Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Nổ thiết bị hun khói lò vôi tại Formosa; Nổ lớn ở Formosa Hà Tĩnh

Khi đang vận hành lò cao số 1, thiết bị lọc bụi của lò nung vôi bất ngờ phát nổ trong khu công nghiệp Formosa, tỉnh Hà Tĩnh.

Vào khoảng 21h ngày 30/5, khi đang vận hành lò cao số 1 tại công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, một thiết bị hun khói của lò vôi bất ngờ phát nổ. Tiếng nổ phát ra từ khu công nghiệp vào ban đêm tạo ra âm thanh lớn, khiến nhiều người chứng kiến hoảng sợ. Tuy nhiên, theo ghi nhận, vụ nổ không gây thiệt hại về người.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã có mặt và phối hợp với công ty xử lý sự cố, không để lại hậu quả.
Trước đó, vào chiều ngày 29/5, lò cao số 1 tại Formosa chính thức được vận hành
Xác nhận thông tin, một lãnh đạo địa phương cho biết, đã có mặt tại hiện trường vụ nổ để kiểm tra. Thực tế cho thấy, đây chỉ là vụ nổ lò vôi bình thường.
Lãnh đạo ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cũng thông tin có sự việc trên. Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình vận hành, thiết bị lọc bụi trên lò nung vôi phát nổ. Và đây chỉ là một vụ nổ thông thường.
Trước đó, vào 17h ngày 29/5, lò cao số 1 tại Formosa chính thức được vận hành.
Ngân Hà
http://www.nguoiduatin.vn/no-thiet-bi-hun-khoi-lo-voi-tai-formosa-a327502.html

Nổ lớn ở Formosa Hà Tĩnh

 Sau tiếng nổ lớn, khói bốc lên từ khu vận hành lò cao số 1 tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Your browser does not support this content
Hiện trường vụ nổ lớn ở Formosa Hà Tĩnh Vụ nổ xảy ra trong quá trình vận hành lò cao số 1, có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi và không gây ảnh hướng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao.
Sự cố xảy ra vào khoảng 21h ngày 30/5 tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Được biết vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi.
Một số người dân sống cạnh FHS kể sau khi nghe tiếng nổ lớn, họ chạy ra thì thấy phía trong khu công nghiệp có cột khói lớn bốc lên. Mặc dù chưa biết chuyện gì xảy ra, họ rất lo lắng về độ an toàn trong khu vực.
No lon o Formosa Ha Tinh hinh anh 1
Khói bốc lên từ bên trong FHS. Ảnh: Phạm Trường.
Một lãnh đạo địa phương cho hay sau khi nhận thông tin đã có mặt tại hiện trường vụ nổ để kiểm tra, xác minh. Vụ nổ xảy ra trong quá trình vận hành lò cao số 1, có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi và không gây ảnh hướng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao.
Trước đó, ngày 29/5 FHS thực hiện đốt lửa khởi động lò cao sau báo cáo đã khắc phục được 52/53 sự cố. Hiện khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ. 
Zing.vn vẫn chưa ghi nhận được thông tin thiệt hại, chúng tôi tiếp tục cập nhật tình hình trong bản tin sau.
No lon o Formosa Ha Tinh hinh anh 2
Vị trí Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Google Maps.

Phạm Trường

Ông "cấp phép hát Quốc ca" về Văn phòng Bộ

QUỐC TOẢN

(GDVN)- Đây là nội dung mới nhất về việc xử lý sai sót của Cục Nghệ thuật biểu diễn khi thực hiện cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 bài hát gây bức xúc trong dư luận.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hôm 30/5 vừa đưa ra thông tin chính thức về việc xử lý vụ cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 ca khúc trong đó có cả Quốc ca.
Nội dung văn bản nêu rõ: Ngày 19/5/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi lên Website: cucnghethuatbieudien.gov.vn. 
Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật danh mục lên Website, Cục Nghệ thuật biểu diễn thiếu cẩn trọng nên đã đưa danh mục này vào mục "Bài hát mới cấp phép", gây nên sự hiểu lầm và bức xúc trong dư luận xã hội.
Ông Nguyễn Đăng Chương thôi điều hành Cục Nghệ thuật biểu diễn (ảnh tư liệu của Gia Linh/giaoduc.net.vn).
Ngày 21/5/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã có thông tin chính thức gửi đến các cơ quan báo chí, truyền thông để giải thích các nội dung liên quan.
Ngày 22/5/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5191/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Ngày 23/5/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có

Chấn chỉnh năng lực quản lý của Cục nghệ thuật biểu diễn

Công văn số 2198/BVHTTDL-VP chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn một số nội dung liên quan đến các công việc quản lý nhà nước về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Ngày 23/5/2017, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã công khai trước các cơ quan truyền thông nhận trách nhiệm và xin lỗi về những sai sót trong quá trình cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 bài hát gây nên những hiểu lầm, bức xúc cho công chúng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh phương pháp điều hành, xử lý công việc, nâng cao năng lực cán bộ thực thi pháp luật; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo cụ thể: 
Yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn nghiêm túc rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm tập thể và các cá nhân liên quan.
Yêu cầu Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp các cơ quan chức năng rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành nói chung và tập trung rà soát lại các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn để báo cáo Bộ trưởng và cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển hiện nay.
Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan liên quan rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Về công tác cán bộ, Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất: Đồng chí Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đến làm việc tại Văn phòng Bộ trong thời gian 06 tháng (từ ngày 01/6/2017) để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ của Bộ và chờ bố trí, sắp xếp công tác khác.
Đồng chí Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều hành Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Về 300 bài hát ghi trong danh mục đã được gỡ bỏ ra khỏi Website của Cục Nghệ thuật biểu diễn: Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.
Quốc Toản

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Tập Cận Bình nắm được bao nhiêu quyền kiểm soát Trung Quốc?

Chính quyền Trung Quốc đang trong một thế cờ bất phân thắng bại liên quan đến cuộc chiến giữa phe Tập Cận Bình và đối thủ Giang Trạch Dân. Lợi thế của ván cờ đang nghiêng về ai?

đại hội 19, Tap Can Binh, Giang Trạch Dân,
Tờ Economist từng đăng khá nhiều số báo viết về ông Tập Cận Bình, trong đó có một số bài mang tính chất châm biếm và bị Trung Quốc kiểm duyệt. (Ảnh tổng hợp)
Có quan điểm cho rằng ông Tập là người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền lực nhất trong hàng thập kỷ qua, nhờ nhiều chức danh (Lãnh đạo “hạt nhân”, Tổng tư lệnh quân đội) và cơ quan công tác (Chủ tịch của một số cơ quan hoạch định chính sách chủ chốt) mà ông Tập đã tích lũy được, cũng như sự thành công trong chiến dịch chống tham nhũng của ông khi loại trừ những đối thủ cấp cao.
Tuy nhiên, như đã lập luận trước kia, ông còn xa mới là một người lãnh đạo không bàn cãi, bởi vị thế chính trị của ông Tập thực tế dễ lung lay hơn nhiều so với những gì có thể thấy từ bên ngoài. Ông Tập phải đối mặt với sự đấu đá quyết liệt từ phe phái chính trị có tầm ảnh hưởng mạnh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người luôn muốn chống phá ông. Ông Tập cũng đối mặt với sự phản kháng cứng rắn từ giới quan tham Trung Quốc, vốn được hưởng rất nhiều lợi ích từ những quy chế và chính sách lỏng lẻo dưới thời của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Ở cấp cao nhất trên chính trường Trung Quốc, vị trí của ông Tập hiện nay trông ít bấp bênh hơn nhiều so với khi ông mới lên nắm quyền hồi cuối năm 2012, nhờ việc thanh trừng những đồng minh chủ chốt của Giang Trạch Dân như trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và quan chức quân đội hàng đầu Quách Bá Hùng.
Tuy nhiên, mọi thứ trở lên lỏng lẽo hơn khi xét đến hệ thống quan chức cấp trung và cấp thấp của bộ máy Đảng và nhà nước khổng lồ này. Tờ báo thuộc cơ quan chống tham nhũng ở Trung Quốc mới đây phàn nàn về những quan chức “nhàn rỗi”, chỉ nói mà không thực hiện chức trách của họ, cũng như “những con hổ ngáng đường”, hay những quan chức không thực hiện chỉ thị từ chính quyền trung ương. Những hạn chế của chiến dịch chống tham nhũng đối với việc kỷ luật cán bộ bắt đầu lộ ra.
Một diễn biến gần đây có thể bắt đầutừ bây giờ cho đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 19 gần cuối năm nay, sẽ hé lộ rõ hơn sự lãnh đạo và kiểm soát của ông Tập đối với chính quyền Trung Quốc.
Những tin đồn rằng Giang Trạch Dân đang bị ốm thập tử nhất sinh hoặc thậm chí đã chết xuất hiện vào ngày 8/5 vừa qua. Các trang tin ở Hong Kong, giới quan sát Trung Quốc và cả những cựu quan chức ngoại giao nước ngoài ở Trung Quốc đã truyền tin này; một phiên bản Epoch Times tiếp nhận tin từ nguồn cho biết Giang Trạch Dân hiện đang chết lâm sàng và được duy trì sự tồn tại nhờ máy móc.
Đây không phải là lần đầu tiên có tin đồn về sự ra đi của Giang Trạch Dân và có thể không phải là lần cuối cùng.  Tuy nhiên, nếu Giang Trạch Dân thực sự đã thành người sống thực vật, thì điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phe phái của ông này cũng như trạng thái của chính trường Trung Quốc trước thềm Đại hội 19.
Nếu phe phái của Giang Trạch Dân đang lơ lửng trên dây, thì ông Tập sẽ hoàn toàn không bị cản trở khi bủa vây tàn dư của phe đối thủ và củng cố sự kiểm soát của mình đối với chính quyền. Trong tình huống này, những phần tử do Giang Trạch Dân kiểm soát ở trong và ngoài Trung Quốc có thể có xu hướng co cụm lại, và ông Tập sẽ hầu như không có đối thủ trong việc tìm cách đưa người của mình vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên.
Nếu phe phái của Giang Trạch Dân vẫn còn sức mạnh – Tăng Khánh Hồng, cánh tay phải xảo quyệt của Giang, vẫn chưa bị bắt – thì ông Tập có thể phải đối mặt với một con thú bị thương nặng bị dồn vào chân tường đang cố gắng đánh trả.
Trong tình huống này, hãy chờ sự phản kháng mạnh hơn từ giới chức Trung Quốc; thị trường tài chính bất ổn định (phe của Giang bị nghi là đứng đằng sau vụ lao dốc của thị trường chứng khoán Thượng Hải năm 2015; chính sách hạt nhân nguy hiểm hơn của Bắc Triều Tiên; và những căng thẳng gia tăng ở Hong Kong.  Tại Đại hội 19, ông Tập thậm chí có thể bị buộc phải chấp nhận thêm một hoặc hai người thuộc phe của Giang Trạch Dân vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Như vậy, câu trả lời phải đợi đến sau Đại hội 19.
Theo Epoch Times

ĐÀ NẴNG ĐÃ " HIẾN TẶNG" HƠN MỘT NGÀN CON VOỌC CHÀ VÁ SƠN TRÀ CHO RỪNG QUỐC GIA BẠCH MÃ CỦA THỪA THIÊN HUẾ; Tranh cãi nảy lửa về Sơn Trà

Quoc Phong đã thêm 3 ảnh mới.
53 phút
THÔNG TIN ĐANG ĐỒN THỔI RẰNG ĐÀ NẴNG ĐÃ " HIẾN TẶNG" HƠN MỘT NGÀN CON VOỌC CHÀ VÁ SƠN TRÀ CHO RỪNG QUỐC GIA BẠCH MÃ CỦA THỪA THIÊN HUẾ ĐỂ RẢNH TAY ĐI VÀO CHUYÊN DOANH KHÁCH SẠN 5000 PHÒNG RỒI NHÉ ! VẬY LÀ DÂN ĐÀ NẴNG YÊN TÂM MẤY CHÚ VỌOC ĐÃ CÓ CHỐN YÊN THÂN . NẾU Ở LẠI , CHẮC CŨNG CHẾT NGẮC VÌ ĐÂU CÒN CÂY MÀ LEO ! ?

Tranh cãi nảy lửa về Sơn Trà

30/05/2017 16:41 GMT+7
TTO -  Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng: Chiến đấu đến cùng vì Sơn Trà! Còn ông Nguyễn Thành Tiến, phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng: Giữ nguyên hiện trạng Sơn Trà chưa phù hợp. 
​Tranh cãi nảy lửa về Sơn Trà
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Huỳnh Vĩnh Ái, thứ trưởng cho rằng quy hoạch Sơn Trà nhằm quản lý và kiểm soát tốt hơn hoạt động đầu tư phát triển du lịch tại đây - ẢNH: V.V.TUÂN
Cuộc tọa đàm về vấn đề Sơn Trà diễn ra sáng 30-5 nhưng các bên liên quan vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về việc có giữ nguyên hiện trạng bán đảo này hay không.
“Lắng nghe cầu thị các ý kiến”
Phát biểu mở đầu toạ đàm, Huỳnh Vĩnh Ái, thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, cho rằng việc Thủ tướng ký ban hành quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà nhằm quản lý và kiểm soát tốt hơn hoạt động đầu tư phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà.
Về kiến nghị về việc giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, ông Ái nói rằng đây là một kiến nghị phức tạp, có nhiều quan điểm cần phải được xem xét thấu đáo.
“Nếu chấp thuận kiến nghị này thì việc xử lý các dự án đã được chấp thuận đầu tư tại Sơn Trà như thế nào? Phải chăng phải phá dỡ toàn bộ các công trình đang xây dựng dở dang và huỷ bỏ tất cả các dự án đã được phê duyệt? Giải pháp thoả đáng sẽ như thế nào?”, ông Ái đặt câu hỏi.
Theo ông Ái, toạ đàm này để cùng trao đổi, xem xét một cách khoa học, khách quan, thấu đáo về các kiến nghị nêu trên, đặc biệt là mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển cũng như quy mô phát triển du lịch và tổ chức thực hiện quy hoạch như thế nào để vừa bảo tồn, vừa phát triển, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng.
“Chiến đấu” đến cùng vì Sơn Trà
Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, đưa nhiều luận điểm cho rằng chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2030 Sơn Trà đón 4,6 triệu lượt khách với số lượng 1600 phòng khách sạn sẽ tác động đến môi trường.
Ông Vinh cũng quan điểm, sự phát triển này làm sự gia tăng lợi nhuận từ du lịch sẽ thúc đẩy xây dựng các khách sạn, nhà hàng; thu hẹp diện tích rừng, thu hẹp môi trường sống của động vật, tạo ra tiếng ồn làm giảm khả năng tìm kiếm thức ăn, chỗ trú; góp phần làm cạn kiệt tài nguyên; tác động đến loài vật như lâu bệnh từ người, thay đổi thói quen khi du khách cho thức ăn.
Theo ông Vinh, nếu quy hoạch Sơn Trà với mật độ xây dựng cao với khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng sẽ phải đánh đổi hệ sinh thái nơi đây, đưa vọoc Chà vá vào danh sách tuyệt chủng và phá huỷ rạn san hô đẹp nhất VN và số tiền thu được sẽ vào túi một nhóm nhất định.
Còn khi giữ nguyên hiện trạng Sơn Trà, quản lý đa dạng tự nhiên theo phương thức bền vững, thì sẽ biến Sơn Trà thành điểm tham quan, du lịch sinh thái.
“Du khách sẽ đến Đà Nẵng với mục để khám phá khu vực B, bán đảo Sơn Trà, nhưng sẽ ăn nghỉ tại khu vực A, TP Đà Nẵng”, ông Vinh nói.
“Chúng tôi không chọn bao nhiêu phòng, chúng tôi chọn bảo toàn nguyên vẹn vẻ tự nhiên của Sơn Trà và bảo toàn báu vật đó cho con em chúng ta mai sau. Tôi sẽ chiến đấu tới cùng vì Sơn Trà mà chúng tôi yêu thương”, ông Vinh khẳng định.
​Tranh cãi nảy lửa về Sơn Trà
Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, khẳng định chiến đấu đến cùng vì Sơn Trà - ẢNH: V.V.TUÂN
Chọn nơi ít tổn thương để làm dự án
Đáp lại ý kiến của ông Vinh, ông Nguyễn Thành Tiến, phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, khẳng định việc kiến nghị giữ nguyên hiện trạng Sơn Trà là chưa phù hợp.
Tuy nhiên, ông Tiến cho biết Đà Nẵng cũng ghi nhận kiến nghị của ông Vinh là hạn chế khai thác các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà để tránh nguy cơ phá huỷ rặng san hô ven bờ.
Ông Nguyễn Tấn Vạn, chủ tịch Hội kiến trúc sư VN, cho rằng hiện nay có quá nhiều nơi đang phát triển du lịch can thiệp thô bạo vào cảnh quan tự nhiên. Vì vậy, kiến nghị của ông Vinh cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
“Chúng ta không thể cấm việc xây dựng, nhưng thực trạng san ủi tại Sơn Trà vừa qua là phản cảm, không được sự đồng tình của dư luận. Chúng ta hoàn toàn có thể làm cho cảnh quan đó đẹp hơn mà không tàn phá tự nhiên”.
Theo ông Vạn nêu quan điểm không cấm xây dựng nhưng cách làm thế nào cho phù hợp là vấn đề cần bàn.
Ông Vũ Thế Bình, phó chủ tịch Hiệp hội du lịch VN, cũng nói rằng, bản Quy hoạch giảm từ hơn 5000 phòng xuống còn 1600 phòng là quyết định dũng cảm, bởi “chiến đấu với các nhà đầu tư nhiều khi còn hơn chiến đấu với giặc”.
Ông Bình đề xuất, bên cạnh bản quy hoạch, cần có các quy định chặt chẽ kèm theo, đặc biệt là quy định về môi trường.
“Chúng ta hãy chọn nơi ít tổn thương đến môi trường nhất để làm dự án. Còn nếu nhà đầu tư nào không chấp thuận thì thôi không cần, chứ không thể cứ nhằm vào những chỗ cây cối xanh um để xây dựng”, ông Bình nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch một lần nữa khẳng định bản quy hoạch vừa được ban hành và công bố, hoàn toàn chưa được triển khai trên thực tế.
“Nếu không có bản quy hoạch này thì hơn 5000 phòng sẽ được triển khai xây dựng tại Sơn Trà. Vậy thì bản Quy hoạch này có công hay có tội?”, ông Tuấn đặt câu hỏi phản biện.
Tôi dừng, người ta sẽ phá Sơn Trà
Bên lề tọa đàm, Tuổi trẻ trao đổi với ông Huỳnh Tấn Vinh, xung quanh việc liệu kiến nghị giữ nguyên hiện trạng Sơn Trà của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng (nơi ông Vinh đang làm chủ tịch) có liên quan tới lợi ích của Công ty cổ phần khu du lịch Bắc Mỹ An – Furama Resort Đà Nẵng (nơi ông Vinh đang làm tổng giám đốc) hay không.
* Có ý kiến cho rằng phải chăng Furama sợ mất khách nên ông quyết tâm kiến nghị giữ nguyên trạng Sơn Trà?
- Thứ nhất, tôi nói với tư cách là chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng. Thứ hai, khách đến Furama hiện nay vẫn đầy và đây là khách sạn giá tốt nhất. Hai việc này không xung đột lẫn nhau. Cũng có ý kiến cho rằng Furama có dự án ở Sơn Trà thì tôi khẳng định Furama không có dự án nào ở Sơn Trà. Thứ ba, nếu nói tôi làm vì tập đoàn Furama, xin nói rằng, các ông chủ của Furama có thông báo với tôi rằng tôi nên dừng lại vụ kiến nghị ở Sơn Trà, vì ảnh hưởng đến công ty. Tôi có trả lời rằng vì việc của Sơn Trà, tôi không thể dừng được. Bởi tôi dừng thì người ta sẽ phá Sơn Trà. Và tôi không thể phản bội lại 11.000 người đã ký tên ủng hộ kiến nghị bảo vệ Sơn Trà. Nếu các nhà đầu tư của Furama cảm thấy khó, tôi sẵn sàng nghỉ ở đây.
* Ông nói gì về việc Furama cùng nhiều resort khác làm mất cảnh quan môi trường dọc ven biển từ Đà Nẵng đi Hội An?
- Hoàn toàn không mâu thuẫn. Bởi Furama được bố trí ở những nơi dành cho du lịch và nghỉ dưỡng. Furama là dự án đầu tiên của VN về nghỉ mát ở ven biển. Đó là mô hình mẫu mà sau đó Hội An, Nha Trang... tham khảo để làm theo. Con đường Võ Nguyên Giáp từ Đà Nẵng đi Hội An nằm sâu trong bãi biển và phía trước con đường đó là toàn bộ dự án nghỉ dưỡng chứ không phải một mình Furama.
V.V.TUÂN