Trần Đình Triển
Vụ việc ở Mỹ Đức là một việc không nên và không đáng có. Sau sự cố đó, tôi hết sức đau buồn và hầu như lặng im không nói một lời nào.
Cả một thời gian dài và cho đến hôm một số người dân bị bắt; luật sư Nhâm Thị Lan (Văn phòng luật sư Hoàng Phát – Đoàn luật sư TP. Hà Nội) là người tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà con nông dân.
Tôi được chính quyền mời tư vấn.
Tôi và luật sư Lan đồng quan điểm: giữ nguyên hiện trạng, UBND TP Hà Nội cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Đoàn thanh tra liên ngành gồm đại diện: Thanh tra nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên &MT, UBND TP Hà Nội tiến hành thanh tra làm rõ quá trình cấp, diện tích thực tế, hiện trạng sử dụng,… để kết luận đúng sai, công bố cho dân, có giải pháp xử lý vi phạm. Đồng thời tổ chức đối thoại với dân, công bố công khai dự án sắp triển khai (nếu không thuộc diện cần bảo đảm bí mật).
Tuy nhiên, những ý kiến đó không được chấp thuận. Hôm tiến hành bắt một số người dân thì có mặt LS Lan ở đó. Tôi nhận được thông tin, gọi điện cho LS Lan, đồng nghiệp của tôi như muốn khóc đầu dây, nói với tôi: Anh ơi, hôm nay bà con báo cho em là có cuộc gặp đối thoại, thương thảo giữa chính quyền huyện, công ty bên quân đội với bà con; em đi ta-xi lên thì không họp, mà họ yêu cầu một số người dân đại diện ra ngoài đồng để chỉ mốc giới; khi ra ngoài cánh đồng thì công an bắt đi một số người dân; em lúc đó cũng bị dân nghi ngờ là phản bội dân, nên em vội vàng chạy ra đường đón xe về Hà Nội.
Chính vì việc bắt một số người ngoài cánh đồng, không có lệnh, người bắt mặc thường phục,… tạo nên sự phản ứng mãnh liệt của nhân dân nơi đây và dân kìm giữ một số người, nhằm gửi thông điệp đến các cấp của Đảng và nhà nước quan tâm xem xét giải quyết kịp thời và đúng pháp luật khiếu nại tố cáo của bà con nông dân nơi đây.
Khi sự việc đang xẩy ra hết sức căng thẳng, tôi gọi điện cho lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức là: Có cần thiết tôi đến để trao đổi và tôi trực tiếp gặp và thuyết phục bà con không? Tôi nhận được câu trả lời: Chưa cần, khi nào cần thì mời. Từ đó cho đến nay, tôi không biết, không được tham gia bất cứ một việc gì trong vụ này.
Mặc dù buồn, rất buồn! Đành im lặng trong thời gian nước sôi lửa bỏng, không đổ thêm dầu vào lửa.
Nếu tôn trọng lời góp ý của tôi và LS Lan thì vụ việc đau lòng ở Mỹ Đức đâu có xẩy ra như thế!!!
T.Đ.T.
Nguồn: https://www.facebook.com/vpluatsuvidan/posts/790936184422128
Thanh tra chính phủ ‘vào cuộc’ vụ Đồng Tâm
19/06/2017
Thanh tra chính phủ Việt Nam mới cho biết “tiếp tục phối hợp” với chính quyền Hà Nội để xử lý vụ Đồng Tâm nhằm “bảo vệ lợi ích nhà nước” cũng như “bảo vệ quyền của công dân”.
Đây là nội dung được thanh tra chính phủ gửi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sau khi đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói trước cơ quan lập pháp rằng ông “chưa thấy tổng thanh tra chính phủ có ý kiến” về vấn đề tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm.
Vụ việc lại nóng lên trong tuần trước sau khi chính quyền Hà Nội ra quyết định khởi tố hình sự đối với người dân xã nằm ở ngoại thành thủ đô Việt Nam, dù đích thân Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung ký vào cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân dân xã Đồng Tâm” hồi tháng Tư nhằm giải thoát cho nhiều cảnh sát cơ động bị dân làng bắt giữ.
Không chỉ có ông Chung, mà một số luật sư và cả đại biểu quốc hội như ông Lưu Bình Nhưỡng cũng như Dương Trung Quốc cũng ký vào văn bản mà ông Quốc cho là để “tháo ngòi nổ”.
Trong văn bản đề ngày 16/6 để phản hồi ý kiến của ông Nhưỡng, cơ quan thanh tra chính phủ cho biết đã “có nhiều chỉ đạo liên quan tới vụ việc” và đã cử người cùng ông Chung tới đối thoại với người dân hồi tháng Tư.
Theo báo chí trong nước, Hà Nội đang “hoàn chính kết luận thanh tra để báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”, và “thanh tra chính phủ tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Hà Nội để giải quyết những vấn đề liên quan; nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội".
Trong một diễn biến có liên quan, một đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội Facebook, trong đó “thủ lĩnh tinh thần” của người Đồng Tâm, cụ Lê Đình Kình, cáo buộc người “đi ô tô biển đỏ [của quân đội]” “đánh, đá” và làm ông gãy xương rồi đẩy ông lên ôtô “như một con vật” rồi “đút giẻ” vào mồm ông rồi đưa ông tới cơ quan công an, coi ông là “đối tượng gây rối trật tự công cộng”.
VOA Việt Ngữ chưa thể kiểm chứng độc lập đoạn clip về lời kể đối với sự việc xảy ra hồi tháng Tư này.
Về hành động bị coi là “phá vỡ cam kết” của Chủ tịch Hà Nội, ông David Brown, một nhà nghiên cứu về Việt Nam, mới nhận định với VOA Việt Ngữ: “Cũng không có gì khó hiểu nếu bước đi táo bạo của ông Chung có thể đã khiến một số người trong Bộ Công an không hài lòng, và chính vì thế, họ tìm cách khôi phục kỷ cương bằng cách điều tra và truy tố các dân làng. Nói tóm lại, vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường”.
Mời quý vị xem thêm: