Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Vụ Phí Thái Bình - “Liên ngành” thua hay tạm lùi một bước?

XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Việc cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội là sai hay là oan?
Năm 2015 Quốc hội ban hành Nghị quyết số: 96/2015/QH13 “Về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự”.
Việc một số cơ quan bảo vệ pháp luật - Điều tra, Kiểm sát, Tòa án - từ địa phương đến trung ương gây oan sai cho công dân khiến ngân sách phải bỏ ra nhiều tỷ đồng đền bù là một thực tế, là nỗi bức xúc của toàn dân khiến Quốc hội phải ban hành Nghị quyết số 96/2015/QH13.
Khi nói đến “oan sai” đương nhiên là tồn tại hai khả năng, “oan” là trường hợp kết tội người không có tội và “sai” là không kết tội người có tội hoặc kết tội không đúng tính chất, mức độ tội phạm.
Việc cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội là sai hay là oan?
Một số bài báo dẫn ý kiến đương sự cho thấy, ông Bình khẳng định mình không có tội, trong khi đó một số báo khác dẫn ý kiến các đại biểu Quốc hội hoan nghênh việc cơ quan công an đề nghị truy tố ông Phí Thái Bình.
Ông Phí Thái Bình bị khởi tố vì liên quan đến việc vỡ đường ống nước sông Đà. (Ảnh minh hoạ: Zing.vn)
Trong hàng loạt thông tin nhiều chiều được báo chí đăng tải, người viết chú ý đến câu hỏi của phóng viên dành cho một vị đại biểu quốc hội:
Trước đây, cơ quan điều tra lấy lý do nhân thân tốt, vi phạm lần đầu mà không khởi tố bị can ông Phí Thái Bình. Theo ông, vì sao lại có sự thay đổi?”.
Trả lời câu hỏi này, vị đại biểu Quốc hội cho rằng:
Việc chậm trễ cũng không có gì trái với quy định của pháp luật mà đúng ra đó là sự thận trọng cần thiết.
Quốc hội vừa qua có nghị quyết, yêu cầu cao trong việc đấu tranh phòng chống oan sai, chính yêu cầu này đặt cơ quan tố tụng rất thận trọng khi đưa ra quyết định khởi tố vụ án, bị can”. [1]
Về câu hỏi được nêu, có thể thấy người phỏng vấn đã rất “tế nhị” (hoặc vô tình dùng từ chưa chuẩn?), dù thế nào thì câu hỏi đó đã “vô tình” đổ toàn bộ lỗi về sự chậm trễ cho cơ quan điều tra:
cơ quan điều tra lấy lý do nhân thân tốt, vi phạm lần đầu mà không khởi tố bị can ông Phí Thái Bình…”.
Thực tế cho thấy cơ quan điều tra đã kết luận “việc làm của các thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinaconex có dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự”.

Đại biểu quốc hội cho rằng khởi tố ông Phí Thái Bình vẫn chưa đủ

(GDVN) - Sai phạm trong đường nước ống nước sông Đà còn liên quan đến tổ chức, đơn vị được giao thực thi nhiệm vụ.
Vụ việc bị dừng lại, không phải do một mình cơ quan điều tra mà do quyết định của “Liên ngành tư pháp” mà cơ quan điều tra (có thể) là một thành viên trong đó.
Về điều này báo Thanhtra.com.vn của Chính phủ đã viết: “Miễn xử hình sự “quan” Vinaconex: “Liên ngành tư pháp” quyết định là không đúng thủ tục”. [2]
Không khó để kiểm chứng thông tin này trên các trang báo cho đến thời điểm hiện tại, rõ ràng không phải “cơ quan điều tra” mà là “Liên ngành tư pháp ” lấy lý do nhân thân tốt, vi phạm lần đầu” để miễn truy cứu hình sự ông Phí Thái Bình và cộng sự.
Cũng cần nhắc thêm không chỉ báo của Thanh tra Chính phủ mà hàng loạt bài báo đều trích dẫn “Liên ngành tư pháp Trung ương” chứ không phải “Liên ngành tư pháp Hà Nội”.
Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này bởi tại các địa phương, câu chuyện họp liên ngành thống nhất quan điểm trước khi xử án không phải là cá biệt.
Chính vì thế mới xuất hiện cụm từ “án bỏ túi”, nghĩa là án đã được thông qua bởi “Liên ngành” hoặc bởi kết luận từ các cuộc họp có sự tham gia của nhiều thành phần không thuộc khối tư pháp.
Kết quả là Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa - chỉ còn nhiệm vụ công bố mức án.
Chuyện ông Phí Thái Bình có phạm tội hay không phụ thuộc vào chứng cứ của cơ quan điều tra và việc tranh tụng tại tòa.
Tuy nhiên điều này chỉ thành hiện thực khi Viện Kiểm sát phê chuẩn việc khởi tố bị can, vấn đề là sớm, muộn hay phải chờ họp thống nhất?
Nếu một phiên tòa như vậy được mở thì điều gì sẽ xảy ra?
Chưa cần biết kết quả tranh tụng tại tòa sẽ như thế nào, bản thân việc mở phiên tòa sẽ là chứng cứ kết luận, rằng quyết định của Liên ngành tư pháp: “không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên Hội đồng quản trị Vinaconex” là trái pháp luật chứ không phải là “không đúng thủ tục”.  
Cũng cần phải nói thêm, trong các Bộ Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự, phần nói về thẩm quyền khởi tố, miễn tố (sẽ trình bày ở phía dưới) không có điều khoản nào nhắc đến một cơ quan hay tổ chức có tên là “Liên ngành tư pháp”, điều này có nghĩa là “Liên ngành tư pháp” không được phép tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.
Thượng tôn pháp luật nghĩa là nghi phạm không thể bị kết tội hoặc miễn tội nếu không qua một phiên tòa xét xử công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Ảnh chụp màn hình báo Thanhtra.com.vn ngày 25/5/2017
Liên quan đến “Liên ngành tư pháp” tại các địa phương, có lẽ ý kiến được báo Infonet.vn đăng tải ngày 19/12/2015 đã nói lên tất cả: “Từ vụ án oan ông Nén: Còn báo cáo án, án bỏ túi, họp 3 ngành… vẫn oan sai?”.
Bài báo kiến nghị: “Cần loại bỏ những vấn đề tồn tại như báo cáo án, án chuẩn bị sẵn, họp 3 ngành thì mới giảm được những vụ án oan”. [3]
Trở lại ý kiến của vị đại biểu Quốc hội: “Việc chậm trễ cũng không có gì trái với quy định của pháp luật mà đúng ra đó là sự thận trọng cần thiết.
Quốc hội vừa qua có nghị quyết, yêu cầu cao trong việc đấu tranh phòng chống oan sai, chính yêu cầu này đặt cơ quan tố tụng rất thận trọng khi đưa ra quyết định khởi tố vụ án, bị can”.

Nhóm lợi ích khuyết điểm

(GDVN) - Công là công, tội là tội, chẳng có lý gì công thì nhận huân chương mà tội thì lại lấp liếm.
Sẽ không có gì đáng nói nếu “sự thận trọng cần thiết” của cơ quan tố tụng được quán triệt mọi nơi, mọi cấp và với mọi đối tượng chứ không chỉ với lãnh đạo như ông Phí Thái Bình và cộng sự.
Nói thế vì vụ án liên quan đến bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết ở Thành phố Hồ Chí Minh, đương sự bị khởi tố và bắt giam ngay từ ngày 18/12/2013.
Sau một lần trả hồ sơ, ngày 29/5/2015 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm nhưng cũng phải hủy, tiếp tục trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Hơn hai năm sau (ngày 18/3/2016) phiên tòa sơ thẩm mới được mở trong khi nhiều điều trong cáo trạng của Viện Kiểm sát lại bị các luật sư và dư luận đặt dấu hỏi.
Xin trích dẫn một đoạn trong bài báo đăng trên báo điện tử Kienthuc.net.vn của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam:
Phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết (42 tuổi, quê tỉnh Phú Thọ) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ Luật Hình sự được Toà án nhân dân tiến hành từ ngày 18/3 đến chiều 22/3 (năm 2016).
Cũng tại phần tuyên án, những người có mặt vô cùng bất ngờ khi chủ toạ Vũ Phi Long đọc tiếp quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc ông Yee Lip Chee (48 tuổi, quốc tịch Malaysia), Tổng giám đốc L&M VN ký 25 phiếu chuyển tiền gây thất thoát hơn 6 tỷ đồng”.[4]
Những người có mặt tại phiên tòa “vô cùng bất ngờ” khi Yee Lip Chee  bị khởi tố hay vì những bí ẩn đằng sau cung cách làm ăn của cơ quan điều tra và kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh khiến đối tượng này dù là nghi phạm vẫn không bị tạm giam như bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết?
Người đọc sẽ càng bất ngờ hơn khi Kienthuc.net.vn dẫn thêm lời thẩm phán Vũ Phi Long - Chủ tọa phiên tòa:
Toà chỉ có quyết định khởi tố vụ án, còn trong quá trình điều tra nếu đầy đủ chứng cứ, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện quyết định khởi tố bị can đối với ông Yee Lip Chee”.
Quả bóng trách nhiệm hình như đang được đá đi đá lại giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật?
Nếu các cơ quan điều tra, kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh có “sự thận trọng cần thiết” với hai đối tượng người nước ngoài liên quan đến vụ án, tại sao họ không dành “sự thận trọng cần thiết” với chính đồng bào mình?
Tại sao họ nhắm mắt làm ngơ trước công luận, trước hàng trăm bài báo phân tích có lý, có tình về quá trình xử lý vụ án?
Báo điện tử Vietnamnet.vn tờ báo rất có uy tín trong làng báo Việt Nam ngày 20/11/2015 viết:
“Trước đó, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần có văn bản trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để điều tra bổ sung "làm rõ các căn cứ truy tố".
Cũng giống như những lần trước, sau nhiều tháng ròng “điều tra bổ sung”, đến tháng 8/2015, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại tiếp tục có văn bản “giữ nguyên quan điểm truy tố đối với Nguyễn Thị Bạch Tuyết theo cáo trạng”.
Thêm một lần nữa, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại ra thông báo về việc trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì không đủ chứng cứ đưa vụ án ra xét xử.
Căn cứ vào các bằng chứng và lời khai trước Hội đồng xét xử trong phiên sơ thẩm ngày 29/5/2015 thì có thể thấy Wong Kong Hee - Yee Lip Chee không chỉ dừng lại ở đối tượng "người liên quan" mà phải là "đối tượng cầm đầu - bị cáo" trong vụ án - trong trường hợp có một vụ án chiếm đoạt tài sản xảy ra”. [5]
Đây là “sự thận trọng cần thiết” hay là cố tình bỏ lọt tội phạm, điều đã được quy định là tội danh trong luật?
Khoản 1 điều 104 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về “Quyết định khởi tố vụ án hình sự:
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.
Khoản 4 điều 153 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự” như sau:
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”.

Khởi tố ông Phí Thái Bình là củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước

Tuy ngôn ngữ có đôi chút khác biệt song về cơ bản cả hai Bộ Luật này đều trao cho Hội đồng xét xử quyền khởi tố tại tòa khi phát hiện có chuyện bỏ lọt tội phạm của cơ quan điều tra và kiểm sát.
Mặc dù phiên tòa xử vụ Nguyễn Thị Bạch Tuyết chính thức diễn ra vào tháng 3/2016, trong khi Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 phải đến tháng 7/2016 mới có hiệu lực thi hành song như đã phân tích ở trên, thay vì sử dụng ngôn từ tại Bộ Luật năm 2003, người viết sử dụng từ ngữ trong Bộ luật năm 2015.
Quy định trong cả hai Bộ Luật cho thấy chỉ khi nào “phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm” thì Hội đồng xét xử mới “ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự”.
Nói cách khác, khi Hội đồng xét xử (vụ Nguyễn Thị Bạch Tuyết) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự ngay tại tòa thì có nghĩa là quá trình điều tra, khởi tố đã có biểu hiện “bỏ lọt tội phạm”.
Vì Hội đồng xét xử đã thực hiện quyền được pháp luật quy định nên cả ba cơ quan - Điều tra, Kiểm sát, Tòa án bị buộc có nghĩa vụ thi hành.
Vậy bao giờ vụ án sẽ được tiếp tục hay còn phải chờ ý kiến “Liên ngành”?
Trong khi đồng bào mình tiếp tục bị giam giữ thì những kẻ người nước ngoài liên quan đến vụ án - nếu không nói là chủ mưu - lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, liệu đây có phải là tình và lý mà người Việt hiện đại đối xử với nhau?
Thiết nghĩ, với chủ trương chống tham nhũng không có vùng cấm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đang thực hiện, người viết hy vọng Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân sẽ dành sự quan tâm đến hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố.
Nếu thấy sai thì hãy dũng cảm sửa, một Chính phủ minh bạch, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân không thể xảy ra chuyện chậm hoặc không khởi tố người này nhưng lại vội, thậm chí là quá vội buộc tội người khác.
Tài liệu tham khảo:
Xuân Dươn

Thủ tướng thăm Mỹ: Chuyến thăm để định vị các chính sách

29/05/2017  14:18 GMT+7

 - Ông Murray Hiebert, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington đưa ra những đánh giá về chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng thăm Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Donald Trump, APEC 2017
Ông Murray Hiebert
9 năm kể từ chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước lại đón chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ. Ông đánh giá thế nào về yếu tố thời điểm của chuyến thăm? Ở chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể kỳ vọng gì?
Đây là thời điểm rất phù hợp vì chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra khá sớm khi chính quyền mới tại Hoa Kỳ bắt đầu điều hành đất nước. Ông cũng là lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Mỹ.
Hai bên có thể trao đổi với nhau để làm rõ hơn về các chính sách về châu Á -Thái Bình Dương mà chính quyền Tổng thống Donald Trump hướng tới.
Chuyến thăm diễn ra sớm sẽ giúp các nhà lãnh đạo mới của cả Hoa Kỳ và Việt Nam có cơ hội để tìm hiểu lẫn nhau, giúp Việt Nam xác định rõ chính sách thương mại của Mỹ đối với châu Á sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi TPP cũng như xác định chính sách về các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chuyến thăm này cũng tạo cơ hội để xác định tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới tại Hoa Kỳ.
Tổng thống Donald Trump muốn rời bỏ TPP, nhưng bỏ ngỏ khả năng tìm kiếm những hiệp định thương mại song phương. Cũng đã có những vận động về việc thiết lập một hiệp định thương mại song phương mới giữa Mỹ và Việt Nam. Ông nghĩ sao về một khuôn khổ thoả thuận hợp tác thương mại rộng lớn cho 2 nước mới hơn Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ ký năm 2000?
Chúng tôi không biết nhiều về quyết sách trong quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi TPP.
Tôi cho rằng sẽ tốn thời gian để hai bên đàm phán về một hiệp định thương mại song phương mới.
Thành quả hợp tác trong 22 năm bình thường hoá quan hệ 2 nước là nền tảng đảm bảo cho những lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam và ngược lại. Theo ông, hai nhà lãnh đạo có thể tận dụng cơ hội này để làm rõ những điểm nhấn lợi ích quan hệ 2 bên ra sao trong những năm tới?
Tôi không rõ, nhưng chắc chắn điều này là tốt đẹp. Đến thời điểm này, rất khó hình dung ra những ưu tiên của chính quyền mới Hoa Kỳ với Đông Nam Á.
Những gì chúng ta chứng kiến là sự vận động từng bước. Ví dụ chuyến thăm Jakarta của Phó Tổng thống Mike Pence, những cuộc điện đàm của ông Trump với các lãnh đạo Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Singapore.
Nhưng hiện vẫn rất khó phân tích chiến lược của chính quyền mới với châu Á.
Việt Nam đang là chủ nhà APEC 2017, diễn đàn đa phương về kinh tế kết nối hai châu lục lớn nhất hiện nay. Chính quyền của Tổng thống Trump rất chú trọng quan hệ kinh tế thực chất với các nền kinh tế. Theo ông, ông Trump có thể kết nối các nền kinh tế khu vực khi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng tháng 11 tới?
Tôi cho là như vậy nếu Tổng thống Donald Trump tham dự thượng đỉnh APEC, và các trợ lý của ông đã khẳng định ông sẽ tham dự.
Đây sẽ là bước đi đầu tiên rất tốt trong việc kết nối và hiểu rõ các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng Washington cũng cần phát triển một chiến lược tổng thể để liên kết với kinh tế khu vực.
Mỹ có nhiều con đường thúc đẩy thương mại với Việt Nam

Mỹ có nhiều con đường thúc đẩy thương mại với Việt Nam

Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội trao đổi trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ

Thủ tướng lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ

Thủ tướng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.
Toàn cảnh chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Toàn cảnh chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thông tin cập nhật liên tục về chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ 29-31/5. 
Những chuyến thăm lịch sử của 3 Thủ tướng Việt Nam đến Mỹ

Những chuyến thăm lịch sử của 3 Thủ tướng Việt Nam đến Mỹ

Việt Nam và Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ diễn ra từ 29-31/5.
Tổng thống Trump sẽ tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 31/5

Tổng thống Trump sẽ tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 31/5

Theo thông tin từ Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump sẽ chào đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng vào ngày 31/5.
Thái An

Kiểm tra tài sản không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị ( Bà này mạnh mồm, chờ xem...)

29/05/2017  11:22 GMT+7

 - Trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay, bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ cho biết, Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó bao gồm cả ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư.
"Sẽ không có vùng cấm, trong kiểm tra, giám sát tài sản của các cán bộ là ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban bí thư. Những ai nằm trong đối tượng là kiểm tra nhưng phải theo đúng 3 căn cứ mà quy định của Bộ Chính trị nêu", bà Thủy nhấn mạnh.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Lê Thị Thủy
Như bà nói, đối tượng cán bộ bị kiểm tra, giám sát tài sản bao gồm cả ủy viên Bộ Chính trị, nhưng lo ngại lâu nay trong quá trình thực hiện sẽ e ngại, né tránh đối với cán bộ cấp cao, nhất là những vị đương chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý?
Không phải vậy. Đây là quy định của Bộ Chính trị nên sẽ được triển khai thực hiện nghiêm túc. Các đối tượng thuộc diện kiểm tra thì không có vùng cấm.
Đây là việc của các cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ, tiến hành kiểm tra - UB Kiểm tra TƯ. UB sẽ kiểm tra theo đúng quy định của Đảng về quy trình kiểm tra, không có vùng cấm đồng nghĩa không có né tránh. 
Vướng mắc trong xử lý các án tham nhũng hiện nay chính là việc xác minh nguồn gốc tài sản tham nhũng. Quy định lần này liệu có giải quyết được vướng mắc này?
Quy trình nằm trong vụ án sẽ do các cơ quan tố tụng tiến hành, phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. 
Khi đưa ra xét xử các điều kiện đó đã đầy đủ, đảm bảo các vụ xét xử được khách quan, đúng quy trình
Vậy kế hoạch triển khai cụ thể quy định Bộ Chính trị thời gian tới ra sao?
Mọi việc đều do Thường trực UB Kiểm tra TƯ bàn bạc, quyết định. Do Thường trực Ub chưa họp nên hiện chưa có thông tin, kế hoạch cụ thể.
Quy định của Bộ Chính trị có đưa ra 3 căn cứ để tiến hành kiểm tra, giám sát tài sản. Vậy có cần đủ cả 3 căn cứ mới điều tra, giám sát hay chỉ cần có 1 căn cứ?
Không cần phải hội đủ cả 3 căn cứ, chỉ cần 1 căn cứ là đã có thể kiểm tra. Ví dụ, khi có kế hoạch, yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì sẽ kiểm tra; hoặc có đơn thư tố cáo thì kiểm tra; hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản… thì sẽ kiểm tra.
ĐB Nguyễn Thái Học, Trưởng Ban Nội Chính Tỉnh ủy Phú Yên:
Nhạy cảm nhưng quyết tâm là làm được
Khi Bộ Chính trị quyết định đối tượng kiểm tra giám sát, điều đó thể hiện quyết tâm của Đảng ta, không có loại trừ nào, chức vụ càng cao thì càng làm gương trước. 
Với người có chức vụ càng cao thì quá trình kiểm tra, giám sát có khó khăn, nhạy cảm nhưng quyết tâm thì chúng ta làm được. Đảng chúng ta có trong sạch vững mạnh hay không, Chính phủ có liêm chính, vì dân không thì phải bắt đầu từ việc cụ thể, gắn liền với bản thân của mỗi đồng chí lãnh đạo.
Lâu nay anh nói thế nào tôi chưa biết nhưng nghĩa vụ kê khai và công khai tài sản thì anh có trung thực không, có làm đúng như Đảng yêu cầu hay không, đây không chỉ là nghĩa vụ của cán bộ công chức nói chung mà thể hiện sự gương mẫu, nêu gương của đồng chí lãnh đạo.
Có thể nói có đồng chí lãnh đạo có nhiều tài sản, nhưng tài sản đó kê khai trung thực, nguồn tài sản có được hợp pháp thì phải tôn trọng, ghi nhận và khi công khai minh bạch thì nhân dân đồng tình.
Đồng chí lãnh đạo có nhiều tài sản nhưng kê khai trung thực, dân giám sát một cách khách quan công bằng thì đó là điều bình thường. Nếu như có nhiều tài sản mà kê khai không có gì, thể hiện không trung thực thì phải kiểm tra, giám sát để chỉ ra địa chỉ đó ở đâu và xem xét như thế nào.
Kiểm tra tài sản khoảng 1.000 lãnh đạo: Gương mẫu cho cấp dưới học tập

Kiểm tra tài sản khoảng 1.000 lãnh đạo: Gương mẫu cho cấp dưới học tập

Các cán bộ lãnh đạo thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý càng phải gương mẫu, tiên phong cho cấp dưới học tập. 
Người đàng hoàng không ngại chuyện kiểm tra, giám sát tài sản

Người đàng hoàng không ngại chuyện kiểm tra, giám sát tài sản

Những người tham nhũng không chờ đợi việc kiểm tra, giám sát tài sản nhưng người trong sạch, đàng hoàng thì không ngại ngần.
Bộ Chính trị quy định kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ lãnh đạo

Bộ Chính trị quy định kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ lãnh đạo

Khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản.
Phó chủ tịch HĐND Lào Cai: 'Có tài sản là quyền của công dân'

Phó chủ tịch HĐND Lào Cai: 'Có tài sản là quyền của công dân'

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường cho biết đoàn công tác của UB Kiểm tra TƯ đang làm việc tại tỉnh.
Trung ương quản lý kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ

Trung ương quản lý kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh nói về việc kê khai tài sản của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Thu Hằng