Theo quy định mới của Bộ Thông tin & Truyền thông, ngoài giấy tờ tùy thân, chủ thuê bao phải bổ sung ảnh chân dung chính chủ, nếu không muốn bị khóa mạng liên lạc.
Cụ thể, theo Nghị định số 49/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, nhà mạng phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu.
Trong đó, một điểm bổ sung có thể "gây khó" cho khách hàng là ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ. Nhà mạng sẽ phải thực hiện lấy những thông tin này đối với các thuê bao đăng ký mới sau ngày 24.4.2017.
Với các thuê bao đã kích hoạt trước ngày 24.4.2017, nhà mạng có 12 tháng để bổ sung thông tin theo quy định mới.
Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, quy định nêu rõ sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày và tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện một số nhà mạng cho biết đã bắt đầu thực hiện nghị định mới này, bằng việc gửi thông báo đến cho khách hàng bổ sung thêm ảnh chân dung, nhằm hoàn tất các thủ tục đăng ký thuê bao chính chủ.
Việc bổ sung này được nhà mạng thực hiện bằng cách đặt thêm camera tại các quầy giao dịch, và khi khách hàng đến làm thủ tục đăng ký SIM sẽ được yêu cầu chụp ảnh chân dung.
Tuy nhiên, quy định mới này cũng sẽ khiến cho nhiều khách hàng đã từng đăng ký thông tin chính chủ sẽ phải bổ sung ảnh chân dung. Điều này có thể sẽ "gây khó" cho nhiều người.
Được biết, nghị định này được ban hành với mục đích tăng cường quản lý thuê bao di động và ngăn chặn tin nhắn rác. Bởi lẽ, tại Việt Nam có hàng triệu tin nhắn rác được phát tán và các tin nhắn rác này chủ yếu xuất phát từ các sim rác, là những sim thuê bao di động trả trước đăng ký thông tin chủ thuê bao không chính xác.
Thành Luân
MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BÍ MẬT ĐỜI TƯ, BÍ MẬT HÌNH ẢNH CÁ NHÂN:
Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS); Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (Luật GDĐT); Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 - BLHS). Mà theo đó:
- Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”
- Tại Điều 38 BLDS hiện hành, có quyền bí mật đời tư, như sau:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Khoản 2 Điều 46 Luật GDĐT quy định:“Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
- Điều 25 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 có quy địnhvề trách nhiệm của thầy thuốc “… phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh”.
- Điều 125 BLHS có quy định Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, như sau:
“1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Quyền cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ và cụ thể hóa bằng các quy định tại Điều 31, Bộ luật Dân sự năm 2005.
Ngay tại khoản 1 điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “ cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình”. Đây là sự khẳng định của nhà nước về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của bản than mình. Thông qua quy định tại điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005 cho thấy nội dung của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân bao gồm: Quyền được phép sử dụng hình ảnh của mình, quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình, quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước những hành vi sử dụng hình ảnh trái phép.
Với những quyền như vậy thì hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân là:
Sử dụng hình ảnh cá nhân mà chưa được sự đồng ý của người đó hoặc người có liên quan ( cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó). Theo quy định tại khoản 2 điều 31 của Bộ luật dân sự năm 2005 “ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuối thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quy định khác”. Như vậy, theo điiều luật nói trên, về nguyên tắc cá nhân tổ chức bất kì sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích bất kì ( không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được phép của người đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.Trên thực tiễn dạng hành vi xâm phạm này diễn ra phổ biến, những chủ thể vi phạm thường sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại để kiếm lợi cho mình nhưng lại không xin phép chủ thể có quyền đối với hình ảnh.
Sử dụng hình ảnh cá nhân mà xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Tại khoản 3 điều 31Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định “ Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.” Theo quy định này thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân, mặc dù hợp pháp là có sự đồng ý của người đó, nhưng việc sử dụng hình ảnh này lại xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. ( Điều 37 Bộ luật dân sự 2005) thì vẫn là xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân.
https://luatduonggia.vn/hanh-vi-xam-pham-quyen-ca-nhan-doi-voi-hinh-anh
Quy định chụp ảnh chủ thuê bao: Nhà mạng méo mặt, khách hàng phản ứng
Quy định phải thực hiện chụp ảnh thuê bao di động theo Nghị định số 49/2017/NĐ-CP đang khiến 5 nhà mạng “vò đầu, bứt tai”.
Theo Nghị định số 49/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện), nhà mạng phải cập nhật ảnh chân dung của tất cả thuê bao di động đang sử dụng dịch vụ và thuê bao hòa mạng mới.
Thực tế thực hiện quy định này từ ngày 24/4/2017 (ngày Nghị định có hiệu lực) đến nay, mọi chuyện không hề dễ dàng…
Đăng ký sim điện thoại di động tại một quầy giao dịch của VinaPhone trên phố Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội). Ảnh: Đức Thanh |
Khách hàng phản ứng mạnh
VinaPhone là nhà mạng đầu tiên bắt tay thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin thuê bao di động trả trước đăng ký mới bằng việc chụp ảnh.
“Đúng như dự đoán, việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Phần lớn khách hàng tỏ ra bất ngờ về quy định mới và cho rằng, VNPT cố tình làm khó vì hiện các nhà mạng khác chưa triển khai thực hiện nội dung này. Không ít khách hàng đã phản ứng mạnh mẽ khi được mời chụp ảnh chân dung. Dù nhân viên giao dịch đã giải thích cặn kẽ, song nhiều khách hàng đã hủy bỏ giao dịch dù phần thông tin thuê bao chỉ còn cần bổ sung ảnh chụp chân dung”, đại diện VinaPhone cho biết sau hơn 1 tháng thực hiện quy định này.
Khi được giao dịch viên giải thích về quy định buộc phải chụp ảnh đưa vào hồ sơ đăng ký thuê bao trả sau tại một cửa hàng giao dịch của VinaPhone trên phố Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội), anh Dương Mạnh Hùng (17T1, Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, Hà Nội) bức xúc nói: “Tôi đã đưa chứng minh nhân dân, đây là thẻ căn cước có giá trị pháp lý cao nhất, trên đó có ảnh. Tại sao tôi phải chụp ảnh đưa cho các anh chị lưu vào hệ thống? Quy định nào của pháp luật dân sự buộc các bên ký hợp đồng phải nộp ảnh chứng minh thân phận của mình? Tôi không đăng ký nữa”.
Tại một số cửa hàng giao dịch trên phố Hoàng Quốc Việt, chị Lê Thanh Hải (C9, Khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) khăng khăng: “Tôi sẽ kiện nếu chụp ảnh tôi! Nhỡ các anh chị dùng ảnh của tôi vào mục đích xấu thì sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm?”.
Gần như tất cả khách hàng dù được giao dịch viên giải thích, thuyết phục, đưa Nghị định 49/2017/NĐ-CP và chỉ rõ các điều khoản yêu cầu chụp ảnh, nhưng vẫn không chịu.
Nhà mạng méo mặt
Không chỉ vấp phải sự phản ứng khá quyết liệt của khách hàng, nhà mạng còn đau đầu với việc chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, nhân lực thực hiện quy định này.
Đầu tiên là về thời gian. Trước đây, với việc chỉ yêu cầu chứng minh nhân dân, chỉ cần 5 – 10 phút là hoàn thành thủ tục cho một khách hàng. Nay thì khác, giao dịch viên phải mất cả giờ đồng hồ thuyết phục, giải thích mà vẫn không xong.
“Đấy mới chỉ là quy định với thuê bao mới, còn với hàng chục triệu thuê bao cũ, việc liên lạc, yêu cầu họ gửi ảnh hoặc đến chụp ảnh trực tiếp cho khách là rất khó khăn, bởi khách hàng quá đông. Nếu làm đầy đủ, cả khi khách đồng ý, có lẽ cũng phải mất vài năm mới xong”, một nhân viên MobiFone tâm sự.
Một lãnh đạo MobiFone cho biết, hiện nhà mạng này có khoảng 1.000 điểm cung cấp dịch vụ chính thức. Nếu phải trang bị công cụ chụp ảnh hợp chuẩn cho cả 1.000 điểm này, thì số tiền đầu tư tối thiểu cũng phải hàng chục tỷ đồng.
Trong khi đó, với hơn 1.200 điểm cung cấp dịch vụ trên toàn quốc, đại diện VinaPhone ước tính, vốn đầu tư cho thiết bị chụp ảnh có thể lên tới cả trăm tỷ đồng.
“Ngoài đầu tư máy móc chụp ảnh, bộ nhớ lưu ảnh, đường truyền, VinaPhone còn phải đầu tư, nâng cấp hệ thống nhập, lưu trữ ảnh hàng chục triệu khách hàng trên hệ thống. Việc này tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và thời gian”, đại diện VinaPhone cho biết.
Còn theo MobiFone, các điểm đăng ký thông tin thuê bao nhỏ lẻ sẽ phải đóng cửa, khiến áp lực cập nhật ảnh, thông tin thuê bao đổ dồn về các điểm cung cấp dịch vụ chính hãng và được ủy quyền trong một thời gian ngắn.
“Chúng tôi sẽ phải nâng cấp hệ thống để có thể lưu được hàng chục triệu ảnh mới. Tuy nhiên, việc đau đầu nhất là đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu xem ảnh gửi về có khớp với ảnh trong chứng minh thư của thuê bao hay không”, lãnh đạo MobiFone nói.
Quy định về “chụp ảnh chủ thuê bao” tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP:
Chủ thuê bao trả trước từ ngày 24/4/2017 phải chụp ảnh chân dung, lưu giữ ngay khi tiến hành thực hiện giao kết hợp đồng.
Chủ thuê bao trả sau hoặc trả trước trước thời điểm 24/4/2017 phải cập nhật thông tin, bổ sung ảnh chụp trước ngày 24/7/2018. Nhà mạng sẽ phải nhắn tin thông báo cho các thuê bao di động đến các điểm cung cấp dịch vụ chính thức (hoặc có ủy quyền) để chụp ảnh chân dung trước ngày 24/7/2018. Nếu quá thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được tin nhắn mà vẫn chưa bổ sung ảnh, khách hàng sẽ bị cắt dịch vụ.
Chủ thuê bao trả trước từ ngày 24/4/2017 phải chụp ảnh chân dung, lưu giữ ngay khi tiến hành thực hiện giao kết hợp đồng.
Chủ thuê bao trả sau hoặc trả trước trước thời điểm 24/4/2017 phải cập nhật thông tin, bổ sung ảnh chụp trước ngày 24/7/2018. Nhà mạng sẽ phải nhắn tin thông báo cho các thuê bao di động đến các điểm cung cấp dịch vụ chính thức (hoặc có ủy quyền) để chụp ảnh chân dung trước ngày 24/7/2018. Nếu quá thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được tin nhắn mà vẫn chưa bổ sung ảnh, khách hàng sẽ bị cắt dịch vụ.
Theo báo Đầu Tư