Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: "Việc của ông Chương, tôi đã ký quyết định gì đâu"

Hoàng Đan | 

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: "Việc của ông Chương, tôi đã ký quyết định gì đâu"
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: báo Tổ quốc.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã có trao đổi ngắn xung quanh thông tin ông Nguyễn Đăng Chương sẽ rời vị trí Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Theo thông tin được một số báo phản ánh, ông Nguyễn Đăng Chương sẽ rời vị trí Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn trong thời gian tới và ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch sẽ tạm thời đảm nhiệm phụ trách Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Trao đổi với PV trên hành lang Quốc hội vào chiều 29/5, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: "Việc của ông Chương, tôi đã ký quyết định gì đâu. Mọi vấn đề sẽ sớm có kết luận, khi nào có kết luận chính thức sẽ công bố cho báo chí sau".
Thời gian vừa qua, việc cấp phép phổ biến bài hát sáng tác trước năm 1975 hoặc của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài do Cục Nghệ thuật biểu diễn thực hiện đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.
Tháng 3/2017, Cục ban hành quyết định thu hồi 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Quyết định này đã gây ra phản ứng dữ dội của công chúng yêu nhạc và các nhạc sĩ.
Sau đó, đầu tháng 4/2017, sự việc bài hát Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dù đã được mọi tầng lớp nhân dân say sưa hát bao năm qua và được biểu diễn trong nhiều chương trình chính trị, giao lưu trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa được Cục "cấp phép phổ biến" càng làm tăng thêm sự bức xúc của công luận.
Do vậy, Cục này đã phải rút lại quyết định thu hồi 5 bài hát và tổ chức họp đến nửa đêm kiểm điểm các cá nhân liên quan.
Trong đó, ông Nguyễn Đăng Chương (Cục trưởng) và ông Đào Đăng Hoàn (Cục phó) đều "nghiêm khắc rút kinh nghiệm sâu sắc.
Nhưng mới đây, Cục công bố phổ biến hơn 300 bài "nhạc đỏ" trên website lẫn lộn vào danh sách các bài hát đã được "cấp phép phổ biến" đã gây ra làn sóng phản ứng vì trong đó nhiều bài hát quen thuộc như Tiến quân ca (Văn Cao), Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên)...
Việc cập nhật các bài hát nhạc đỏ vào danh sách các ca khúc phổ biến rộng rãi đã gây nhiều nhầm và bức xúc. Điều này đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi dữ dội trong dư luận. 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải ra công văn, yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấn chỉnh hoạt động của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Sáng 23/5, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng nhận trách nhiệm và xin lỗi công chúng vì "phương pháp làm việc của Cục đã gây nên sự hiểu lầm, bức xúc".
Theo ông Chương, việc Cục Nghệ thuật biểu diễn thực hiện việc rà soát, cập nhật danh mục các bài hát được phổ biến rộng rãi trên website đã gây hiểu nhầm trong dư luận là Cục cấp phép cho các bài hát cách mạng. Đây là điều đáng tiếc, tạo ra dư luận bức xúc trong xã hội.
theo Trí Thức Trẻ

Quan chức Lào Cai trúng đất vì trả hơn giá khởi điểm 100.000 đồng ( Nhóm lợi ích Lào Cai nằm trong đám quan chức)

29/05/2017 22:08 GMT+7

TTO - Chiều 29-5, PV Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với ông Vương Trinh Quốc - Chánh Văn phòng UBND tỉnh kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Lào Cai liên quan vụ 6 lô đất biệt thự của “quan chức” tỉnh Lào Cai.
Quan chức Lào Cai trúng đất vì trả hơn giá khởi điểm 100.000 đồng
6 lô biệt thự ở vị trí đắc địa tại TP Lào Cai hiện là nơi ở của gia đình bí thư Tỉnh ủy Lào Cai và nhiều lãnh đạo ban ngành của tỉnh - Ảnh: XUÂN LONG
Ông có thể nói rõ hơn về nguồn gốc khu đất biệt thự trước khi quy hoạch làm đất ở liền kề, biệt thự?
Khu đất này ban đầu hoàn toàn là lòng sông, nằm ở khu vực “bụng cá” phình ra mà hiện giờ thực tế vẫn đang tồn tại bãi bồi Soi Tiền. Tỉnh đã quyết định kè bờ sông một đoạn dài nhằm mục đích tiếp nối với kè biên giới để chống sạt lở.
Sau đó tỉnh nhận thấy có thể tạo ra quỹ đất từ đây nên đã bỏ ngân sách để đổ đất vào lấp đầy tạo thành bãi đất.
Việc kè này đã lâu, tôi không nhớ rõ nhưng chắc chắn là đã được nghiệm thu quyết toán đúng quy định. Việc bỏ ngân sách ra để kè và đổ đất nên sau đó tỉnh mới quy hoạch làm đất ở để bán đấu giá, thu tiền về bù cho ngân sách.
Ông Quốc thông tin về những người trúng đấu giá 6 lô biệt thự - Clip: Ngọc Quang
Ông có thể chứng minh khu 6 biệt thự là quy hoạch làm đất ở, không phải đất công viên như thông tin được cho là nhầm lẫn trước đó?
Sau khi kè xong thì tháng 12-2004, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành quyết định quy hoạch khu đất trên thành 120 lô đất ở liền kề. Sau đó tháng 3-2011, tỉnh tiếp tục điều chỉnh một phần lô đất trên (khu vực cuối lô đất hình “đuôi cá”) thành 8 lô biệt thự.
Tiếp đó, tháng 11-2013, sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tỉnh tiếp tục ra quyết định điều chỉnh 8 lô biệt thự trên thành 6 lô biệt thự. Lý do là nếu để 8 lô thì đất manh mún và rất khó giao dịch. Khi điều chỉnh lại thành 6 lô thì diện tích đất đảm bảo phù hợp với đất biệt thự, như mật độ xây dựng 55%, diện tích các biệt thự trên 300m2
Xin cung cấp thêm một thông tin mới là ở cạnh khu đất 6 lô biệt thự nói trên có một tiểu công viên đã được quy hoạch từ 2004 và hiện đã được xây dựng khuôn viên, cây xanh. Khu tiểu công viên rộng 944m2, nằm cách khu biệt thự khoảng 12m thông qua một con đường chạy ở giữa.
Dư luận băn khoăn về quy trình đấu giá, liệu có công khai minh bạch?
Sau khi quy hoạch xong, tỉnh giao cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Sau đó quỹ thuê đơn vị đấu giá, Công ty đấu giá Hòa Bình được lựa chọn để ký hợp đồng. 6 lô biệt thự nói trên được đấu giá năm 2014 nằm trong 44 thửa được đưa ra đấu giá thời điểm đó. Quá trình này tỉnh làm hoàn toàn công khai.
Quan chức Lào Cai trúng đất vì trả hơn giá khởi điểm 100.000 đồng
Ông Vương Trinh Quốc trao đổi với PV Tuổi Trẻ - Ảnh: Ngọc Quang
Có thông tin cho rằng giá đất 6 lô biệt thự nói trên khi đưa ra đấu giá là thấp, giá trúng đấu giá cũng thấp?
Giá đất khởi điểm đưa ra đấu giá được căn cứ trên bảng giá đất do tỉnh ban hành và đã được HĐND tỉnh thông qua trước đó.
Sau đó hội đồng giá đất, Sở Tài chính và các ngành liên quan khảo sát thị trường giao dịch của vị trí đất sẽ đấu giá.
Trên cở sở bảng giá đất và căn cứ vào vị trí, hạ tầng, kinh tế của vị trí đất sẽ xác định giá đấu giá lô đất rồi trình lên hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh.
Giá khởi điểm của 5 lô biệt thự là 10,5 triệu đồng/m2, một lô là 9,5 triệu đồng/m2, còn liền kề là 11 triệu đồng/m2.
Lý do một lô giá thấp hơn là do vị trí đất và bảng giá đất tỉnh đã ban hành trước đó. Còn đất liền kề có giá cao hơn biệt thự là do biệt thự diện tích lớn, tổng giá trị lớn nên khó giao dịch hơn, liền kề thì dễ giao dịch hơn.
Ngày 14-4-2014, đơn vị chức năng liên quan phê duyệt giá đấu giá khởi điểm. Gần hai tháng sau, ngày 18-6-2014 phê duyệt kết quả trúng đấu giá. Quá trình đấu giá lần 1 thì trong 6 lô chỉ có 5 lô trúng đấu giá, 1 lô còn lại không có giao dịch. Giá trúng giá cả 5 lô đều cao hơn giá khởi điểm.
Đến năm 2015, lô còn lại mới có người đấu giá thành công với giá cao hơn nhiều so với giá khởi điểm là 15 triệu đồng/m2.
Ông có thể công bố thành phần người tham gia đấu giá, tại sao chỉ có quan chức trúng?
Người trúng đấu giá thông tin minh bạch, không phải ai cũng là “quan chức” mà có cả người dân thường tham gia và trúng đấu giá.
Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá không nêu ai là “quan chức” mà chỉ nêu các thông tin như: họ tên, hộ khẩu, địa chỉ, số và ngày cấp CMND, vị trí thửa đất gắn với tài sản trúng giá, tổng số tiền, giá trúng giá…
Theo quy trình thì khi đấu giá xong, đơn vị đấu giá chuyển hồ sơ cho chủ đầu tư là Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai, tiếp đó quỹ chuyển cho thành phố Lào Cai, thành phố sẽ phê duyệt kết quả trúng đấu giá. Kết quả này hoàn toàn được công khai.
Việc đấu giá có sự tham gia của nhiều người, cụ thể, lô BT01 có 3 người tham đấu giá, lô BT2 có 3 người, lô BT3 có hai người tham gia, lô BT4 có hai người tham gia, lô BT5 có 4 người tham gia, lô BT6 có 6 người tham gia…
Người trúng đấu giá có phải là người nộp tiền trúng đấu giá và đừng tên bìa đỏ lô đất hay không?
Như đã nói ở trên, người trúng đấu giá được công bố danh sách công khai, sau đó người này nộp tiền trúng đấu giá đất và trả số tiền xây nhà cho chủ đầu tư là Quỹ đầu tư phát triển tỉnh. Cơ quan chức năng sẽ cấp sổ đỏ cho người tham gia trúng đấu giá lô đất đó.  
Cụ thể, người trúng giá (và được cấp sổ đỏ) lần lượt các lô như sau: Lô BT01 là chị Trần Thị Diên An, lô BT02 là bà Nguyễn Thị Hồng Loan; lô BT03 là anh Nguyễn Quang Bình; lô BT04 là bà Trần Thị Tịnh; lô BT05 là ông Nguyễn Trường Thanh; lô BT06 là anh Nguyễn Trọng Quang.
Giá đất khởi điểm và trúng đấu giá chỉ chênh nhau từ 19.000 đồng- 100.000 đồng
Khi PV hỏi về giá khởi điểm và giá trúng giá 6 lô biệt thự nói trên, ông Quốc đã thông tin như sau: Trong quyết định phê duyệt, lô BT01 diện tích 418,6 m2 giá khởi điểm là 10,5 triệu đồng/m2, tổng giá trị khởi điểm lô đất là 4.395.300.000 đồng, kết quả trúng đấu giá lô đất là 4.442.300.000 đồng (tương đương 10,6 triệu đồng/m2).
Lô BT02 420,8m2 giá khởi điểm 9,5 triệu đồng/m2, tổng giá trị khởi điểm lô đất là 3.997.600.000 đồng. Giá trúng đấu giá 4.037.600.000 đồng (tương đương 9,59 triệu đồng/ m2).
Riêng lô BT4 đấu giá năm 2015, rộng 409,5m2, giá khởi điểm 15 triệu đồng/m2, tổng giá trị khởi điểm lô đất là 6.142.500.000 đồng, kết quả trúng đấu giá lô đất là 6.150.500.000 đồng (tương đương 15.019.000 đồng/m2, cao hơn giá khởi điểm đúng… 19.000 đồng).
LÂM HOÀI thực hiện

Lưu Trọng Văn - Đối thoại với chống... cộng

Chiều qua gã leo tầng 16, tòa nhà nhìn ra Nam Sài Gòn thăm bác Tương Lai. Trà Tân Cương, mứt gừng Huế và mênh mông... thế sự.

Bác Tương con trai một ngài thượng thư triều đình Huế luôn giữ phong thái tự tại, ung dung dù đang ủ bệnh...mênh mông, dù tuổi gió đưa gió đẩy cây cải...

võ văn kiệt, lãnh đạo vi hành
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Ngọc Thắng/Thanh Niên
Mênh mông gì thì cái sự cũng quẩn quanh chuyện nước nước, non non. Bác hỏi gã, ông đi nhiều ngóng nghe chuyện "đối thoại" mà Võ Văn Thưởng vừa tung ra thế nào?

Gã đáp: Bác à, em nghĩ trước hết có thể có đối thoại thực sự giữa các bác lãnh đạo đảng với một số bác đảng viên có quan điểm khác như bác Nguyễn Trung, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Đào Văn Sâm, Phạm Chi Lan...

Hê, gã không nhắc đến tên bác Tương Lai, người từng là thành viên ban cố vấn cho hai đời thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Lý do, chắc bác Tương Lai cũng quá rành khi trước nhà các bác trên không hề có lính canh, còn nhà bác cứ chuẩn bị xảy ra sự kiện gì, mặc dù bác đi đâu cũng phải chống gậy, cũng có vài bạn trẻ cười cười lễ độ chào bác với câu lễ phép: bác ơi chân bác đau thế, bác xuống đường làm gì cho mệt?

Nghe gã nói thế, bác Tương Lai cười rõ giòn tan. Bác bảo, để tôi kể chuyện này cho ông nghe.( Bác hay gọi người ít tuổi hơn mình là ông).

***

Năm 2007, tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, chuyên gia hàng đầu về điện hạt nhân tại Hoa Kỳ, và giáo sư triết Lê Xuân Khoa cũng ở Hoa Kỳ với mong muốn tập hợp các trí thức trong và ngoài nước lập ra một Trung tâm gọi là "Nghiên cứu Việt Nam thế kỷ 21" để cùng trao đổi, đối thoại về con đường phát triển của đất nước. Kinh phí sẽ do tiến sĩ Phùng Liên Đoàn bỏ ra một nửa, nhà nước VN bỏ ra một nửa.

Nghe tin vậy cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ động mời giáo sư Lê Xuân Khoa về nước để cùng trao đổi thành lập Trung tâm trên. Ông Kiệt bảo tôi đại diện cho ông ra sân bay đón ông Khoa, sau đó ông Kiệt tiếp ông Khoa rất chân tình. Ông Kiệt muốn Trung tâm này đặt tại Hà Nội và vai trò là tập hợp trí thức bất kể chính kiến, xuất phát từ bất cứ đâu để phản biện cho các đường lối, chính sách của đảng và nhà nước VN.

Tôi và giáo sư Lê Xuân Khoa bay ra Hà Nội họp bàn với nhiều trí thức tên tuổi Hà Nội để xúc tiến thành lập Trung tâm này. Nhưng rồi có một số nguồn tin có trách nhiệm từ phía an ninh đến với tôi rằng giáo sư Lê Xuân Khoa và tiến sĩ Phùng Liên Đoàn là những phần tử chống cộng kịch liệt.

Ông Kiệt gặp tôi hỏi tình hình sao rồi. Tôi lo ngại nói với ông ý kiến từ phía an ninh. Ông Kiệt cười ha hả rồi không chút đắn đo nói với tôi: Họ chống cộng nhưng họ cũng yêu nước, muốn cho nước giàu thì mình mới cần ngồi với họ mà đối thoại mà bàn chuyện chứ.

***

Gã biết dự định thành lập Trung tâm trên không thực hiện được vì có quá nhiều cản ngại, nhưng từ chính cái ý định của tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, giáo sư Lê Xuân Khoa và cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt sau đó một thời gian đã ra đời Viện IDS tập hợp các trí thức hàng đầu của VN chủ động đối thoại và phản biện các đường lối, chính sách của nhà nước.

Tiếc rằng, vâng, gã lại phải chậc lưỡi nhiều lần để nói câu tiếc rằng này, sau một thời gian phản biện thì có một thế lực cản trở bước tiến của dân tộc đã tìm mọi cách vô hiệu hóa Viện IDS do giáo sư toán hàng đầu, nhà ái quốc Hoàng Tụy là chủ tịch và tiến sĩ Nguyễn Quang A là giám đốc để dẫn đến nó phải tuyên bố tự giải tán.

Lưu Trọng Văn

(FB Lưu Trọng Văn)

Lãnh đạo Đảng, nhà nước 'cần công khai tài sản trước'


  • 6 giờ trước
Property development in VietnamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Nếu việc kiểm tra, giám sát tài sản là nhằm khôi phục lòng tin của nhân dân, thì những người ở vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị cần công khai tài sản của mình trước tiên, theo Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam.
Việc kiểm tra nên bắt đầu từ "những người lớn nhất, lãnh đạo Đảng và nhà nước", ông Trần Quốc Thuận nói với BBC hôm 29/5.
"Họ cần lên báo công khai và nói cho mọi người dân biết rằng 'Tôi chỉ có bao nhiêu tài sản đó thôi', nếu vợ chồng con cái có [những tài sản khác nữa] thì đề nghị báo công khai trên mạng, báo chí, cho báo chí tham gia, để nhân dân phát biểu tham gia."
"Việc tuyên bố kê khai, công khai, kiểm tra tài sản là điều nói đi nói lại đã rất nhiều lần, nhưng với bản chất nhà nước là của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực thuộc quyền của nhân dân, thì để nhân dân kiểm tra là tốt nhất."
"Quan chức cũng nên sẵn sàng từ chức nếu bị chứng minh cho thấy có tài sản nào khác ngoài số đã công bố," luật sư Thuận đề xuất thêm.

'Ai dám kiểm tra ai?'

Theo Quy định về kiểm tra, giám sát tài sản vừa được thông qua hôm 23/5, sẽ có khoảng 1.000 quan chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý rơi vào nhóm có thể bị kiểm tra, giám sát tài sản, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy được truyền thông trong nước dẫn lời.
"Diện kê khai từ 1.000 người là gồm từ cấp thứ trưởng trở lên," ông Thuận nói với BBC Tiếng Việt.
Một trong những mục tiêu là nhằm "phát hiện và xử lý tham nhũng", theo nội dung Quy định.
Lawyer Tran Quoc ThuanBản quyền hình ảnhTINMUNGCHONGUOINGHEO
Image captionÔng Trần Quốc Thuận, Luật sư, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam
Bà Thủy được truyền thông Việt Nam đồng loạt dẫn lời khẳng định rằng việc kiểm tra sẽ 'không có vùng cấm', kể cả với các trường hợp là uỷ viên Bộ Chính trị hay thành viên Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Báo Người Lao động dẫn lời bà Thủy theo đó giải thích việc kiểm tra, giám sát tài sản có thể diễn ra khi "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền", được hiểu ở đây là Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư, lên kế hoạch kiểm tra.
Bà Thủy nói việc lên kế hoạch đó "từ nay trở đi sẽ có lộ trình". Tuy nhiên, bà không nói rõ 'lộ trình' đó sẽ là định kỳ bao lâu một lần, hay vào thời điểm không xác định.
Bên cạnh 'kế hoạch theo lộ trình', việc kiểm tra, giám sát cũng có thể được thực hiện "khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực", hoặc "khi có dấu hiệu vi pham quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản", bà Thủy nói.
Theo Nghị định 78 được ban hành hồi 2013, có khoảng hơn một triệu người làm việc trong bộ máy chính quyền các cấp phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, nhưng tỷ lệ bị xác định "không trung thực" là rất thấp, theo VnExpress, chỉ có năm vụ trong năm 2014.
Female worker at a golf course in VietnamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionQuan chức cấp cao cần công bố tài sản của mình trước người dân, theo Luật sư Trần Quốc Thuận
Tuy nhiên, ông Trần Quốc Thuận cho rằng tính khả thi của Quy định phụ thuộc nhiều vào việc "ai kiểm tra ai, ai có quyền kiểm tra ai, ai dám kiểm tra ai, và ai để cho người ta kiểm tra".
"Kiểm tra để biết, biết để làm gì? Nếu chỉ là hồ sơ lưu trữ, đụng đến mà không khéo là bị kỷ luật và thậm chí là có thể bị điều tra, truy tố vì đụng chạm đến đời tư..."
Tuy nhiên, nếu kỷ luật thì "Có lẽ cần nhắc lại câu của Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: 'Nếu kỷ luật hết, thì không còn người làm việc'," ông Thuận nói., còn ngược lại, "nếu không làm một cách thực chất sẽ chỉ làm cho người ta thấy nhàm chán"

'Bần cố nông'

Vietnam national assembly, 22nd May 2017Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image caption'Những người từng bỏ phiếu tín nhiệm là ai?', Luật sư Trần Quốc Thuận đặt câu hỏi (ảnh minh họa từ kỳ họp Quốc hội Việt Nam hôm 22/05/2017)
Khi được báo giới hỏi về việc công khai kết quả kiểm tra, bà Lê Thị Thủy cho biếtUỷ ban Kiểm tra Trung ương "sẽ có thông cáo và công khai đầy đủ đến các cơ quan báo chí và nhân dân".
Bà cũng lấy ví dụ về việc sử dụng bản kê tài sản của người được bầu trong mỗi lần bỏ phiếu chọn Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
Tuy nhiên Luật sư Trần Quốc Thuận kể, trong thời kỳ ông làm việc tại Quốc hội, và sau này khi 'hỏi thăm' thêm thông tin, "thì hầu như những bản kê khai [tài sản] đó đều là bần cố nông hoặc dạng nghèo.
"Nhưng rồi đùng một cái nào biệt thự, villa, đất đai nhà cửa, chứng khoán này nọ... thì cái đó ít có người truy từ đâu mà ra. Cho nên việc kê khai nguồn gốc thu nhập là chuyện nên làm nhưng đã quá trễ rồi.
"Không ai cứ chờ đợi những lời hứa hẹn rằng phía trước bãi sa mạc là những rừng mơ - cứ nói thế người ta nghe người ta cũng chán."