Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Vụ Phí Thái Bình - “Liên ngành” thua hay tạm lùi một bước?

XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Việc cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội là sai hay là oan?
Năm 2015 Quốc hội ban hành Nghị quyết số: 96/2015/QH13 “Về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự”.
Việc một số cơ quan bảo vệ pháp luật - Điều tra, Kiểm sát, Tòa án - từ địa phương đến trung ương gây oan sai cho công dân khiến ngân sách phải bỏ ra nhiều tỷ đồng đền bù là một thực tế, là nỗi bức xúc của toàn dân khiến Quốc hội phải ban hành Nghị quyết số 96/2015/QH13.
Khi nói đến “oan sai” đương nhiên là tồn tại hai khả năng, “oan” là trường hợp kết tội người không có tội và “sai” là không kết tội người có tội hoặc kết tội không đúng tính chất, mức độ tội phạm.
Việc cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội là sai hay là oan?
Một số bài báo dẫn ý kiến đương sự cho thấy, ông Bình khẳng định mình không có tội, trong khi đó một số báo khác dẫn ý kiến các đại biểu Quốc hội hoan nghênh việc cơ quan công an đề nghị truy tố ông Phí Thái Bình.
Ông Phí Thái Bình bị khởi tố vì liên quan đến việc vỡ đường ống nước sông Đà. (Ảnh minh hoạ: Zing.vn)
Trong hàng loạt thông tin nhiều chiều được báo chí đăng tải, người viết chú ý đến câu hỏi của phóng viên dành cho một vị đại biểu quốc hội:
Trước đây, cơ quan điều tra lấy lý do nhân thân tốt, vi phạm lần đầu mà không khởi tố bị can ông Phí Thái Bình. Theo ông, vì sao lại có sự thay đổi?”.
Trả lời câu hỏi này, vị đại biểu Quốc hội cho rằng:
Việc chậm trễ cũng không có gì trái với quy định của pháp luật mà đúng ra đó là sự thận trọng cần thiết.
Quốc hội vừa qua có nghị quyết, yêu cầu cao trong việc đấu tranh phòng chống oan sai, chính yêu cầu này đặt cơ quan tố tụng rất thận trọng khi đưa ra quyết định khởi tố vụ án, bị can”. [1]
Về câu hỏi được nêu, có thể thấy người phỏng vấn đã rất “tế nhị” (hoặc vô tình dùng từ chưa chuẩn?), dù thế nào thì câu hỏi đó đã “vô tình” đổ toàn bộ lỗi về sự chậm trễ cho cơ quan điều tra:
cơ quan điều tra lấy lý do nhân thân tốt, vi phạm lần đầu mà không khởi tố bị can ông Phí Thái Bình…”.
Thực tế cho thấy cơ quan điều tra đã kết luận “việc làm của các thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinaconex có dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự”.

Đại biểu quốc hội cho rằng khởi tố ông Phí Thái Bình vẫn chưa đủ

(GDVN) - Sai phạm trong đường nước ống nước sông Đà còn liên quan đến tổ chức, đơn vị được giao thực thi nhiệm vụ.
Vụ việc bị dừng lại, không phải do một mình cơ quan điều tra mà do quyết định của “Liên ngành tư pháp” mà cơ quan điều tra (có thể) là một thành viên trong đó.
Về điều này báo Thanhtra.com.vn của Chính phủ đã viết: “Miễn xử hình sự “quan” Vinaconex: “Liên ngành tư pháp” quyết định là không đúng thủ tục”. [2]
Không khó để kiểm chứng thông tin này trên các trang báo cho đến thời điểm hiện tại, rõ ràng không phải “cơ quan điều tra” mà là “Liên ngành tư pháp ” lấy lý do nhân thân tốt, vi phạm lần đầu” để miễn truy cứu hình sự ông Phí Thái Bình và cộng sự.
Cũng cần nhắc thêm không chỉ báo của Thanh tra Chính phủ mà hàng loạt bài báo đều trích dẫn “Liên ngành tư pháp Trung ương” chứ không phải “Liên ngành tư pháp Hà Nội”.
Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này bởi tại các địa phương, câu chuyện họp liên ngành thống nhất quan điểm trước khi xử án không phải là cá biệt.
Chính vì thế mới xuất hiện cụm từ “án bỏ túi”, nghĩa là án đã được thông qua bởi “Liên ngành” hoặc bởi kết luận từ các cuộc họp có sự tham gia của nhiều thành phần không thuộc khối tư pháp.
Kết quả là Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa - chỉ còn nhiệm vụ công bố mức án.
Chuyện ông Phí Thái Bình có phạm tội hay không phụ thuộc vào chứng cứ của cơ quan điều tra và việc tranh tụng tại tòa.
Tuy nhiên điều này chỉ thành hiện thực khi Viện Kiểm sát phê chuẩn việc khởi tố bị can, vấn đề là sớm, muộn hay phải chờ họp thống nhất?
Nếu một phiên tòa như vậy được mở thì điều gì sẽ xảy ra?
Chưa cần biết kết quả tranh tụng tại tòa sẽ như thế nào, bản thân việc mở phiên tòa sẽ là chứng cứ kết luận, rằng quyết định của Liên ngành tư pháp: “không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên Hội đồng quản trị Vinaconex” là trái pháp luật chứ không phải là “không đúng thủ tục”.  
Cũng cần phải nói thêm, trong các Bộ Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự, phần nói về thẩm quyền khởi tố, miễn tố (sẽ trình bày ở phía dưới) không có điều khoản nào nhắc đến một cơ quan hay tổ chức có tên là “Liên ngành tư pháp”, điều này có nghĩa là “Liên ngành tư pháp” không được phép tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.
Thượng tôn pháp luật nghĩa là nghi phạm không thể bị kết tội hoặc miễn tội nếu không qua một phiên tòa xét xử công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Ảnh chụp màn hình báo Thanhtra.com.vn ngày 25/5/2017
Liên quan đến “Liên ngành tư pháp” tại các địa phương, có lẽ ý kiến được báo Infonet.vn đăng tải ngày 19/12/2015 đã nói lên tất cả: “Từ vụ án oan ông Nén: Còn báo cáo án, án bỏ túi, họp 3 ngành… vẫn oan sai?”.
Bài báo kiến nghị: “Cần loại bỏ những vấn đề tồn tại như báo cáo án, án chuẩn bị sẵn, họp 3 ngành thì mới giảm được những vụ án oan”. [3]
Trở lại ý kiến của vị đại biểu Quốc hội: “Việc chậm trễ cũng không có gì trái với quy định của pháp luật mà đúng ra đó là sự thận trọng cần thiết.
Quốc hội vừa qua có nghị quyết, yêu cầu cao trong việc đấu tranh phòng chống oan sai, chính yêu cầu này đặt cơ quan tố tụng rất thận trọng khi đưa ra quyết định khởi tố vụ án, bị can”.

Nhóm lợi ích khuyết điểm

(GDVN) - Công là công, tội là tội, chẳng có lý gì công thì nhận huân chương mà tội thì lại lấp liếm.
Sẽ không có gì đáng nói nếu “sự thận trọng cần thiết” của cơ quan tố tụng được quán triệt mọi nơi, mọi cấp và với mọi đối tượng chứ không chỉ với lãnh đạo như ông Phí Thái Bình và cộng sự.
Nói thế vì vụ án liên quan đến bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết ở Thành phố Hồ Chí Minh, đương sự bị khởi tố và bắt giam ngay từ ngày 18/12/2013.
Sau một lần trả hồ sơ, ngày 29/5/2015 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm nhưng cũng phải hủy, tiếp tục trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Hơn hai năm sau (ngày 18/3/2016) phiên tòa sơ thẩm mới được mở trong khi nhiều điều trong cáo trạng của Viện Kiểm sát lại bị các luật sư và dư luận đặt dấu hỏi.
Xin trích dẫn một đoạn trong bài báo đăng trên báo điện tử Kienthuc.net.vn của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam:
Phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết (42 tuổi, quê tỉnh Phú Thọ) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ Luật Hình sự được Toà án nhân dân tiến hành từ ngày 18/3 đến chiều 22/3 (năm 2016).
Cũng tại phần tuyên án, những người có mặt vô cùng bất ngờ khi chủ toạ Vũ Phi Long đọc tiếp quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc ông Yee Lip Chee (48 tuổi, quốc tịch Malaysia), Tổng giám đốc L&M VN ký 25 phiếu chuyển tiền gây thất thoát hơn 6 tỷ đồng”.[4]
Những người có mặt tại phiên tòa “vô cùng bất ngờ” khi Yee Lip Chee  bị khởi tố hay vì những bí ẩn đằng sau cung cách làm ăn của cơ quan điều tra và kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh khiến đối tượng này dù là nghi phạm vẫn không bị tạm giam như bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết?
Người đọc sẽ càng bất ngờ hơn khi Kienthuc.net.vn dẫn thêm lời thẩm phán Vũ Phi Long - Chủ tọa phiên tòa:
Toà chỉ có quyết định khởi tố vụ án, còn trong quá trình điều tra nếu đầy đủ chứng cứ, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện quyết định khởi tố bị can đối với ông Yee Lip Chee”.
Quả bóng trách nhiệm hình như đang được đá đi đá lại giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật?
Nếu các cơ quan điều tra, kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh có “sự thận trọng cần thiết” với hai đối tượng người nước ngoài liên quan đến vụ án, tại sao họ không dành “sự thận trọng cần thiết” với chính đồng bào mình?
Tại sao họ nhắm mắt làm ngơ trước công luận, trước hàng trăm bài báo phân tích có lý, có tình về quá trình xử lý vụ án?
Báo điện tử Vietnamnet.vn tờ báo rất có uy tín trong làng báo Việt Nam ngày 20/11/2015 viết:
“Trước đó, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần có văn bản trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để điều tra bổ sung "làm rõ các căn cứ truy tố".
Cũng giống như những lần trước, sau nhiều tháng ròng “điều tra bổ sung”, đến tháng 8/2015, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại tiếp tục có văn bản “giữ nguyên quan điểm truy tố đối với Nguyễn Thị Bạch Tuyết theo cáo trạng”.
Thêm một lần nữa, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại ra thông báo về việc trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì không đủ chứng cứ đưa vụ án ra xét xử.
Căn cứ vào các bằng chứng và lời khai trước Hội đồng xét xử trong phiên sơ thẩm ngày 29/5/2015 thì có thể thấy Wong Kong Hee - Yee Lip Chee không chỉ dừng lại ở đối tượng "người liên quan" mà phải là "đối tượng cầm đầu - bị cáo" trong vụ án - trong trường hợp có một vụ án chiếm đoạt tài sản xảy ra”. [5]
Đây là “sự thận trọng cần thiết” hay là cố tình bỏ lọt tội phạm, điều đã được quy định là tội danh trong luật?
Khoản 1 điều 104 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về “Quyết định khởi tố vụ án hình sự:
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.
Khoản 4 điều 153 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự” như sau:
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”.

Khởi tố ông Phí Thái Bình là củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước

Tuy ngôn ngữ có đôi chút khác biệt song về cơ bản cả hai Bộ Luật này đều trao cho Hội đồng xét xử quyền khởi tố tại tòa khi phát hiện có chuyện bỏ lọt tội phạm của cơ quan điều tra và kiểm sát.
Mặc dù phiên tòa xử vụ Nguyễn Thị Bạch Tuyết chính thức diễn ra vào tháng 3/2016, trong khi Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 phải đến tháng 7/2016 mới có hiệu lực thi hành song như đã phân tích ở trên, thay vì sử dụng ngôn từ tại Bộ Luật năm 2003, người viết sử dụng từ ngữ trong Bộ luật năm 2015.
Quy định trong cả hai Bộ Luật cho thấy chỉ khi nào “phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm” thì Hội đồng xét xử mới “ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự”.
Nói cách khác, khi Hội đồng xét xử (vụ Nguyễn Thị Bạch Tuyết) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự ngay tại tòa thì có nghĩa là quá trình điều tra, khởi tố đã có biểu hiện “bỏ lọt tội phạm”.
Vì Hội đồng xét xử đã thực hiện quyền được pháp luật quy định nên cả ba cơ quan - Điều tra, Kiểm sát, Tòa án bị buộc có nghĩa vụ thi hành.
Vậy bao giờ vụ án sẽ được tiếp tục hay còn phải chờ ý kiến “Liên ngành”?
Trong khi đồng bào mình tiếp tục bị giam giữ thì những kẻ người nước ngoài liên quan đến vụ án - nếu không nói là chủ mưu - lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, liệu đây có phải là tình và lý mà người Việt hiện đại đối xử với nhau?
Thiết nghĩ, với chủ trương chống tham nhũng không có vùng cấm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đang thực hiện, người viết hy vọng Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân sẽ dành sự quan tâm đến hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố.
Nếu thấy sai thì hãy dũng cảm sửa, một Chính phủ minh bạch, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân không thể xảy ra chuyện chậm hoặc không khởi tố người này nhưng lại vội, thậm chí là quá vội buộc tội người khác.
Tài liệu tham khảo:
Xuân Dươn

Không có nhận xét nào: