Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Nguyên phó chủ tịch Hà Nội nói không có tội trong vụ vỡ ống nước; Ông Phí Thái Bình: 'Kết luận của cơ quan điều tra chưa khách quan'; Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?; Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Quy trách nhiệm người đứng đầu

23/05/2017 08:57 GMT+7

TTO - Ông Phí Thái Bình - cũng nguyên là chủ tịch HĐQT Vinaconex nói ông làm với động cơ trong sáng không vụ lợi. Vinaconex thu lợi hàng ngàn tỉ đồng từ dự án đường ống cấp nước sạch Sông Đà.
Nguyên phó chủ tịch Hà Nội nói không có tội trong vụ vỡ ống nước
Ông Phí Thái Bình - nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên chủ tịch HĐQT Vinaconex
Chiều qua 22-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Phí Thái Bình - nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội do những sai phạm trong giai đoạn ông làm chủ tịch HĐQT Vinaconex, đơn vị chủ đầu tư dự án đường ống nước sông Đà bị vỡ nhiều lần.
Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại tối 22-5 sau thông tin bị khởi tố, ông Bình nói:
“Đây là câu chuyện dài và tôi tin vào việc làm của tôi là đúng. Tôi suy nghĩ với trách nhiệm của mình tôi đã tận tâm tận lực, làm với động cơ trong sáng không vụ lợi.
Đặc biệt là tôi nghĩ mình đóng góp một phần trong việc giải quyết cơn khát nước sạch cho người dân thủ đô, quá trình thực hiện không thất thoát, không tiêu cực, không tham nhũng.
Đây là dự án giải quyết nhu cầu nước sạch cho hàng triệu người dân thiếu nước, vì thế không ai muốn xảy ra chuyện đáng tiếc.
Còn bây giờ phải phân ra câu chuyện về trách nhiệm của chúng tôi trong thời kỳ làm dự án, đó là cả một dự án kéo dài 4-5 năm mới xong và khi dự án còn đang dang dở thì tôi về công tác tại UBND TP Hà Nội”.
* Bây giờ cơ quan tố tụng quy trách nhiệm cho ông, khởi tố ông, ông có băn khoăn gì không?
- Tôi băn khoăn chứ. Tôi không có tội trong việc này. Dự án đó có hiệu quả, đó là nguồn nước dùng cho người dân, là mấy trăm lao động có việc làm và đặc biệt Vinaconex đã thu lợi hàng ngàn tỉ đồng ở dự án này.
Nhiều người cứ tưởng ngày xưa chúng tôi nhập ống của Trung Quốc nhưng không phải. Thực tế tổng công ty chúng tôi đã nghiên cứu rất trăn trở mới đi đến quyết định sử dụng vật liệu mới mà trên thế giới dùng nhiều nhưng ở VN chưa bao giờ dùng.
Đây là dự án mà doanh nghiệp lần đầu tiên ứng dụng công nghệ mới vào một dự án lớn nhất VN, nhập dây chuyền về sản xuất ống đường kính lớn theo tiêu chuẩn quốc tế, đường kính tới 1,8m để cấp cho dự án.
Còn ở trong nước đến bây giờ cũng chỉ sản xuất được ống gang có đường kính 80cm thôi, vì thế, thứ nhất phải nhập khẩu từ nước ngoài, thứ hai là đầu tư để khỏi phụ thuộc vào nước ngoài.
Chính vì những lý do đó, qua khảo sát, thiết kế, trăn trở, chúng tôi đi đến lựa chọn rất kỹ càng rồi mới nhập dây chuyền công nghệ về để sản xuất loại ống này cho sau này không phải phụ thuộc vào nước ngoài, không phải sử dụng ngoại tệ.
Đây cũng là dự án không sử dụng vốn ngân sách, mà là doanh nghiệp tự thiết kế, tự sản xuất ống, tự thi công và tự vận hành. Nhưng cũng không phải vì không sử dụng vốn ngân sách mà mình làm ẩu, làm bậy.
* Ý ông là không có chuyện vụ lợi, tư lợi từ dự án?
- Đúng vậy. Bây giờ cứ tìm hiểu xem mười mấy lần vỡ ống, ống đó là sản xuất năm nào. Mỗi ống đó đều có bản lý lịch riêng của từng ống, nó sản xuất ngày nào, đơn vị nào nhận, nhận lắp ở đâu, nó vị trí nào và quy trình quy phạm lắp đặt ấy có đầy đủ để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án không.
* Nhưng rõ ràng việc đường ống vỡ nhiều lần có liên quan đến chất lượng, thưa ông?
- Việc vỡ nhiều lần có lý do của nó, lý do đó đã được Bộ Xây dựng và cơ quan thẩm định xác định chính xác rồi. Tôi còn có suy nghĩ về một lý do khác khiến nó vỡ nữa, nhưng một lúc nào đó khi cần thiết tôi sẽ trao đổi.
Còn về dự án, tôi là người tư duy trăn trở để đưa dự án này ra cùng tập thể người lao động làm, vì mục tiêu trong sáng khi đó là Hà Nội khát nước quá, nguồn nước ô nhiễm, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp thì mình phải làm.
Rất tiếc là dự án đang triển khai dang dở trong hai năm đầu thì tôi chuyển về Hà Nội. 
Nguyên phó chủ tịch Hà Nội nói không có tội trong vụ vỡ ống nước
Đường ống nước sông Đà trong lần vỡ thứ 10 vào ngày 15-1-2015 - Ảnh: Phương Minh
Đổi sang dùng ống sợi composite cốt sợi thủy tinh
Ngày 15-4-2004, HĐQT Vinaconex đã ban hành quyết định phê duyệt báo cáo điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Trong đó, thay đổi ống truyền tải nước sạch từ gang dẻo sang ống sợi composite cốt sợi thủy tinh.
Thời điểm năm 2004, ông Bình giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Vinaconex. Tháng 7-2006, ông Bình được bầu giữ chức phó chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2006-2011. Đến năm 2011, ông Bình nghỉ hưu theo chế độ.
Đường ống nước sông Đà: 4 năm 20 lần vỡ, rò rỉ
Lần 1: Ngày 4-2-2012, đường ống bị vỡ tại Km10+300 trên đại lộ Thăng Long, Hà Nội.
Lần 2: Ngày 23-3-2013, vỡ tại Km26+850 đại lộ Thăng Long.
Lần 3: Ngày  21-11-2013, vỡ tại Km27+060 đường đại lộ Thăng Long.
Lần 4: Ngày 16-12-2013, vỡ trên Đại lộ Thăng Long (đoạn đi qua địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất).
Lần 5: Ngày 1-4-2014, vỡ tại km 22+660, huyện Thạch Thất.
Lần 6: Ngày 26-4-2014, vỡ tại Km26+600 trên đại lộ Thăng Long.
Lần 7: Ngày17-6-2014, vỡ tại km25 trên Đại lộ Thăng Long, khu vực cầu vượt Đồng Chúc (đoạn qua huyện Thạch Thất).
Lần 8: Ngày 10-7-2014, vỡ tại vị trí km 25 gần cầu Đồng Trúc, đại lộ Thăng Long, huyện Thạch Thất.
Lần 9: Ngày 12-7-2014, vỡ tại  km15 trên Đại lộ Thăng Long thuộc địa phận huyện Hoài Đức.
Sau lần vỡ thứ 9, cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng liên quan việc thiết kế, phê duyệt, sản xuất và xây lắp tuyến ống truyền tải nước sạch (giai đoạn 1) của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Lần 10: Ngày 15-1-2015, sự cố tại km 21+400 thuộc xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai.
Lần 11: Ngày 21-7-2015, vỡ tại Km26 trên đại lộ Thăng Long.
Lần 12: Ngày 25-7-2015, sự cố rò rỉ nước tại Km22+800 trên cao tốc Láng - Hòa Lạc.
Lần 13: Ngày13-8-2015, sự cố tại vị trí km28 + 650 cao tốc Láng - Hòa Lạc.
Lần 14: Ngày 25-9-2015, vỡ tại điểm ngã tư siêu thị Big C (Hà Nội).
Lần 15: Ngày 26-9-2015, vỡ tại km 26+450, đoạn qua huyện Thạch Thất.
Lần 16: Ngày 6-11-2015, vỡ tại km22 đại Lộ Thăng Long, đoạn qua huyện Thạch Thất.
Lần 17: Ngày 31-12-2015, rò rỉ tại Km22+00 (Đại lộ Thăng Long).
Lần 18: Ngày 11-7-2016, vỡ tại Km27+ 600 trên Đại lộ Thăng Long (đoạn qua huyện Thạch Thất).
Lần 19: Ngày 14-9-2016, sự cố rò rỉ tại vị trí Km21+600 trên Đại lộ Thăng Long.
Lần 20: Ngày 4-10-2016, sự cố rò rỉ tại km22+900, thuộc địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội.
THÂN HOÀNG - XUÂN LONG - LÂM HOÀ

Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?


Vụ án xảy ra từ đầu năm 2012, nhiều người liên quan đã bị truy tố. Tại sao đến nay CQĐT mới ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình?
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinaconex.
Trước đó, tháng 2/2016, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can liên quan tới việc đường ống dẫn nước sông Đà liên tục bị vỡ về tội danh trên.
CQĐT xác định hành vi của ông Phí Thái Bình có liên quan đến giai đoạn ông làm Chủ tịch HĐQT Vinaconex, chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sạch sông Đà.
Theo đó, ngày 10/10/2003, ông Phí Thái Bình đã ký quyết định số 1517- VC/ĐT phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Trong đó, tuyến ống truyền tải nước sạch gồm 2 tuyến ống, vật liệu ống bằng gang dẻo, thép.
Phí Thái Bình, Vinaconex, vỡ ống nước Sông Đà, đường ống Sông Đà
Ông Phí Thái Bình
Ngày 15/4/2004, HĐQT Vinaconex ban hành quyết định số 468 - QĐ/VC- ĐT phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trong đó tuyến ống truyền nước sạch được điều chỉnh thay đổi vật liệu bằng ống cốt sợi thủy tinh.
Nửa tháng sau, HĐQT Vinaconex có quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phân chia các hạng mục, gói thầu, lựa chọn nhà thầu cho dự án. Tổng mức đầu tư là 1.450 tỷ đồng.
Sau khi dự án hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác, từ ngày 4/2/2012 đến ngày 26/9/2015, tuyến ống truyền tải nước sạch này đã 14 lần bị vỡ với 18 cây ống cốt sợi thủy tinh bị phá hủy, gây thiệt hại lớn về kinh tế và gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Sau khi thực hiện công tác giám định, ngày 15/4/2015, Bộ Xây dựng kết luận nguyên nhân tuyến ống liên tục bị vỡ là do sự bất lợi của một số yếu tố trong các giai đoạn sản xuất, thi công lắp.
Trong đó, nguyên nhân chính là chất lượng ống được sản xuất không đồng đều (mặt cắt ngang của thành ống có nhiều khuyết tật, rỗ), các mẫu ống được thử nghiệm hầu hết không đạt chỉ tiêu độ cứng vòng, bề mặt ống bị xước và có khuyết tật đã tạo ra những điểm xung yếu.
Xảy ra sự cố do muốn tiết kiệm?
Kết quả điều tra đã xác định được hành vi của các bị can thuộc Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội, công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex, đoàn tư vấn giám sát thuộc công ty cổ phần Nước và môi trường Việt Nam.
Cáo trạng cũ có nêu, trong vụ án này còn có trách nhiệm của các thành viên HĐQT tổng công ty Vinaconex, gồm các ông Phí Thái Bình - Chủ tịch HĐQT và các ủy viên.
Kết quả điều tra đã xác định, sai phạm của HĐQT Vinaconex là quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, sử dụng ống cốt sợi thủy tinh thay cho ống gang dẻo, ống thép để đặt cho tuyến ống truyền nước sạch của dự án khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng.
Ngoài ra, HĐQT Vinaconex còn lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm để cung cấp ống composite cho dự án, sản phẩm cung cấp không đảm bảo chất lượng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Với thay đổi loại vật liệu này, HĐQT muốn tiết kiệm kinh phí đầu tư, thu hồi vốn nhanh.
Thời điểm đầu năm 2016, ông Phí Thái Bình đã nghỉ hưu nên cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét xử lý sau.
Nội dung cáo trạng nêu trên được phía VKS chuyển sang TAND TP Hà Nội để xét xử. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đến ngày 31/5/2016, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.
Kết quả điều tra bổ sung của cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, năm 2004, HĐQT Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình - Chủ tịch, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình…
Việc làm của các thành viên HĐQT Vinaconex có dấu hiệu phạm tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự. 
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có thân nhân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác, kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi nên liên ngành tư pháp Trung ương khi đó thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.
Truy tố 9 sếp vụ ống nước Sông Đà liên tục vỡ

Truy tố 9 sếp vụ ống nước Sông Đà liên tục vỡ


9 bị can bị truy tố do liên quan đến việc không đảm bảo độ bền ống nước Sông Đà đủ 50 năm.
Khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'

Khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'


Việc khởi tố nguyên Phó chủ tịch HN Phí Thái Bình thể hiện quyết tâm loại bỏ vùng cấm cũng như những cá nhân hạ cánh an toàn.
Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi

Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi


Liên quan đến việc CQĐT khởi tố bị can vụ vỡ đường ống nước sông Đà, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex nói ông không có tội trong việc này.
Đề nghị truy tố 9 bị can vụ án vỡ đường ống nước sông Đà

Đề nghị truy tố 9 bị can vụ án vỡ đường ống nước sông Đà


Ngày 15/7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinaconex.
Khởi tố thêm 7 bị can trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà

Khởi tố thêm 7 bị can trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà


Cơ quan cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố 7 bị can về hành vi “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.
T.Nhung


Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Quy trách nhiệm người đứng đầu


 - Để xảy ra sự cố như đường ống nước sông Đà thì xem xét, quy trách nhiệm người đứng đầu là hoàn toàn đúng đắn chứ không có gì là quá nghiêm khắc.
Trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay, ông Thào Xuân Sùng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận TƯ cho rằng, việc cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội (liên quan đến những sai phạm liên quan đến vụ vỡ đường ống nước sông Đà) là đúng.
Phí Thái Bình, đường ống sông Đà, vỡ đường ống sông Đà, Vinaconex
Ông Thào Xuân Sùng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận TƯ
Ông nhìn nhận như thế nào về việc cơ quan điều tra quyết định khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội?
Tôi theo dõi vụ việc từ đầu và cho rằng việc khởi tố vụ án là đúng nhưng trách nhiệm không chỉ là một cá nhân. Việc khởi tố đối với nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội là liên quan trách nhiệm người đứng đầu mà thôi. Còn sai phạm trong đường ống nước sông Đà liên quan tổ chức, đơn vị được giao thực thi nhiệm vụ.
Như vậy, không chỉ ở góc độ việc thực hành cụ thể mà còn là chủ trương, giải pháp có đúng hay không, liên quan quyết định mà quyết định bao giờ cũng là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Nhưng hiện Viện Kiểm sát chưa phê chuẩn, thưa ông?
Tôi nghĩ đó là sự thận trọng. Còn cơ quan cảnh sát đề nghị phê chuẩn là tôi đồng tình. Khởi tố không có nghĩa là đã có tội.
Người dân Hà Nội rất cần nước sạch, đường ống vỡ rất nhiều lần mà không khắc phục được thì phải xem xét trách nhiệm từ chủ trương đến thực hiện, chứ không chỉ mình ông Phí Thái Bình.
Đây cũng là dịp để cấp uỷ, chính quyền xem xét một cách thấu đáo dự án này và rút kinh nghiệm sâu sắc trong triển khai các dự án lớn liên quan đến quốc kế dân sinh, liên quan đến người dân.
Nhiều vụ việc vừa qua cho thấy việc trách nhiệm người đứng đầu cũng như xử lý sai phạm với những người đứng đầu đã được nhấn mạnh. Điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Tôi rất đồng tình với chủ trương của TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là ý kiến của Tổng bí thư trong việc làm rõ trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý. Người đứng đầu là người được chuẩn bị đầy đủ về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và tố chất cần thiết để chèo lái một tập thể.
Để xảy ra sự cố như đường ống nước sông Đà có nghĩa anh thực hiện nhiệm vụ dân giao chưa đến nơi đến chốn nên việc xem xét và quy trách nhiệm người đứng đầu là hoàn toàn đúng đắn và chính xác chứ không có gì là quá nghiêm khắc.
Việc quy trách nhiệm người đứng đầu trong thời gian tới đây sẽ thúc đẩy các cấp uỷ tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, cơ quan nhà nước, mặt trận đoàn thể hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy trình thực thi trách nhiệm chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu.
ĐBQH Nguyễn Văn Chiến (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội): Đối với các hành vi sai phạm gây thiệt hại cho xã hội thì cần phải xem xét tính chất, mức độ của hành vi đó để xử lý theo tính chất hình sự của pháp luật. Do vậy, bất kể ai khi có hành vi gây hại cho xã hội thì đều cần phải được xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi mà cơ quan điều tra đã xem xét, xác định đầy đủ các yếu tố xác định có yếu tố cấu thành tội phạm hình sự và khởi tố thì cơ quan kiểm sát cũng cần xem xét đề nghị của cơ quan điều tra.
Theo quy định của pháp luật đối với một người khi bị xem xét trách nhiệm hình sự như ông Phí Thái Bình thì đều có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định là họ có quyền không nhận trách nhiêm hình sự thuộc về mình và không khai báo những gì chống lại họ.
Do vậy, đương nhiên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét trách nhiệm thì người bị tình nghi, khởi tố như ông Phí Thái Bình có quyền khẳng định mình không có sai phạm.
Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?

Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?


Vụ án xảy ra từ đầu năm 2012, nhiều người liên quan đã bị truy tố. Tại sao đến nay CQĐT mới ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình?
Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'

Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'


Việc đề nghị khởi tố nguyên Phó chủ tịch HN Phí Thái Bình thể hiện quyết tâm loại bỏ vùng cấm cũng như những cá nhân hạ cánh an toàn.
Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi

Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi


Liên quan đến việc CQĐT khởi tố bị can vụ vỡ đường ống nước sông Đà, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex nói ông không có tội trong việc này.
Đề nghị khởi tố nguyên Phó chủ tịch Hà Nội Phí Thái Bình

Đề nghị khởi tố nguyên Phó chủ tịch Hà Nội Phí Thái Bình


Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex.
Thu Hằng - Hồng Nhì

Ông Phí Thái Bình: 'Kết luận của cơ quan điều tra chưa khách quan'

Thừa nhận có một phần trách nhiệm trong việc đường nước sông Đà liên tục vỡ, nhưng ông Phí Thái Bình, nguyên chủ tịch HĐQT Vinaconex cho rằng, kết luận của cơ quan điều tra chưa thấu đáo.


Ông Phí Thái Bình - người vừa bị công an khởi tố để điều tra hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), trả lời phỏng vấn VnExpress.
- Ông cho biết lý do gì Vinaconex đầu tư dự án xây dựng đường ống nước Sông Đà vào năm 2004?
- Năm 2002, Hà Nội bắt đầu thiếu nước tại nhiều khu vực dân cư. Vinaconex là doanh nghiệp trung ương được thành phố Hà Nội tín nhiệm, tôi tham gia cấp uỷ thành phố và là người dân của Hà Nội, thấy rõ cảnh khát nước, thiếu nước như thế nào. Có đêm, tôi cũng lục đục đi xếp hàng lấy nước. Vậy tại sao, chúng tôi không đầu tư dự án sản xuất nước vì làm lĩnh vực này là nhân đạo.
Khi chúng tôi lập dự án đầu tư nhà máy nước sông Đà trình Chính phủ, có doanh nghiệp khác trình dự án sản xuất nước mặt sông Hồng, song lúc bấy giờ tổng dự án nước sông Hồng cao, an ninh nguồn nước không đảm bảo nên Chính phủ đã cho phép Vinaconex đầu tư dự án nước mặt sông Đà.
Đây là công trình không dùng vốn ngân sách nên chúng tôi càng phải có trách nhiệm với nguồn tiền đầu tư.
Thời điểm trình Chính phủ thì dự án còn sơ khai, có đề cập sử dụng đường ống gang dẻo vì thời điểm đó các đường ống trong nước đều sử dụng chất liệu này. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi được một doanh nghiệp Áo giới thiệu công nghệ sản xuất sợi thủy tinh mà họ đã sản xuất và sử dụng ở  nhiều nước trên thế giới.
Chúng tôi cử đoàn chuyên môn sang Áo để xem công nghệ sản xuất và lắp đặt ống. Tìm hiểu thêm thông tin, Phòng đầu tư Vinaconex phát hiện Trung Quốc đã sử dụng ống sợi thủy tinh đại trà nhiều nơi ở nước này. Chúng tôi lại liên hệ với một số doanh nghiệp Trung Quốc và cử đoàn kỹ sư sang Trung Quốc tìm hiểu.
Để khảo sát thiết kế, chúng tôi đã mời hai đơn vị ở Tây Ban Nha và Phần Lan có nhiều kinh nghiệm về ống cốt sợi thủy tinh; hai đơn vị tư vấn trong nước thiết kế tuyến ống trên nền đất yếu. Sau đó, thuê một đơn vị đầu ngành của Bộ Xây dựng thẩm định dự án.
ong-phi-thai-binh-ket-luan-cua-co-quan-dieu-tra-chua-khach-quan
Nguyên phó chủ tịch Hà Nội Phí Thái Bình: "Dự án gặp sự cố liên tiếp bản thân tôi cảm thấy rất đau xót". Ảnh: Bá Đô
- Căn cứ vào đâu HĐQT Vinaconex thay đổi chất liệu ống dẫn sang cốt sợi thuỷ tinh công nghệ Trung Quốc?
- Khi đầu tư nhà máy nước sông Đà, chúng tôi suy nghĩ cần xây dựng nhà máy thiết bị vật tư để không lệ thuộc vào nước ngoài.
Trên thế giới đã nhiều nơi làm công nghệ ống sợi thủy tinh và hiệu quả tốt. Chất liệu này nhẹ hơn ống gang, thi công lắp đặt dễ hơn, xử lý nền móng dễ hơn, ống trơn nên tốc độ nước chảy nhanh hơn. Khi hỏng hóc thì xử lý được ngay, còn nếu vỡ ống gang thì phải mất cả tháng sửa chữa vì phải nhập khẩu. Chúng tôi tính rằng dự án sử dụng ống sợi thủy tinh giúp tiết kiệm được 48 tỷ đồng so với ống gang.
Thời điểm đó, dây chuyền công nghệ sản xuất đường ống sợi thủy tinh được doanh nghiệp Áo chào giá sản xuất 100 km đường ống mỗi năm là 20 triệu Euro, phía Trung Quốc chào giá 1,5 triệu USD. Hai dây chuyền đều theo công nghệ G7, khác nhau là phía Áo được tự động hóa hoàn toàn, còn công nghệ Trung Quốc có một số công đoạn cơ khí. Trong thực tế phía Trung Quốc đi trước mình nhiều năm và đã dùng đại trà, chúng tôi quyết định tìm công nghệ sản xuất ống sợi thủy tinh hiện đại nhất của Trung Quốc.
Sau đó, chúng tôi đấu thầu quốc tế mua dây chuyền công nghệ Trung Quốc để sản xuất ống sợi thủy tinh trong nước với giá 872.000 USD, trong khi đó phía Tây Ban Nha chào 20 triệu USD.
Mọi người nói Vinaconex ham rẻ song trong bối cảnh nước ta còn khó khăn, vốn doanh nghiệp hạn chế, dân cần có nước nhanh, chúng tôi phải khẩn trương sản xuất ống để đáp ứng được tiến độ của nhà máy nước.
- Nếu được chọn lại, ông vẫn chọn đường ống nước cốt sợi thuỷ tinh công nghệ của Trung Quốc hay có giải pháp nào khác?
- Hiệu quả kinh tế hơn nhiều nên tại sao ta không chọn? Nó giúp tiết kiệm hàng triệu đô thời điểm đó nên phải cân nhắc. Hơn nữa ống cốt sợi thuỷ tinh không bị rỉ sét như ống gang. Quan điểm của tôi, ống cốt sợi thuỷ tinh không có tội, công nghệ không có lỗi mà do quá trình sản xuất có đúng theo yêu cầu không. Chúng ta cần phải nhìn một cách khách quan, chứ không chỉ đổ cho công nghệ của Trung Quốc. Lúc bấy giờ, phía Trung Quốc cho người sang hỗ trợ để lắp đặt nhà máy sản xuất, đứng trực tiếp dạy vận hành và đến khi kết thúc, thẩm tra dự án họ mới về. 
Nhìn rộng ra, Vinaconex chưa bao giờ xây nhà 34 tầng trước đó song đã xây được nhà 34 tầng cao nhất Hà Nội, cũng như mạnh dạn làm thủy điện, xây cầu... Chúng tôi táo bạo nhưng thận trọng, chứ không phải làm bừa làm ẩu. Tôi từng lo ngay ngáy trong lòng là làm sao kịp tiến độ, cho tốt, hiệu quả kinh tế đảm bảo.
ong-phi-thai-binh-ket-luan-cua-co-quan-dieu-tra-chua-khach-quan-1
Đường ống nước sông Đà liên tục gặp sự cố trong những năm qua. Ảnh: Bá Đô
- Thời điểm đó, ông dành thời gian xuống giám sát quá trình thi công, lắp đặt đường ống nước như thế nào?
- Vinaconex xây dựng và làm hàng loạt dự án lớn nhỏ không riêng gì dự án cấp nước sạch Sông Đà. Hội đồng quản trị của tổng công ty phân nhiệm vụ cho từng cán bộ, chủ tịch làm gì, phó chủ tịch và các giám đốc dự án có nhiệm vụ gì đã rõ.
Ở dự án này, chúng tôi lập ban quản lý và giao cho một phó tổng giám đốc phụ trách, cắm chốt ở dưới công trường để giám sát việc thi công, sản xuất. Mọi việc được báo cáo thường xuyên và thống nhất.
- Vậy tại sao đường ống nước sông Đà liên tục vỡ?
Tôi cho rằng, nếu lắp đặt đúng thì sẽ không xảy ra vỡ. Qua thống kê thấy rằng có 20 ống vỡ được sản xuất những năm 2007-2008, trong khi những ống sản xuất từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006 chưa xảy ra vỡ ống nào.
Cũng cần phải đặt ra câu hỏi, tại sao 54 dự án sử dụng ống cốt sợi thuỷ tinh của nhà máy sản xuất Vinaconex trong nhiều năm qua, trong đó có 4 nhà máy thuỷ điện đã sử dụng để dẫn nước mà không bị vỡ, nhiều công trình có áp lực nước lớn gấp đôi đường ống nước sông Đà.
- Ông thấy trách nhiệm của mình đến đâu trong vụ việc này?
- Dự án gặp sự cố liên tiếp, bản thân tôi cảm thấy rất đau xót vì công sức của mình giờ đây không được trọn vẹn và đặc biệt điều buồn hơn nữa là nhiều lãnh đạo, anh em cùng tâm huyết, tận lực để xây dựng đường ống nước sạch phục vụ nhu cầu của người dân giờ đây lại vướng vào vòng lao lý.
Dự án triển khai được 2 năm thì tháng 9/2006, tôi thôi công việc ở Vinaconex. Theo kiểm định, 20 đoạn ống bị vỡ đều nằm trong giai đoạn khi tôi đã chuyển sang công tác tại UBND Hà Nội.
Khi đường ống vỡ, bản thân nhà tôi cũng bị mất nước, sinh hoạt đảo lộn. Việc người dân bức xúc về vỡ đường ống nước là điều đương nhiên, và tôi thấy một phần trách nhiệm của mình trong đó.
- Ông đánh giá thế nào về kết luận về vụ án của cơ quan điều tra?
- Về kết luận của cơ quan điều tra, tôi không có đánh giá gì nhiều, chỉ có điều việc này chưa được thấu đáo và khách quan cho lắm.
Giai đoạn đó Hà Nội thiếu nước sinh hoạt, nguồn nước bị ô nhiễm, chưa có đơn vị nào dám thực hiện nên Vinaconex quyết định đầu tư để thi công nhanh, cung cấp cho hàng triệu người sử dụng. Dự án này sinh ra lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Hiệu quả như thế vì sao không xem đến?
Đáng ra cơ quan điều tra phải xem xét trên nhiều phương diện như kỹ thuật, phân đoạn thời gian và cần hơn nữa là cá thể hoá trách nhiệm của từng người phụ trách, chứ không phải cứ dồn trách nhiệm về chủ trương chỉ đạo. Đặc biệt phải xem xét phương tiện kỹ thuật, khâu sản xuất ống, thi công lắp đặt, vận chuyển hay nguyên vật liệu đầu vào sản xuất ống cốt sợi thuỷ tinh.
Theo phê duyệt chủ trương ban đầu, dự án có một trạm bơm tăng áp và bể chứa để thử giảm tải áp lực cho đường ống khi cần thiết. Tuy nhiên, những người làm giai đoạn đó đã không thực hiện.
Cơ quan điều tra cần phối hợp với đơn vị chuyên ngành khoa học kỹ thuật để kiểm định lại toàn bộ đường ống, chứ không phải chỉ những đoạn bị vỡ. Kiểm định rõ vỡ do đâu, điểm sản xuất ống như thế nào, ai là người giám sát trực tiếp mọi việc thời điểm đó.
Đây là dự án đầu tiên do Vinaconex tự lắp đặt, thiết kế, thi công, vận hành và áp dụng vật liệu mới nên ít nhiều có trở ngại và hư hỏng nhất định. Cũng giống như các hãng xe nổi tiếng trên thế giới, họ sản xuất cũng bị lỗi và bị triệu hồi, tuy nhiên họ không hình sự hoá nó mà xem xét trên các phương diện khác.
Ngày 22/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex để điều tra hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty này.
Theo điều tra, trong giai đoạn làm Chủ tịch HĐQT Vinaconex, chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sạch sông Đà, ông Phí Thái Bình để xảy ra sai phạm hàng loạt, dẫn tới đường ống nước sạch kém chất lượng, hư hỏng nhiều lần, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm nghìn hộ dân.
Hồ sơ vụ án nêu, thực hiện chủ trương phát triển đô thị và môi trường của chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông với yêu cầu xây dựng hệ thống cấp nước lâu dài, bền vững, Vinaconex đầu tư dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội với công suất 600.000 m3 một ngày đêm.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, được xây dựng từ năm 2004, trong đó vay ngân hàng của Pháp hơn 13,6 triệu USD, vay hai ngân hàng trong nước gần 900 tỷ đồng. Gói thầu cung cấp ống và phụ kiện ống cốt sợi thủy tinh có giá trị quyết toán là 331 tỷ đồng, giá trị xây lắp tuyến ống 122 tỷ đồng.
Tháng 7/2006, ông Bình được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND Hà Nội nhiệm kỳ 2006-2011. Năm 2011, ông nghỉ hưu.
Đoàn Loan - Bá Đô

Đắng lòng Cát Linh- Hà Đông

LĐO SỰ KIỆN BÌNH LUẬN Anh Đào
Tại Nhà ga chính tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông phải chăng sau này nên đặt một tấm bia đá ghi rõ đây là một dự án đã chậm tiến độ ngót nửa thập kỷ, đã đội hơn 100% tổng vốn, để như một bài học đắt đỏ, đau đớn không được phép lãng quên?!
ậy là chúng ta phải tiếp tục vay thêm 250 triệu USD cho tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, cho một dự án đã chậm tiến độ ngót nửa thập kỷ mà cũng chưa biết rõ khi nào xong, cho "món cân kê" giờ cũng đã lên tới ngót "tỷ đô" mà cũng chưa rõ đã phải là con số cuối cùng!
Tưởng cũng nên nhắc lại những con số rất đau:
Theo kế hoạch ban đầu, thời gian thực hiện dự án là 11.2008 tới 11.2013. Tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD. Tuy nhiên, tới 4.2010, nhát cuốc động thổ đầu tiên mới được bổ xuống. 7 tháng sau, tháng 10.2011, dự án mới chính thức được triển khai. Sau những lần "điều chỉnh", tổng mức đầu tư đã đội lên 868,04 triệu USD (tăng hơn 300 triệu USD so với kế hoạch ban đầu - PV), tương đương với hơn 18.000 tỷ đồng.
Vấn đề ở chỗ không phải chúng ta không biết. 
Ngay trước nghị trường, ĐBQH Lê Như Tiến có lần gọi đây là những "trái đắng"! Theo ông Tiến: cần phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng vì vay ODA không phải vay bằng mọi giá mà cân nhắc khả năng trả nợ thế nào, nếu không cẩn thận sẽ trở thành món nợ của con cháu sau này. "Lúc đầu họ đấu thầu rất rẻ, giá rất thấp nhưng sau đó càng ngày càng đội vốn lên. Cuối cùng qua mấy lần đội vốn thì lại thành giá cao nhất. Đã thế thời gian thi công rất chậm chạp. Hơn nữa, họ thường đưa nhân công, lao động phổ thông sang chứ không phải lao động của mình!"
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TƯ, TS Lê Đăng Doanh cũng từng cảnh báo về những món vay gắn kèm điều kiện Việt Nam phải dùng nhà thầu, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu của họ.
Việc này vô cùng bất lợi cho Việt Nam, vì dù chất lượng không đảm bảo nhưng chúng ta vẫn phải phụ thuộc toàn bộ vào họ. Và việc ham lãi suất thấp, ham rẻ chẳng khác gì mua thêm nợ vào cho người dân.
Vấn đề ở chỗ Cát Linh - Hà Đông không phải là "trái đắng" đầu tiên, mà kịch bản như ông Tiến nói cứ lặp đi lặp lại từ dự án nọ sang dự án kia: Thép Thái Nguyên mở rộng đang đắp chiếu khi nhà thầu Trung Quốc bỏ về. 5.400 tỷ đắp chiếu theo. Đạm Ninh Bình lỗ 2.000 tỷ với giá thành sản xuất đắt hơn cả phân nhập từ chính Trung Quốc.
Chúng ta là một quốc gia đang phát triển, những nguồn vốn vay giá rẻ luôn luôn cần thiết. Nhưng để những khoản vay không trở thành "miếng pho mát trong bẫy chuột", việc cẩn trọng, ràng buộc với trách nhiệm có lẽ phải trở thành một trong những nguyên tắc đàm phán, chọn lựa.
Chẳng có cái lý nào mà những dự án đội vốn khủng khiếp, chậm tiến độ kinh khủng (mà chắc những người chữa cháy hôm nay cũng cực chẳng đã, cũng chẳng vui vẻ gì) nhưng lại chẳng ai nhận trách nhiệm!
Đấy, lại vừa nghe chuyện Cao Bằng xin vay 300 triệu USD để làm đường cao tốc! Đó hoàn toàn có thể sẽ trở thành một trái đắng như Cát Linh hôm nay nếu như chuyện lãi suất thấp, giá rẻ luôn được đưa ra như một lý do có tính quyết định.

Bộ Văn hóa khẳng định Đà Nẵng cấp phép cho Sơn Trà trước quy hoạch của mình

Đăng lúc: 23.05.2017 15:56

In bài viết
Theo Bộ VH-TT-DL, may có quy hoạch mới hạn chế được số phòng nghỉ trên bán đảo Sơn Trà
   Bộ VH-TT-DL vừa có trả lời chính thức các kiến nghị của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng về quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà và liên tục khẳng định chính quyền Đà Nẵng đã cho đầu tư 25 dự án vào bán đảo này trước khi có quy hoạch.
Đà Nẵng cho làm 5.049 phòng, quy hoạch rút xuống 1.600 phòng
Theo Bộ VH-TT-DL, cơ sở cao nhất để lập quy hoạch phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà đã được đề ra tại nghị quyết 33/NQ-TƯ ngày 16.10.2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại thời điểm bắt đầu lập quy hoạch (tháng 12.2013) hiện trạng bán đảo Sơn Trà có diện tích tự nhiên 4.439 ha thuộc P.Thọ Quang (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng). Theo thống kê, chỉ trong vòng 3 năm (từ 2010-2013) lượng khách du lịch đến bán đảo Sơn Trà đã tăng mạnh từ 161.000 lượt lên 507.000 lượt.
“Trước thời điểm tiến hành lập quy hoạch, TP.Đà Nẵng đã chấp thuận đầu tư cho 25 dự án tại bán đảo này, trong đó có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trong số 18 dự án có 11 dự án đã được phê duyệt đầu tư với quy mô 5.049 phòng lưu trú”, thông báo của Bộ cho hay.
Bộ Văn hóa thừa nhận đã quy định phạm vi ranh giới phát triển du lịch tại Sơn Trà là 1.056 ha
Theo quy hoạch, phạm vi ranh giới cho phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là 1.056 ha, căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 2357/QĐ-TTg ngày 4.12.2013.
Tổ chức không gian phát triển du lịch Sơn Trà gồm: 3 trung tâm dịch vụ (trung tâm đón tiếp và lưu trú Hồ Xanh-Bãi Bụt, trung tâm du lịch sinh thái và diễn giải môi trường, trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí Tiên Sa) là 3 điểm đầu mối để đi vào Sơn Trà; 5 cụm nghỉ dưỡng cao cấp; khu biệt thự tây nam Suối Đá; khu nhà nghỉ sinh thái; khu vườn hoa, vườn thuốc Nam và khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã. Tổng diện tích các khu chức năng này là 553,6 ha, trong đó diện tích xây dựng các công trình lưu trú khoảng 2%.
Bộ Văn hóa khẳng định: “Không giống nhiều quy hoạch khác, khi lập quy hoạch Sơn Trà đã có nhiều dự án được chấp thuận đầu tư, trong đó có dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động, có dự án đang đầu tư dở dang, có dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư nhưng chưa triển khai, có dự án mới được đưa vào danh mục đầu tư”.
“Về quy mô phòng lưu trú, phương án quy hoạch đề xuất là giảm quy mô phòng lưu trú từ 5.049 phòng (đã được TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư) xuống chỉ còn 1.600 phòng. Về quy mô số phòng lưu trú này, Bộ đã trao đổi và thống nhất với TP.Đà Nẵng”.
Việc xử lý từng dự án cụ thể thuộc trách nhiệm của UBND TP.Đà Nẵng và đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
“Trong phương án tổ chức không gian, tất cả các cụm lưu trú và khu chức năng chính đều đặt ngoài ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, có 21 ha rừng đặc dụng chỉ gồm các khu hiện có: Khu vườn hoa, vườn thuốc nam (10 ha), khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã (10 ha), khu nhà nghỉ sinh thái (1 ha) đều là các khu chức năng của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà mà trong quy hoạch đã được định hướng giữ nguyên để phục vụ lưỡng dụng theo đúng quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng”.
Bộ VH-TT-DL khẳng định: “Trong quá trình lập quy hoạch đã phối hợp chặt chẽ với UBND TP.Đà Nẵng ở tất cả các khâu. Sau đó, đã gửi dự thảo quy hoạch và nhận được ý kiến của 11 bộ, ngành liên quan (gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ NN-PTNT, Bộ TNMT, Bộ Nội vụ, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng) và TP.Đà Nẵng. Các ý kiến cơ bản thống nhất với dự thảo quy hoạch. Sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến các bộ, ngành và UBND TP.Đà Nẵng, Bộ đã tổ chức thẩm định, hoàn thiện đề án Quy hoạch theo kết luận của hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do đó, quy hoạch là đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật”.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bán đảo Sơn Trà
“Quan điểm phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch văn hóa, tâm linh gắn với mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo an ninh quốc phòng”.
Trả lời những kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng
Quy hoạch Sơn Trà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9.11.2016 và mới được công bố ngày 15.2.2017. Sau khi công bố, đã có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy hoạch này của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo xem xét kiến nghị trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ đã xem xét và thấy rằng có nhiều nội dung không chỉ liên quan đến du lịch mà liên quan đến nhiều lĩnh vực nên sẽ làm việc riêng với các bộ ngành liên quan, TP.Đà Nẵng và các chuyên gia.
Về ý kiến đầu tiên của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng là ‘giữ nguyên hiện trạng, không xây mới cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà’, Bộ Văn hóa cho rằng đây không phải là vấn đề mới mà đã được đặt ra ngay từ khi bắt đầu lập quy hoạch.
“Nếu không có quy hoạch này, quy mô phòng lưu trú tại Sơn Trà sẽ không chỉ dừng ở con số 5.049 phòng mà còn có thể sẽ còn cao hơn”, Bộ Văn hóa cho hay và nhận định rằng ý kiến trên có thể dẫn đến một số hệ quả: đối với các dự án đang xây dựng dở dang thì phải tháo dỡ toàn bộ; đối với các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thì lại phải hủy bỏ. Đây là vấn đề phức tạp cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, nhất là khi các dự án này được cấp phép trước thời điểm lập quy hoạch. UBND TP.Đà Nẵng đang rà soát và đề xuất cụ thể.
Thứ 2, về ý kiến hợp nhất khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển như mô hình khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước.
Việc hình thành khu dự trữ sinh quyển phải được thực hiện theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, pháp luật có liên quan và thuộc thẩm quyền của Bộ TN-MT.
Thứ 3, về sự phù hợp của quy hoạch với Luật Đầu tư, Bộ cho rằng ‘quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà không phải là dự án đầu tư, do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 30 Luật Đầu tư và không trái với Luật Đầu tư’.
Bộ VH-TT-DL cho biết sẽ tổ chức các cuộc hội thảo tiếp theo để lấy ý kiến về quy hoạch Sơn Trà
Thứ 4, vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất rừng. Quy hoạch Sơn Trà xác định phạm vi ranh giới quy hoạch là 1.056 ha, trong đó có 21 ha đất rừng đặc dụng còn lại là đất trống, đất công trình công cộng và đất rừng sản xuất. Đây là quy hoạch có tính định hướng về du lịch, chỉ xác định các không gian tiềm năng thuận lợi cho hoạt động du lịch. Việc sử dụng các loại rừng trong phạm vi quy hoạch phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Bán đảo Sơn Trà với chiều dài đường bờ biển khoảng 35,5 km (không tính khu vực cảng Tiên Sa) có các khu chức năng du lịch nằm rải rác ven biển, tuy nhiên phần mặt tiền giáp biển (kể cả diện tích đất rừng vẫn còn trong các khu chức năng) chỉ khoảng 12,3km; do vậy vẫn đảm bảo cho động vật hoang dã tiếp cận bờ biển.
Thứ 5, về dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa được báo chí, công luận phản ánh đã được triển khai đầu tư, xây dựng trước thời điểm tiến hành lập quy hoạch này. Do đó, Bộ Văn hóa khẳng định UBND TP.Đà Nẵng có trách nhiệm rà soát và xử lý đối với từng dự án theo quy định.
Cũng theo Bộ VH-TT-DL, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ sẽ phối hợp với UBND TP.Đà Nẵng tổ chức các hội thảo khoa học lấy ý kiến các chuyên gia nhà khoa học, các nhà quản lý một cách nghiêm túc, cầu thị, cởi mở. Từ kết quả của các tọa đàm, các bước tiếp theo sẽ được triển khai thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.
Lê Đình Dũng

Toàn thị trường BĐS lao đao vì công văn của Bộ Tài chính

12/05/2017 13:31

Phục vụ công tác thanh tra đất đai theo kế hoạch năm 2017, Bộ Tài chính đã gửi Thủ tướng Chính phủ, chuyển Thanh tra Chính phủ tham khảo danh sách 60 khu đất đã được chuyển mục đích để đầu tư dự án. Danh sách này đang khiến người mua nhà hoang mang, khiến cả thị trường địa ốc chao đảo.

Đáng nói, các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) gặp phải nhiều khó khăn trước những câu chữ nhập nhèm trong công văn số 2000/BTC-TTr gửi Thủ tướng Chính phủ.

Quá nhiều hệ lụy

Dẫn số liệu của Tổng cục Thuế rà soát từ ngày 1/7/2014 đến ngày 30/11/2016, văn bản của Bộ Tài chính nêu có 60 trường hợp doanh nghiệp Nhà nước, nhà nước cổ phần được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, các doanh nghiệp này đã không tính giá trị quyền sử dụng đất và cũng không thực hiện đấu giá khi cổ phần hóa.
Ngoài ra, việc sắp xếp lại cơ sở nhà đất được UBND tỉnh, thành phố cho phép chuyển mục đích sử dụng để xây trung tâm thương mại, nhà ở để bán, văn phòng cho thuê nhưng không đấu giá theo quy định của Luật Đất đai.
Để xử lý các tồn tại trong quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ công tác thanh tra đất đai theo kế hoạch năm 2017, Bộ Tài chính đã có công văn số 2000/BTC-Tr gửi Thủ tướng Chính phủ chuyển Thanh tra Chính phủ tham khảo thanh tra những dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, không thực hiện đúng mục đích đầu tư, xác định tiền thuê đất, tiền sử dụng đất chưa sát với giá thị trường gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
thị trường bất động sản
Thị trường BĐS đang lao đao sau công văn của Bộ Tài chính
Với những dự án xây nhà cao tầng đang triển khai nhưng chưa thực hiện đúng thẩm quyền giao sử dụng đất không qua đấu giá, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tạm thời đình chỉ thi công những dự án này và tổng hợp báo cáo Thủ tướng theo đúng thẩm quyền.
Danh sách 60 dự án có nghi vấn làm thất thu ngân sách nhà nước mà Bộ Tài chính đưa ra đang khiến hàng loạt doanh nghiệp BĐS lao đao. Sau công văn của Bộ Tài chính, tại Tp.HCM, các công ty địa ốc đã phải bố trí thêm người để giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
Đại diện một doanh nghiệp nói: “Người dân mua nhà thuộc danh sách 60 dự án rất lo lắng. Họ lo sợ dự án khi bị tạm ngừng thi công thì tiến độ sẽ bị ảnh hưởng rồi sau này liệu có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không”.
Các doanh nghiệp cũng rất lo lắng khi Bộ Tài chính cũng đưa ra kiến nghị tạm đình chỉ thi công các dự án này, dù chưa biết dự án có làm thất thu ngân sách nhà nước hay không. Việc này sẽ khiến thị trường BĐS lẫn người mua nhà phải chịu hậu quả nặng nề, giống như việc Tp.HCM từng công bố danh sách 77 dự án bị thế chấp ở các ngân hàng.
Hơn nữa, để đình chỉ dự án mà chưa thanh tra và nêu ra những sai phạm thì thời gian đó phải tính bằng năm. Trong khi, chỉ cần dừng thi công dự án khoảng 1 năm, chất lượng công trình sẽ xuống cấp và khó tránh khỏi việc doanh nghiệp phải chịu thiệt hại.
Trong thời gian đình chỉ, ngoài những lao động trực tiếp mất việc thì hàng chục nghìn nhân công của các nhà thầu liên quan cũng bị liên lụy. Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM, nhân sự về kỹ sư, kiến trúc sư, nhân viên văn phòng, thư ký, marketing, quảng cáo làm trong lĩnh vực BĐS rất nhiều. Ngoài ra còn có công nhân trong ngành xi măng, thép, gạch và vô số các ngành hóa chất để xây những công trình lớn.
Hầu hết khách hàng đều vay tiền của ngân hàng để mua nhà, còn các dự án cũng đều vay vốn ngân hàng để xây dựng. Do đó, nợ xấu của doanh nghiệp và cả ngân hàng sẽ càng lớn nếu dự án bị đình chỉnh. Trong những tháng đầu năm 2017, thị trường BĐS vốn đã chững lại thì nay sẽ càng bị ảnh hưởng xấu. Nếu không phát hiện sai phạm sau khi thanh tra, thì ai sẽ đền bù những tổn thất của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp vô can

Đáng nói, trong danh sách Bộ Tài chính đưa ra, hầu hết các dự án đều đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, một số dự án đã bàn giao nhà cho khách. Đơn cử, dự án Khu thương mại dịch vụ văn phòng office-tel và căn hộ tại số 8 Hoàng Minh Giám (quận Phú Nhuận) đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, chuẩn bị nghiệm thu để đưa vào sử dụng nhưng Bộ Tài chính vẫn nêu tên với số nợ gần 30,4 tỷ đồng.
Hay dự án Thương mại dịch vụ văn phòng office-tel và căn hộ tại 128 Hồng Hà (quận Phú Nhuận) cũng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, xây dựng xong và đang nghiệm thu để đưa công trình vào sử dụng.
thanh tra 60 dự án
BĐS liên quan đến hàng loạt ngành nghề khác nên việc
đình chỉ thi công 60 dự án sẽ để lại hệ quả nặng nề
Tương tự, một dự án cũng đang hoàn thiện và chuẩn bị bàn giao nhà là dự án Cao ốc thương mại dịch vụ và căn hộ tại số 504, Nguyễn Tất Thành, quận 4. Đất triển khai dự án này được chuyển sang đất xây cao ốc thương mại dịch vụ và căn hộ từ đất sản xuất kinh doanh với số tiền sử dụng đất phải đóng là hơn 103 tỷ đồng. Doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển nhượng đất cho Vietcomreal thực hiện dự án là Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam.
Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, việc định giá đất để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc của Nhà nước chứ không phải các doanh nghiệp làm sai. Các cơ quan chức năng sẽ quyết đinh quy trình thẩm định giá đất và mức đóng tiền sử dụng đất, các doanh nghiệp không có quyền can thiệp. Các công ty BĐS làm dự án, khi nhà nước báo nộp bao nhiêu tiền theo định giá đất thì nộp thôi. Chính vì thế, doanh nghiệp không sai phạm và hoàn toàn vô can trong chuyện này.
Ông Quang nói: "Sở Tài chính đại diện cho Bộ Tài chính tại các địa phương. Quá trình định giá đất và đóng tiền sử dụng đất đều có ý kiến của Sở Tài chính. Trong chuyện này, cái sai thuộc về nhà nước".
Cũng theo vị chuyên gia này, câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Tài chính và các Sở Tài chính không kiểm tra khi các dự án đang xin thủ tục đầu tư, từ việc thẩm định quy hoạch, định giá đất, cấp phép xây dựng để phát hiện sai phạm. Khi dự án đã nộp nghĩa vụ tài chính, thi công và bàn giao nhà cho khách thì lại kiến nghị đình chỉ thi công.
Ông Trần Khánh Quang trấn an, danh sách 60 dự án trên chỉ là tham khảo. Bộ Tài chính gửi Thủ tướng chuyển Thanh tra Chính phủ tham khảo là chuyện bình thường. Đây mới chỉ là đề nghị chứ không phải là quyết định thanh tra.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, ông Lê Hoàng Châu cho biết đã gửi văn bản lên Thủ tướng, kiến nghị cho phép các chủ đầu tư tiếp tục thi công dự án nhưng các doanh nghiệp phải cam kết bằng văn bản thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh với dự án sau khi có kết luận thanh tra của cơ quan có thẩm quyền. Việc này giúp các doanh nghiệp hoàn thành và đưa dự án vào sử dụng, tránh lãng phí của cải, thời gian, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người mua nhà.
Ông Châu nói: “Người mua nhà đã ký hợp đồng mua bán thuộc danh sách 60 dự án không có lỗi nên không phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chính phát sinh của chủ đầu tư”.
Hiệp hội BĐS Tp.HCM mong Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008, Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007, Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 nhằm tạo hành lang pháp lý bình đẳng và minh bạch để thực hiện chủ trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo quy hoạch xây dựng đô thị.
(Theo Pháp luật TP HCM Online) 

7 nỗi lo lớn của dân tộc Việt Nam

7 nỗi lo lớn của dân tộc Việt Nam

© Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
VIỆT NAM
URL rút ngắn
454241101

Đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TP. Hồ Chí Minh) chỉ rõ nỗi lo giặc ngoại xâm là Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Đó là Trung Quốc xâm phạm chủ quyền; lo quốc nạn tham nhũng; lo kỷ luật, kỷ cương không nghiêm; lo suy thoái đạo đức xã hội...mà đại biểu Võ Thị Dung nêu.

Sáng 28/3, Đại biểu Võ Thị Dung đã khiến nghị trường sôi động hẳn lên khi đề cập tới 7 vấn đề hệ trọng mà đất nước đang phải đối mặt: 
Thứ nhất là nỗi lo về ngoại xâm. Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, trước đây là quần đảo Hoàng Sa, nay là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hòa bình, nhưng họ thì ngày càng lấn tới. Đó là nỗi lo lớn về đại sự quốc gia.
Thứ hai là nỗi lo nội xâm, quốc nạn tham nhũng lớn, nhỏ, tham nhũng vặt ngày càng gia tăng, ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Việc gì cũng phải lót tay, phải lại quả, việc gì cũng phải có phong bì… gây nên một nếp sống nguy hại cho xã hội. Tình trạng lãng phí cũng là quốc nạn gắn với tham nhũng làm cản trở sự phát triển đi lên của đất nước.
Thứ ba là nỗi lo về suy thoái đạo đức xã hội. Đạo đức giả ngày càng lấn át đạo đức thật, chủ nghĩa thực dụng ngày càng phổ biến trong một bộ phận xã hội. Tính tham lam, ích kỷ, tệ dối trá, lừa đảo, cướp giật, giết người… mất an toàn trong vệ sinh an toàn thực phẩm và một số tệ nạn khác đang tạo ra sự bất an cho nhân dân.
Thứ tư là nỗi lo tụt hậu kinh tế. Năng suất lao động thấp, cộng với lãng phí cạn kiệt tài nguyên và các tiềm năng nguồn lực của đất nước; lo sự đổi mới chưa triệt để, chưa theo kịp sự phát triển của thế giới rất năng động và sáng tạo.
Thứ năm là nỗi lo về nợ công quá cao chưa có biện pháp giải quyết căn cơ, có ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và đời sống nhân dân. Lo bội chi ngân sách lớn và triền miên do còn tiêu xài quá đà, lãng phí chưa chịu dừng.
Thứ sáu là nỗi lo văn hóa dân tộc đang bị thiếu hụt xuống cấp. Con người thiếu hụt văn hóa thì làm sao có văn hóa.
Thứ bảy là nỗi lo thiếu kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, quản lý điều hành, dẫn đến tùy tiện, buông lỏng, qua loa, đại khái trong thực hiện, giảm hiệu lực chủ trương, chính sách pháp luật, làm trật tự xã hội suy yếu và mất dần động lực phát triển.
Nhân dân mong ước bộ máy của Đảng, nhà nước ở các cấp thật sự tận tụy, thật sự liêm chính. Xã hội có kỷ cương, an bình, văn hóa dân tộc được duy trì và phát triển bền vững. Đất nước được thanh bình, thịnh vượng.
Nỗi lo và mong ước của nhân dân tuy không thể giải quyết trong một sớm, một chiều, nhưng điều mà tôi tâm niệm là hoạt động của Quốc hội phải mạnh mẽ hơn nữa, gắn chặt hơn nữa, công khai hơn nữa để nhân dân cử tri theo dõi, giám sát, đó là động lực mạnh mẽ để đất nước phát triển.
3 nhiệm kỳ, Quốc hội đón 2 nguyên thủ Trung Quốc
Trong phát biểu sáng nay tại Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc nói: "Hoạt động đối ngoại là rất quan trọng, đa dạng về hình thái. Có rất nhiều hoạt động đối ngoại lớn của Quốc hội mà người dân chưa hiểu hết, chưa thấy hết.
Nhưng một trong những cái thiết thực nhất của người dân là hoạt động ngoại giao ấy có tác động trực tiếp làm sao cho đi biển yên tâm không còn ai đàn áp.
Làm sao cho biển không còn gợn sóng nữa, làm sao cho chúng ta bảo vệ được chủ quyền đất nước. Trên lĩnh vực này tôi thấy Quốc hội qua ý kiến của người dân là chưa hài lòng.
Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của người dân, nhiều phản ứng của Quốc hội chậm. Quốc hội chính là một lĩnh vực ngoại giao nhân dân cao nhất và trải nghiệm lịch sử cho thấy, tiếng nói Quốc hội rất quan trọng.
Nó không chỉ thể hiện ý chí quyết tâm mà cũng thể hiện mong muốn hòa bình. Do đó, trong thời gian tới những vấn đề còn nguyên vẹn như vậy Quốc hội cần quan tâm, có tiếng nói kịp thời, phản ứng.
Một trong những hoạt động của Quốc hội, trên diễn đàn cao nhất, chúng ta đã hết sức trân trọng đón ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc — ông Ban Ki Moon, người đại diện cao nhất của tổ chức quốc tế uy tín nhất mà chúng ta là thành viên. Một bài diễn văn không dài nhưng rất sâu sắc, chân thành.
Nhưng qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội tôi được chứng kiến thì ngoài ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chỉ có 2 lần chúng ta đón nguyên thủ Quốc gia và đều của Trung Quốc, là ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình.
Việc đón một nguyên thủ quốc gia của một nước lớn, có nhiều quan hệ với chúng ta là rất đáng trân trọng. Nhưng nếu chúng ta chỉ tổ chức đây là một diễn đàn riêng thì rõ ràng người dân băn khoăn.
Tại sao chúng ta không tạo thành một thông lệ, tất nhiên có chuẩn mực, để chúng ta mời có nhiều tiếng nói hơn. Hơn nữa, trong hoàn cảnh cụ thể của chúng ta hiện nay, vậy thì ai là người mời. Có phải ý chí của Quốc hội không? Có chuẩn mực quy định nào để được Quốc hội chấp thuận không? Chúng ta cần phải làm để sau này còn mời nhiều người khác đến nữa.
Diễn đàn Quốc hội là diễn đàn bày tỏ quan điểm chứ không thuần túy là diễn đàn xã giao. Người dân hỏi tôi, khi Chủ tịch Trung Quốc — ông Tập Cận Bình phát biểu ý kiến, các đại biểu vỗ tay thì ông thấy như thế nào, đồng thuận với phát biểu chăng hay chỉ là xã giao.
Chắc mỗi Đại biểu Quốc hội hôm đó đều suy nghĩ về việc này. Vì thế, tôi đề nghị nên chuẩn mực chuyện đó và coi như là một sinh hoạt thường xuyên của Quốc hội, có quy định rõ ràng, thể hiện sự đồng thuận của chúng ta khi đến với diễn đàn Quốc hội. Và qua diễn đàn QH, người dân nắm được các vấn đề đối ngoại quan trọng".
Nguồn: Báo Giáo Dục Việt Nam

Để tái tạo môi trường biển miền Trung phải cần số tiền khổng lồ!

RFA

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
Courtesy of NLĐ online
Trong một tuyên bố được coi là khá bất ngờ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết:  “Ở 4 tỉnh miền Trung, phục hồi tái tạo môi trường biển cần một số tiền khổng lồ, nếu không có quỹ sẽ không xử lý được”.
Nhận định này được Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đưa ra tại phiên thảo luận của Quốc hội hôm 21/5 về dự thảo luật sửa đổi Luật Thuỷ Sản Việt Nam.
Những tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho thấy mức độ tàn phá môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra là rất lớn, và đến nay vẫn chưa hồi phục được.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, được báo Người Lao Động trích dẫn: “Việt Nam với chiều dài hơn 3.200 km bờ biển, phạm vi ngư trường hàng triệu km2, tiềm năng nghề cá rất lớn nên mới được gọi là “biển bạc”. Nhưng hiện nay, ô nhiễm môi trường là một nguy cơ hiện hữu, nếu không có quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản thì sẽ không xử lý được tức thời.”
Nhận mạnh sự cần thiết của nguồn quỹ này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: ”Chẳng hạn ở 4 tỉnh miền Trung, phục hồi tái tạo môi trường biển cần một số tiền khổng lồ, nếu không có quỹ sẽ không xử lý được.”
Cũng tại phiên thảo luận ở Quốc hội về Luật Thủy Sản, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nêu lên một thực tế đáng báo động rằng “thuỷ sản nước ta đang bị cạn kiệt, chính vì vậy ngư dân ta đi đánh bắt ở nước ngoài rất nhiều”.
Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội thì cho rằng: “Chúng ta nói “rừng vàng, biển bạc”, nhưng khi đề cập đến luật rừng, luật biển thì lại đề cập hết sức đơn giản. Ông cho rằng các quy định cấm trong luật còn quá chung chung, chưa có gì rõ ràng.”
Tưởng cũng xin được nhắc lại, nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ tại khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, đã thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt vào tháng 4/2016 tại bốn tỉnh miền Trung; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.
Formosa đã nhận trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho phía Việt Nam một số tiền trị giá 500 triệu đô la Mỹ.
Trong suốt một năm qua, nhiều cuộc biểu tình lớn của dân chúng các tỉnh miền Trung đã liên tục xảy ra, đòi bồi thường thiệt hại và đóng cửa nhà máy Formosa.
Tuy nhiên, trong một quyết định mới nhất, Chính phủ Việt Nam đã cho phép Formosa vận hành thử nghiệm lò cao số 1 và xưởng luyện thép.