Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Biệt thự Yên Bái: vô liêm sỉ của quan chức và bất lực của Đảng; Khu “biệt thự quan chức” ở Lào Cai: Lại đấu giá đúng trình tự, thủ tục; Lào Cai: Chính quyền thu hồi đất của dân cho doanh nghiệp chia lô bán nền

Trả lời báo chí về việc, tại sao khu đất vàng lại được dành cho quan chức, ông Vũ Xuân Cường cho biết, trước đó khu "đất vàng" chỉ là đất lòng sông và chưa có cơ sở hạ tầng tốt như hiện tại. Và do đó, ông Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định, các cơ quan chức năng của tỉnh đã làm đúng quy trình, không làm tắt.


Nhưng thực tế có vậy không?

Ai không biết trong hệ thống quan chức hiện nay, điều quan trọng nhất để tạo sinh lợi chính là “thông tin quy hoạch”. Những điểm quy hoạch trở thành trung tâm hay đất vàng đều là thông tin nội bộ nằm trong chính hệ thống quan chức chia sẻ cho nhau. Khi một mảnh đất khỉ ho gà gáy được nhắm đến là trung tâm tương lai, thì dù bản quy hoạch chưa dựng lên, đất đó đã được phân lô và có chủ.

Trong trường hợp chủ là quan chức, thì bản thân khu đất đó phải nằm trong địa thế địa. Nếu xét sự kiện Yên Bái, thì theo báo chí phản ảnh, khu biệt thự nhìn ra đường An Dương Vương, một trong những con đường du lịch - thương mại đẹp nhất tỉnh Lào Cai; ngoài ra nó nằm cạnh sông Hồng, có cảnh quan tuyệt đẹp nhìn từ hướng ga quốc tế Lào Cai.

Đó là quy trình và dường như nó đất đúng, phù hợp về mặt thực tế. 

Chuyện thứ hai là câu chuyện lương cán bộ, lương của Bí thư tỉnh uỷ (bao gồm lương chính và phụ cấp chức vụ trong Đảng, nhà nước) ở mức 13.842.400 thì làm sao đủ tiền để mua mảnh mảnh đất bự thự với giá 4,2 tỷ đồng (với diện tích nhỏ nhất là 400m2, giá được cho là cực kỳ ưu đãi nhất là 10,5 triệu/m2); tương tự cho 5,3 tỷ/600m2; và thậm chí là mảnh đất sau cùng được mua với giá 15 triệu/m2 tương đương 6 tỷ đồng cho diện tích 400m2?

Ông Lê Ngọc Hưng - phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết “Người ta có tiền người ta đấu trúng, có thể rất ngẫu nhiên, tôi làm sao trả lời được”, nhưng rõ ràng quan chức với đồng lương dặt dẹo thì làm sao có “đủ tiền mà trúng”? Đây có phải là thành quả do vợ làm kinh tế; là của hồi môn; là vay nặng lãi; hay là món tiền từ trúng vé số?

Sự vô liêm sỉ

Trong quan điểm của giới lãnh đạo tỉnh Yên Bái luôn khẳng định đúng quy trình và không hề ngẫu nhiên. Vậy tại sao lô biệt thự lại rơi hết vào tay quan chức, mà “ngẫu nhiên” đến nỗi căn biệt thự to nhất với diện tích gần 627m2 có giá 6,5 tỷ? Còn số biệt thự còn lại rơi vào tay của Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Bí thư Huyện ủy Sa Pa và cuối cùng là của một cán bộ biên phòng tỉnh? Vùng đất Yên Bái là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi mà quan chức luôn được “ngẫu nhiên” cái tốt nhất, và không có người dân Yên Bái nào nhiều tiền hơn nhóm 6 vị cán bộ nêu trên?

Việc có “tài sản là quyền của công dân” là không hề phủ nhận, nhưng chính từ cái bất hợp lý cũng như cái “ngẫu nhiên” đầy phi lý trên đã cho thấy, nó, chính nó là biểu hiện của sự “tham nhũng”. 

Bởi “hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó” [1].

Quan điểm cuối cùng [1], là chính của ông Trần Văn Truyền, người từng giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam và cũng là người sở hữu một số cơ ngơi đồ sộ - nhiều lần chối bay biến kết quả điều tra của báo chí cho đến khi ông buộc phải thừa nhận và xin lỗi vì tham nhũng. 

Giàu nhanh, giàu bất ngờ, tất nhiên, ngẫu nhiên đã trở thành một quy trình “chuẩn mực” của giới quan chức Việt Nam, bất chấp sự vô liêm sỉ. Quan chức càng dương dương tự đắc mà cho đó là “bình thường”, thì càng chức tỏ công cuộc chống tham nhũng của Đảng đi vào bế tắc.

Trả lời báo Đất Việt, bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bày tỏ: “Trường hợp báo chí phản ánh, đặt nghi vấn mà địa phương vẫn đứng ngoài cuộc, không làm thật sự mạnh mẽ, quyết liệt thì rất khó.”

Anh Văn 

(VNTB)

Khu “biệt thự quan chức” ở Lào Cai: Lại đấu giá đúng trình tự, thủ tục
06:31 ngày 31 tháng 05 năm 2017
TP - Dư luận những ngày qua xôn xao trước thông tin về 6 căn biệt thự của một số cán bộ tỉnh Lào Cai. Theo tìm hiểu của phóng viên, những vị quan chức này trúng thầu mua đất vì trả cao hơn giá khởi điểm 100.000 đồng/m2.

Khu “biệt thự quan chức” ở Lào Cai: Lại đấu giá đúng trình tự, thủ tụcKhu biệt thự “triệu đô”. Ảnh: M.Đ.
Xung quanh 6 căn biệt thự của các quan chức tỉnh Lào Cai trên khu đất “kim cương”, ngày 30/5, phóng viên Tiền Phong liên hệ làm việc với ông Vương Trinh Quốc, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Lào Cai. Ông Quốc khẳng định, những lô đất trên được đấu giá theo đúng trình tự và đầy đủ thủ tục.
Phóng viên đề nghị ông Quốc cung cấp hồ sơ liên quan quá trình lập dự án, điều chỉnh, đấu giá và danh sách những người tham gia đấu giá, song ông Quốc từ chối vì cho rằng không đủ thẩm quyền, phải báo cáo và chờ sự đồng ý của cấp trên.
Về một lô đất đắc địa khác tại số 052 đường An Dương Vương, phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, dư luận cho rằng thuộc sở hữu của gia đình Bí thư Tỉnh ủy, cán bộ địa chính phường Cốc Lếu cho biết không tìm được hồ sơ của lô đất. Chúng tôi tìm đến vị tổ trưởng tổ dân phố số 12 để tìm hiểu thực hư thì vị này cho biết, trước đây mảnh đất này do người nhà Bí thư Tỉnh ủy sở hữu nhưng đã chuyển cho người khác sử dụng.
Trúng đất vì trả giá cao hơn 100.000 đồng/m2
Tại buổi làm việc với Tiền Phong, ông Vương Trinh Quốc cho biết: Khoảng tháng 12/2004, UBND tỉnh ban hành quyết định quy hoạch khu đất trên thành 120 lô đất ở liền kề. Đến tháng 3/2011, tỉnh điều chỉnh một phần lô đất thành 8 lô biệt thự. Khoảng tháng 11/2013, tỉnh tiếp tục ra quyết định điều chỉnh 8 lô trên thành 6 lô biệt thự.
Trong quyết định phê duyệt lô BT01, diện tích 418,6m2 có giá khởi điểm là 10,5 triệu đồng/m2, tổng giá trị khởi điểm lô đất là 4.395.300.000 đồng, kết quả trúng đấu giá lô đất là 4.442.300.000 đồng, tương đương 10,6 triệu đồng/m2, tức chỉ chênh 100.000 đồng so với giá khởi điểm.
Tương tự, lô BT02 có diện tích 420,8m2, giá khởi điểm 9,5 triệu đồng/m2, tổng giá trị khởi điểm lô đất là 3.997.600.000 đồng. Giá trúng đấu giá là 4.037.600.000 đồng, tương đương 9,59 triệu đồng/m2. Riêng lô BT4 đấu giá năm 2015, rộng 409,5m2, giá khởi điểm 15 triệu đồng/m2, tổng giá trị khởi điểm lô đất là 6.142.500.000 đồng, kết quả trúng đấu giá lô đất là 6.150.500.000 đồng, tương đương 15.019.000 đồng/m2, cao hơn giá khởi điểm 19.000 đồng/m2.
Ông Quốc cho biết, giá đất khởi điểm được căn cứ trên bảng giá đất do tỉnh ban hành và đã được HĐND tỉnh Lào Cai thông qua trước đó. Sau khi quy hoạch xong, tỉnh giao cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Sau đó, Quỹ thuê đơn vị đấu giá là Cty Đấu giá Hòa Bình. 6 lô biệt thự nói trên được đấu giá năm 2014. Quá trình này tỉnh làm hoàn toàn công khai.
Tới ngày 14/4/2014, đơn vị chức năng liên quan phê duyệt giá đấu giá khởi điểm; ngày 18/6/2014 phê duyệt kết quả trúng đấu giá. Quá trình đấu giá lần 1, trong 6 lô chỉ có 5 lô trúng đấu giá, 1 lô còn lại không có giao dịch. Giá trúng đất giá cả 5 lô đều cao hơn giá khởi điểm. Đến năm 2015, lô còn lại mới có người đấu giá, với giá 15 triệu đồng/m2, cao hơn nhiều so với khởi điểm.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Khoa, Phó Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai xác nhận, dự án có tổng diện tích 17.000m2, trong đó có 114 căn liền kề, 6 căn biệt thự được xây thô. Tổng mức đầu tư xây thô nhà của dự án là 207 tỷ đồng, tổng giá trị tiền đất được xác định vào năm 2011 là 92 tỷ đồng cho toàn bộ dự án.
Cũng theo ông Khoa, khu đất biệt thự được đấu giá công khai, cùng với việc thông báo bán nhà xây thô qua sàn giao dịch bất động sản, ai có nhu cầu thì tham gia. Theo đó, giá đất của toàn bộ khu vực dự án khoảng 10,5 triệu đồng/m2 đất biệt thự và 11-12 triệu đồng/m2 đất nhà liền kề. Riêng tiền nhà xây thô trên đất được tính trên cơ sở tổng mức đầu tư (92 tỷ đồng), chia đều cho 114 căn liền kề và 6 căn biệt thự.

Minh Đức

Lào Cai: Chính quyền thu hồi đất của dân cho doanh nghiệp chia lô bán nền

Thứ Ba, 27/5/2014 07:38 GMT+7
(PLO) - Cho rằng quyết định thu hồi đất của UBND huyện Sa Pa không đúng, người dân đã khởi kiện ra Tòa, nhưng khi bản án được tuyên hàng trăm người dân đã không khỏi bức xúc khi cho rằng TAND huyện Sa Pa đã “ủng hộ” cho UBND huyện thu hồi đất của dân để giao cho doanh nghiệp chia lô, bán nền hưởng lợi...
Lào Cai: Chính quyền thu hồi đất của dân cho doanh nghiệp chia lô bán nền
Thẩm phán Nguyễn Thị Thanh Hương trong vòng vây phẫn nộ, bức xúc của người dân
Đọc ngay
Năm 2005, UBND tỉnh Lào Cai ra Quyết định số 1485/QĐ-UBND phê duyệt “Dự án xây dựng hạ tầng và san tạo mặt bằng Chợ văn hóa - Bến xe khách thị trấn Sa Pa”. 
Theo phản ánh của người dân, số diện tích đất bị thu hồi phục vụ vào dự án là 193.052m2, nhưng huyện Sa Pa lại “mượn cớ” thu thêm 106.588m2 để giao cho nhà đầu tư ngấm ngầm chia lô thành đất dịch vụ, đất biệt thự, nhà vườn để bán hưởng lợi. Việc làm này khiến người dân khởi kiện chính quyền huyện Sa Pa ra Tòa.
Sa Pa cũng… “nóng”? 
Theo nội dung đơn khởi kiện của bà Phạm Thị Hảo (trú tại tổ 2B, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa), gia đình bà quản lý sử dụng lâu dài khoảng 11.000m2đất tại tổ 2B, thị trấn Sa Pa (khai hoang từ năm 1980), không có tranh chấp và bà luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. 
Ngày 11/10/2012, UBND huyện Sa Pa ra Quyết định số 2178/QĐ-UBND, thu hồi 10.914,0m2. Hơn một tháng rưỡi sau, huyện ban hành tiếp Quyết định số 2461 điều chỉnh diện tích thu hồi tại Quyết định trên để thực hiện Dự án hạ tầng và san tạo mặt bằng Chợ văn hóa - Bến xe khách thị trấn Sa Pa. 
Thế nhưng, điều trớ trêu là diện tích đất bị thu hồi của bà Hảo không nằm trong khu vực Dự án (vì quy hoạch chi tiết và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã công khai). Sau đó, diện tích này được UBND huyện giao cho doanh nghiệp tư nhân là Công ty Cổ phần VIDIFI Lào Cai để chia lô bán nền, chia biệt thự bán cho khách, mỗi mảnh trị giá hàng tỉ đồng. Chính vì vậy bà Hảo khởi kiện UBND huyện Sa Pa yêu cầu Tòa hủy các quyết định hành chính trên. 
Tương tự, bà Bùi Thị Huyền (trú cùng địa phương) cũng bất bình khởi kiện UBND huyện Sa Pa khi ban hành Quyết định số 2176/QĐ-UBND, thu hồi gần 8.000m2 đất của gia đình bà để thực hiện cho Dự án trên. Cũng như trường hợp của bà Hảo, UBND huyện không thu hồi đất sử dụng cho mục đích công cộng mà vào mục đích thương mại - cụ thể vẫn giao cho Công ty VIDIFI Lào Cai chia lô, bán nền, với trị giá 1 tỷ đồng/lô đất khoảng 100m2, trong  khi đó gần 8.000m2đất bị thu hồi của bà Huyền chỉ được bồi thường, hỗ trợ… bèo bọt!
Sau khi thụ lý đơn, ngày 24 và 25/4/2014, TAND huyện Sa Pa đã đưa vụ “khiếu kiện quyết định hành chính” của bà Hảo và bà Huyền ra xét xử. Đối với trình tự thủ tục thu hồi, người khởi kiện đã chỉ rõ những vi phạm của UBND huyện Sa Pa như số liệu  trong các biên bản kiểm kê số lượng đất, tài sản trên đất là không đúng với thực tế; thiếu chữ ký của những người tham gia và không có chữ ký của chủ hộ bị thu hồi đất. 
Tại phiên sơ thẩm, người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện đã “bóc mẽ” việc thu hồi đất giao cho nhà đầu tư đã vượt gấp nhiều lần trị giá tiền mà nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình (với 6.248m2, thu khoảng 60 tỷ đồng). Hoàn vốn và dư dật như thế, hà cớ gì huyện Sa Pa còn thu hồi thêm đất của dân? 
Điều đáng nói, tại phiên xét xử, ông Lê Hải An - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Pa đã không đưa ra được căn cứ nào để khẳng định việc thu hồi đất là có cơ sở. Ông Hải diễn giải thu hồi đất để phục vụ công trình công cộng, khẳng định thuộc trường hợp được Nhà nước thu hồi nhưng lại không chứng minh được vị trí đất bị thu hồi được xây dựng vào những công trình công cộng gì, ở đâu...?
Viện kiểm sát và  Tòa “đá” nhau kịch liệt!
Trong hai phiên xét xử, người giữ quyền công tố là Kiểm sát viên Lê Đức Hiệp thuộc VKSND huyện Sa Pa đã “đanh thép” chỉ trích Tòa sơ thẩm, cụ thể là Thẩm phán Nguyễn Thị Thanh Hương giữ vai trò chủ tọa (vụ xử kiện của bà Huyền) vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hành chính trong xét xử. 
Đối với vụ xử kiện của bà Phạm Thị Hảo, ông Lê Đức Hiệp chỉ rõ Quyết định thu hồi đất số 2178 ngày 11/10/2012 và Quyết định số  2461 ngày 16/11/2012 của UBND huyện Sa Pa ban hành là không có giá trị, vì Quyết định số 1485 của UBND tỉnh Lào Cai là trái với quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm ban hành; ngoài ra, cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất đã hết hiệu lực theo Điều 22 Nghị định số 04/2000/NĐ-CP.
Mặc dù Kiểm sát viên đã vạch rõ những sai phạm, người khởi kiện cũng đưa ra chứng cứ quan trọng nhất đó là các Hợp đồng chuyển nhượng đất để chia lô, bán nền do Công ty Cổ phần VODIFI Lào Cai là “tác giả”, có sự “tiếp tay” của UBND huyện Sa Pa khi ra các quyết định thu hồi đất trái luật, thế nhưng cấp Tòa sơ thẩm không xem xét và cho là... không đủ căn cứ, từ đó bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn(?!). 
Được biết, không tâm phục, khẩu phục kết quả xét xử của cấp Tòa sơ thẩm, cả bà Hảo và bà Huyền đã có đơn kháng cáo, đồng thời mong chờ vào sự khách quan, công tâm của Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Trung Thứ - Đức Dũn

Không có nhận xét nào: