Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Kinh tế Việt Nam vẫn trong đường hầm, chưa thấy ánh sáng;Thủ tướng họp khẩn, yêu cầu phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6,7%; Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

Tăng trưởng chưa thực sự bền vững. Tuy tăng trưởng của quý một năm nay được ước tính là tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn là mức thấp nhất trong nhiều năm vừa qua.

Khai thác dầu ở thềm lục địa Việt Nam. Năm nay, Việt Nam dự trù hút thêm một triệu tấn dầu thô. (Hình: VnExpress)
Đó là nhận định mà Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam nêu trong Báo cáo Thẩm tra “Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế – xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017” của chính phủ Việt Nam.

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam về ngày họp đầu tiên của kỳ họp thứ ba, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, nhận định, với bối cảnh như hiện nay, mức độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm nay rất khó có thể đạt chỉ tiêu mà Quốc hội Việt Nam đã đề ra (GDP tăng 6,7%).

Tuy nhiên ông Thanh khuyến cáo, chính phủ Việt Nam không nên chuyên chú vào mức độ tăng trưởng. Điều cần phải chú ý là chất lượng tăng trưởng và phải bảo đảm yếu tố phát triển bền vững.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam cho rằng, kinh tế Việt Nam lao đao vì phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động khai khoáng, đến nay vẫn chưa tìm được động lực thay thế công nghiệp khai khoáng. Tài nguyên (gỗ, cát,…) vẫn bị khai thác theo kiểu mà ông Thanh ví von là “tận khai, tận diệt” gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cả cho sinh hoạt lẫn sinh kế của dân chúng, làm rối loạn an ninh trật tự và suy giảm khả năng phòng, chống thiên tai. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam đó là hệ quả của việc “buông lỏng quản lý” để cho các nhóm lợi ích chi phối khiến chính sách không còn hiệu lực.

Tuy vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp ngoại quốc (FDI) vẫn là một nguồn lực quan trọng đối với kinh tế Việt Nam nhưng theo ông Thanh, hệ thống công quyền Việt Nam mới chỉ dành cho các doanh nghiệp FDI vô số ưu đãi chứ chưa khai thác được các yếu tố tích cực khác từ các doanh nghiệp FDI để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là về công nghệ.

Trong khi đó, qui mô của các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục teo tóp, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam thiếu trụ cột, thiếu tính cạnh tranh, thiếu tính liên kết và khả năng sáng tạo thấp.

Một yếu tố khác cũng được ông Thanh nêu ra là sự bất cập của chính sách đất đai hiện hành, sự bất cấp này khiến ngân sách thiệt hại nặng nề vì không thu được chênh lệch địa tô, mặt khác khiến việc thu hồi, đền bù trở thành thiếu minh bạch, thiếu hợp lý, tạo thành xung đột lợi ích kéo dài, gây mất ổn định xã hội.

Năm ngoái, mức độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam không đạt chỉ tiêu. Hồi tháng 4 vừa qua, khi họp với đại diện các hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty nhà nước để “tìm giải pháp ép nền kinh tế đạt chỉ tiêu tăng trưởng”, chính phủ Việt Nam đã tính đến chuyện “ép” để đạt cho bằng được mức độ tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội Việt Nam đề ra. Cuối cùng giải pháp duy nhất được nhiều cá nhân tán thành là khai thác thêm dầu thô.

Bộ Công Thương Việt Nam ước tính, nếu khai thác thêm một triệu tấn dầu thô (hiện là 12,28 triệu tấn) và giá dầu thô trên thị trường thế giới ở mức 55 Mỹ kim/thùng thì tổng doanh thu cả năm sẽ khoảng 450.000 tỉ đồng, tăng thêm so với dự tính khoảng 12.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên chẳng ai dám đoan chắc giá dầu thô trên thị trường thế giới sẽ ổn định ở mức mà chính phủ Việt Nam mong muốn. Vài năm gần đây, một trong những lý do khiến Việt Nam không cân đối được ngân sách, bội chi, phải vay mượn để chi tiêu là vì giá dầu thô trên thế giới liên tục sụt giảm.

Mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Việt Nam, chính thức khuyến cáo, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc chọn tăng sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng như một giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng vì lợi bất cập hại.

(Người Việt)

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

VOV.VN - Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo nhằm xử lý đối với từng dự án cụ thể, xử lý các khoản nợ xấu.

Liên quan tới 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn cử tri cả nước quan tâm, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình báo cáo tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV cho biết: Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, xác định, đánh giá, kiểm tra thực địa; đề ra nguyên tắc và xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án cụ thể.
chinh phu lap ban chi dao xu ly no xau giai quyet 12 du an thua lo hinh 1
Toàm cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV.
Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu
Việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được kết quả bước đầu, giữ vững an toàn hệ thống . Tuy nhiên, việc triển khai phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu và nợ đã bán cho VAMC còn nhiều khó khăn; năng lực quản trị điều hành của một số tổ chức tín dụng còn yếu, năng lực cạnh tranh thấp.
Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đang chỉ đạo kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. Tại kỳ họp này, Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Căn cứ Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; hoàn thiện các phương án xử lý đối với các tổ chức tín dụng yếu kém theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường, trên nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả kinh tế, an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền. Củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; xử lý dứt điểm các quỹ yếu kém.
Khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020; hoàn thiện phương án cơ cấu lại từng tổ chức tín dụng. Tập trung nâng cao năng lực tài chính, quản trị ngân hàng phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn.  Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát. Có cơ chế phù hợp thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2017, tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN triển khai còn chậm . Một số bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa quyết liệt thực hiện phương án theo kế hoạch đề ra. Việc xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn cũng làm chậm tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn của các doanh nghiệp liên quan.
chinh phu lap ban chi dao xu ly no xau giai quyet 12 du an thua lo hinh 2
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đọc tờ trình của Chính phủ báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV.
Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, xác định, đánh giá, kiểm tra thực địa; đề ra nguyên tắc và xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án cụ thể . Đến nay, một số dự án bước đầu đã có chuyển biến như các nhà máy sản xuất phân bón và Nhà máy thép tại Lào Cai.
Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về cơ cấu lại, cổ phần hóa DNNN; nâng cao trách nhiệm, chất lượng tư vấn và kiểm toán, xác định, thẩm định giá trị vốn, tài sản tại doanh nghiệp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu khi cổ phần hóa, thoái vốn; cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược; bảo đảm công khai minh bạch, chống lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng.
Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa từng tập đoàn, tổng công ty, DNNN, thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo quy định, xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Chú trọng nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng bước áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Kiện toàn bộ máy quản lý, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Đề án về thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tinh thần Hội nghị Trung ương 5, khóa XII.


Khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV

VOV.VN - Phiên khai mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp từ 9h. Trước đó, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đối với những dự án thất thoát, thua lỗ lớn, yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty liên quan thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắc; có giải pháp phù hợp xử lý về tài chính theo nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro đối với từng dự án, không sử dụng nguồn hỗ trợ từ NSNN; tạo thuận lợi để chuyển nhượng cho các đối tác bên ngoài. Đối với các dự án phục hồi được, phải đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường quản trị doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm lỗ và tiến tới có lãi. Có cơ chế chính sách phù hợp đối với từng trường hợp. Đồng thời, xác định và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan./.
Phi Long/VOV.VN



Thủ tướng họp khẩn, yêu cầu phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6,7%

NGỌC QUANG
\
(GDVN) - Chiều 22/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về các kịch bản tăng trưởng năm 2017.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đảm bảo tăng trưởng 6,7%. ảnh: VGP.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2017 và trong báo cáo của Chính phủ tại Phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sáng nay, Chính phủ nhất quán chủ trương phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%.
Một số chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chủ yếu là: Khu vực nông nghiệp tăng 3,05%, trong đó xuất khẩu nông sản đạt trên 33 tỷ USD; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,91%, trong đó khu vực công nghiệp tăng 8%, xây dựng tăng 10,5%, khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,19%, trong đó khách du lịch tăng 30%. Tăng cường thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài.
Vấn đề tăng trưởng kinh tế năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác, nhất là thu, chi và bội chi ngân sách nhà nước, nợ công cũng như việc làm, thu nhập cho người lao động.
Năm 2017 là năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm 2016-2020; chúng ta phải đạt được mục tiêu 6,7% đề ra cho năm 2017 để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 5 năm mà Trung ương Đảng và Quốc hội đã đề ra.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành, theo lĩnh vực công tác được phân công, tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên giao ban, cập nhật tình hình và chủ động có giải pháp phù hợp, phấn đấu thực hiện được mục tiêu đề ra cho từng ngành, lĩnh vực, bảo đảm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%.
Yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo và các Bộ ngành, đặc biệt là các Bộ quản lý sản xuất như các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông và Vận tải báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện từng chỉ tiêu tăng trưởng ngành, lĩnh vực tại các Phiên họp Chính phủ hàng tháng.
Các Bộ, ngành tổng hợp như các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo cụ thể những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng đồng thời phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các Phó Thủ tướng và các Bộ, ngành khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2017 đã đề ra, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để tập trung triển khai thực hiện.

Ngọc Quang

Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại với phản biện?; Bùi Quang Vơm - Đối thoại, thật hay giả

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng vừa tuyên bố Đảng Cộng sản Việt Nam không sợ đối thoại và tranh luận, có thể mở ra những cuộc đối thoại với những người có ý kiến khác biệt với đảng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc tại kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2017.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc tại kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2017.

Chính phủ sẵn sàng đối thoại?

Vào sáng 18/05/2017, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 5 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố không sợ đối thoại và tranh luận, có thể mở ra những cuộc đối thoại với những người có ý kiến khác biệt với đảng.  Ngay tức khắc, lời tuyên bố này được những người quan tâm đến hiện tình đất nước Việt Nam đặc biệt chú ý, nhất là giới nhân sĩ trí thức trong nước cũng như những người bất đồng chính kiến đối với chính quyền sở tại.

Với chủ trương “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hô hào “dân làm chủ, dân bàn, dân kiểm tra” nên việc đối thoại với người dân luôn được chính quyền chú trọng. Do đó, theo nhận xét của những người quan tâm, lời tuyên bố mới đây của ông Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương không có gì mới mẻ, nhưng Đài RFA vẫn ghi nhận không ít nhân sĩ trí thức cho rằng với thông tin từ ông Võ Văn Thưởng cho biết Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ đưa ra hướng dẫn cho việc tổ chức các cuộc đối thoại với những người có ý kiến khác biệt với đảng, là một chỉ dấu tích cực.

Ông Võ Văn Thưởng dù muốn hay không thì ông cũng là một người trẻ. Và nếu ông muốn được sự tín nhiệm của người dân thì có khi ông phải ‘phá rào’...
- Giáo sư Tương Lai

Nhà báo độc lập đồng thời là nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho biết từ năm 2014, Hà Nội đã có kế hoạch cung cấp kinh phí cho Liên hiệp các tổ chức Kỷ thuật-Khoa học Việt Nam thực hiện “Đề án Phản biện và Đối thoại” nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công bố chính thức nào liên quan đến đề án vừa nêu. Tuy nhiên, những người biết đến đề án này không loại trừ lời tuyên bố của ông Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy “Đề án Phản biện và Đối thoại” đã hoàn thành và chính phủ sẵn sàng đối thoại công khai với người dân.

Trong khi đó, Giáo sư Tương Lai, một thành viên trong nhóm hơn một trăm nhân sĩ trí thức tại Việt Nam nhiều lần gửi thư ngỏ đóng góp ý kiến với Chính phủ Việt Nam trong các vấn đề của quốc gia, nói với Đài Á Châu Tự Do lời tuyên bố của ông Võ Văn Thưởng đáng được khen ngợi, trong trường hợp chính ông Thưởng tiến hành thực hiện cuộc đối thoại trong cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, chứ không phải chỉ là những lời nói suông:

“Ông Võ Văn Thưởng dù muốn hay không thì ông cũng là một người trẻ. Và nếu ông muốn được sự tín nhiệm của người dân thì có khi ông phải ‘phá rào’, phải theo gương của những tiền bối đã ‘phá rào’ như ông Võ Văn Kiệt chẳng hạn thì ông mới có thể có một chỗ đứng trong lòng dân. Vậy, ông hãy làm một vài cuộc đối thoại đi, chỉ bằng với hành động đó thì người dân mới tin vào ông. Còn nếu vì một áp lực nào đó, ông muốn giữ cái ghế (vị trí) của ông được vững vàng mà ‘co vòi’ lại thì ông sẽ cũng lại tự đánh mất lòng tin của dân.”

Là một người luôn kêu gọi Chính phủ nên đối thoại với dân chúng là những người có tiếng nói phản biện với chính quyền trong việc xây dựng và phát triển nước nhà, cựu tù nhân lương tâm-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung bày tỏ lạc quan trước thông tin của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương:

“Tất nhiên việc đối thoại này Trung rất hoan nghênh và Trung sẵn sàng tham gia, nếu có lời mời từ phía những người trong lãnh đạo Đảng Cộng sản, trong Ban Tuyên giáo cũng như trong Hội đồng Lý luận Trung ương. Trung cũng mong là các nhân sĩ trí thức Việt Nam nên lên tiếng vì thời buổi bây giờ cũng không dễ dàng gì đàn áp, bắt bớ được do sự phát triển rất mạnh mẽ của truyền thông mạng xã hội. Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải đoàn kết với nhau, hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau thì chúng ta sẽ có sự an toàn hơn, chứ không nên lên tiếng một mình hoặc đấu tranh cá nhân thì sẽ rất nguy hiểm.”

Nghi ngờ của giới phản biện

000_OQ156-400.jpg
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2017. AFP photo
Bên cạnh những ý kiến vừa nêu, Đài RFA cũng ghi nhận nhiều blogger và những người đấu tranh dân chủ lại tỏ ra nghi ngại vì có thể đây là một chiến dịch của nhà cầm quyền nhằm gia tăng trấn áp và bắt bớ những người bất đồng chính kiến ở trong nước. Một số người chúng tôi có dịp tiếp xúc cũng như qua những lời chia sẻ trên các mạng xã hội còn cho rằng lịch sử có thể tái diễn với trưng dẫn vụ “Nhân văn Giai phẩm” hồi năm 1955, chính quyền đã đàn áp, bắt bớ những nhân sĩ trí thức dám lên tiếng tranh luận lại, phản đối những lý luận của đảng; hay chẳng hạn đây chỉ là “một thủ thuật câu giờ”, chẳng khác gì chuyện nhà cầm quyền tìm cách kéo dài thời gian thông qua Luật Lập hội và Luật Biểu tình từ năm này đến năm khác.

Trả lời câu hỏi của RFA vì sao Ban Tuyên giáo Trung ương lại tuyên bố Đảng Cộng sản có thể mở những cuộc đối thoại với những người có ý kiến khác biệt vào thời điểm này, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nêu lên nhận định của ông:

Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải đoàn kết với nhau, hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau thì chúng ta sẽ có sự an toàn hơn...
- Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung

“Phát ngôn của ông Võ Văn Thưởng là phát ngôn mang tính xu thế, không thể đảo ngược được. Tại vì sau vụ Đồng Tâm thì giới quan chức chính quyền và đảng đã nhận ra rằng nếu như không biết cách làm xoa dịu lòng dân thì sự phản kháng dẫn đến hậu quả sẽ khôn lường và tình cảnh chiến đấu cũng khôn lường. Cho nên họ phải tiến tới việc đối thoại vì nếu không đối thoại thì chính quyền chết.”

Ứng cử viên độc lập Đại biểu Quốc hội khóa XIV, bà Nguyễn Trang Nhung, với trải nghiệm qua hai lần Hiệp thương không được trình bày chính kiến của mình trước các ý kiến của cử tri, nêu lên ý kiến cho rằng dù các cuộc đối thoại được chính quyền tổ chức chắc chắn chỉ mang tính hình thức mà thôi.

“Tôi cho rằng nếu như những người bất đồng chính kiến cũng như một số thành phần khác trong xã hội có tiếng nói phản biện được mời đến những buổi phát biểu ý kiến hay để góp tiếng nói phản biện thì chắc chắn là họ sẽ chỉ được nói trong một khuôn khổ hay chừng mực nào đó. Nếu vượt ra ngoài khuôn khổ hay chừng mực cho phép thì sẽ bị ngăn cản. Chắn chắn là họ sẽ có biện pháp nào đó. Nhưng tôi cho rằng thậm chí họ sẽ không để diễn ra những buổi lấy ý kiến mà có những thành phần như vậy đâu, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến, nhất là những người đấu tranh cho dân chủ hay hoạt động xã hội dân sự.”

Bà Nguyễn Trang Nhung còn lập luận thời điểm hiện tại chưa phải là lúc chính quyền mở ra các đối thoại như lời tuyên bố của ông Võ Văn Thưởng. Đồng quan điểm đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng phân tích Đảng Cộng sản chưa sẵn sàng để đối thoại:

“Tôi cho rằng về mặt quy luật thì những người trong giới lãnh đạo của chính quyền chỉ có thể thay đổi một cách thực chất khi họ cùng đường hoặc gần như cùng đường. Nhưng tình hình tình trạng của họ hiện nay chưa phải là cùng đường, mặc dù đã nguy ngập”.

Qua các ý kiến của giới nhân sĩ trí thức và giới bất đồng chính kiến mà Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, tất cả họ có cùng quan điểm rằng việc Đảng Cộng sản phải đối thoại và tranh luận với những tiếng nói phản biện người dân là điều tất yếu và họ khẳng định việc này diễn ra sớm hay muộn là sự lựa chọn khôn ngoan của chính quyền.

Hòa Ái

(RFA


BBC ngày 19/05/2017 đưa tin, theo báo Pháp luật TPHCM, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc hôm 18/05, ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương có tuyên bố: "Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận".


BBC còn viết: “Ông cho biết ngành tuyên giáo đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc "trao đổi và đối thoại" với những người có quan điểm khác với Đảng Cộng sản”.

Tuy nhiên, BBC không dẫn link tới nguồn của báo Pháp luật. Tìm trên mạng với những câu trích dẫn trên thì chỉ dẫn tới các tờ báo không chính thống, chép lại BBC.

Đối thoại là vấn đề tối quan trọng nhưng nhạy cảm.

Nếu đúng là đảng cộng sản, qua lời một ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban tuyên giáo TW, là cơ quan cao nhất phụ trách lĩnh vực lý luận và tư tưởng của đảng, quyết định mở cửa tiếp nhận đối thoại với “những người có quan điểm khác với đảng cộng sản”, thì đây quả thật là một cuộc cách mạng tư tưởng của đảng cộng sản, cụ thể là của ban lãnh đạo.

Đối thoại với các đối tượng khác chính kiến nhằm tìm kiếm chân lý, chính là tư tưởng bình đẳng chính trị, một biểu hiện cụ thể của sinh hoạt có tính đa nguyên.

Nếu chúng ta đã từng thống nhất với nhau một nguyên tắc chung là phấn đấu cho một nền dân chủ đích thực bằng con đường ôn hòa, phi bạo lực, thông qua đối thoại giữa đảng cầm quyền với các tiếng nói chính trị khác đã và đang trở thành lực lượng vật chất trong xã hội, thì quyết định mở cửa đối thoại của đảng cầm quyền chính là một mục tiêu đã đạt được bước đầu của phong trào quần chúng và của tiến trình dân chủ hóa xã hội Việt Nam.

Và nếu hình dung rằng đây là bước khởi đầu của một cuộc đối thoại chân thành và thực chất, thì con đường dẫn tới dân chủ đích thực, con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam đang đứng trước một sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử 4000 năm, cuộc cách mạng một lần cho vĩnh viễn.

Có thật như vậy không? Có thật là đảng cộng sản Việt Nam đã thay đổi nhận thức không?

Sự kiện này diễn ra ngay sau khi kết thúc hội nghị trung ương 5 /XII với tinh thần kiên định lập trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” và kiên quyết chặn đứng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, vốn vẫn là tư tưởng của tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từ trước tới nay, khiến người ta nghi ngờ tính trung thực của mẩu tin của BBC, và nếu tin của BBC là có thật, thì sự nghi ngờ hướng tới tính trung thực của tín hiệu mở cửa đối thoại của đảng cầm quyền.

Đây là thủ đoạn lươn lẹo vốn đã thành bản tính của các nhà chỉ đạo chính sách của đảng cộng sản? Họ tung tin để đánh làm mất hướng phong trào đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là quần chúng công giáo khu vực miền Trung đang có biểu hiện bất tuân dân sự, vô hiệu hóa quyền lực của chính quyền, và có xu hướng tiến tới giành quyền? Từ kinh nghiệm đối thoại với Đồng Tâm, nhà cầm quyền bắn tin đối thoại với những thành phần đứng sau phong trào?

Đây là con bài sẽ được sử dụng để tiếp tục thủ đoạn đánh tráo mặt nạ mà đảng đã từng sử dụng và đã từng tưởng rằng đánh lừa được tổng thống Obama.

Trong cuộc đối thoại nhân quyền với phái đoàn nhân quyền Mỹ vào ngày mai, 23/05/2017 tại Hà Nội, kết quả và kết luận của phái đoàn Mỹ sẽ quyết định thái độ của tổng thống Mỹ Donald TRUMP trong cuộc gặp thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Mỹ sắp tới, với ý nghĩa quá quan trọng quyết định thành bại của chuyến đi và ấp ủ quá nhiều hy vọng lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam. Trump không phải là Obama, lập lờ, không trung thực sẽ không tránh được thất bại.

Con bài đối thoại với các lực lượng chính trị đối lập có thể chỉ được sử dụng như một thứ hàng trang trí, hoặc như một nơi trú ẩn khi còn đường lùi cho cuộc gặp ngày mai.

Nhưng con bài này có thể cũng được những người chủ trương cải cách thật sự sử dụng để lật thế cờ của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Giả hóa thật. Đối phó với Mỹ, nhưng phải chứng tỏ thành tâm. Bởi vì tổng thống Mỹ Donald TRUMP đã không lạ gì thói đi giây giữa Mỹ và Trung Quốc của cộng sản Việt Nam (xem bài viết “nghề làm… mười phương”)

Nếu đây là tín hiệu có thật thì Hội nghị TW 5 vừa rồi đã thất bại, chứ không phải “kết thức tốt đẹp” như ông Trọng nói trong diễn văn bế mạc.

Có thể hình dung cuộc tranh luận nảy lửa trong hội nghị và chắc chắn bất phân thắng bại giữa hai tư tưởng cải cách thật sự và cải cách nhưng giũ nguyên vai trò lãnh đạo quyết định của đảng.

Ông Trọng dựa vào nguyên tắc cổ điển trung thành với chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội để giành ưu thế chính thống, nhưng ông Trọng đã không có đa số. Ba nghị quyết được ông Trọng tuyên bố thông qua ngay trong Hội nghị, nhưng đến nay chưa được phổ biến. Cái không nhất trí chính là hai chữ “định hướng” bỏ hay không bỏ ra ngoài văn bản.

Có thể phỏng đoán sự phân hoá trong bộ chính trị như thế này: những kẻ theo đuôi ông Trọng chỉ có bà Ngân, bà Phóng, phần còn lại trong bộ chính trị sẽ chia làm hai phần, phần cải cách thực sự chắc chắn sẽ có mặt ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng và ông Đinh Thế Huynh, cùng gần toàn bộ uỷ viên bộ chính trị thuộc chính phủ, nhóm này do ông Đinh Thế Huynh dẫn nhịp. Phần còn lại là vài nhân vật cơ hội, chờ ngã ngũ cuộc cờ, trong đám này có thể có ông Trần Quốc Vượng và ông Phạm Minh Chính.

Việc Ban bí thư có thể thông qua bản hướng dẫn đối thoại hay không, và nội dung chính thức của đối thoại là gì sẽ cho biết sự thật mối tương quan lực lượng và sẽ quyết định cuộc cách mạng “đẫm máu” trong nội bộ đảng sắp tới.


Nếu những phỏng đoán trên đây là đúng thì phỏng đoán sự thất bại của ông Trọng cũng sẽ đúng. Điều này có nghĩa rằng, nếu tín hiệu mở cửa cho đối thoại với các tư tưởng khác quan điểm của đảng là có thật, thì phái bảo thủ kiên cố chủ nghĩa Mác, chống đa nguyên chính trị của ông Trọng sẽ thất bại. Hội nghị trung ương 6 sắp tới sẽ là hội nghị kết thúc sự nghiệp chính trị của ông Trọng, nếu ông không còn khả năng thích ứng vói sự phát triển của lịch sử.

Những bước đi tiếp theo của lộ trình đối thoại sẽ trở thành hiện thực.

Về chủ đề “Đối thoại”, từ tháng 9/2016, tác giả có viết một bài có tựa đề “Đối thoại và lựa chọn” trong đó có thể có một vài ý tưởng góp ích cho tham khảo.

Chưa có gì có thể giúp cho việc xác định, nhưng dù tín hiệu mở cửa cho đối thoại của đảng cộng sản là thật hay giả, cũng không thể bác bỏ một thực tế là thông điệp “đối thoại hòa bình” để đến một nền dân chủ đích thực cho Việt Nam bằng con đường bất bạo động của các tiếng nói dân chủ, đã đến và đang được đảng cộng sản tìm kiếm đối sách. Đó là một bước thắng lợi của dân chủ, và thắng lợi cuối cùng là không thể đảo ngược.

22/05/2017

Bùi Quang Vơm

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Gần 600km bờ sông, bờ biển Miền Tây sạt lở nặng

Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đến nay toàn miền Tây đã có 393 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 581 km bờ sông, bờ biển.

Theo một báo cáo được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra ngày 15/5, đến thời điểm này toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 393 điểm sạt lở, với tổng chiều dài sạt lở trên 581km. Tốc độ sạt lở từ 1 đến 20m/năm. Trong đó, sạt lở bờ biển nặng nhất là Cà Mau với 109km, Tiền Giang 77km, Trà Vinh 74km và ở bờ sông Tiền, sông Hậu là An Giang 69km với 51 điểm bị sạt lở…
Số liệu được đưa ra trong cuộc họp giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long về công tác phòng, chống sạt lở ở khu vực này.
Theo bộ NN&PTNT, nguyên nhân chính của hiện tượng sạt lở là do phát triển hạ tầng và sản xuất đã tăng nhanh trong thời gian qua có ảnh hưởng đến xói lở cả sông, kênh và bờ biển.
Các yếu tố chính đã tác động như: khai thác cát quá mức; thiếu kiểm soát; phát triển hạ tầng với tải trọng lớn dọc theo bờ sông, kênh vượt quá khả năng ổn định bờ kênh; phát triển vùng nuôi tôm gây giảm rừng ven biển; lún sụt mặt đất.
Còn các chuyên gia của Bộ này đưa ra nguyên nhân là do mất cân bằng bùn cát, thay đổi tỷ lệ phân lưu sông Tiền, sông Hậu; chặt phá rừng, khai thác tài nguyên đầu nguồn; địa chất vùng Đồng bằng sông Cửu Long mềm yếu; khai thác cát sỏi trái phép; phát triển dân sinh kế; nước biển dâng 2 – 3mm/năm; sụp sụt đất do khai thác đất nước ngầm và giao thông thủy…
Các yếu tố nội tại đồng bằng tích hợp các yếu tố thượng nguồn và biển làm cho xói lở tăng nhanh, nhất là vùng bờ biển.
Theo ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, riêng 5 tháng đầu năm 2017, tỉnh đã xảy ra 15 điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với tổng chiều dài trên 1,2km, ảnh hưởng đến 170 căn nhà, có 18 căn nhà đã sụp hoàn toàn xuống sông cùng với nhiều tài sản khác.
Nghiêm trọng nhất là vụ sạt lở diễn ra vào lúc 9h20 ngày 22/4 (sạt lở đất bờ sông Vàm Nao) làm 14 căn nhà bị nhấn chìm, ước tính thiệt hại trên 88 tỷ đồng.
Theo Tuổi Trẻ

Giải mã ý nghĩa niên hiệu của các hoàng đế Việt Nam triều Nguyễn (Phần 1)

Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Việt Nam thời các hoàng đế trị vị, việc đặt và ban hành niên hiệu đều có liên quan mật thiết đến ý chí chính trị của hoàng đế. Bằng hình thức niên hiệu, hoàng đế đã đưa ý chí chính trị của mình thẩm thấu vào cuộc sống thường nhật của quốc gia.
Trước triều Nguyễn, hoàng đế Việt Nam không chỉ có một niên hiệu, thường có việc đổi niên hiệu. Sau chịu ảnh hưởng của đời Minh – Thanh, mỗi đời vua một niên hiệu. Triều Lê Trung Hưng bắt đầu thực hiện mỗi đời vua một niên hiệu. Đến triều Nguyễn thì chế độ này đã được cố định.
Triều Nguyễn có tổng cộng 13 vị hoàng đế, trừ vua Cung Tông kế vị ngắn ngủi 3 ngày ra không có niên hiệu, tổng cộng đã đặt ra 12 niên hiệu, trong đó niên hiệu Hiệp Hòa chưa được sử dụng. Các vua Việt Nam tuy đã nhạt nhòa theo lịch sử nhưng những niên hiệu mà họ để lại làm cho chúng ta sau hàng trăm năm vẫn cảm nhận được ý thức chính trị của họ.
Gia Long – Niên hiệu của vua Nguyễn Thế Tổ (18 năm, 1802 – 1819)
Nguyễn Thế Tổ Nguyễn Phúc Ánh là người sáng lập ra triều Nguyễn. Năm 1802, Nguyễn Thế Tổ đánh bại triều Tây Sơn, thu phục cựu đô Phú Xuân, Quảng Nam và đổi tên là Thuận Hóa. Năm sau, đổi niên hiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn. Đặt quốc hiệu là Nam Việt, về sau, triều Thanh sắc phong ông làm Nam Việt Quốc Vương.
Tranh vẽ vua Gia Long. Ảnh dẫn theo xaluan.com
Đại Nam thực lục – đệ nhất kỷ” có ghi: “Lấy ngày 1 tháng 5 năm nay chiếu cáo thiên hạ, hôm sau chiếu cáo các Thánh, Kỷ Nguyên Gia, lấy kỷ thống nhất để biểu thị mới cái đức”. Ý nghĩa của cái tên Gia Long lấy từ cụm từ “Gia Định Thăng Long”, để bày tỏ ý nghĩa thống nhất thiên hạ (Việt Nam).
Sử Trung Quốc “Thanh sử cảo – Việt Nam truyện” có chép: “Nguyễn Phúc Ánh có được quốc gia nhờ Gia Định, Vĩnh Long binh lực nhiều, nên lấy hai tỉnh làm niên hiệu, gọi là Gia Long”. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng niên hiệu của hoàng đế lấy ý nghĩa trong 2 từ Gia Định, Thăng Long. Bởi lúc đó khi triều Nguyễn vừa thiết lập, niên hiệu này cũng cho thấy hàm ý triều Nguyễn kế thừa triều Lê chính thống trị vị toàn bộ Việt Nam.
Giai đoạn Gia Long tại vị trị vì, tình hình Việt Nam dần ổn định. Ông đã tiến hành cải cách trên các lĩnh vực quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa, xây dựng lớn nhiều đô thành, đường xá. Tham khảo “Đại Thanh luật” của Trung Quốc, ông đã ban hành “Gia Long luật thư” (sách luật Gia Long), đương thời gọi là “Hoàng triều luật lệ”.
Cuốn “Quốc triều chính biên toát yếu” (bản tóm tắt chính biên triều đình) biên soạn trong những năm Duy Tân triều Nguyễn, đã đánh giá Gia Long Nguyễn Phúc Ánh là:
Vua đã phục hưng sáng nghiệp, công lao và đức độ đều lớn, tạo phúc cho dân to lớn chưa từng có. Khi bắt đầu lập quốc, vua cho xây dựng thành quách, tu sửa lăng tẩm, dựng đàn Giao Tế, đàn Xã Tắc, ban thưởng tước lộc, mở khoa thi cử chọn nhân tài, chấn hưng lễ nhạc, trường học, định ra pháp luật chế độ, điều luật, bảo tồn dòng dõi nhà Lê, Trịnh, kéo dài chế độ thế tập cho công thần, ngăn quan tướng Tây Sơn, đề phòng cẩn mật Xiêm La, bao dung Chân Lạp, vỗ về Vạn Tượng, uy danh chấn động muôn phương, nhân đức bao trùm các nước nhỏ, quy mô che phủ rộng lớn xa xôi“.
Minh Mạng – Niên hiệu của vua Đại Nam Nguyễn Thánh Tổ (21 năm, 1820 – 1840)
Đại Nam Thánh Tổ, tên húy Nguyễn Phúc Đảm, lên ngôi năm Gia Long thứ 18 (1819), đổi niên hiệu Minh Mạng. Trong thời gian ông trị vì, quốc lực cường thịnh nhất. Sau này vào ngày Giáp Tuất tháng 3 mùa xuân năm Minh Mạng thứ 19, đổi tên quốc hiệu là Đại Nam. Niên hiệu Minh Mạng lấy từ sách “Thượng thư – Hàm hữu nhất đức”: “Khắc hưởng thiên tâm, thụ thiên minh mạng” (Được hưởng lòng trời, thì được cái mệnh sáng của trời).
Vua Minh Mạng là con thứ 4 của Nguyễn Thế Tổ Gia Long. Sau này, hoàng thái hậu Anh Duệ mất sớm, chuyển kế thừa cho con của hoàng hậu Thiên Cao, và coi ông là “đích tử”. Sau đó Nguyễn Phúc Đảm đổi tên thành Nguyễn Phúc Kiểu, được lập làm hoàng thái tử. Niên hiệu Minh Mạng cũng biểu lộ ngôi vị của ông là chính thống, ông lên ngôi là do thiên mệnh.
Tranh vẽ vua Minh Mạng. Ảnh dẫn theo honguyenvietnam.vn
Trong thời gian vua Minh Mạng trị vì, ông đã tiến hành rất nhiều cải cách. Minh Mạng đã xây dựng thể chế quan lại hệ thống hóa mô phỏng theo triều Mãn Thanh, hoàn thiện chế độ khoa cử, xây dựng chế độ hành tỉnh, đưa triều Nguyễn vào giai đoạn cực thịnh. Một lòng mong muốn xây dựng Việt Nam thành đại đế quốc như triều Thanh, ông đánh nam dẹp tây, mở rộng cương thổ của Việt Nam lớn nhất, thôn tính sát nhập Cam Pu Chia và Lào.
Nhưng về đối ngoại ông lại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng. Trong nước thì cấm truyền bá Cơ Đốc giáo, bức hại giáo sỹ, làm cho phương Tây ác cảm, bị người phương Tây gọi là “Nero phương Đông”, đã để lại một mối hậu hoạ sau này. Cuốn “Quốc triều chính biên toát yếu” đã đánh giá Minh Mạng:
Vua với tư cách thánh thượng kế thừa đại đinh, dốc sức trị quốc, tô điểm thái bình. Học điển cố xưa, sửa sang lễ nhạc, cẩn trọng quyền lực, rà soát pháp luật chế độ, đặt khoa cử chọn nhân tài. Vua cày ruộng khuyến nông, cử quan tuần các tỉnh, đặt chức kinh sát để kiểm tra quan lại. Cho đến ngăn chặn kẻ thân cận lộng quyền, ngăn ngừa cảnh giới hoạn quan, lệnh hoàng thân quốc thích không được can dự việc bên ngoài, ý vua ngăn chặn tệ nạ từ khi còn manh nha ra rất sâu sắc. 21 năm lo nghĩ, cần mẫn, khoan thứ, việc chính sự luôn giữ hàng ngày, phàm tất cả sắc lệnh, phê duyệt, dụ chỉ, bố cáo đều tự vua viết. Bắt đầu dạy chữ giáo hóa các vùng man di, uy danh chấn động Xiêm La, Lào, thánh đức thần công, không thể kể hết“.
Thiệu Trị – Niên hiệu của vua Đại Nam Hiến Tổ (7 năm, 1841 – 1847)
Đại Nam Hiến Tổ Nguyễn Phúc Tuyền tên ban đầu là Nguyễn Phúc Miên Tông, con trai trưởng đích hệ của vua Minh Mạng. Năm Minh Mạng thứ 21 (năm 1840) lên ngôi, niên hiệu Thiệu Trị. Thiệu Trị kế thừa đế quốc Đại Nam hùng mạnh, lãnh thổ bao gồm cả Cao Miên (Cam-pu-chia), Vạn Tượng (Lào)… Để bày tỏ kính trọng cha – vua Minh Mạng nên định niên hiệu là Thiệu Trị, với ý nghĩa là “Thiệu tiên hoàng Minh Mạng chi Trị” (Nối nghiệp trị vì của tiên hoàng Minh Mạng).
Tranh vẽ vua Thiệu Trị. Ảnh dẫn theo kienthuc.net.vn
Thời gian trị vì Thiệu Trị tôn trọng không thay đổi cách trị vì của vua cha, giữ lại các phép cũ. Về thái độ với phương Tây, Thiệu Trị cũng giống y như vua cha Minh Mạng, có thái độ bảo thủ và đối địch với các nước phương Tây, nhưng trong những năm Thiệu Trị cấm thiên chúa giáo có hòa hoãn hơn thời Minh Mạng. Thiệu Trị tiếp tục các chính sách của vua Minh Mạng, thưởng cho những người bắt các giáo sỹ phương Tây, và đưa các giáo sỹ bị bắt về Thuận Hóa giam giữ, lệnh cho họ dịch các sách phương Tây. Sau này người Pháp bắn pháo đánh Đà Nẵng. Vua Thiệu Trị nổi giận, lại tuyên bố lệnh cấm Thiên Chúa giáo, và tăng cường đàn áp giáo đồ Thiên Chúa giáo trong nước.
Tự Đức – Niên hiệu của vua Đại Nam Dực Tông (36 năm, 1848 – 1883)
Đại Nam Dực Tông Nguyễn Phúc Thì tên gốc là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai đích hệ của vua Thiệu Trị (con trai thứ 2), năm Thiệu Trị thứ 7 lên ngôi, năm sau đổi niên hiệu là Tự Đức. Trong “Đại Nam thực lục đệ tứ kỷ” viết, nghĩa của Tự Đức là “Tự tiên hoàng Thiệu Trị chi Đức” (kế thừa đức của vua cha Thiệu Trị).
Trong thời gian Tự Đức trị vì, nước Đại Nam dần dần suy yếu, người Pháp xâm nhập, xâm chiếm mấy tỉnh phía nam, ký hiệp ước bất bình đẳng, Việt Nam dần dần trở thành thuộc địa Pháp. Về văn hóa, cũng như vua cha coi trọng giáo dục văn hóa là Nho gia, biên soạn nhiều bộ sách sử như “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, và viết “Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca”… Niên hiệu Tự Đức là niên hiệu sử dụng lâu nhất của triều Nguyễn. Các vua kế vị sau là Nguyễn Cung Tông và Hiệp Hòa cũng dùng niên hiệu này.
Tranh vẽ vua Tự Đức. Ảnh dẫn theo tongphuochiep.com
Tự Đức qua đời tháng 6 năm Tự Đức thứ 36, con nuôi trưởng của ông là Nguyễn Cung Tông Nguyễn Phúc Ưng Chân kế vị, nhưng kế vị được 3 ngày thì bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết soán cải di chiếu phế bỏ, và cũng chưa đặt niên hiệu. Sau khi Nguyễn Cung Tông bị phế, quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lập con thứ 29 của vua Thiệu Trị là Lang Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Dật lên ngôi, đổi tên là Nguyễn Phúc Thăng, sửa niên hiệu từ năm sau là năm Hiệp Hòa thứ nhất.
Hiệp Hòa có xuất xứ từ sách “Thượng thư – Nghiêu điển” là “Hiệp Hòa vạn bang, lê dân ư biến thời ung” (hòa hiệp với vạn nước thì nhân dân thời biến loạn sẽ trở lại yên bình hài hòa). Đại Nam lúc này đã tơi tả thảm hại, vua mới hy vọng dưới sự trị vì của mình có thể hòa hiệp với nước Pháp, để nhân dân an định. Nhưng vua Hiệp Hòa chỉ là bù nhìn, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền khiến vua hết sức bất mãn, muốn tiếp nhận chính sách bảo hộ do người Pháp đưa ra để chống lại đại thần phụ chính cường thịnh.
Sự việc bị Nguyễn Văn Tường biết và tấu bẩm Từ Dụ thái hậu. Ngày 29 tháng 11 năm 1883 đảo chính, Tường giết chết Trần Tiễn Thành và phế truất vua Hiệp Hòa, sử sách gọi là phế đế. Vì kế vị 4 tháng vẫn trong năm Tự Đức thứ 36, niên hiệu Hiệp Hòa vẫn chưa chính thức sử dụng.
(Còn tiếp)
Hải Sơn biên dịch 
Xem thêm: