Trần Nguyên Thao - Trong khi thế giới đang từng bước chuyển sang công nghệ "xanh", thì Hà Nội lại bất chấp sự an toàn sinh mạng của dân Việt, tình nguyện hấng lấy kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch lỗi thời do Bắc Kinh thải ra, để mong Trung Nam Hải hài lòng, mà tiếp tục che chắn cho sự tồn tại của đảng và chế độ. Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, là một trong hàng loạt nhà máy gây ô nhiễm được cài đặt với thời hạn 70 năm để tàn phá nước Việt Nam. Lee & Man dù cho ngoài quy hoạch, không thu lợi kinh tế, nhưng lại được chính thức cho hoạt động vào tháng 8 tới đây. Từ tháng 03 đến nay, Lee & Man đang trong giai đoạn chạy thử với công xuất thấp, nhưng đã gây hôi thối trong không khí, làm ô nhiễm nguồn nước uống và làm cho các loại hải sản bị chết hàng loạt như một thảm họa Formosa thứ hai.
Trung cộng đang theo đuổi dự án “một vành đai, một con đường” mà Việt cộng đã gởi Chủ Tịch Nước Trần đại Quang đến dự đại hội này (May 11– 15) [1]. Ở khu vực Đông Nam Á, vòng đai này sẽ đi qua Jakarta, Kuala Lumpur, quay về Hà Nội rồi nối với các khu vực của Trung cộng, điểm đến cuối cùng là cảng Thượng Hải, bên Tàu. Ngay trong phạm vi khu vực, Trung công sẽ rất “vất vả” để đưa các nước vào “vòng đai”.
Nhưng với Việt Nam, từ lâu, Trung Cộng đã kiểm soát hàng trăm dự án kỹ nghệ chạy bằng than, gây ô nhiễm đó đây khắp Việt Nam. Cài đặt các dự án gây ô nhiễm cao, giá trị như các căn cứ sinh hóa, cung cấp cho Bắc Kinh những địa điểm chiến lược trọng yếu ngay trên đất Việt Nam:
Bauxit Tây Nguyên, thải bùn đỏ chế ngự vùng sườn phía Tây, xương sống Việt Nam;
Formosa, xả thải một vùng biển bao la Miền Trung, và kiểm soát cảng nước sâu Sơn Dương. Hậu quả của thảm họa Formosa còn kéo dài hàng chục năm cho cư dân ít nhất 4 tỉnh Miền Trung.
Lee & Man, xả thải làm chết hệ sinh thái và môi trường nông, ngư nghiệp sông rạch, đưa đến nguy cơ mất trắng nguồn nước ngọt và triệt tiêu toàn bộ nguồn lợi thủy sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (VĐBSCL), nơi có hệ thống sông rạch chằng chịt thông nhau trong vòng trên 40 ngàn cây số vuông, và là vùng củakhoảng 20 triệu người Việt sinh sống [2]. Lee & Man cũng đang xây một cảng quốc tế chuyên dụng ngay bên bờ sông Hậu.
Không còn nghi ngờ gì, cũng như Formosa miền Trung, Bắc Kinh đang âm mưu biến Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu và Nhà máy giấy Lee & Man thành 3 căn cứ quân sự sinh hóa liên hoàn, để từ đó vừa kiểm soát vùng biển phía nam Việt Nam vừa kiểm soát sông Hậu, tuyến giao thông đường thủy huyết mạch nối liền Biển Đông đến biên giới Việt Nam - Campuchia
Đầu tháng 5, các loài hải sản ven biển ở khu vực Kiên Lương - Hà Tiên (Kiên Giang) bỗng nhiên chết hàng loạt [3]. Giám đốc Hợp Tác Xã nuôi nghêu ấp Hòa Phầu, ông Vĩnh Kiêm cho biết, chỉ qua vài ba ngày nghêu, sò trong khu vực kéo dài 20 cây số, cũng khoảng 100 tấn, bị phơi xác phơi trắng bãi đến 50 tấn, thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng”. Mẫu nước nhiễm độc đã thử nghiệm, nhưng chưa thấy công bố kết quả.
Lee & Man Việt Nam là nhà máy nằm trong hệ thống sản xuất giấy Lee & Man của Trung cộng, lớn thứ 5 trên thế giới. Năm 2008, từng bị cơ quan bảo vệ môi trường Trung cộng buộc nhà máy Lee & Man tại Changshu ngừng hoạt động do xả thải trái phép vào lưu vực sông Changjiang [4].
Đại diện Lee & Man cũng nhìn nhận 80% nguyên liệu của nhà máy là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài; 20% nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng tại Việt Nam. Muốn có 330.000 tấn bột giấy mỗi năm, phải trồng 600 mẫu cây rừng. Nhưng nhà máy giấy lại đặt một nơi rất xa vùng có cây rừng dùng làm bột giấy. Xem ra nhà máy giấy Lee & Man không màng đến mối lợi kinh tế. Nhưng đối với Trung cộng, Lee & Man mang sứ vụ xả thải giết kinh tế và nòi giống Việt Nam. Đây chính là lý do Trung cộng tìm đủ cách mua chuộc quan tham Việt cộng để Lee & Man hoạt động ngay vùng ĐBSCL, dù cho nhà máy này không có trong quy hoạch của Hà Nội.
Theo cách sản xuất lạc hậu của Trung cộng, để sản xuất một tấn giấy, Lee & Man phải sử dụng từ 100 đến 350 mét khối nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7 đến 15 mét khối. Một nhà máy hoạt động quanh năm sử dụng một khối lượng nước lớn (20.000 m3 nước/ngày đêm) như Lee & Man VN, thì mỗi năm sẽ xả ra môi trường đến 28.500 tấn xút (NaOH), hóa chất độc hại.
Kỹ nghệ giấy lạc hậu của Lee & Man không chỉ gây lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước ngọt vốn đang khan hiếm tại vùng Đồng Bằng Cửu Long, mà còn làm ô nhiễm sông rạch qua việc xả nước thải hóa học khổng lồ, ảnh hưởng đời sống hàng triệu cư dân trong vùng. Thảm họa môi trường này sẽ hủy hoại vùng trọng điểm chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất cảng của toàn Việt Nam.
Các chuyên gia về công nghệ môi trường cho rằng không nên có bất cứ một nhà máy sản xuất giấy, bột giấy nào ở vùng ĐBSCL, đặc biệt là trong lưu vực sông Mekong, nhất là sông Tiền và sông Hậu, hai con sông cung cấp nước ngọt cho tất cả các nhu cầu của đồng bằng sông Mekong.
Ngoài 3 dự án thải độc, gây ô nhiễm như trên đã nói, Trung cộng hiện đang đầu tư 8 tỉ Mỹ Kim cho các dự án sản xuất than. Riêng nhiệt điện than tại Việt Nam ước lượng khoản 40 tỉ Mỹ Kim. 52% đến từ nước ngoài trong đó Trung cộng chiếm đến một nửa, Nhật Bản 23% và Đại Hàn 18%.
Thực tế trên cho thấy, Hà Nội theo đuổi đường lối kinh tế, kỹ nghệ lệ thuộc Bắc Kinh, bất chấp thảm họa môi trường. Và duy trì một thể chế nảy sinh tham nhũng để các quan chức sống chết bảo vệ đảng. Hà Nội chỉ “giơ cao đánh khẽ” với các quan tham nằm ngoài “vòng đai” chia chác của nhóm cầm quyền, nhưng tỏ ra “biết điều”. Thí dụ rõ nhất là chỉ thị báo chí làm ồn ào vụ án Trịnh xuân Thanh, kéo theo cảnh cáo vài quan tham như Đinh la Thăng, vũ huy Hoàng. Những việc này có tính cách xoa dịu sự giận dữ trong dân chúng.
Cộng đảng bảo vệ thể chế độc tôn cả về kinh tế và lề lối tổ chức gồm những văn kiện điều hành mang tính “không ai phải chịu trách nhiệm” về mọi quyết định, nên các sai phạm, nếu muốn họ đều có thể giải thích là “làm đúng quy trình”.
Sau 30 năm thử nghiệm các “quả đấm thép” trong kinh tế bị “tan chảy”, và những thất bại cay đắng về tính chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đã mất hẳn hướng đi. Sự thua lỗ, thất thoát và cực lãng phí hàng trăm, ngàn tỉ đồng đã bị biển thủ, hoặc để trôi ra sông ra biển trong thập niên qua, do kiểu sở hữu công của các DNNN đã đem lại cho đảng một bài học khá đau lòng.
Người vừa thâu tóm toàn bộ quyền hành, đảng trưởng Nguyễn phú Trọng đưa ra lời “công nhận vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân (KTTN) đối với sự ổn định và phát triển đất nước. Nhưng cơ chế độc tôn, kinh tế chủ đạo và đất đai còn do cộng đảng quản lý vẫn còn dược áp dụng thì lời của ông Trọng chỉ mang ý nghĩa “nói cho qua chuyện”.
Lịch sử của cộng đảng là một chuỗi tráo trở, gian dối. Ông Hồ từng khóc sau cải cách ruộng đất giết hại dã man gần hai trăm ngàn người. Vụ lừa dối bầy ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để đưa hàng triệu người Việt thiêu sống trong chiến tranh. Sáu lần cộng đảng cam kết với dân chúng “không có đổi tiền”, nhưng chỉ sau ít giờ là giới nghiêm để thực hiện việc cướp ngày qua các cuộc đổi tiền.... [5]
Thành ra những gì Tổng bí Thư cộng đảng Nguyễn phú Trọng nói trong dịp bế mạc hội nghị 5, khóa XII vừa qua “sẽ coi trọng kinh tế tư nhân”, cũng chỉ vì lúc này ngân sách thất thu, bội chi, nợ nần không còn thuốc chữa, nên muốn tư nhân bỏ tiền ra đầu tư thêm để VC lập lại gian ý “vỗ béo rồi làm thịt một mẻ mới”.
Hãy nhìn, Việt cộng đã trấn áp, gạt gẫm ra sao để cướp hết tài sản làm cho phong trào hàng triệu dân oan vẫn đang tăng số, trong đó gồm cả gia đình “liệt sĩ” của chính họ.
Hà Nội còn không ngần ngại cho phát động lại lối đấu tố dã man ngay trong tháng 5 này, khi thuê hàng trăm người dân bằng tiền để góp mặt trong tập thể do cán binh VC lúp phía sau xách động nhằm tố khổ, đòi án tử hình các Linh Mục Công Giáo dám đứng ra bênh vực cho nạn nhân thảm họa Formosa.
Điều rất thật đang diễn ra là Việt cộng hết mực bảo bọc, coi trọng “kinh tế tư nhân của người Tầu” làm trên đất Việt. Còn KTTN mấy năm nay bị cộng đảng ‘chèn ép” hụt hơi, khiến hàng trăm ngàn công ty bị giải thể, vỡ nợ.
May 18-2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét