Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lý giải tăng trưởng kinh tế quý I/2017 không đạt chỉ tiêu tăng trưởng đề ra là do giảm khai thác dầu và sự cố thu hồi điện thoại của Samsung.
Báo Dân trí đưa tin, góp ý kiến về tình hình kinh tế xã hội tại phiên thảo luận tổ chiều 25/5, tại đoàn Cần Thơ , Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tỏ ra lo ngại trước việc kinh tế tăng trưởng chậm.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, các nhận định đều nói kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhưng các chỉ tiêu lại sụt giảm. Tăng trưởng GDP năm 2016 không bằng 2015. Còn quý I/2017 thì lại không bằng quý 1/2016.
“Quý I này đang bừng bừng khí thế, tình hình thuận lợi hơn hẳn năm ngoái, không bị thiên tai, hạn hán, còn sự cố Formosa thì đã cơ bản khắc phục... Thiên thời, địa lợi, nhân hòa vậy mà sao tăng trưởng kinh tế vẫn thấp, sao GDP chưa chịu tăng theo” - Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi và cho rằng đây là vấn đề mà khi thảo luận trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đặt ra.
Theo báo VnExpress, lý giải việc tăng trưởng kinh tế thấp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng - nêu 2 nguyên nhân khiến tăng trưởng GDP quý I/2017 chỉ 5,21%, thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hy vọng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Ảnh: báo VnExpress
Trước tiên, việc giá dầu thấp dẫn đến kế hoạch khai thác dầu thô giảm khoảng 3 triệu tấn so với thực hiện cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, sự cố thu hồi sản phẩm điện thoại Galaxy Note 7 của Samsung - doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tại Việt Nam - đã khiến nền kinh tế "thất thu" thêm 1 tỷ USD nữa, tức tương đương khoảng 0,5% GDP.
Cho rằng đây là những nguyên nhân khách quan, song lãnh đạo Chính phủ khẳng định các bộ, ngành đã có phân tích kỹ lưỡng để đưa ra kịch bản tăng trưởng chính xác hơn. "Để bảo đảm đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 như kế hoạch Quốc hội giao 6,7%, các bộ ngành đã tính toán chỉ tiêu của từng cấu phần, như xuất khẩu, nông nghiệp, du lịch, công nghiệp… cần tăng bao nhiêu", Thủ tướng nêu quyết tâm của Chính phủ.
Ông cũng cho biết, tình hình kinh tế tháng 4, 5 đã tốt hơn quý I. "Trừ trường hợp bất khả kháng, hy vọng năm nay sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội giao”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
(Tổng hợp)
Duy Ngọc
An Lê và Nguyễn Thanh Dòng đã chia sẻ bài viết của Tân Thái Bá.
Tân Thái BáTheo dõi
TÔI, NGƯỜI DÂN, XIN HỎI
Tôi, người dân xin hỏi,
Nhà nước quản thế nào
Mà để chung nó cướp
Và phá của đồng bào
Nhà nước quản thế nào
Mà để chung nó cướp
Và phá của đồng bào
Đến nghìn nghìn, tỉ tỉ,
Tỉ tỉ và nghìn nghìn.
Dự án khủng đắp chiếu,
Vinalines rồi Shin.
Tỉ tỉ và nghìn nghìn.
Dự án khủng đắp chiếu,
Vinalines rồi Shin.
Đổ xuống sống, xuống biển,
Nhìn đây, cả núi tiền.
Hơn mười hai nghìn tỉ
Thằng gang thép Thái Nguyên.
Nhìn đây, cả núi tiền.
Hơn mười hai nghìn tỉ
Thằng gang thép Thái Nguyên.
Thằng Ngân Hàng Xây Dựng -
Chìn nghìn tỉ, thật kinh.
Ba nghìn ba trăm tỉ
Là thằng Trịnh Xuân Thanh.
Chìn nghìn tỉ, thật kinh.
Ba nghìn ba trăm tỉ
Là thằng Trịnh Xuân Thanh.
Vinalines tổng cộng,
Đốt hết năm mươi nghìn.
Còn tám mươi nghìn tỉ
Là thằng Vinashin.
Đốt hết năm mươi nghìn.
Còn tám mươi nghìn tỉ
Là thằng Vinashin.
Đến một đứa con nít,
Huyền Như, chức trưởng phòng,
Mà dễ dàng đút túi
Những bốn nghìn tỉ đồng…
Huyền Như, chức trưởng phòng,
Mà dễ dàng đút túi
Những bốn nghìn tỉ đồng…
Nhiều lắm, ôi nhiều lắm.
Danh sách còn rất dài
Những khoản chi bạt mạng,
Xây trụ sở, tượng đài.
Danh sách còn rất dài
Những khoản chi bạt mạng,
Xây trụ sở, tượng đài.
Mỗi đồng dân đóng thuế -
Giọt mồ hôi nhọc nhằn.
Nhà nước lãng phí thế
Là có tội với dân.
Giọt mồ hôi nhọc nhằn.
Nhà nước lãng phí thế
Là có tội với dân.
Tỉnh lại, mau tỉnh lại.
Hãy diệt bọn quan tham.
Xét mình không làm được
Thì để người khác làm.
Hãy diệt bọn quan tham.
Xét mình không làm được
Thì để người khác làm.
Đã giải quyết xong và hoàn toàn yên tâm về Formosa rồi hay sao?
Đây là câu hỏi ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đặt ra trong phiên thảo luận tổ chiều 25.5 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan
Theo ĐB Phong Lan, sự cố môi trường biển ở miền Trung do Công ty Formosa gây ra đã dẫn tới những thiệt hại lớn chưa từng có nhưng vấn đề này được đề cập “chưa tương xứng” trong báo cáo của Chính phủ trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội.
“Trong xử lý sự cố này, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tìm nguyên nhân, dự phòng các tình huống tiếp theo. Với tầm mức và những thiệt hại do Formosa gây ra thì sự cố này cần được quan tâm hơn trong báo cáo”, ĐB Phong Lan nói.
ĐB Phong Lan cho hay, đề cập đến vấn đề này, báo cáo của Chính phủ chỉ nói ngắn gọn việc năm 2016 tập trung các biện pháp hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn cho người dân, còn năm 2017 “báo cáo không còn dòng nào nói về vấn đề này”.
“Như vậy là đã giải quyết xong hết, yên tâm hết rồi hay sao? Trong khi chúng ta biết vấn đề này còn lâu dài, còn thiệt hại. Nếu không nhìn đúng tầm mức của nó, không đầu tư, thì trong tương lai có thể còn lặp lại. Tôi đề nghị Chính phủ phải làm rõ vấn đề này”, ĐB Phong Lan nêu quan điểm.
Chia sẻ góc nhìn tương đồng, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng, một trong những nguyên nhân tác động lớn đến chỉ số GDP năm 2016 là ảnh hưởng do tác động của vấn đề môi trường, trong đó có sự cố Formosa.
“Vụ ô nhiễm môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã tác động nghiêm trọng ở cấp độ đa lĩnh vực, từ thủy sản, du lịch đến công nghiệp… Điều này cảnh báo chúng ta từ 2017 không để tái diễn vì nếu để xảy ra, lập tức tác động đến sự tăng trưởng của GDP. Tôi cho rằng Chính phủ cần đánh giá nghiêm túc hơn vấn đề môi trường trong báo cáo của mình và số liệu phải đầy đủ hơn”, ĐB Trần Hoàng Ngân đề nghị.
Đóng ý thêm cũng về nội dung này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần bổ sung thêm vấn đề bảo vệ môi trường, thiên nhiên và di sản - vốn là những vấn đề nóng hiện nay.
“Chúng ta đo chỉ số này kia nói không có ô nhiễm nhưng lại đang tàn phá thiên nhiên, mà ví dụ là những vụ việc gần đây ở Sơn Trà , Cát Bà, Hạ Long, Sơn Đoòng”, ĐB Nghĩa dẫn chứng.
Theo ông Nghĩa, đây là những tài nguyên thiên nhiên có giá trị lớn, là tài sản của nhiều thế hệ trong hàng trăm năm. Giữ được những tài nguyên này có nghĩa là giữ được tiền của ở đó, GDP ở đó.
“Du khách người ta đến đây để tận hưởng thiên nhiên chứ không phải để xem những công trình bê tông hàng chục tầng hay như Sơn Trà xây hàng loạt biệt thự. Cái đó thế giới không thiếu”, ông Nghĩa bày tỏ.
Khai thác cát lậu tràn lan gây sạt lở nhưng không thấy giải pháp gì?
Cũng theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, nhiều năm qua đấu tranh chống khai thác cát lậu nhưng việc giải quyết dường như chưa có kết quả.
“Báo chí đăng tải việc xuất qua Singapore tới 67 triệu m 3 cát lậu, còn trong nước bao nhiêu? Hậu quả 7 - 8 năm trước đã được phân tích rất nhiều, đến nay tình trạng sạt lở xảy ra khắp cả nước từ Bắc Ninh, Huế, Đồng Nai, Đồng Tháp... nhưng không thấy có giải pháp gì? Báo cáo của Chính phủ nói vài ba câu chống này chống kia nhưng cái chống đó đã nói bao nhiêu năm qua cũng không chống được”, ông Nghĩa băn khoăn.
Theo ông Nghĩa, Chính phủ phải kiểm điểm lại 10 năm qua về vấn đề khai thác cát. “Ai đã ra chủ trương? Chủ trương đúng hay sai? Nếu chủ trương đúng nhưng làm sai thì ai chịu trách nhiệm? Lợi ích thu được từ khai thác hàng trăm triệu tấn cát này trong đó có 67 triệu tấn bán qua Singapore là bao nhiêu? Đi vào túi ai? Ngân sách được bao nhiêu? Người dân được bao nhiêu? Tư nhân được bao nhiêu? Cái giá phải cho hàng trăm triệu tấn cát đào lên từ khắp các lòng sông các vùng miền là cái gì?”, ĐB Nghĩa đặt ra hàng loạt câu hỏi.
Trường Sơn