Đăng lúc: 23.05.2017 15:56
Theo Bộ VH-TT-DL, may có quy hoạch mới hạn chế được số phòng nghỉ trên bán đảo Sơn Trà
Bộ VH-TT-DL vừa có trả lời chính thức các kiến nghị của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng về quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà và liên tục khẳng định chính quyền Đà Nẵng đã cho đầu tư 25 dự án vào bán đảo này trước khi có quy hoạch.
Đà Nẵng cho làm 5.049 phòng, quy hoạch rút xuống 1.600 phòng
Theo Bộ VH-TT-DL, cơ sở cao nhất để lập quy hoạch phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà đã được đề ra tại nghị quyết 33/NQ-TƯ ngày 16.10.2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại thời điểm bắt đầu lập quy hoạch (tháng 12.2013) hiện trạng bán đảo Sơn Trà có diện tích tự nhiên 4.439 ha thuộc P.Thọ Quang (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng). Theo thống kê, chỉ trong vòng 3 năm (từ 2010-2013) lượng khách du lịch đến bán đảo Sơn Trà đã tăng mạnh từ 161.000 lượt lên 507.000 lượt.
“Trước thời điểm tiến hành lập quy hoạch, TP.Đà Nẵng đã chấp thuận đầu tư cho 25 dự án tại bán đảo này, trong đó có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trong số 18 dự án có 11 dự án đã được phê duyệt đầu tư với quy mô 5.049 phòng lưu trú”, thông báo của Bộ cho hay.
Theo quy hoạch, phạm vi ranh giới cho phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là 1.056 ha, căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 2357/QĐ-TTg ngày 4.12.2013.
Tổ chức không gian phát triển du lịch Sơn Trà gồm: 3 trung tâm dịch vụ (trung tâm đón tiếp và lưu trú Hồ Xanh-Bãi Bụt, trung tâm du lịch sinh thái và diễn giải môi trường, trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí Tiên Sa) là 3 điểm đầu mối để đi vào Sơn Trà; 5 cụm nghỉ dưỡng cao cấp; khu biệt thự tây nam Suối Đá; khu nhà nghỉ sinh thái; khu vườn hoa, vườn thuốc Nam và khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã. Tổng diện tích các khu chức năng này là 553,6 ha, trong đó diện tích xây dựng các công trình lưu trú khoảng 2%.
Bộ Văn hóa khẳng định: “Không giống nhiều quy hoạch khác, khi lập quy hoạch Sơn Trà đã có nhiều dự án được chấp thuận đầu tư, trong đó có dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động, có dự án đang đầu tư dở dang, có dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư nhưng chưa triển khai, có dự án mới được đưa vào danh mục đầu tư”.
“Về quy mô phòng lưu trú, phương án quy hoạch đề xuất là giảm quy mô phòng lưu trú từ 5.049 phòng (đã được TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư) xuống chỉ còn 1.600 phòng. Về quy mô số phòng lưu trú này, Bộ đã trao đổi và thống nhất với TP.Đà Nẵng”.
Việc xử lý từng dự án cụ thể thuộc trách nhiệm của UBND TP.Đà Nẵng và đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
“Trong phương án tổ chức không gian, tất cả các cụm lưu trú và khu chức năng chính đều đặt ngoài ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, có 21 ha rừng đặc dụng chỉ gồm các khu hiện có: Khu vườn hoa, vườn thuốc nam (10 ha), khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã (10 ha), khu nhà nghỉ sinh thái (1 ha) đều là các khu chức năng của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà mà trong quy hoạch đã được định hướng giữ nguyên để phục vụ lưỡng dụng theo đúng quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng”.
Bộ VH-TT-DL khẳng định: “Trong quá trình lập quy hoạch đã phối hợp chặt chẽ với UBND TP.Đà Nẵng ở tất cả các khâu. Sau đó, đã gửi dự thảo quy hoạch và nhận được ý kiến của 11 bộ, ngành liên quan (gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ NN-PTNT, Bộ TNMT, Bộ Nội vụ, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng) và TP.Đà Nẵng. Các ý kiến cơ bản thống nhất với dự thảo quy hoạch. Sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến các bộ, ngành và UBND TP.Đà Nẵng, Bộ đã tổ chức thẩm định, hoàn thiện đề án Quy hoạch theo kết luận của hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do đó, quy hoạch là đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật”.
“Quan điểm phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch văn hóa, tâm linh gắn với mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo an ninh quốc phòng”.
Trả lời những kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng
Quy hoạch Sơn Trà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9.11.2016 và mới được công bố ngày 15.2.2017. Sau khi công bố, đã có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy hoạch này của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo xem xét kiến nghị trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ đã xem xét và thấy rằng có nhiều nội dung không chỉ liên quan đến du lịch mà liên quan đến nhiều lĩnh vực nên sẽ làm việc riêng với các bộ ngành liên quan, TP.Đà Nẵng và các chuyên gia.
Về ý kiến đầu tiên của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng là ‘giữ nguyên hiện trạng, không xây mới cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà’, Bộ Văn hóa cho rằng đây không phải là vấn đề mới mà đã được đặt ra ngay từ khi bắt đầu lập quy hoạch.
“Nếu không có quy hoạch này, quy mô phòng lưu trú tại Sơn Trà sẽ không chỉ dừng ở con số 5.049 phòng mà còn có thể sẽ còn cao hơn”, Bộ Văn hóa cho hay và nhận định rằng ý kiến trên có thể dẫn đến một số hệ quả: đối với các dự án đang xây dựng dở dang thì phải tháo dỡ toàn bộ; đối với các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thì lại phải hủy bỏ. Đây là vấn đề phức tạp cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, nhất là khi các dự án này được cấp phép trước thời điểm lập quy hoạch. UBND TP.Đà Nẵng đang rà soát và đề xuất cụ thể.
Thứ 2, về ý kiến hợp nhất khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển như mô hình khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước.
Việc hình thành khu dự trữ sinh quyển phải được thực hiện theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, pháp luật có liên quan và thuộc thẩm quyền của Bộ TN-MT.
Thứ 3, về sự phù hợp của quy hoạch với Luật Đầu tư, Bộ cho rằng ‘quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà không phải là dự án đầu tư, do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 30 Luật Đầu tư và không trái với Luật Đầu tư’.
Thứ 4, vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất rừng. Quy hoạch Sơn Trà xác định phạm vi ranh giới quy hoạch là 1.056 ha, trong đó có 21 ha đất rừng đặc dụng còn lại là đất trống, đất công trình công cộng và đất rừng sản xuất. Đây là quy hoạch có tính định hướng về du lịch, chỉ xác định các không gian tiềm năng thuận lợi cho hoạt động du lịch. Việc sử dụng các loại rừng trong phạm vi quy hoạch phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Bán đảo Sơn Trà với chiều dài đường bờ biển khoảng 35,5 km (không tính khu vực cảng Tiên Sa) có các khu chức năng du lịch nằm rải rác ven biển, tuy nhiên phần mặt tiền giáp biển (kể cả diện tích đất rừng vẫn còn trong các khu chức năng) chỉ khoảng 12,3km; do vậy vẫn đảm bảo cho động vật hoang dã tiếp cận bờ biển.
Thứ 5, về dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa được báo chí, công luận phản ánh đã được triển khai đầu tư, xây dựng trước thời điểm tiến hành lập quy hoạch này. Do đó, Bộ Văn hóa khẳng định UBND TP.Đà Nẵng có trách nhiệm rà soát và xử lý đối với từng dự án theo quy định.
Cũng theo Bộ VH-TT-DL, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ sẽ phối hợp với UBND TP.Đà Nẵng tổ chức các hội thảo khoa học lấy ý kiến các chuyên gia nhà khoa học, các nhà quản lý một cách nghiêm túc, cầu thị, cởi mở. Từ kết quả của các tọa đàm, các bước tiếp theo sẽ được triển khai thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.
Lê Đình Dũng
Theo Bộ VH-TT-DL, cơ sở cao nhất để lập quy hoạch phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà đã được đề ra tại nghị quyết 33/NQ-TƯ ngày 16.10.2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“Trước thời điểm tiến hành lập quy hoạch, TP.Đà Nẵng đã chấp thuận đầu tư cho 25 dự án tại bán đảo này, trong đó có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trong số 18 dự án có 11 dự án đã được phê duyệt đầu tư với quy mô 5.049 phòng lưu trú”, thông báo của Bộ cho hay.
Tổ chức không gian phát triển du lịch Sơn Trà gồm: 3 trung tâm dịch vụ (trung tâm đón tiếp và lưu trú Hồ Xanh-Bãi Bụt, trung tâm du lịch sinh thái và diễn giải môi trường, trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí Tiên Sa) là 3 điểm đầu mối để đi vào Sơn Trà; 5 cụm nghỉ dưỡng cao cấp; khu biệt thự tây nam Suối Đá; khu nhà nghỉ sinh thái; khu vườn hoa, vườn thuốc Nam và khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã. Tổng diện tích các khu chức năng này là 553,6 ha, trong đó diện tích xây dựng các công trình lưu trú khoảng 2%.
Bộ Văn hóa khẳng định: “Không giống nhiều quy hoạch khác, khi lập quy hoạch Sơn Trà đã có nhiều dự án được chấp thuận đầu tư, trong đó có dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động, có dự án đang đầu tư dở dang, có dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư nhưng chưa triển khai, có dự án mới được đưa vào danh mục đầu tư”.
“Về quy mô phòng lưu trú, phương án quy hoạch đề xuất là giảm quy mô phòng lưu trú từ 5.049 phòng (đã được TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư) xuống chỉ còn 1.600 phòng. Về quy mô số phòng lưu trú này, Bộ đã trao đổi và thống nhất với TP.Đà Nẵng”.
Việc xử lý từng dự án cụ thể thuộc trách nhiệm của UBND TP.Đà Nẵng và đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
“Trong phương án tổ chức không gian, tất cả các cụm lưu trú và khu chức năng chính đều đặt ngoài ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, có 21 ha rừng đặc dụng chỉ gồm các khu hiện có: Khu vườn hoa, vườn thuốc nam (10 ha), khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã (10 ha), khu nhà nghỉ sinh thái (1 ha) đều là các khu chức năng của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà mà trong quy hoạch đã được định hướng giữ nguyên để phục vụ lưỡng dụng theo đúng quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng”.
Bộ VH-TT-DL khẳng định: “Trong quá trình lập quy hoạch đã phối hợp chặt chẽ với UBND TP.Đà Nẵng ở tất cả các khâu. Sau đó, đã gửi dự thảo quy hoạch và nhận được ý kiến của 11 bộ, ngành liên quan (gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ NN-PTNT, Bộ TNMT, Bộ Nội vụ, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng) và TP.Đà Nẵng. Các ý kiến cơ bản thống nhất với dự thảo quy hoạch. Sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến các bộ, ngành và UBND TP.Đà Nẵng, Bộ đã tổ chức thẩm định, hoàn thiện đề án Quy hoạch theo kết luận của hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do đó, quy hoạch là đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật”.
Trả lời những kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng
Quy hoạch Sơn Trà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9.11.2016 và mới được công bố ngày 15.2.2017. Sau khi công bố, đã có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy hoạch này của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo xem xét kiến nghị trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ đã xem xét và thấy rằng có nhiều nội dung không chỉ liên quan đến du lịch mà liên quan đến nhiều lĩnh vực nên sẽ làm việc riêng với các bộ ngành liên quan, TP.Đà Nẵng và các chuyên gia.
Về ý kiến đầu tiên của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng là ‘giữ nguyên hiện trạng, không xây mới cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà’, Bộ Văn hóa cho rằng đây không phải là vấn đề mới mà đã được đặt ra ngay từ khi bắt đầu lập quy hoạch.
“Nếu không có quy hoạch này, quy mô phòng lưu trú tại Sơn Trà sẽ không chỉ dừng ở con số 5.049 phòng mà còn có thể sẽ còn cao hơn”, Bộ Văn hóa cho hay và nhận định rằng ý kiến trên có thể dẫn đến một số hệ quả: đối với các dự án đang xây dựng dở dang thì phải tháo dỡ toàn bộ; đối với các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thì lại phải hủy bỏ. Đây là vấn đề phức tạp cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, nhất là khi các dự án này được cấp phép trước thời điểm lập quy hoạch. UBND TP.Đà Nẵng đang rà soát và đề xuất cụ thể.
Thứ 2, về ý kiến hợp nhất khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển như mô hình khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước.
Việc hình thành khu dự trữ sinh quyển phải được thực hiện theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, pháp luật có liên quan và thuộc thẩm quyền của Bộ TN-MT.
Thứ 3, về sự phù hợp của quy hoạch với Luật Đầu tư, Bộ cho rằng ‘quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà không phải là dự án đầu tư, do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 30 Luật Đầu tư và không trái với Luật Đầu tư’.
Bán đảo Sơn Trà với chiều dài đường bờ biển khoảng 35,5 km (không tính khu vực cảng Tiên Sa) có các khu chức năng du lịch nằm rải rác ven biển, tuy nhiên phần mặt tiền giáp biển (kể cả diện tích đất rừng vẫn còn trong các khu chức năng) chỉ khoảng 12,3km; do vậy vẫn đảm bảo cho động vật hoang dã tiếp cận bờ biển.
Thứ 5, về dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa được báo chí, công luận phản ánh đã được triển khai đầu tư, xây dựng trước thời điểm tiến hành lập quy hoạch này. Do đó, Bộ Văn hóa khẳng định UBND TP.Đà Nẵng có trách nhiệm rà soát và xử lý đối với từng dự án theo quy định.
Cũng theo Bộ VH-TT-DL, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ sẽ phối hợp với UBND TP.Đà Nẵng tổ chức các hội thảo khoa học lấy ý kiến các chuyên gia nhà khoa học, các nhà quản lý một cách nghiêm túc, cầu thị, cởi mở. Từ kết quả của các tọa đàm, các bước tiếp theo sẽ được triển khai thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.
Lê Đình Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét