Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

NHÀ VĂN PHẠM XUÂN NGUYÊN TUYÊN BỐ TỪ CHỨC VÀ RA KHỎI HỘI; BBC: Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội từ chức 'vì tự trọng'

  • 1 giờ trước


Nhà phê bình văn học Phạm Xuân NguyênBản quyền hình ảnhPHAM XUAN NGUYEN
Image captionNhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội vừa tuyên bố từ chức hôm 13/6 vì "lòng tự trọng và trách nhiệm".
Trả lời BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ Hà Nội, ông Nguyên cho hay nguyên nhân chính là do "lãnh đạo thành phố Hà Nội không muốn tôi tiếp tục làm chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, không muốn tôi tiếp tục tham gia ban lãnh đạo Hội Nhà văn Hà Nội nữa".
Ông khẳng định ông không gửi đơn xin từ chức mà là tuyên bố từ chức đơn phương. "Tôi cảm thấy là "game over" - cuộc chơi đã kết thúc," ông Nguyên nói.
Ông được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội khóa 11 (2011-2015). Do việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 12 của Hội Nhà Văn Hà Nội bị trì hoãn từ năm 2015, nên ông Nguyên vẫn tiếp tục giữ chức chủ tịch cho tới giờ.
Ông Nguyên cho rằng lý do Đại hội Hội Nhà văn Hà nội đến nay vẫn chưa tổ chức được là vì "Thành phố Hà Nội chưa tìm được phương án nào tốt nhất để loại trừ tôi".


Ông Phạm Xuân Nguyên phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2013Bản quyền hình ảnhFACEBOOK NGUYEN PHAM XUAN
Image captionÔng Phạm Xuân Nguyên phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2013

'Chia rẽ sâu sắc'

Ông Nguyên cho BBC hay trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội có sự chia rẽ sâu sắc.
"Trong ban chấp hành có 5 người thì đều hoàn toàn không ủng hộ tôi. Không biết họ có nhận được chỉ đạo của cấp trên không, nhưng gần như là họ xổ toẹt tất cả công lao hoạt động của tôi với cương vị chủ tịch hội trong 5 năm."
Theo ông Nguyên, trong ban chấp hành đã có sự đấu tranh quan điểm rất gay gắt nhưng cũng không đạt được sự đồng thuận. "Và tôi thấy cái sự bất đồng quan điểm sâu sắc như vậy nó cũng phản ánh ý muốn của lãnh đạo thành phố," ông Nguyên nhận định.
"Lòng tự trọng của tôi, vì trách nhiệm của tôi, tôi thấy tốt nhất là nên rút khỏi cuộc chơi này."
Bình luận về việc Đại hội của Hội Nhà Văn Hà Nội đã bị chậm tổ chức 1 năm rưỡi nay, ông Nguyên nói: "Các hội khác làm hồ sơ lên, kể cả vấn đề chuẩn bị dân sự đều được thông qua một cách đơn giản và dễ dàng. Nhưng riêng với Hội Nhà văn Hà Nội thì bị nâng lên đặt xuống".

Vì sao không ủng hộ?

Trả lời câu hỏi vì sao lãnh đạo thành phố lại không ủng hộ ông, ông Nguyên nói "từ trước đến nay tôi vẫn là một đối tượng bị họ e ngại và dè chừng, mặc dù tôi vẫn là công dân tự do tôi vẫn là Đảng viên với 35 tuổi Đảng và là cán bộ của Viện Văn học."



"Trong 5 năm tôi làm Chủ tịch hội, không hề có một văn bản nào bắt tôi phải giải trình bất kỳ một hoạt động nào, cũng không hề có một sự kiểm điểm nào. Nhưng tôi có thể là đối tượng người ta nghi kỵ, dè chừng vì quan điểm học thuật của tôi, sự dấn thân của tôi ví dụ như xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây rối ở Biển Đông.
"Những chuyện ấy lãnh đạo họ không ưa, nhất là ở một người ở vị trí lãnh đạo Hội Nhà văn như tôi," ông Nguyên nói.
"Khi tôi được bầu làm chủ tịch Hội Nhà Văn khóa VI, nhiều người cũng nói đó là sự 'để xổng' của họ, chứ một người như tôi mà lên vị trí ấy là không được. Nên bây giờ tôi hết nhiệm kỳ, họ tìm cách loại trừ tôi. Và họ biết rằng tín nhiệm của tôi trong hội viên là cao, nên họ lo ngại khi ra đại hội là có thể tôi được số phiếu cao."
Ông Nguyên cho biết sau khi từ chức, ông sẽ không tham gia các hoạt động của Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội và Ban chấp hành hai Hội.
Tuy nhiên ông sẽ vẫn tiếp tục hoạt động văn học vì ông là nhà lý luận phê bình và dịch thuật.
"Tôi sẽ vẫn tham gia đời sống văn học vì đó là nghề của tôi," nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho biết.

NHÀ VĂN PHẠM XUÂN NGUYÊN TUYÊN BỐ TỪ CHỨC VÀ RA KHỎI HỘI

Phạm Xuân Nguyên
Thứ ba ngày 13 tháng 6 năm 2017 6:15 PM



TUYÊN BỐ TỪ CHỨC VÀ RA HỘI

Hà Nội ngày 13 tháng 6 năm 2017

Kính gửi: 

-Thành uỷ Thành phố Hà Nội
-Thường trực Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội
-Ban chấp hành Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội.
-Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội
-Toàn thể hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội


Tôi là Phạm Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội khoá XI (2011 - 2015).

Vì sự chậm trễ đại hội nhiệm kỳ XII của Hội Nhà Văn Hà Nội do sự chỉ đạo can thiệp của lãnh đạo thành phố về việc ngăn chặn, loại trừ khả năng tôi vẫn được tín nhiệm làm lãnh đạo Hội khóa mới,

Vì sự bất đồng sâu sắc trong Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội,
Với trách nhiệm của một người đứng đầu Hội trước toàn thể hội viên,
Với danh dự cá nhân của một người làm văn học, 

Tôi tuyên bố:

-Từ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội
-Từ chức Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, 
-Ra khỏi Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội.

Tôi đã đọc tuyên bố này tại cuộc họp Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội sáng 13/6/2017 và giao việc điều hành công tác Hội cho nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, phó chủ tịch.

Kể từ ngày hôm nay, khi ra tuyên bố này, tôi rút khỏi mọi hoạt động của Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội và của Ban chấp hành hai Hội. 

Tôi gửi lời cám ơn và xin lỗi đến toàn thể hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội.

PHẠM XUÂN NGUYÊN
Nguồn: xuandienhannom

Khởi tố hình sự để điều tra về hai tội danh liên quan đến vụ Đồng Tâm; Thủ tướng: Vụ Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai pháp luật


NHƯ HẢI

(GDVN) - Cơ quan Cảnh sát Công an Thành phố Hà Nội đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, xác minh làm rõ vụ án để xử lý nghiêm.

Liên quan đến vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ngày 15/4 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, ngày 13/6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 129/PC44-Đ2, để điều tra về 2 tội danh:
“Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo điều 123 Bộ luật Hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 Bộ luật Hình sự).
Khủng hoảng Đồng Tâm thu hút chú ý của dư luận thời gian qua (ảnh nguồn anninhthudo.vn).
Cơ quan Cảnh sát Công an Thành phố Hà Nội đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, xác minh làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Khởi tố điều tra vụ án hình sự tại xã Đồng Tâm

N.Quyết-N.Hưởng | 
Khởi tố điều tra vụ án hình sự tại xã Đồng Tâm
Những chiến sĩ cảnh sát cơ động cuối cùng trở về - Ảnh: Mạnh Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội ngày 13-6 đã khởi tố vụ án hình sự tại xã Đồng Tâm để điều tra 2 tội danh “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, ngày 13-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 129/PC44-Đ2, để điều tra về 2 tội danh: "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" (theo điều 123 Bộ luật Hình sự -BLHS) và "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" (theo điều 143 BLHS).
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, xác minh làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến vụ việc tại địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội), ngày 30-3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".
Ngày 15-4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Khởi tố điều tra vụ án hình sự tại xã Đồng Tâm - Ảnh 1.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với người dân sau gần 10 ngày căng thẳng - Ảnh: Nguyễn Hưởng
Một số công dân do thiếu hiểu biết pháp luật đã có hành vi cản trở và tổ chức giữ người trái pháp luật đối với cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội đang thi hành công vụ.
Công dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã giữ 38 người tại nhà văn hoá thôn Hoành, gồm cán bộ huyện Mỹ Đức và chiến sĩ Công an Hà Nội.
Sau khi vận động, đến ngày 18-4, 15 chiến sĩ Cảnh sát cơ động đã được bàn giao cho chính quyền, 3 người tự giải cứu.
Ngày 20-4, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình (82 tuổi, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm , huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) - 1 trong 4 người bị bắt giữ ngày 15-4.
Ngày 21-4, người dân ở Đồng Tâm đã tiến hành bàn giao thêm Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh cho đại diện chính quyền xã và người thân.
Tối 20-4, tại cuộc làm việc giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với đại diện lãnh đạo xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức, đại diện thanh tra TP Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.
Sáng 22-4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đối thoại với người dân. Đáng chú ý, người đứng đầu UBND TP Hà Nội đã có bản cam kết 3 điểm, trong đó có việc không truy cứu trách nhiệm hình sự với người dân trong sự việc hôm 15-4.
Tiếp đó 19 cán bộ huyện và cán bộ, chiến sĩ công an đang bị giữ tại nhà văn hoá thôn Hoành đã được bàn giao và trở về nhà.
theo Người lao độn
Kết quả hình ảnh

Thủ tướng: Vụ Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai pháp luật

24H  1 đăng lại 5 liên quan
Tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn (Hải Phòng), Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.
Thu tuong: Vu Dong Tam la do chinh quyen giai quyet sai phap luat - Anh 1
Thủ tướng tiếp xúc cử tri
Chuẩn bị kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, chiều 13-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Cử tri quận Đồ Sơn bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước những kết quả, thành tích phát triển kinh tế-xã hội đất nước và TP Hải Phòng những tháng đầu năm 2017; đánh giá cao hoạt động của Đoàn ĐBQH thành phố từ sau kỳ họp thứ hai đến nay, góp phần vào các chương trình, hoạt động của Quốc hội.
Cử tri quận Đồ Sơn cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan trung ương và thành phố một số vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm như các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, quản lý đất đai…
Cử tri kiến nghị Chính phủ đưa dự án tuyến đường bộ ven biển Quảng Ninh - Thanh Hóa vào diện đầu tư trung hạn, góp phần đẩy nhanh tiến độ mà Thủ tướng đã phê duyệt; kiến nghị Chính phủ quan tâm, cho phép Hải Phòng có cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách để tạo điều kiện giúp thành phố phát triển trong thời gian tới; quan tâm một số dự án trên địa bàn quận Đồ Sơn như: xây dựng bến cá Ngọc Hải, kè đá tuyến đê biển Đồ Sơn, tôn tạo Khu di tích K15 - Bến tàu không số…
Phát biểu với cử tri quận Đồ Sơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian qua; khẳng định quyết tâm của Chính phủ với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong quản lý, điều hành, thay đổi nhận thức từ tư duy mệnh lệnh hành chính sang tư duy Chính phủ "kiến tạo - phục vụ".
Thu tuong: Vu Dong Tam la do chinh quyen giai quyet sai phap luat - Anh 2
Thủ tướng phát biểu tại buổi tiếp xúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn và tiếp thu đầy đủ 12 ý kiến phát biểu của cử tri Đồ Sơn, chia sẻ băn khoăn: "Làm sao để hệ thống chính trị, trước hết là các cấp chính quyền phải sát dân, lo cho dân, dành tình cảm với dân, gắn bó, chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi để xây dựng đất nước?". Từ đó, Thủ tướng đưa ra các giải pháp: chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương phải quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, với người dân phải xóa bỏ khoảng cách, lãnh đạo phải gắn bó với nhân dân, lấy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng nhất, để nhân dân tin tưởng, gắn bó, lắng nghe, sẻ chia với dân lúc vui buồn, khó khăn thuận lợi. Bên cạnh đó, chính quyền khi thực thi nhiệm vụ phải làm đúng chính sách, pháp luật; làm việc có lý có tình, trên tinh thần thuyết phục dân, để dân hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước. Kinh nghiệm từ các vụ việc trong quá khứ như Quán Nam, Đồ Sơn tại Hải Phòng, và vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.
"Tôi thường hay nói ở nông thôn đừng để xuất hiện tình trạng "lớp lý trưởng mới". Cấp ủy, chính quyền ở đó phải gắn bó với nhân dân, coi nhiệm vụ phục vụ nhân dân là quan trọng nhất"- Thủ tướng bày tỏ và nhấn mạnh tinh thần xử lý công việc là thuyết phục dân, làm tốt công tác tư tưởng để người dân hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, bởi "tư tưởng không thông, đeo bi-đông cũng nặng".
Thủ tướng cho rằng, bên cạnh việc phát triển kinh tế, cần quan tâm đến an sinh xã hội, cuộc sống người dân, như bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, "đừng để người dân lo ngay ngáy vì trộm, cướp".
Thủ tướng cũng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đang đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, giải quyết, xử lý các công trình "đang đắp chăn, đắp chiếu".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngay sau tiếp xúc cử tri, Thủ tướng sẽ làm việc với tập thể Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng bàn về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng thành phố, trong đó có những vấn đề mà cử tri quận Đồ Sơn thay mặt cử tri Hải Phòng và cả nước kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ.
Như Hải

Ls Trần Đình Triển -Cần cách chức ngay bà Trà và ông Quý ở Yên Bái

Không cần phải chờ kết luận thanh tra, mà đã đủ căn cứ để cách chức 2 chị em ruột là bà Phạm Thị Thanh Trà ( Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái ) và ông Phạm Sỹ Quý ( Giám đốc Sở TN & MT tỉnh Yên Bái); bởi các lẽ sau đây:

Phạm Thị Thanh Trà và Phạm Sỹ Quý
LẼ MÔT: Với 13000 m2 đất rừng biến thành đất ở và đất vườn. Trong khi đất ở cấp mới không được quá 200 m2; khi thu hồi đất của dân thì cố tình bóp nghẹt, chi ly từng tấc đất ở, đất ruộng, đất vườn,...để đền bù cho dân với giá rẻ mạt. Dân khiếu nại thì huy động lực lượng cưỡng chế, nếu chống đối bắt bỏ tù;...

CHẴN HAI: Yên Bái là tỉnh nghèo; sự cố đau lòng vừa xảy ra năm ngoái; dư luận trong nhân dân đang nghi ngờ dẫn đến vụ việc đó. Gia đình Phạm Sỹ Quý ngang nhiên xây dựng biệt phủ, làm cho dư luận lại đặt dấu (?) phải chăng do tham nhũng, ăn chia không đều, bổ nhiệm cán bộ,... mà triệt hạ lẫn nhau.

BA LẼ: Với khối tài sản đó thì tham nhũng đã phơi bày rồi, tóm cổ được rồi. Còn can tội ngu, ăn vụng mà không biết chùi mép, để nhân dân cho rằng cán bộ kẻ nào cũng tham nhũng như ông Quý, nhưng khôn khéo chỉ vì biết che dấu tẩu tán mà thôi.

Xin mời quý vị xem Video : Lê Đức Thọ kiến trúc sư của Đảng Cộng sản Việt Nam một tội đồ khét tiếng trong lịch sử Việt Nam 

               

CHĂN BỐN: Bà Trà không thể vô can, là em ruột không thể không đến nhà và không biết em trai mình xây biệt phủ đó; phải dự đoán được làm gì có tiền? Đây là hành vi bao che, tiếp sức cho kẻ tham nhũng.

Qua loa vài lời, nếu Đảng quang vinh, nhà nước của dân;... thì phải khai trừ ra khỏi Đảng, cách chức 2 chị em nhà này và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra Bộ CA để điều tra xử lý.

 Ls Trần Đình Triển

(FB  Trần Đình Triển)

Chuyện lạ ở làng: Làng quanh năm không đám cưới

Nằm giữa bãi bồi sông Lam, thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh biệt lập như một "ốc đảo". Phải lâu lắm nơi này mới có một đám cưới

Bến đò nhỏ ven sông Lam 7 giờ sáng vắng tanh. Thấy người lạ hỏi đò qua thôn Hồng Lam, từ chiếc thuyền nhỏ dưới sông, lão lái đò nói vọng lên: "Chú thông cảm ngồi chờ thêm một tí, đợi mấy người đi chợ buổi sáng về rồi ta đi".
Lũ lượt rời làng
Nói rồi, ông lão rời đò đi ngược lên bờ sông, ngóng theo con đường từ trung tâm huyện ra. 30 phút chờ đợi, có thêm 2 người trong thôn đi mua hàng về, chúng tôi lên đò. Con đò nhỏ chòng chành rẽ sóng đưa khách sang thôn Hồng Lam.
Thôn vắng, chạy xe máy một vòng quanh thôn chỉ gặp đôi người đi chợ sớm. Bà Hồ Thị Loan (SN 1959) kể nhà có 4 đứa con thì tất cả đều làm ăn và lập gia đình ở Hà Nội, Hải Dương, Đồng Nai. Quanh năm ông bà già sống thui thủi với nhau. "Nghĩ cũng buồn nhưng không trách các con vì ở lại làng, chúng không có cái ăn, đời sẽ khổ" - bà Loan chia sẻ.
Làng quanh năm không đám cưới - Ảnh 1.
Phương tiện duy nhất để người dân thôn Hồng Lam giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng là con đò nhỏ
Theo các vị cao niên, thôn Hồng Lam từng mang tên làng Soi Mộc và đã tồn tại trên 400 năm. Trước năm 1978, khi chưa xảy ra trận lũ lịch sử cuốn trôi nhiều nhà dân, thôn là nơi ở của gần 600 hộ dân. Lũ lụt gây thiệt hại, cuộc sống mưu sinh hằng ngày khó khăn, người dân lũ lượt rời làng. Thôn Hồng Lam đông đúc, trù phú ngày xưa giờ tiêu điều, hoang vắng.
Thanh niên ở đây lớn lên độ mười tám đôi mươi là rời làng đi làm ăn xa. Do cuộc sống mưu sinh ở đất khách khó khăn nên nhiều vợ chồng gửi cháu về quê cho ông bà trông coi. Thành ra ở cái làng này, thanh niên thì hiếm còn ông bà già và trẻ con thì nhiều. Hiện cả thôn chỉ còn 180 hộ dân với 502 nhân khẩu. Số dân sẽ còn giảm khi hằng năm lại có thêm nhiều người do cuộc sống khổ cực phải bán nhà, bán đất rời làng.
Chợ ế, trường đóng cửa
Ở biệt lập giữa sông Lam nên việc đi lại của người dân thôn Hồng Lam rất khó khăn. Phương tiện giúp người dân giao lưu, trao đổi với cộng đồng xung quanh chỉ là con đò nhỏ cũ kỹ. Chị Hồ Thị Liên (SN 1977), đang ngồi chờ đò ở bến sông, cho biết đò chỉ chạy đến khoảng 18 giờ là nghỉ. Chờ đò ở đây nhanh thì 30 phút, chậm phải cả giờ là chuyện bình thường. Là dân ở đây thì đi đâu, làm gì cũng phải nghĩ đến việc về kịp để khỏi lỡ đò, nhiều hôm đang ăn phải bỏ dở bữa để chạy ra đi cho kịp đò.
Thôn Hồng Lam có một trường tiểu học 2 tầng khang trang. Ban đầu, trường rất đông học sinh. Theo thời gian, do người dân kéo nhau rời làng nên đến năm 2015 chỉ còn 7 em lớp 1 và lớp 2; năm 2016 chỉ còn 3 em lớp 1. Đến năm học 2017, trường phải ngừng hoạt động vì quá ít học sinh. Hiện con em thôn Hồng Lam muốn đến trường phải đi đò qua sông. Một ngày, người dân cử một người lớn đưa 3 cháu đi, luân phiên nhau để có thời gian làm đồng và bảo đảm an toàn cho các cháu khi qua sông. Trường tiểu học đóng cửa, trường mẫu giáo của thôn cũng không khá hơn, hiện cả trường chỉ có 11 cháu đang theo học.
Làng quanh năm không đám cưới - Ảnh 2.
Cả thôn hơn 500 người nhưng chỉ có một chợ nhỏ với 3 người bán hàng
Cả thôn với hơn 500 khẩu nhưng chỉ có một cái chòi nhỏ nằm bên lề đường với 3 người dân bán hàng hóa, thực phẩm. 9 giờ sáng, chợ nhỏ lèo tèo vài người đi mua thực phẩm. Theo người dân trong thôn, chợ hình thành từ mấy chục năm trước do 2-3 người dựng cái lều nhỏ bán hàng, trông xa nhìn như cái ràn (chuồng) trâu nên bà con gọi là chợ Ràn. Mới đây, xã cho dựng một căn nhà nhỏ cho người dân tiện mua bán.
Bà Đậu Thị Kiêm (SN 1957) đã buôn bán ở đây gần 30 năm. Dân ở đây khổ và nghèo nên bà mua ít thịt, cá từ bên kia sông đem về bán; nhiều hôm bán cả ngày vẫn ế.
Giao thông cách trở, cái nghèo, cái đói khiến thanh niên bỏ làng đi nơi khác lập nghiệp. Vì thế, thôn Hồng Lam nhiều năm trở lại đây rất ít tổ chức đám cưới. Ông Trần Đình Thành (SN 1956) chia sẻ: "Nhà tôi 4 đứa con, lớn lên các cháu đều vào Nam mưu sinh. Đi làm ăn xa nên tổ chức đám cưới trong công ty. Ở đây không riêng gì nhà tôi mà cả làng thời gian gần đây đều như vậy, không ai tổ chức cưới ở quê. Tính ra phải đến vài ba năm mới có một đám cưới tổ chức trong xóm".
Chiều muộn, chúng tôi vội vã ra bến để kịp chuyến đò rời thôn Hồng Lam. Trên chuyến đò cuối cùng trong ngày, một nhóm 3 thanh niên thôn Hồng Lam xách lỉnh kỉnh đồ đạc qua sông để bắt xe vào Bình Dương làm công nhân. Ông Trần Huỳnh, người có thâm niên hơn 10 năm lái đò, thở dài: "Lái đò ở đây cả chục năm rồi, giờ không nhớ nổi bao nhiêu lần chở người dân bỏ làng đi nơi khác làm ăn. Mỗi lần dân đi khỏi làng, lại thấy buồn buồn. Không biết đến bao giờ cuộc sống của người dân xóm bãi bồi hết khổ, người dân không bỏ quê đi nơi khác làm ăn". 
Mơ ước một cây cầu
Thôn Hồng Lam chỉ cách trung tâm xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh khoảng hơn 500 m. Thế nhưng, cuộc sống của hơn 500 người dân ở "ốc đảo" nhỏ này lại buồn tẻ, đìu hiu, vắng ngắt. Đã bao năm nay, người dân mơ ước có một cây cầu nhỏ để đi lại.
Theo ông Bùi Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, hiện chính quyền chưa có chủ trương di dời người dân thôn Hồng Lam ra khỏi bãi nổi, dự án làm cầu cũng chưa có.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 10-6
Kỳ tới: Làng đẻ 3 con còn chê ít
Bài và ảnh: ĐỨC NGỌC

Thủ tướng chỉ đạo dừng mọi công trình tại Sân Golf Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Việt Nam cùng các phó thủ tướng vào chiều tối ngày 12 tháng 6 họp cùng các bộ ngành liên quan quyết định thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu mở thêm 1 đường băng nhằm tăng công suất khai thác Sân bay Tân Sơn Nhất.

Sân Golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân Golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Đây là cuộc họp thứ hai của Thường trực Chính phủ Hà Nội về Sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau buổi họp mới nhất về Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Việt nam, ông Mai Tiến Dũng cho báo chí biết thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Bộ Giao thông- Vận tải chủ trì thuê tư vấn nước ngoài để rà soát, lên phương án mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất. Cụ thể mở thêm đường băng số 3 trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm và bảo đảm tiến độ nhanh nhất để giải quyết tình trạng quá tải, ùn tắc hiện nay.

Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời báo giới trong nước là cuộc họp không tính toán đường băng mới nằm ở phía bắc hay phía nam sân bay hiện hành. Cơ quan tư vấn sẽ tham mưu về chiều rộng, độ dài và địa điểm của đường băng thứ ba; thế nhưng việc đầu tư đường băng thứ ba Tân Sơn Nhất là ưu tiên số một.
Ngay trong tháng 6 này phải có khảo sát, đánh giá báo cáo cho thủ tướng.

Người đứng đầu chính phủ Hà Nội cũng giao cho Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo dừng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf tại Tân Sơn Nhất gồm trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê…

(RFA)

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

PHẠM VIẾT ĐÀO LẬP LẠI BLOG CHUYÊN VỀ "CUỘC CHIẾN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG"

Kết quả hình ảnh cho Lão Sơn
Thưa quý vị và các bạn 

Từ hôm nay Phạm Viết Đào lập lại một blog chuyên đề về 

"CUỘC CHIẾN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG-Blog của Nv Phạm Viết Đào; Đ/c:Cuocchienvixuyenhagiang.blogspot.com
Địa chỉ liên hệ: Hoanghtham9@gmail.com"
Đây là blog tập hợp lại những bài viết bài sưu tập của Phạm Viết Đào về mặt trận này bấy lâu nay thất tán...
Chưa có điều kiện để tổng hợp sắp xếp lại mà tìm được bài nào thì đưa lại bài ấy...Bạn nào còn giữ hộ bài nào đề nghị cho Phạm Viết Đào xin lại
Mời quý vị đọc và ủng hộ...
Nv Phạm Viết Đào

Ông Đinh La Thăng số Xuân!

Đinh La Thăng cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh được cho về chức vụ Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương là may mắn đặc cách cho ông ta, khi hạ cánh an toàn.

Dinh la thang2016.jpg

Đó là hiện nay sự phẫn nộ tức giận của người dân lẫn doanh nghiệp ở TP.HCM này về sự yếu kém của cái sân bay Tân Sơn Nhất về hiệu ứng sân sân golf ở Tân Sơn Nhất.

Hãy nhớ rằng Đinh La Thăng khi làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là nhân vật quyết liệt nhất làm dự án sân bay Long Thành và bỏ bê hoặc chưa khi nào ông này đả động đến sân bay Tân Sơn Nhất xuống cấp.

Bây giờ người ta không còn kiên nhẫn được cái hình ảnh vô duyên của cái sân golf ở Tân Sơn Nhất nằm cạnh sân bay.

Ôi thôi ông Đinh La Thăng này bỏ chạy kịp lúc, chứ ngồi lại cái ghế Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thì cũng bị đuổi đi, là vì dính dáng quá nhiều tai tiếng về nhiều dự án, kể cả cái sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành này kể cả nói dối là nhà đầu tư Nhât, Pháp cho vay làm dự án sân bay Long Thành rồi sau đó lật đật đích chính là nhầm lẫn. Đúng là ông Thăng này có số may mắn, chứ nếu còn chưa được bứng đi khỏi cái ghế Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thì khó mà được yên thân.

Khi cụm từ “đề xuất” trở thành hót nhất ở VN

Đó là chuyện quái đản khó mà ai có thể tin nổi trong cái quốc hội VN mà người ta khoe khoang là tỷ lệ thạc sĩ, tiến sĩ của đại biểu quốc cao nhất từ trước tới nay.

Một ông bộ trưởng Bộ GTVT cũng tùy tiện khẳng định là mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất ra phía Bắc không khả thi, tức là né cái sân golf Tân Sơn Nhất. Dù rằng tuyên bố cá nhân ông bộ trưởng này chưa hề qua sự nghiên cứu khả thi của các chuyên gia hàng không, các kỹ sư, và nhà kinh tế,…đã thế người ta còn liều lĩnh đề xuất xây đường sắt cao tốc chạy từ Long Thành về Tân Sơn Nhất, dù rằng kẻ đưa ra đề xuất ấy chưa khi thấy được hình bóng cái đoạn đường đó ra sao khi nối tới sân bay Tân Sơn Nhất. Họ rất đỉnh cao trí tuệ là chỉ một suy nghĩ ngắn bất chợt là ra đề xuất, dù rằng nó chưa qua kiểm toán hay thẩm định tiền đầu tư dự án đó,…

Chuyện nguy hiểm hơn nữa là khi thấy GDP tăng trưởng co lại trong quý 1 không đạt chỉ tiêu đề ra thì mấy ông bà nghị gật ngẫu hứng đề xuất tăng trưởng tín dụng thêm (tăng tiền vào kinh tế, như hình thức in bạc). Tức là họ đang muốn nâng mức cao hơn của tổng số tiền cho vay bằng nội tệ VND để đưa vào kinh tế để nâng được con số GDP cao hơn cho đúng chỉ tiêu. Đó là phát biểu của đại biểu quốc hội VN, và nó chưa có bất cứ hồ sơ hay bản báo cáo phân tích của giới chức thống kê, hay giới chức chuyên gia phân tích kinh tế (là một nhóm người, và tổ chức lớn, kết hợp với sự theo dõi phân tích của ngân hàng trung ương), họ mới là những người đề xuất là nên điều chỉnh hay kích thích kinh tế như thế nào, kích vào đâu, kích cái gì,…chứ nó không do một cá nhân ngẫu hững đề xuất ra không đưa ra con số nào cả thì đúng là liều miệng đề xuất.

Chuyện quái thai nữa là ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam - Nguyễn Chí Dũng cũng ngẫu hứng đề xuất tăng khai thác khoáng sản, tăng khai thác dầu thô để giữ mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% của năm 2017, và còn kèm theo câu nói hài hước là việc khai thác khoáng sản hay dầu thô không gây ra cạn kiệt nguồn tài nguyên đó. Tức là dầu thô và khoáng sản ở VN nó tự đẻ ra,…Ông Dũng này có học vị Tiến sĩ kinh tế (không biết tiến sĩ học ở đâu).

Việc tính ra GDP như vậy quả là thiên tài đỉnh cao chói lọi là gây phẫn nộ cho dân chúng và gây trò cười cho giới đầu tư quốc tế theo dõi để đo mức nợ trên GDP của VN.

Và còn nhiều đề xuất quái đản khác mà chưa qua sự đánh giá nào cả

Thơ Phương

(FB Thơ Phương)