Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tăng trưởng kinh tế chậm do giảm khai thác dầu, xuất khẩu điện thoại; Thái Bá Tân: Tôi người dân xin hỏi; Đã giải quyết xong và hoàn toàn yên tâm về Formosa rồi hay sao?

ĐS&PL  5 liên quan

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và bộ vét
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lý giải tăng trưởng kinh tế quý I/2017 không đạt chỉ tiêu tăng trưởng đề ra là do giảm khai thác dầu và sự cố thu hồi điện thoại của Samsung.
Báo Dân trí đưa tin, góp ý kiến về tình hình kinh tế xã hội tại phiên thảo luận tổ chiều 25/5, tại đoàn Cần Thơ , Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tỏ ra lo ngại trước việc kinh tế tăng trưởng chậm.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, các nhận định đều nói kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhưng các chỉ tiêu lại sụt giảm. Tăng trưởng GDP năm 2016 không bằng 2015. Còn quý I/2017 thì lại không bằng quý 1/2016.
“Quý I này đang bừng bừng khí thế, tình hình thuận lợi hơn hẳn năm ngoái, không bị thiên tai, hạn hán, còn sự cố Formosa thì đã cơ bản khắc phục... Thiên thời, địa lợi, nhân hòa vậy mà sao tăng trưởng kinh tế vẫn thấp, sao GDP chưa chịu tăng theo” - Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi và cho rằng đây là vấn đề mà khi thảo luận trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đặt ra.
Theo báo VnExpress, lý giải việc tăng trưởng kinh tế thấp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng - nêu 2 nguyên nhân khiến tăng trưởng GDP quý I/2017 chỉ 5,21%, thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc: Tang truong kinh te cham do giam khai thac dau, xuat khau dien thoai - Anh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hy vọng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Ảnh: báo VnExpress
Trước tiên, việc giá dầu thấp dẫn đến kế hoạch khai thác dầu thô giảm khoảng 3 triệu tấn so với thực hiện cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, sự cố thu hồi sản phẩm điện thoại Galaxy Note 7 của Samsung - doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tại Việt Nam - đã khiến nền kinh tế "thất thu" thêm 1 tỷ USD nữa, tức tương đương khoảng 0,5% GDP.
Cho rằng đây là những nguyên nhân khách quan, song lãnh đạo Chính phủ khẳng định các bộ, ngành đã có phân tích kỹ lưỡng để đưa ra kịch bản tăng trưởng chính xác hơn. "Để bảo đảm đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 như kế hoạch Quốc hội giao 6,7%, các bộ ngành đã tính toán chỉ tiêu của từng cấu phần, như xuất khẩu, nông nghiệp, du lịch, công nghiệp… cần tăng bao nhiêu", Thủ tướng nêu quyết tâm của Chính phủ.
Ông cũng cho biết, tình hình kinh tế tháng 4, 5 đã tốt hơn quý I. "Trừ trường hợp bất khả kháng, hy vọng năm nay sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội giao”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
(Tổng hợp)
Duy Ngọc

An Lê và Nguyễn Thanh Dòng đã chia sẻ bài viết của Tân Thái Bá.
Tân Thái BáTheo dõi
TÔI, NGƯỜI DÂN, XIN HỎI
Tôi, người dân xin hỏi,
Nhà nước quản thế nào
Mà để chung nó cướp
Và phá của đồng bào
Đến nghìn nghìn, tỉ tỉ,
Tỉ tỉ và nghìn nghìn.
Dự án khủng đắp chiếu,
Vinalines rồi Shin.
Đổ xuống sống, xuống biển,
Nhìn đây, cả núi tiền.
Hơn mười hai nghìn tỉ
Thằng gang thép Thái Nguyên.
Thằng Ngân Hàng Xây Dựng -
Chìn nghìn tỉ, thật kinh.
Ba nghìn ba trăm tỉ
Là thằng Trịnh Xuân Thanh.
Vinalines tổng cộng,
Đốt hết năm mươi nghìn.
Còn tám mươi nghìn tỉ
Là thằng Vinashin.
Đến một đứa con nít,
Huyền Như, chức trưởng phòng,
Mà dễ dàng đút túi
Những bốn nghìn tỉ đồng…
Nhiều lắm, ôi nhiều lắm.
Danh sách còn rất dài
Những khoản chi bạt mạng,
Xây trụ sở, tượng đài.
Mỗi đồng dân đóng thuế -
Giọt mồ hôi nhọc nhằn.
Nhà nước lãng phí thế
Là có tội với dân.
Tỉnh lại, mau tỉnh lại.
Hãy diệt bọn quan tham.
Xét mình không làm được
Thì để người khác làm.

Đã giải quyết xong và hoàn toàn yên tâm về Formosa rồi hay sao?

Thanh Niên  1 liên quan
Đây là câu hỏi ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đặt ra trong phiên thảo luận tổ chiều 25.5 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.
Da giai quyet xong va hoan toan yen tam ve Formosa roi hay sao? - Anh 1
ĐB Phạm Khánh Phong Lan
Theo ĐB Phong Lan, sự cố môi trường biển ở miền Trung do Công ty Formosa gây ra đã dẫn tới những thiệt hại lớn chưa từng có nhưng vấn đề này được đề cập “chưa tương xứng” trong báo cáo của Chính phủ trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội.
“Trong xử lý sự cố này, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tìm nguyên nhân, dự phòng các tình huống tiếp theo. Với tầm mức và những thiệt hại do Formosa gây ra thì sự cố này cần được quan tâm hơn trong báo cáo”, ĐB Phong Lan nói.
ĐB Phong Lan cho hay, đề cập đến vấn đề này, báo cáo của Chính phủ chỉ nói ngắn gọn việc năm 2016 tập trung các biện pháp hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn cho người dân, còn năm 2017 “báo cáo không còn dòng nào nói về vấn đề này”.
“Như vậy là đã giải quyết xong hết, yên tâm hết rồi hay sao? Trong khi chúng ta biết vấn đề này còn lâu dài, còn thiệt hại. Nếu không nhìn đúng tầm mức của nó, không đầu tư, thì trong tương lai có thể còn lặp lại. Tôi đề nghị Chính phủ phải làm rõ vấn đề này”, ĐB Phong Lan nêu quan điểm.
Chia sẻ góc nhìn tương đồng, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng, một trong những nguyên nhân tác động lớn đến chỉ số GDP năm 2016 là ảnh hưởng do tác động của vấn đề môi trường, trong đó có sự cố Formosa.
“Vụ ô nhiễm môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã tác động nghiêm trọng ở cấp độ đa lĩnh vực, từ thủy sản, du lịch đến công nghiệp… Điều này cảnh báo chúng ta từ 2017 không để tái diễn vì nếu để xảy ra, lập tức tác động đến sự tăng trưởng của GDP. Tôi cho rằng Chính phủ cần đánh giá nghiêm túc hơn vấn đề môi trường trong báo cáo của mình và số liệu phải đầy đủ hơn”, ĐB Trần Hoàng Ngân đề nghị.
Đóng ý thêm cũng về nội dung này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần bổ sung thêm vấn đề bảo vệ môi trường, thiên nhiên và di sản - vốn là những vấn đề nóng hiện nay.
“Chúng ta đo chỉ số này kia nói không có ô nhiễm nhưng lại đang tàn phá thiên nhiên, mà ví dụ là những vụ việc gần đây ở Sơn Trà , Cát Bà, Hạ Long, Sơn Đoòng”, ĐB Nghĩa dẫn chứng.
Theo ông Nghĩa, đây là những tài nguyên thiên nhiên có giá trị lớn, là tài sản của nhiều thế hệ trong hàng trăm năm. Giữ được những tài nguyên này có nghĩa là giữ được tiền của ở đó, GDP ở đó.
“Du khách người ta đến đây để tận hưởng thiên nhiên chứ không phải để xem những công trình bê tông hàng chục tầng hay như Sơn Trà xây hàng loạt biệt thự. Cái đó thế giới không thiếu”, ông Nghĩa bày tỏ.
Khai thác cát lậu tràn lan gây sạt lở nhưng không thấy giải pháp gì?
Cũng theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, nhiều năm qua đấu tranh chống khai thác cát lậu nhưng việc giải quyết dường như chưa có kết quả.
“Báo chí đăng tải việc xuất qua Singapore tới 67 triệu m 3 cát lậu, còn trong nước bao nhiêu? Hậu quả 7 - 8 năm trước đã được phân tích rất nhiều, đến nay tình trạng sạt lở xảy ra khắp cả nước từ Bắc Ninh, Huế, Đồng Nai, Đồng Tháp... nhưng không thấy có giải pháp gì? Báo cáo của Chính phủ nói vài ba câu chống này chống kia nhưng cái chống đó đã nói bao nhiêu năm qua cũng không chống được”, ông Nghĩa băn khoăn.
Theo ông Nghĩa, Chính phủ phải kiểm điểm lại 10 năm qua về vấn đề khai thác cát. “Ai đã ra chủ trương? Chủ trương đúng hay sai? Nếu chủ trương đúng nhưng làm sai thì ai chịu trách nhiệm? Lợi ích thu được từ khai thác hàng trăm triệu tấn cát này trong đó có 67 triệu tấn bán qua Singapore là bao nhiêu? Đi vào túi ai? Ngân sách được bao nhiêu? Người dân được bao nhiêu? Tư nhân được bao nhiêu? Cái giá phải cho hàng trăm triệu tấn cát đào lên từ khắp các lòng sông các vùng miền là cái gì?”, ĐB Nghĩa đặt ra hàng loạt câu hỏi.
Trường Sơn

Ngân hàng nào đang có nhiều nợ xấu nhất hiện nay?

Nếu tính nợ xấu nội bảng, BIDV là ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất với hơn 16.251 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC, quán quân nợ xấu là Sacombank.
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra, tính đến hết năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng (nợ tiềm ẩn, có khả năng không mất vốn, phát sinh khi ngân hàng và khách hàng ký các cam kết tín dụng, hạn mức thấu chi chưa sử dụng hoặc thư tín dụng) và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế. Tuy nhiên nếu tính cả nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ này lên tới 10,08%, cao hơn rất nhiều con số thực.
Trong khi đó, nếu chỉ tính riêng nợ xấu nội bảng, thì đến hết quý I, tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên 160.000 tỷ đồng, riêng 12 ngân hàng công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I đã chiếm tới 38% tổng nợ xấu nội bảng.
Nhà băng nào nhiều nợ xấu nhất?
Kết thúc 3 tháng đầu năm có hơn 160.000 tỷ đồng nợ xấu nội bảng của các TCTD trong hệ thống, con số này tương đương 2,56% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Riêng 12 nhà băng công bố báo cáo tài chính quý I đã nắm giữ tới 61.238 tỷ đồng nợ xấu nội bảng. Những ngân hàng sở hữu khối lượng nợ xấu lớn như BIDV 16.251 tỷ đồng, Sacombank 10.083 tỷ đồng, VietinBank 7.917 tỷ đồng...
Ngan hang nao dang co nhieu no xau nhat hien nay? hinh anh 1
Sacombank, BIDV là những ngân hàng có khối lượng nợ xấu đã bán cho VAMC lớn nhất tính đến hết năm 2016. Đồ họa: Quang Thắng.
Hiện tại chỉ có Vietcombank là ngân hàng duy nhất sạch nợ xấu đã bán cho VAMC.
Trong số 12 nhà băng, nhiều cái tên vẫn còn hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu bán cho công ty chuyên quản lý quỹ của các TCTD này.
Tính đến hết năm 2016, tổng nợ xấu 12 nhà băng này đã bán cho VAMC khoảng 73.974 tỷ đồng.
Xét về nợ xấu nội bảng, BIDV là ngân hàng có khối lượng nợ xấu lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC thì Sacombank đang là nhà băng đứng số 1 nợ xấu cả về khối lượng và tỷ lệ trên dư nợ tín dụng.
Theo đó, tổng cộng nợ xấu nội bảng và đã bán cho VAMC của Sacombank lên hơn 47.843 tỷ đồng. Điểm sáng duy nhất trong khối nợ xấu của nhà băng này chính là số nợ có khả năng mất vốn đã giảm gần 7% so với đầu năm, xuống còn hơn 6.600 tỷ đồng.
Ngan hang nao dang co nhieu no xau nhat hien nay? hinh anh 2
BIDV, Vietinbank, VPBank là những nhà băng có mức nợ xấu gia tăng nhiều nhất trong quý I. Đồ họa: Quang Thắng.
Kết thúc quý I, chỉ có Sacombank và VIB là 2 nhà băng ghi nhận mức nợ xấu giảm so với đầu năm. 10 nhà băng có mức nợ xấu gia tăng phải kể tới BIDV, nợ xấu tăng thêm 1.822 tỷ đồng, VietinBank và VPBank cùng có mức tăng hơn 1.100 tỷ đồng.
Đối chiếu tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 3% tổng dư nợ tín dụng, hiện nay có 3 nhà băng ghi nhận mức nợ xấu vượt ngưỡng cho phép, bao gồm Sacombank, VPBank và Eximbank. Lần lượt tỷ lệ nợ xấu của 3 ngân hàng này ở mức 4,9%; 3,5% và 3% trên tổng dư nợ cho vay, xét trên báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng này công bố. Xét theo báo cáo tài chính riêng lẻ ngân hàng, nợ xấu của VPBank thấp hơn nhiều so với 3%, hai đơn vị là Sacombank, Eximbank cũng giảm so với mức trên. 
Đòi nợ xấu là đòi tiền của người dân đã gửi vào ngân hàng
Theo nhiều chuyên gia kinh tế và các lãnh đạo ngân hàng, nợ xấu từ lâu đã là một trở lực lớn, ảnh hưởng không chỉ tới ngành ngân hàng mà tới cả nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nguồn tín dụng ngân hàng. Việc tồn tại những khoản nợ xấu khổng lồ đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền chết không thể đưa vào nền kinh tế.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết điểm nghẽn trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng chính là khâu xử lý tài sản.
Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết tại Vietcombank, có một doanh nghiệp vay tiền xây khách sạn ở Nha Trang hơn 1.000 tỷ đồng, quá hạn không trả nợ cũng không bàn giao lại tài sản cho ngân hàng.
Lãnh đạo này cho biết nếu khách hàng hợp tác không trả được nợ mà giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng xử lý, thì ngay lập tức có thể thu hồi nợ gốc.
Ngan hang nao dang co nhieu no xau nhat hien nay? hinh anh 3
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng: "Đòi nợ xấu chính là đòi tiền của người dân đã gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng". Ảnh: NHNN.
Còn theo ông Nguyễn Đức Hưởng – Cố vấn cấp cao tại LienVietPostBank, việc xử lý nợ xấu không phải chuyện riêng của ngành ngân hàng mà là của nền kinh tế.
“Đòi nợ xấu chính là đòi tiền của người dân đã gửi tiết kiệm vào ngân hàng”, ông Hưởng khẳng định.
Theo vị này, chủ nợ cần phải có quyền thu giữ tài sản đảm bảo khi khách hàng không thể thanh toán khoản nợ đến hạn.
Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất phải luật hóa đề án xử lý nợ xấu chứ không chỉ dừng lại ở mức nghị quyết, vì xử lý nợ xấu là vấn đề dài hạn, không thể giải quyết trong ngắn hạn.
“Làm ngân hàng từ chủ nợ lại trở thành con nợ. Chúng tôi đứng để cho vay nhưng phải quỳ để đòi nợ, phải đi xin, gõ cửa từng khách hàng, có trường hợp vài năm mới xử lý được dứt điểm nợ”, ông Hưởng chia sẻ.
Theo Quang Thắng (Tri Thức Trực Tuyến

Ảnh: Bên trong nhà máy thép “ma” nghìn tỷ ở Quảng Ninh

Thứ Bảy, ngày 27/05/2017, 13:00

Một nhà máy với tổng mức đầu tư là 2.900 tỷ đồng, từng mang sứ mệnh thực hiện “giấc mơ thép” của Vinashin khi lần đầu tiên đưa vào Việt Nam công nghệ, dây chuyền cán nóng thép tấm khổ rộng, giờ trở thành đống phế liệu khổng lồ...

 
Đó là tình cảnh tại Công ty TNHH MTV cán nóng thép tấm Cái Lân (Khu công nghiệp Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh).
Vào thời điểm 6.2010, khi Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân Vinashin đi vào hoàn thiện và ra tấn thép đầu tiên, ngành đóng tàu trong cả nước kỳ vọng sẽ có nguồn cung ứng thép tấm khổ lớn thay thế nhập khẩu để phục vụ đóng những con tàu biển có tải trọng hàng vạn tấn. Nhà máy có công suất 1 triệu tấn thành phẩm/năm và có thể sản xuất ra các tấm thép có độ dày từ 5mm đến 50mm, rộng từ 1,6m đến 3m; dài từ 6m đến 18m...

 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 1

Với diện tích 15ha, Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân nằm im lìm giữa cỏ dại, như một nhà máy “ma” thực sự.
Chỉ 3 tháng sau, vào tháng 9.2010, Vinashin “vỡ trận” với hàng loạt quan chức sa vào vòng lao lý, nhà máy cán thép tấm nóng Cái Lân buộc phải dừng đốt lò, khối tải sản gần 3.000 tỷ “đắp chiếu” kể từ đó đến nay.
Hàng loạt các bài toán đã được đặt ra từ rất lâu để giải cứu Công ty thép Cái Lân, nhưng đến nay vẫn hoàn toàn rơi vào bế tắc. Theo đề án tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thì Công ty thép Cái Lân thuộc diện đơn vị nằm trong nhóm: Giải thể, phá sản, bán, chuyển nhượng, cổ phần hóa…
Ông Hoàng Việt Văn, Giám đốc Công ty TNHH MTV cán nóng thép tấm Cái Lân, cho biết: Với phương án bán cả công ty thì chắc chắn không có người mua kể cả bán với giá “0 đồng”, vì con số nợ tài chính của Công ty thép Cái Lân là rất lớn (riêng phần lãi vay đã chiếm đến hơn 30% số nợ). Hơn nữa, máy móc thiết bị của nhà máy để lâu năm không sử dụng nên đã xuống cấp rất nhiều. Thực tế từ năm 2011 đến 2015, Tổng công ty đã giới thiệu với rất nhiều đối tác nước ngoài để đề nghị mua lại Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân. Một số đơn vị cũng quan tâm và đã tiến hành khảo sát, tuy nhiên đến nay việc bán là không thành công.
Với các phương án chuyển nhượng và cổ phần hóa, khó khăn cơ bản cũng như phương án bán. Việc kêu gọi cổ phần hóa cho một đơn vị chưa thể hoạt động là điều vô cùng khó khăn, gần như chẳng có đối tác nào lại đầu tư tiền để mua cổ phần của một đơn vị chưa có khả năng tạo ra lợi nhuận.
“Cốt lõi của vấn đề ở chỗ, hiện nay giá tôn cán nóng trên thị trường là rất thấp, chủ yếu là do nguồn tôn giá rẻ từ Trung Quốc nên khó có người nào lại mạo hiểm đấu tư hàng nghìn tỷ đồng để mua lại nhà máy rồi sau đó vận hành trong điều kiện kinh doanh bán hàng chưa chắc đã có lãi” - ông Văn bộc bạch.
Vậy là, khối tài sản là Nhà cán nóng thép tấm Cái Lân 2.900 tỷ đồng (cộng thêm 400 tỷ đồng tiền lãi vay ngân hàng là 3.300 tỷ) dần trở thành đống phế liệu hoang tàn theo năm tháng.

 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 2

Rất nhiều tấm tôn lợp xung quanh nhà máy rụng rơi, tạo thành những mảng trống lớn.
 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 3

Lò nung phôi - công đoạn đầu tiên trong dây chuyền sản xuất được mua mới từ Trung Quốc.
 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 4

 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 5

Trạm bơm nước rửa phôi sau nung đã bị nước mưa hắt vào và nước biển ngấm mặn.
 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 6

 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 7

Nhiều thiết bị đã hỏng hóc, hoen gỉ.
 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 8

Dây chuyền chạy máy đánh vẩy phôi...
 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 9

Và cụm máy cán thép chính – trái tim của nhà máy – kể từ khi ngừng sản xuất từ tháng 9.2010, đến nay vẫn chưa một lần được bảo dưỡng.
 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 10

Lớp  bụi phủ dày theo năm tháng nhưng vẫn còn tàn tích của những công nhân nghịch ngợm để lại.
 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 11

Máy mài trục, thiết bị rời đắt nhất nhà máy với giá hơn 2 triệu USD, giờ cũng trở thành đống sắt bất động.
 anh: ben trong nha may thep “ma” nghìn tỷ ỏ quảng ninh hinh anh 12

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cán nóng thép Cái Lân: Hiện đơn vị có 50 lao động, nhưng trong số đó có tới 41 người làm bảo vệ. Nguồn thu chủ yếu để duy trì chi trả lương là từ cho thuê mặt bằng, kho bãi.
Bất cứ ai khi bước chân vào nhà máy này đều không khỏi xót xa khi nhìn cảnh hoang tàn, máy móc thiết bị hàng nghìn tỷ đồng đang dần trở thành đống phế liệu. Chính ông Hoàng Việt Văn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Cán nóng thép Cái Lân - cũng phải thốt lên đau xót: “Chúng tôi thực sự lo lắng khi hàng ngày phải chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng của nhà máy cán thép được đầu tư hiện đại nhất khu vực. Nhiều chi tiết bị hỏng, đặc biệt là nước biển ngấm làm hỏng hệ thống thủy lực chìm (lắp đặt dưới hầm sâu 8,5m, điều khiển trục quay máy cán chính) do lâu ngày không duy trì bảo dưỡng”.
Liệu có còn lối thoát tối ưu cho khối tài sản 3.300 tỷ đồng trên hay không? Câu hỏi vẫn cần câu trả lời từ các nhà quản lý.
Nguyễn Quý

​"Bức tường" 571 tỷ USD sắp đổ sập xuống nền kinh tế Trung Quốc; Nợ công gấp đôi GDP, "quả bom" nợ sắp phát nổ ở Trung Quốc; Cụm từ Tập Cận Bình nhắc 19 lần ở Bộ chính trị hé lộ nỗi lo lớn nhất của Trung Nam Hải

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đối mặt với khoản nợ 3,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (571 tỷ USD) sẽ đáo hạn vào cuối năm nay trong bối cảnh nhà đầu tư không còn mặn mà với trái phiếu doanh nghiệp.

Những công ty thua lỗ nhiều nhất đang là những công ty chịu áp lực trảnợ lớn nhất. Vì thế, Trung Quốc cần sự hỗ trợ của thị trường để tiếp sức cho các công ty này. Tuy nhiên, lợi tức trái phiếu trong tháng tư đã tăng ở mức nhanh nhất trong hơn một năm qua và tỷ lệ phát hành đã giảm 43% khi các doanh nghiệp hủy kế hoạch bán số trái phiếu trị giá 143 tỷ nhân dân tệ.
Niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm đã làm tăng nguy cơ vỡ nợ trên thị trường trái phiếu vốn đã chứng kiến ít nhất 7 công ty không thể trả nợ đúng hạn trong năm nay, bằng cả năm 2015 cộng lại. Mặc dù các ngân hàng quốc doanh có thể hỗ trợ các công ty nhỏ mắc nợ, việc ba doanh nghiệp nhà nước không trả nợ đúng hạn trong ba tháng qua cho thấy chính phủ đang chấp nhận các doanh nghiệp phá sản nhiều hơn khi nền kinh tế giảm tốc.
“Vấn đề lớn nhất của thị trường trái phiếu Trung Quốc hiện nay là thiếu vốn”, Qiu Xinhong, giám đốc tiền tệ của công ty quản lý quỹ First State Cinda có trụ sở Thượng Hải cho biết. “Với số trái phiếu đáo hạn lớn như vậy, nếu doanh nghiệp phát hành không bán được trái phiếu mới để trả nợ trái phiếu cũ, họ sẽ phá sản”.

Các công ty Trung Quốc đag đối mặt với số nợ trái phiếu cao kỷ lục
Các công ty Trung Quốc đag đối mặt với số nợ trái phiếu cao kỷ lục
Các ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc đang là nơi phải chịu áp lực trả nợ lớn nhất. Đấy là chưa kể đến các ngành này còn là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc. Các công ty khai khoáng và kim loại sẽ phải trả khoản nợ gốc trị giá 389 tỷ nhân dân tệ vào cuối năm nay trong khi lợi nhuận thu về chỉ đủ để trả một nửa tiền lãi trong năm 2015. Các công ty điện lực đang nợ 332 tỷ nhân dân tệ còn nợ đáo hạn ở các công ty than đã tăng lên đến 292 tỷ nhân dân tệ.
SDIC Xinji Energy, công ty sản xuất than quốc doanh đã hủy kế hoạch phát hành trái phiếu vào ngày 11/3 và sẽ phải trả khoản nợ 1 tỷ nhân dân tệ vào ngày 15/5 tới. China International Capital Corp. (CICC) cho rằng SDIC là một trong những công ty có nguy cơ vỡ nợ cao nhất trong quý hai năm nay. Fei Dai, phát ngôn viên của SDIC cho biết công ty sẽ dàn xếp các khoản vay ngân hàng và các biện pháp khác để tránh vỡ nợ.
Evergreen Holding Group cũng là công ty có nguy cơ vỡ nợ cao khi có số trái phiếu trị giá 400 triệu nhân dân tệ đáo hạn vào 15/5 tới. Công ty xếp hạng tín dụng Shanghai Brilliance đã hạ xếp hạng tín dụng của hãng đóng tàu trên từ AA- xuống BBB trong tháng 3 năm nay.
Khi mà niềm tin của thị trường giảm sút, ngân hàng sẽ đóng vai trò là cứu cánh cho các doanh nghiệp. SDIC Xinji đang tìm cách vay ngân hàng để trả số trái phiếu đáo hạn trong tháng này. Trong khi đó, chính quyền thành phổ Ningbo, nơi Evergreen đóng trụ sở đã yêu cầu các ngân hàng thương mại hỗ trợ hãng đóng tàu này vào tháng 12 năm ngoái.
Tuy nhiên, dường như chính phủ Trung Quốc đang rút lại các nỗ lực giải cứu quy mô lớn khi nước này tìm cách giảm tình trạng dư thừa công suất ở các ngành công nghiệp nặng. Nhiều khả năng chính phủ sẽ tập trung nguồn lực để giải cứu các công ty lớn trong khi giảm hỗ trợ cho các công ty nhỏ, theo Xia Le, kinh tế gia trưởng phụ trách Châu Á của Banco Bilbao Vizcaya Argentaria.
“Kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu các công ty không thể trả nợ trên thị trường trái phiếu và ngân hàng chỉ chọn giải cứu các công ty lớn”, Xia nói. “Vì thế, việc ngày càng nhiều các công ty nhỏ phá sản là điều không tránh khỏi”.
Nam Long
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Nợ công gấp đôi GDP, "quả bom" nợ sắp phát nổ ở Trung Quốc

Nợ công gấp đôi GDP, "quả bom" nợ sắp phát nổ ở Trung Quốc

Câu hỏi là khi phát nổ, quả bom này sẽ gây ra khủng hoảng tài chính như ở Mỹ năm 2008 hay tình trạng giảm phát kéo dài như ở Nhật Bản.

Tỷ lệ nơ/GDP chạm mức cao kỷ lục
Theo Financial Times, nợ công Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục là 237% GDP trong quý I năm nay, vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Các chuyên gia cảnh báo điều này có thể dẫn đếnkhủng hoảng tài chính hoặc tăng trưởng trì trệ kéo dài ở Trung Quốc.
Trước đó, Bắc Kinh đã phải bơm tiền vào hệ thống tín dụng để duy trì tăng trưởng kinh tế, nâng tổng số nợ công lên 163 nghìn tỷ nhân dân tệ (25 nghìn tỷ USD).
Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đang cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác, và tương đương với ở Mỹ và khu vực eurozone. Mặc dù quy mô nợ công Trung Quốc là một nguy cơ lớn, điều đáng lo hơn là tốc độ phình to của khối nợ này. Nợ công Trung Quốc mới chỉ chiếm 148% GDP tính đến cuối năm 2007.
“Những nước lớn có tốc độ nợ công gia tăng nhanh đều gặp phải khủng hoảng tài chính hoặc nền kinh tế trong thời gian kéo dài”, Ha Jiming, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư của Goldman Sachs nhận định.
Theo dữ liệu năm ngoái của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các nước mới nổi có tỷ lệ nợ công trên GDP trung bình là 175%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 249%, tương đương với mức 270% ở eurozone và 248% ở Mỹ.
Bắc Kinh đã cố xoay xở để thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn và giảm nợ nhằm ngăn chặn các rủi ro tài chính trong dài hạn. Tuy nhiên, trước nguy cơ hạ cánh cứng, nước này đã buộc phải bổ sung các gói kích thích kinh tế mới.
Các khoản tín dụng mới đã tăng thêm 6,2 tỷ nhân dân tệ trong ba tháng đầu năm 2016, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng theo quý cao nhất từ trước đến nay.
Nền kinh tế Trung Quốc khó mà hấp thụ số tín dụng lớn như vậy trong một thời gian ngắn. Với việc khả năng sinh lời của các dự án mới ngày càng giảm, số vụ vỡ nợ ở Trung Quốc sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.
Khủng hoảng sẽ giống Mỹ hay Nhật?
Các chuyên gia đều cho rằng sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rủi ro lớn, mặc dù họ vẫn chưa thống nhất về hậu quả khi quả bom nợ công của nước này bùng phát.
Một số chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ gặp phải khủng hoảng tài chính lớn, giống như từng xảy ra ở Mỹ năm 2008 khi các ngân hàng phá sản và làm tê liệt thị trường tín dụng. Trong khi đó, các chuyên gia khác dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái như Nhật Bản, khi tăng trưởng trì trệ trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.
Jonathan Anderson, kinh tế gia trưởng của Emerging Advisors Group cho rằng Trung Quốc sẽ rơi vào trường hợp thứ nhất. “Với tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện tại, chỉ là vấn đề thời gian trước khi các ngân hàng Trung Quốc cạn vốn. Đến lúc đó, khủng hoảng tài chính là điều không thể tránh khỏi”, Anderson nói.
Một số chuyên gia khác thì tin rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) có đủ khả năng để ngăn chặn khủng hoảng. Bằng cách bơm tiền cho hệ thống ngân hàng, PBOC có thể đảm bảo được tính thanh khoản của các ngân hàng, ngay cả khi số nợ xấu đang gia tăng nhanh chóng. Rủi ro của việc làm này sẽ chỉ giống như trường hợp của Nhật Bản: nhiều năm tăng trưởng chậm và giảm phát.
Michael Pettis, giáo sư của Trường Quản lý Guanghua thuộc Đại học Peking cho biết nợ công phình to sẽ gia tăng sức ép tài chính lên người đi vay. Điều này sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng trong dài hạn trước khi vỡ nợ thực sự xảy ra.
“Không phải lúc nào nợ công phình to cũng dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ví dụ điển hình nhất là Nhật Bản sau năm 1990. Khi nợ công của Nhật Bản tăng quá cao, nước nảy đã rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài trong nhiều năm”, ông nói.
Long Nam
Theo Trí thức trẻ/FT

Cụm từ Tập Cận Bình nhắc 19 lần ở Bộ chính trị hé lộ nỗi lo lớn nhất của Trung Nam Hải

Nhà báo Kiều Tỉnh | 
Cụm từ Tập Cận Bình nhắc 19 lần ở Bộ chính trị hé lộ nỗi lo lớn nhất của Trung Nam Hải
Từ trái qua: Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang (Ảnh: Andy Wong/Associated Press)

Một nội dung thảo luận hiếm gặp ở Bộ chính trị Trung Quốc cho thấy mối lo ngại thực sự của ban lãnh đạo nước này về thực trạng "tranh tối tranh sáng" của nền kinh tế số 2 thế giới.

Ngày 1/5/2017, Tổng cục thống kê nhà nước Trung Quốc công bố tốc độ tăng trưởng GDP Quý 1/2017 đạt 6.9%, cao hơn đôi chút so với năm 2016.
Trước đó ngày 25/4, Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc họp với chủ đề “An ninh tiền tệ”. Đây là lần đầu tiên kể từ Đại hội 18 của đảng (2012), nơi đưa ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc, Bộ chính trị nước này mới lại đưa ra chuyên đề về an ninh tiền tệ. 
Phát biểu trong Hội nghị, Chủ tịch Tập Cận Bình 19 lần nhấn mạnh về “rủi ro tiền tệ” đang ám ảnh kinh tế Trung Quốc.
Ông nói “Không thể coi nhẹ, không thể bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn… Bởi lẽ bảo vệ an ninh tiền tệ là vấn đề lớn mang tính căn bản, tính chiến lược liên quan tới phát triển toàn cục kinh tế và xã hội Trung Quốc”.
Ông Tập đưa ra 6 nhiệm vụ về đảm bảo an ninh như tăng cường giám sát quản lý, chú ý xử lý rủi ro, tăng cường công tác lãnh đạo của trung ương đối với tiền tệ.
Kể từ ngày 2/5 tới ngày 9/5, Tân Hoa Xã đã liên tiếp đăng 7 bài về an ninh tiền tệ, chứng minh mối lo ngại hoàn toàn thực tế của ban lãnh đạo Trung Quốc.
Cụm từ Tập Cận Bình nhắc 19 lần ở Bộ chính trị hé lộ nỗi lo lớn nhất của Trung Nam Hải - Ảnh 1.
Đầu tư vô tội vạ vào thị trường bất động sản được cho là nguyên nhân lớn dẫn đến nguy cơ an ninh tài chính của Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg)
Thời gian qua, nợ công của Trung Quốc không ngừng tăng lên tới mức báo động. Tờ Financial Times của Anh cho biết năm 2015 nợ công của Trung Quốc tới mức kỉ lục 237% GDP.
Còn theo số liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), tính tới giữa năm 2014 nợ công của Trung Quốc đã lên tới mức báo động là 282% GDP, đến cuối năm 2015 là 280% GDP.
Ngày 26/4/2016, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo tình hình tiền tệ cho rằng nguy cơkhủng hoảng tiền tệ của Trung Quốc có thể nổ ra vì nợ công của nước này lên tới 249% GDP, trong khi đó năm 2007 chỉ có 148% GDP.
Hai nguyên nhân lớn
Các học giả Trung Quốc cho rằng nguyên nhân dẫn tới nợ công tăng cao có nhiều, trong đó nguyên nhân quan trọng đầu tiên là Trung Quốc đã đổ quá nhiều tiền vốn vào thị trường nhà đất.
Nhà kinh tế học Trung Quốc Trịnh Vĩnh Niên ngày 1/5/2017 cho báo giới biết do thu được những món lợi lớn từ đầu tư vào nhà đất, nên nhà nước, doanh nghiệp lớn nhỏ, tư nhân đều đua nhau đầu tư vào nhà đất.
Nhiều năm qua, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển nóng, nguy cơ tiền tệ xảy ra, nhà nước đã chi khoản tiền lớn kích cầu để cứu thị trường, nhưng phần lớn các khoản đầu tư này đều dồn vào thị trường nhà đất.
Ông Trịnh cho biết đầu thập niên 1990, Nhật Bản đã có bài học lớn về khủng hoảng thị trường nhà đất mà hơn 20 năm sau vẫn chưa thoát khỏi hậu quả của khủng hoảng.
Hiện nay, thị trường bất động sản đã trở thành chiếc "Vòng kim cô" kiềm chế, chi phối nền kinh tế Trung Quốc. Trịnh Vĩnh Niên đặt câu hỏi "Liệu Trung Quốc có đi vào vết xe của Nhật Bản hay không?"
Tình trạng này luôn tái diễn khi có thời cơ. Báo chí Trung Quốc cho biết ngay sau khi có tin trung ương phê chuẩn lập Khu kinh tế mới Hùng An tại tỉnh Hà Bắc ngày 2/4/2017, thì lập tức “chứng bệnh đua nhau đầu tư” vào nhà đất đã tái phát. Quy mô đầu tư vào đây tăng lên gấp 4 lần chỉ trong một tuần lễ.
Ngày 16/5, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc Triệu Khắc Chí nói kiên quyết không để lặp lại tình trạng đầu cơ trục lợi lũng đoạn thị trường nhà đất. Bí thư đảng ủy Khu Hùng An cho biết đã xử lý 2.138 vụ đầu tư trái phép, ra lệnh đóng cửa 176 công ty, văn phòng đầu cơ tư trục lợi từ bất động sản.
Cụm từ Tập Cận Bình nhắc 19 lần ở Bộ chính trị hé lộ nỗi lo lớn nhất của Trung Nam Hải - Ảnh 2.
Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thận trọng (Ảnh: Mark Schiefelbein/Associated Press)
Nguyên nhân lớn thứ hai không kém phần nghiêm trọng là tình trạng tham nhũng, thao túng thị trường tài chính, chứng khoán của các quan chức lãnh đạo ngành tài chính, tiền tệ, ngân hàng Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc cho biết kể từ năm 2012 tới nay có hơn 50 lãnh đạo ngành tài chính ngân hàng của nước này bị kỉ luật trong đảng và truy tố về tội tham nhũng, trong đó từ năm 2014 tới 2017 có hơn 30 người.
Trong số này có ông Đới Tương Long, nguyên Thống đốc ngân hàng trung ương, sau đó làm Thị trưởng thành phố Thiên Tân. Đới khai nhận và cung cấp cho Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) danh sách hơn 50 quan chức thuộc ngành tài chính, ngân hàng tham ô, trong đó có 14 người từng giữ chức vụ Giám đốc ngân hàng, Phó Giám đốc ngân hàng.
Ngân hàng Trung Quốc còn cho biết kể từ thập niên 1990 tới nay có từ 16.000 – 18.000 quan chức tham nhũng, trong đó chủ yếu thuộc ngành Ngân hàng, Tài chính bỏ trốn ra nước ngoài đem theo số tiền tới 800 tỉ nhân dân tệ (NDT).
Các vụ bê bối ở nhiều tập đoàn hàng đầu như Chứng khoán Phương Chính, khi hàng loạt lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp này bị điều tra với cáo buộc dính líu vụ tham nhũng của cựu Chánh văn phòng trung ương ĐSCTQ Lệnh Kế Hoạch, đã tác động không nhỏ tới dư luận và ngành tài chính tiền tệ Trung Quốc.
Cụm từ Tập Cận Bình nhắc 19 lần ở Bộ chính trị hé lộ nỗi lo lớn nhất của Trung Nam Hải - Ảnh 3.
Ông Quách Thụ Thanh, Chủ tịch Hội đồng giám quản Ngân hàng Trung Quốc ngày 21/4/2017 cho biết nếu không chấn chỉnh tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng tài chính hiện nay thì không thể xoay chuyển được tình thế.
Năm 2017 sẽ là năm trọng điểm chấn chỉnh ngành tài chính ngân hàng Trung Quốc.
Dư luận các nhà kinh tế trong và ngoài nước Trung Quốc cho rằng vấn đề dư luận quan tâm hiện nay không phải là tốc độ tăng trưởng GDP đạt bao nhiêu phần trăm, mà là đám mây đen khủng hoảng và rủi ro tiền tệ đang rình rập nền kinh tế Trung Quốc tới mức độ nào./.
theo Trí Thức Trẻ