Kênh Ba Bò bị sụt lún, hư hại sau một tháng cải tạo, vì trận mưa.
Công trình cải tạo thoát nước Kênh Ba Bò (phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương) được đổ bêtông chiều dài hơn 3km, có vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước lên đến 345 tỉ đồng vừa đưa vào sử dụng hồi tháng 4.2015 đã bị nứt toác bêtông, sạt lở bờ kè taluy sau một trận mưa.
Quan sát công trình Kênh Ba Bò vào ngày 25.5, bờ kênh bên phía khu công nghiệp Đồng An có tới hàng chục điểm bị sạt lở, bêtông nứt toác, nhiều điểm kéo dài hàng chục mét, có nguy cơ đổ bờ kè xuống kênh. Kênh Ba Bò đã được che tôn xung quanh để tiến hành sửa chữa, hàng chục người dùng ximăng vá, gia cố lại các điểm nứt, sụt lún trên hai mặt kênh. Tại công trình, hàng nghìn tấm đan bị sạt lở, tụt xuống kênh đã được tháo dỡ ngổn ngang.
Ông Hồ Văn Thông - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương, chủ đầu tư dự án - cho biết, công trình sau hoàn thành chưa hoàn công và đang còn hoàn thiện, bảo hành 2 năm. Nguyên nhân sạt lở, ông Thông cho rằng là do chưa trét khe các tấm đan bờ kè, gặp mưa làm nền móng bị yếu gây sạt lở. Hiện đơn vị đang chỉ đạo các nhà thầu thi công khẩn trương sửa chữa, khắc phục.
Mặc dù chủ đầu tư và đơn vị thi công giải thích là công trình đang hoàn thiện và còn bảo hành, nhưng người dân tỏ ra lo ngại về chất lượng công trình vì sau một trận mưa đã có dấu hiệu hư hại tầm trọng.
Chùm ảnh công trình hàng trăm tỉ nứt toác sau một cơn mưa
Kênh Ba Bò bị sụt lún, hư hại sau một trận mưa. |
Kênh Ba Bò trong ngày khánh thành 24.4.2015. |
Cũng tại ví trí này, sau một tháng, kênh Ba Bò tan hoang, sạt lở. |
Bêtông ở kênh Ba Bò nứt toác, sạt lở nghiêm trọng. |
Bờ kè bị sạt lở được cho là do chưa trét khe các tấm đan, nhưng tại vị trí này, bờ kè đã được xây hoàn thiện trước ngày khánh thành. |
Kênh Ba Bò được che lại bằng tôn, không cho người lạ vào bên trong khu vực đang bị sạt lở.Đường ray đô thị Cát Linh-Hà Đông chưa khai thác đã bị gỉ sét?Hàng loạt các tồn tại về thi công, lắp đặt một số hạng mục của dự án đường sắt đô thị trên cao tuyến Cát Linh-Hà Đông đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng chỉ ra. Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, đến nay, các hạng mục xây dựng, kết cấu tầng trên-hệ thống đường ray đã cơ bản hoàn thành, công tác chế tạo lắp đặt các đoàn tàu tại Trung Quốc cũng đã được hoàn tất. [Vì sao khe hở giữa đoàn tàu Cát Linh-Hà Đông và ke ga lại rộng?] Hiện nay, Tổng thầu EPC (Trung Quốc) đang tập trung thi công hoàn thiện nội thất các nhà ga trên tuyến, các tòa nhà khu vực Depot và chuẩn bị công tác tiếp nhận hệ thống thiết bị của dự án. Tuy vậy, kiểm tra về chất lượng hạng mục kết cấu tầng trên-hệ thống đường ray cho thấy những tồn tại như trước khi lắp ray chưa phủ lớp dầu mỡ chống gỉ cho ray và phụ kiện liên kết, một số vị trí đã bị gỉ sét. “Hiện nay đã khóa hệ thống đường ray nhưng tại một số vị trí mối nối giữa ray hàn dài và ray tiêu chuẩn (25m) có khe hở chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật là 8mm, thực tế là lớn hoặc nhỏ hơn 8mm. Việc này tiểm ẩn nguy cơ cháy mối nối hoặc ray bị đứt gãy do tác động bởi nhiệt độ; bu lông liên kết giữa phụ kiện với ray tại một số vị trí chưa được đặt vuông góc; một số thanh giằng cự ly phục vụ thi công ghi khu depot làm bằng sắt hàn,” Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nhìn nhận. Ngoài ra, Tổng thầu EPC chưa tính toán cụ thể về vấn đề ảnh hưởng tác động bởi nhiệt độ và các điều kiện chạy tàu đến tấm bản bê tông cốt thép đúc tại chỗ liên kết các tà vẹt với dầm hộp để có các giải pháp kỹ thuật phù hợp tránh hiện tượng nứt trong quá trình khai thác, nhất là các tấm bê tông ở khu vực ghi có kích thước tương đối lớn. Thực tế tại hiện trường, một số vị trí đã xuất hiện vết nứt dài và sâu. Các thanh tà vẹt gỗ lắp đặt tại khu vực Depot đã tẩm thuốc phòng mục nhưng chưa thấy kết quả kiểm tra chiều sâu độ thẩm thấu, hiện một số thanh xuất hiện vết nứt. [Người dân mong chờ ngày đặt chân đi tàu đô thị Cát Linh-Hà Đông] Về quản lý chất lượng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho rằng, hệ thống đường ray chưa được Tổng thầu thực hiện đầu đủ các thí nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật độ đàn hồi, cường độ của phụ kiện theo phương đứng và ngang, các chỉ tiêu cơ lý của tấm đệm cao su, nhất là chỉ số lão hóa… Đặc biệt, kết cấu thép của các nhà ga trến tuyến chưa thấy hồ sơ thuyết minh tính toán kết cấu thép, kết quả thẩm tra thiết kế do Tổng công ty tư vấn giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải (TEDI) thực hiện còn rất sơ sài, không tính toán cụ thể để có cơ sở đánh giá kết luận về điều kiện an toàn chịu lực. Bên cạnh đó, việc xử lý nền đất yếu khu vực Depot còn chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ thi công, nghiệm thu xử lý nền đất yếu bằng công nghệ bấc thấm kết hợp hút chân không để xem xét, đánh giá. Với những tồn tại trên, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) chỉ đạo Tư vấn giám sát và Tổng thầu EPC nghiêm túc triển khai thi công các hạng mục công trình đảm bảo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật, nhất là hạng mục kết cấu tầng trên-hệ thống đường sắt; thực hiện ngay biện pháp chống và khắc phục gỉ đường ray và các phụ kiện liên kết; thực hiện quan trắc lún đối với khu vực depot đã được xử lý nền đất yếu…/. Trước đó, vào ngày 20/5 vừa qua, Ban Quản lý dự án đường sắt đã mở cửa cho người dân vào tham quan nhà ga La Khê (Hà Đông) và chiêm ngưỡng tận mắt đoàn tàu Cát Linh-Hà Đông để lấy ý kiến đóng góp trước khi chính thức đi vào hoạt động. Làm chậm tiến độ - cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của nhà thầu Trung Quốc
Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi liên tục mắc những sai phạm
Biến kỳ vọng thành thất vọng
Ngày 12.1.2012 đã diễn ra một sự kiện đặc biệt tại Hà Nội, đó là lễ ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) thỏa thuận về một khoản vay tái thiết và phát triển (IBRD) cùng bốn gói tín dụng hỗ trợ giảm đói nghèo (IDA) cho Việt Nam, với tổng số tiền là 973,5 triệu USD, theo tài liệu của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam).
"Đây là lần đầu tiên mà WB tài trợ cho việc phát triển đường cao tốc tại Việt Nam. Các khoản tín dụng ký kết hôm nay sẽ cung cấp vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại các thành phố có tiềm năng phát triển và góp phần hỗ trợ thực hiện các cải cách của Việt Nam", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khi đó phát biểu tại lễ ký kết.
Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi rất được kỳ vọng của người dân và chính phủ Việt Nam cũng như những nhà đầu tư quốc tế.
Theo AmCham Vietnam thì số tiền của các khoản tín dụng trên được sử dụng để tài trợ cho Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với giá trị là 613,5 triệu USD, tài trợ cho Dự án phát triển hạ tầng đô thị với giá trị là 210 triệu USD và khoản tín dụng dành cho Dự án Hỗ trợ giảm đói nghèo với giá trị là 150 triệu USD.
Trong số các gói tín dụng đó thì Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi rất được kỳ vọng, được đánh giá là sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ năng lực cần thiết cho sự tăng trưởng của khu vực Trung Bộ trong tương lai, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo điều kiện cho thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế thông qua hội nhập khu vực.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã được giao làm chủ đầu tư của Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ngày 19.5.2013 Dự án đã được khởi công và dự kiến 65km đầu tiên được thông xe vào cuối năm 2016, đến năm 2018 sẽ thông xe toàn tuyến.
Vậy nhưng, ngày 23.7.2016, VEC cho biết đã phát hiện những gian dối trong sử dụng vật liệu nền đường tại gói thầu A3 có giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, thuộc Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (DA ĐNQN). VEC đã buộc nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc phải lập tức dừng thi công tại những vị trí trên, cho đến khi loại bỏ và thay thế vật liệu đạt chuẩn.
Rồi ngày 1.3.2017 tại hạng mục cầu VD09A km 107+307, tư vấn giám sát (TVGS) hiện trường đã phát hiện bãi tập kết vật liệu thép để thi công cầu VD09A của nhà thầu Giang Tô không đảm bảo kỹ thuật, quá sát mặt đất, một số thanh sắt chạm đất.
Ngày 22.3.2017, tại hạng mục cầu VD09C, TVGS kiểm tra khoan cọc nhồi cầu VD09C đã phát hiện không có phụ gia bentonite tại hiện trường. Nhà thầu không có tài liệu chứng minh dung dịch khoan hiện tại đúng yêu cầu thi công được duyệt.
Gói thầu A3 do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã liên tiếp có những sai phạm
Do đó, TVGS đã yêu cầu nhà thầu Giang Tô dừng thi công công tác khoan cọc cho đến khi bổ sung đầy đủ nguồn bentonite và các tài liệu đảm bảo cho vật liệu sử dụng làm dung dịch để khoan tạo lỗ cọc.
Vậy là bao nhiêu kỳ vọng về dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, một công trình trọng điểm, nay đã dần trở thành nỗi thất vọng gắn liền với những sai phạm liên tiếp của nhà thầu Trung Quốc tại gói thầu A3.
Những thiệt hại từ việc chậm tiến độ của nhà thầu Trung Quốc
Ngày 17.4.2017, trong công văn gửi ông Gordon A. Edwards, Giám đốc, tư vấn giám sát CS1 gói thầu A3, do ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc Ban QLDA ĐNQN ký, có nội dung yêu cầu nhà thầu Giang Tô thay thế Giám đốc dự án gói thầu A3 là ông Sun Taiping, trước ngày 1.5.2017.
Đặc biệt, trong công văn này, VEC cho biết tư vấn giám sát sẽ xem xét thiệt hại với chủ đầu tư do việc chậm tiến độ của gói thầu A3 và thông báo cho nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng.
Thoạt nghe có thể nhiều người cũng cảm thấy an lòng vì nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối đã bị phát hiện, xử phạt và nhất là bị xem xét phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra, song phân tích kỹ thì lại thấy “buồn nhiều hơn vui”.
Bởi lẽ, nhà thầu Trung Quốc không thể bồi thường được những thiệt hại do họ gây ra, mà việc phạt theo hợp đồng chỉ mang tính chiếu lệ. Xin phép đưa ra bài toán kinh tế để chứng minh cho nhận định đó.
Cả dự án có thể bị ảnh hưởng bởi một gói thầu A3 mà nhà thầu Trung Quốc sai phạm liên tục khiến bị chậm tiến độ
Có thể thấy, thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc làm chậm trễ công trình sẽ bao gồm hai phần: phần tính toán được bằng số liệu và phần chưa thể tính được bằng số liệu (đặt trường hợp nhà thầu chấp nhận khắc phục và khắc phục được lỗi).
Thứ nhất, phần thiệt hại tính toán được bằng số liệu - đó là thiệt hại về tài chính:
Theo tài liệu của VEC, tổng vốn đầu tư của DA ĐNQN khoảng 28.000 tỉ VND, trong đó WB tài trợ 613,5 triệu USD, tương đương khoảng 13.300 tỉ VND. Vì là vốn vay dạng IDA nên lãi vay của khoản vốn này là 0%.
Vốn đối ứng của Việt Nam là 28.000 tỉ - 13.300 tỉ = 14.700 tỉ VND. Dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ (TPCP), lãi suất khoảng 7%/năm.
Như vậy, tổng vốn đầu tư cho DA ĐNQN sẽ phải chịu lãi suất vay là:
R = (13.300 tỉ x 0% + 14.700 tỉ x 7%)/28.000 tỉ x 100 = 3,765%
Do đó:
Lãi vay 1 năm của DA ĐNQN là: RA3yC = 28.000 tỉ x 3,765% = 1.029 tỉ
Lãi vay 1 tháng của DA ĐNQN là: RA3mC = 1.029 tỉ / 12 = 85,75 tỉ
Lãi vay 1 ngày của DA ĐNQN là: RA3dC = 85,75 tỉ /30 = 2,858 tỉ
Gói thầu A3 có tổng giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, vậy:
Lãi vay 1 năm cho gói A3 là: RA3y = 1.360 tỉ x 3,765% = 49,98 tỉ
Lãi vay 1 tháng cho gói A3 là: RA3m = 49,98 tỉ /12 = 4,165 tỉ
Lãi vay 1 ngày cho gói A3 là: RA3d = 4,165 tỉ/30 = 0,1388 tỉ
Nếu chậm tiến độ một ngày thì gói thầu A3 sẽ làm thiệt hại riêng về lãi vay cho vốn đầu tư của gói thầu này là RA3d = 138,8 triệu VND, song thực ra nó có nguy cơ gây ảnh hưởng tới cả dự án, nghĩa là thiệt hại thực tế là RA3dC = 2,858 tỉ VND.
Đặt trường hợp nhà thầu Trung Quốc chấp nhận bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ, chắc chắn con số bồi thường chỉ được tính toán xoay quanh khoản thiệt hại là 138,8 triệu VND/ngày, chứ không phải là 2,858 tỉ VND/ngày, nghĩa là rất nhỏ so với thiệt hại thực tế của Việt Nam. Bởi lẽ nhà thầu Trung Quốc chỉ thực hiện gói thầu A3 của DA ĐNQN.
Thứ hai, phần thiệt hại chưa thể tính toán bằng số liệu - như ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và cả nước. Và phần thiệt hại này chắc chắn sẽ không thua gì thiệt hại đã tính toán được, như về lãi vay của vốn đầu tư.
Cùng với những thiệt hại về kinh tế - tài chính, việc chậm tiến độ, nhất là với những công trình trọng điểm, còn gây ra rất nhiều hệ lụy cho kinh tế - xã hội tại khu vực được hưởng lợi nhờ dự án.
Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất mà những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.
Hiện nay, có tới hàng trăm nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện những gói thầu của họ trên đất nước Việt Nam và phần lớn bị chậm tiến độ. Qua bài toán kinh tế trong tính toán thiệt hại do chậm tiến độ trong Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, có thể thấy thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc gây ra cho kinh tế Việt nam khủng khiếp như thế nào.
Trước việc nhà thầu Trung Quốc lại liên tục mắc sai phạm, điều đó khiến giới phân tích cho rằng dường như đó là những sai phạm có tính toán. Vì vậy có thể nhận diện đây là một cách phá hoại kinh tế của nhà thầu Trung Quốc, chứ không chỉ đơn giản là việc mắc lỗi trên công trường.
Ngọc Việt
Phát hiện rỉ sét một số vị trí ray đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã chỉ ra nhiều tồn tại của hệ thống ray tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Theo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, đến nay, các hạng mục công trình phần xây dựng, kết cấu tầng trên - hệ thống đường ray dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, công tác chế tạo lắp đặt các đoàn tàu tại Trung Quốc cũng đã được hoàn tất.
Hiện nay, Tổng thầu EPC (Trung Quốc - PV) đang tập trung thi công hoàn thiện nội thất các nhà ga trên tuyến, các tòa nhà khu vực depot và chuẩn bị công tác tiếp nhận hệ thống thiết bị của dự án.
Hệ thống đường ray trên cao có nhiều tồn tại về chất lượng
Phát hiện nhiều tồn tại
Tuy vậy, qua kiểm tra, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã phát hiện một số vấn đề về chất lượng. Cụ thể, với hạng mục kết cấu tầng trên - hệ thống đường ray, do trước khi lắp ray chưa phủ lớp dầu mỡ chống rỉ cho ray và phụ kiện liên kết, hiện tại, một số vị trí đã bị rỉ sét. Hiện nay, nhà thầu đã khóa hệ thống đường ray nhưng tại một số vị trí mối nối giữa ray hàn dài và ray tiêu chuẩn (25m) có khe hở chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật là 8mm, thực tế là lớn hoặc nhỏ hơn 8mm.
Theo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, việc này tiềm ẩn nguy cơ cháy mối nối hoặc ray bị đứt gãy do tác động bởi nhiệt độ. Ngoài ra, cơ quan hữu quan còn phát hiện bu lông liên kết giữa phụ kiện với ray tại một số vị trí chưa được đặt vuông góc; một số thanh giằng cự ly phục vụ thi công ghi khu depot làm bằng sắt hàn...
Bên cạnh đó, Tổng thầu EPC chưa tính toán cụ thể về vấn đề ảnh hưởng tác động bởi nhiệt độ và các điều kiện chạy tàu đến tấm bản bê tông cốt thép đúc tại chỗ liên kết các tà vẹt với dầm hộp để có các giải pháp kỹ thuật phù hợp tránh hiện tượng nứt trong quá trình khai thác, nhất là các tấm bê tông ở khu vực ghi có kích thước tương đối lớn. Tại hiện trường, một số vị trí đã xuất hiện vết nứt dài và sâu. Các thanh tà vẹt gỗ lắp đặt tại khu vực depot đã tẩm thuốc phòng mục nhưng chưa thấy kết quả kiểm tra chiều sâu độ thẩm thấu, hiện tại, một số thanh đã xuất hiện vết nứt.
Kết quả thẩm tra sơ sài
Về quản lý chất lượng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho rằng, hệ thống đường ray chưa được Tổng thầu thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật về độ đàn hồi, cường độ của phụ kiện theo phương đứng và ngang, các chỉ tiêu cơ lý của tấm đệm cao su, nhất là chỉ số lão hóa…
Ngoài nhiều tồn tại về chất lượng, dự án vẫn còn một số vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như: các vị trí thi công cầu thang lên xuống của các nhà ga trên tuyến thiếu bố trí dây cứu sinh, lưới an toàn, biển báo, công tác phối hợp về việc đảm bảo an toàn giữa các nhà thầu cùng thi công tại các ga chưa chặt chẽ…
Kết cấu thép của các nhà ga trên tuyến chưa thấy hồ sơ thuyết minh tính toán kết cấu thép. Kết quả thẩm tra thiết kế do Tổng Công ty tư vấn giao thông vận tải - Bộ GTVT(TEDI) thực hiện còn rất sơ sài, không tính toán cụ thể để có cơ sở đánh giá kết luận về điều kiện an toàn chịu lực. Bên cạnh đó, đối với việc xử lý nền đất yếu tại khu vực depot, đơn vị có trách nhiệm còn chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ thi công, nghiệm thu xử lý nền đất yếu bằng công nghệ bấc thấm kết hợp hút chân không để Hội đồng xem xét, đánh giá.
Ngoài việc chỉ ra nhiều tồn tại về chất lượng công trình, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng chỉ ra một số vấn đề về đảm bảo an toàn trong quá trình thi công dự án. Cụ thể, dự án vẫn còn một số vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như: các vị trí thi công cầu thang lên xuống của các nhà ga trên tuyến thiếu bố trí dây cứu sinh, lưới an toàn, biển báo, công tác phối hợp về việc đảm bảo an toàn giữa các nhà thầu cùng thi công tại các ga chưa chặt chẽ…
Với những tồn tại trên, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước yêu cầu Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) chỉ đạo Tư vấn giám sát và Tổng thầu EPC nghiêm túc triển khai thi công các hạng mục công trình đảm bảo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật, nhất là hạng mục kết cấu tầng trên - hệ thống đường sắt; thực hiện ngay biện pháp chống và khắc phục rỉ đường ray và các phụ kiện liên kết; thực hiện quan trắc lún đối với khu vực depot đã được xử lý nền đất yếu…
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét