Dân trí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về việc Thanh Hoá có nhiều dự án đất vàng được phê duyệt kỳ lạ khiến ngân sách thất thu.
Vị trí một khu đất vàng được yêu cầu làm rõ (Ảnh: báo Gia đình&Xã hội)
Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng nêu nội dung báo chí phản ánh về việc Thanh Hoá phê duyệt các dự án bất động sản như Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương, khu biệt cự cao cấp Quảng Cư (Thị xã Sầm Sơn), “đất vàng” được giao cho nhà đầu tư với giá bèo. Việc đất vàng không được đấu giá và mức giá phê duyệt quá thấp đã khiến dư luận cho rằng ngân sách nhà nước thất thu tiền tỷ.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan kiểm tra một số tỉnh, thành phố, trong đó có Thanh Hoá có nổi lên vi phạm như báo chí phản ánh hay không; báo cáo Thủ tướng trong quý 2/2017.
Theo thông tin báo chí phản ánh, giai đoạn năm 2013 - 2014, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sự khởi sắc, ấm dần lên với nhiều tín hiệu đáng mừng. Nhưng giai đoạn này UBND tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả lựa chọn nhà đầu tư xây dựng 3 dự án bất động sản lớn với mức giá “siêu rẻ”, thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường và với chính mức khung giá do cơ quan này phê chuẩn.
Đó là Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa là khu “đất vàng” có mặt bằng tương đối sạch và nằm ngay mặt đường Đại lộ Lê Lợi- tuyến huyết mạch của TP Thanh Hóa, xung quanh là hàng loạt các cơ quan nhà nước của tỉnh, khách sạn Lam Kinh, Trung tâm thương mại Big C, tòa nhà Viettel, Đông Á, Khu đô thị Bình Minh, quảng trường Trung tâm thành phố, siêu thị điện máy HC, Trần Anh… Tuy nhiên, thay vì tổ chức đấu giá đất công khai để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thu tiền sử dụng đất tối đa cho ngân sách thì UBND tỉnh Thanh Hóa dùng hình thức lựa chọn nhà đầu tư. Bằng Quyết định số 3013 của UBND tỉnh Thanh Hóa đã biến toàn bộ 2,911ha đất “vàng” thành mức giá quá “bèo””, doanh nghiệp chỉ còn phải nộp vào ngân sách 29 tỷ đồng.
Tại dự án Khu biệt thự cao cấp xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn) được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu từ tháng 9/2012. Trong đó, Công ty TNHH Điện tử-Tin học-Viễn Thông EITC (Thanh Hóa) là nhà đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng; giá trị xây dựng gần 202 tỷ đồng và hơn 48 tỷ đồng tiền đền bù giải tỏa…
Dư luận Thanh Hóa cho rằng, vào thời điểm cuối năm 2012 đầu năm 2013, nếu các dự án bất động sản này được đem tổ chức đấu giá công khai sẽ thu về cho ngân sách được hàng trăm tỷ đồng.
Thế Kha
Còn bao nhiêu dự án thất thoát, thua lỗ lớn, trở thành gánh nặng cho đất nước?
(GDVN) - Vấn đề này được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm và đặt ra khi thảo luận về chương trình giám sát của Quốc hội 2018.
Chúng tôi trẻ, xông pha, Quốc hội giao nhiệm vụ là chúng tôi quyết tâmSức ép trả nợ và phát triển đều lớn!Thấy gì từ “Hội nghị diên hồng” Thủ tướng với doanh nghiệp?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội cho biết, trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu ý kiến kiến nghị của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung cụ thể sau đây:
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (dự kiến giao Uỷ ban Kinh tế giúp chủ trì về nội dung).
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội (dự kiến giao Uỷ ban Tài chính, Ngân sách giúp chủ trì về nội dung).
- Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (dự kiến giao Uỷ ban Quốc phòng và An ninh giúp chủ trì về nội dung).
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (dự kiến giao Hội đồng Dân tộc giúp chủ trì giúp về nội dung).
Nhà máy đạm Ninh Bình là một trong nhiều dự án thua lỗ, trở thành gánh nặng của ngành Công Thương. ảnh: Báo thanh tra. |
Thảo luận về chương việc lựa chọn các chương trình giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội – ông Phùng Quốc Hiển cho biết, 2 trong 4 nội dung là giám sát cổ phần hóa và giám sát trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài, đã thực hiện giám sát rồi. Vì thế nên cân nhắc giám sát ở tầm rộng hơn.
Ông Hiển đề nghị tập trung vào lĩnh vực rất quan trọng là giám sát việc sử dụng vốn ODA, vì đã bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém trong quản lý.
Về giám sát cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, theo ông Phùng Quốc Hiển, lựa chọn như vậy chỉ gói gọn trong một nhánh, do đó cần phải mở rộng hơn: Giám sát việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có cả doanh nghiệp cổ phần, như vậy sẽ giúp cho hoạt động đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Ông Hiển cũng đề nghị giám sát việc thực hiện chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Cho ý kiến về nội dung này, ông Hồ Đức Phớc - Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị tiến hành giám sát với các dự án BOT vì có sử dụng vốn ODA và đã xuất hiện những vấn đề nổi cộm. Nếu tiến hành giám sát những dự án này sẽ có lợi cho dân nhiều hơn.
Cũng theo ông Hồ Đức Phớc, vấn đề nổi lên trong thời gian vừa qua là thất thoát đầu tư công, vì vậy đây là mảng cần được quan tâm.
"Xử lý trách nhiệm cá nhân phải nghiêm khắc, dứt khoát, không có vùng cấm" |
“Hiện đã công bố 12 dự án thua lỗ lớn, nhưng chưa biết thực chất còn bao nhiêu dự án xảy ra thua lỗ?”, ông Phớc nói.
Đồng quan điểm với ông Hồ Đức Phớc, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cũng đề nghị đưa vào chương trình giám sát những dự án đã thua lỗ và có nguy cơ thất thoát, thua lỗ - đây là một trong những nội dung mà dư luận hết sức quan tâm thời gian qua.
Trong khi đó Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) đề nghị cân nhắc lại nội dung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Theo bà Khánh, đây là nội dung rất quan trọng, nhưng để thực hiện giám sát được thì phải ấn định thời gian cụ thể, trong khi tờ trình không nêu rõ thời điểm và thời hạn giám sát.
“Quốc hội vừa thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 2 triệu tỷ đồng, trong đó có phần vốn trái phiếu, vốn vay nước ngoài đầu tư xây dựng (ODA), việc phân bổ chưa hoàn tất, tiền chưa phân bổ thì giám sát cái gì?”, bà Khánh đặt vấn đề.
Nữ đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, nội dung này nên lùi thời gian thực hiện để đảm bảo thực hiện giám sát có hiệu quả.
Lo ngại căng thẳng nợ công và nguy cơ vỡ nợ
Vấn đề đội vốn xây dựng cơ bản dẫn tới căng thẳng ngân sách, tăng nợ công và tăng nguy cơ vỡ nợ là lo lắng được các cử tri tại kỳ họp thứ 2 gửi tới kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.
|
Tình hình ngân sách đang gặp rất nhiều khó khăn do bội chi và nợ công tăng cao là những lo lắng chung được cử tri các tỉnh, thành phố Bình Dương, Đồng Tháp, Long An, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội nêu rõ.
Đội vốn dự án công
Một trong những nguyên nhân cụ thể được các cử tri nêu ra trước nguy cơ về ngân sách và nợ công là tình trạng đội vốn các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách hiện nay. Tình trạng công trình đang thi công nhưng bị đội vốn đầu tư so với dự toán ban đầu làm căng thẳng, khó khăn hơn trong việc cân đối thu chi ngân sách.
Do đó, cử tri yêu cầu những dự án, công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần phải được quy hoạch, thiết kế chi tiết để dự toán đúng và đủ số vốn cần thiết để đầu tư thi công. Đặc biệt, cử tri kiến nghị Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát đối với tiến độ thực hiện và chất lượng các công trình, dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư hoặc được nhận hỗ trợ từ phía đối tác nước ngoài. Bởi hiện trạng phải bồi thường chậm tiến độ, chậm triển khai dự án…hiện nay đang gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Cử tri Hà Nội còn nêu đích danh các dự án nước ngoài đầu tư như nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông… hiệu quả kinh tế kém.
Thừa nhận các thực trạng và nhận thức rõ vấn đề, Quốc hội cho biết đã có nhiều hành động cụ thể, thông qua việc giám sát tối cao của Quốc hội cùng các cơ quan để sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, yêu cầu Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả đầu tư công.
Trong các nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội đã nhiều lần tiến hành giám sát về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội cũng tiến hành giám sát các chuyên đề có liên quan tới lĩnh vực này theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ủy ban.
Quốc hội cũng khẳng định, trong năm 2017, tại phiên họp tháng 8, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)”. Đây là vấn đề được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, bày tỏ nhiều ý kiến bức xúc trong thời gian qua.
Trong nội dung chuẩn bị cho chương trình giám sát năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội xem xét quyết định giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội”.
Lo ngại nguy cơ vỡ nợ
Các cử tri các tỉnh Đồng Nai, TP. HCM, Gia Lai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ kiến nghị bày tỏ lo ngại trước nguy cơ về nợ của Việt Nam. Các cử tri kiến nghị Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát các vấn đề về nợ công, bội chi ngân sách nhà nước để làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.
Một số ý kiến cử tri cũng kiến nghị Chính phủ dừng vay vốn để thực hiện các dự án xây dựng và kiểm soát chặt chẽ vay vốn nước ngoài để trả các khoản nợ.
Trả lời về giải pháp giảm thiểu nợ công, hạn chế nguy cơ vỡ nợ, Bộ Tài chính đưa ra giải pháp quản lý chặt chẽ dự toán chi ngân sách, cơ cấu lại nợ công.
Bộ này cam kết giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng dự trữ ngoài tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đặc biệt, Bộ tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm.
Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ đảm bảo nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Nam Anh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Ngọc Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét