đã phát động “Đảo chính yên lặng”, giáng chức Nguyễn Hữu Bài và thân tín, đồng thời thăng chức các quan trẻ có tài Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn và đưa vào nội các.
Trong triều đình, lần thay đổi nhân sự này của Bảo Đại không những được lòng phái bảo hoàng đang muốn tăng quyền lực cho ông ủng hộ, đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ của phái cấp tiến đang muốn thay đổi hiện trạng, tiến hành cải cách ủng hộ. Nhưng cải cách của Bảo Đại đã sớm gặp trở ngại, ông phát hiện ra mình chẳng có mấy thực quyền, mất đi sự đồng ý của bộ trưởng thuộc địa toàn quyền, cải cách cảu Việt Nam bị đình trệ, thế là ông bắt đầu cảm thấy thất vọng về cải cách.
Năm 1945, quan Nhật xâm nhập Đông Dương, Bảo Đại phát động đảo chính, tuyên bố Việt Nam độc lập thoát ly nước Pháp, đổi quốc hiệu là Việt Nam Đế Quốc, xưng là Việt Nam Hoàng Đế. Không lâu sau đó, quân Nhật chiến bại trong chiến tranh thế giới phải đầu hàng. Nhân cơ hội đó, Việt Minh phát động khởi nghĩa giành chính quyền, yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. Vua Bảo Đại và triều đình nhà Nguyễn chấp nhận yêu cầu, tự nguyện trao lại quốc tỷ và bảo kiếm tượng trưng cho địa vị thiên tử, chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Chế độ vua chúa Việt Nam cũng kết thúc từ đó. Những niên hiệu cũng chỉ còn lại trong ký ức.
Hải Sơn biên dịch 
Xem thêm: 

Không có nhận xét nào: