Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Khám phá căn nhà 'ngập lụt' của nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường; NGUYÊN BT HÀ HÙNG CƯỜNG SẼ ĐƯỢC MUA NHÀ XÃ HỘI ??? ( THẰNG NÀY THAM NHƯ CHÓ, LỢN HAY VÔ PHÚC LÀM PHẢI CÁI NGHỀ THU NHẬP THẤP ?; !); CẬN CẢNH NGÔI NHÀ 9/142 GIANG VĂN MINH, ĐỘI CẤN QUANH NĂM NGẬP CỦA HÀ HÙNG CƯỜNG; Bộ trưởng Xây dựng: Cán bộ nghỉ hưu không trả nhà công vụ chưa thể gọi là tham nhũng ( gọi là CHÓ,LỢN )

Nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường sẽ được mua nhà xã hội

-Theo đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), theo Luật Nhà ở 2014, các trường hợp đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn được thuê nhà ở công vụ thuộc diện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
Ngoài ra, đối tượng này phải kèm theo điều kiện như: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Hà Hùng Cường, mua bán nhà ở xã hội, nhà ở công vụ
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (Ảnh: Hoàng Anh)
Như vậy, theo vị này, việc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trả lại nhà công vụ sẽ được quyền lợi mua nhà ở xã hội tại bất kỳ dự án nào theo quy định.
Như VietNamNet đã đưa tin, hôm nay (19/6) nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường sẽ làm thủ tục để trả lại nhà công vụ tại căn hộ số 1203, tầng 12, tháp B, nhà chung cư CT1 - CT2 (khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).
Liên quan đến vấn đề này, trước đó Bộ Xây dựng đã có văn bản thông báo gửi ông Hà Hùng Cường – nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc bàn giao lại nhà ở công vụ cho đơn vị quản lý vận hành nhà theo quy định. Sau đó, nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã có đơn gửi Bộ Xây dựng mong muốn gia hạn thời gian thuê thêm một năm (đến ngày 30/6/2018) hoặc được mua lại căn hộ nhà ở công vụ.
Theo Luật Nhà ở năm 2014, việc trả lại nhà công vụ được thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ.
Theo Luật nhà ở năm 2014 quy định về những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, bao gồm 10 nhóm đối tượng sau:
Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật nhà ở năm 2014.
Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.
Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Hồng Khanh
http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/nguyen-bo-truong-ha-hung-cuong-se-duoc-mua-nha-xa-hoi-379007.html


Cận cảnh tư gia nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường
17:25 ngày 19 tháng 06 năm 2017
TPO - Liên quan đến việc trì hoãn trả lại nhà công vụ của nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp với lý do khó khăn về chỗ ở, PV Tiền Phong đã tiếp cận căn nhà của ông Cường tại số nhà 9/142, Giang Văn Minh, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Cận cảnh tư gia nguyên Bộ trưởng Hà Hùng CườngCăn nhà của ông Hà Hùng Cường được treo biển "Văn phòng thừa phát lại". Ảnh: M.Đ
Đơn trình bày việc trì hoãn trả lại nhà công vụ của ông Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho thấy: Gia đình ông có nhà riêng tại số 10 dãy D, khu 142 Đội Cấn, quận Ba Đình với diện tích 62,4 m2 nhưng năm nào nhà cũng bị lụt từ 1 đến 3 lần. Chính vì thế, ông Cường đề nghị kéo dài thời hạn cho thuê chờ dự án cống hóa mương hoàn thành.
Ông Cường cho rằng: Từ khi được bổ nhiệm Thứ trưởng năm 1998 cho đến khi nghỉ hưu 2016, chưa hưởng bất kỳ một chính sách nào về nhà ở, đất đai của T.Ư cũng như địa phương.
Con ngõ 142 Giang Văn Minh. Ảnh: M.Đ
Quan sát của PV Tiền Phong cho thấy, căn nhà của ông Hà Hùng Cường khá đắc địa tại ngõ 142 Giang Văn Minh, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, cao 3 tầng, mặt tiền rộng chừng 6 mét. Theo đó, nhà ông Cường cách đường Giang Văn Minh khoảng 20 mét, cách phố Đội Cấn khoảng 10 mét. Con ngõ 142 Giang Văn Minh rộng khoảng 9 mét đủ để cho 2 ô tô tránh nhau.
Lý do khiến dư luận xôn xao và đặt câu hỏi vì sao hàng trăm hộ dân vẫn “sống khoẻ” tại ngõ 142 Giang Văn Minh trong khi ông Cường lại kêu khó. Ghi nhận của PV cho thấy, trước cửa căn nhà của ông Cường, được treo biển “Văn phòng thừa phát lại Ba Đình” và có hàng chục người làm việc tại đây.
 
Đơn đề nghị chậm trả nhà của ông Cường.
Chị H.N.S cho biết, căn nhà trên đã được ông Cường cho thuê từ nhiều năm trước đây. Khi ông Cường ở đây, người dân “không làm ăn được gì” cứ bày bán hàng vặt là ông gọi người đến dẹp.
Khi hỏi về con ngõ 142 Giang Văn Minh có thường xuyên ngập hay không, chị S. cho rằng, Hà Nội cứ mưa to là ngập có chừa chỗ nào đâu. Chị S. chỉ tay vào con ngõ rồi nói: Hàng trăm hộ dân vẫn sống bình thường, lẽ nào dân sống được, quan chức lại không, chị S. nói.

Hàng chục người làm việc tại căn nhà số 9/142 Giang Văn Minh.
Trước đó, ngày 22/3/2017, Bộ Xây dựng có Văn bản số 582, về việc trả lại nhà công vụ của Chính phủ tại chung cư CT1CT2, Khu đô thị Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội do ông Nguyễn Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Tư pháp sử dụng.
Tuy nhiên ông Cường lại có đơn đề nghị cho kéo dài thời hạn thuê nhà đến 30/6/2018) hoặc bán lại căn nhà đó với lý do "có khó khăn về nhà ở" theo mức giá mà Bộ Xây dựng quy định.
Thông báo đòi lại nhà công vụ của Bộ Xây dựng
Sau khi dư luận lên tiếng về việc quan chức nhà nước sau khi nghỉ hưu đã chậm trả nhà công vụ, trả lời báo chí, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, sẽ làm thủ tục trả nhà vào ngày 19/6.
Được biết, năm 2013, ông Hà Hùng Cường được Bộ Xây dựng bố trí cho thuê nhà ở công vụ tại căn hộ số 1203, tầng 12, tháp B, nhà chung cư CT1-CT2.

MINH ĐỨC - THANH HÀ


Bộ trưởng Xây dựng:

Cán bộ nghỉ hưu không trả nhà công vụ chưa thể gọi là tham nhũng

Dân trí Đáp lại “cáo buộc” của ĐBQH về tình trạng cán bộ sau khi thôi đảm nhiệm chức vụ về quê vẫn “lỡ mang theo chìa khóa nhà công vụ”, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng giải thích, có thể “đánh” về ý thức nhưng chưa thể nói đó là tham nhũng, chiếm đoạt.


Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội sáng nay, 31/10, đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến vừa phản ánh về tình trạng “tham nhũng nhà công vụ”. Thời gian qua, thông tin trên báo chí, công luận cũng đã đề cập nhiều, thậm chí nêu cụ thể nhiều tên tuổi các cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, thôi đảm nhiệm chức vụ, về quê mà vẫn chưa trả lại nhà công vụ… Bộ trưởng có thể thông tin về tình hình quản lý đối với loại công sản này hiện nay?
Nhà ở công vụ hiện nay số lượng rất lớn. Trước hết phải khẳng định, đầu tư quỹ nhà ở công vụ là chính sách rất đúng đắn để đảm bảo cho những cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có những đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, có những bác sĩ, giáo viên, quân nhân… được luân chuyển, điều động công tác, xa nơi ở cũ nhưng không có điều kiện, khả năng mua nhà mới có chỗ ở bằng thu nhập của mình trong thời gian công tác. Những đối tượng này phải có nhà để ở, ổn định cuộc sống.
Thực tế, quá trình thực hiện chính sách này, đa số đã tuân thủ đúng nhưng cũng có một số trường hợp chưa làm đúng quy định như đại biểu Quốc hội đã nêu. Có những người sử dụng nhà công vụ chưa đúng mục đích đề ra, việc cần phải sớm khắc phục ngay.
Cán bộ nghỉ hưu không trả nhà công vụ chưa thể gọi là tham nhũng
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: "Bộ Xây dựng đang đốc thúc việc thu hồi nhà công vụ sử dụng sai mục đích".
Có vướng mắc ở điểm nào khiến chúng ta chưa ngăn chặn, chưa xử lý được việc sử dụng nhà công vụ không đúng mục đích, thưa Bộ trưởng?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng nhà công vụ chưa đúng mục đích trong thời gian qua. Thực tế là những chính sách, quy định pháp luật về nhà ở công vụ hiện vẫn chưa đầy đủ, thậm chí chưa cụ thể. Luật Nhà ở hiện hành quy định chưa rõ cả về đối tượng, giá thuê, thời hạn sử dụng nhà công vụ…
Quỹ nhà công vụ hiện tại lại do rất nhiều cơ quan các nhau quản lý, ở Trung ương thì do các bộ, ngành quản lý. Ở địa phương, nơi thì do các Sở (Sở Xây dựng, Tài chính…), nơi thì quỹ nhà được giao các cơ quan tự quản lý…
Bộ Xây dựng hiện chỉ quản lý 180 nhà công vụ, số lượng chỉ bằng 1,4% tổng số nhà công vụ cả nước. Bộ cũng mới được giao quản lý nhà công vụ của Chính phủ gần đây. Bộ chúng tôi đã nhận thấy thực trạng, nguyên nhân tình hình quản lý nhà ở công vụ có nơi chưa tốt hiện nay. Đó là lỗ hổng pháp luật cần phải có quy định.
Nguyên nhân khác rất quan trọng là người ở sau khi hết thời gian công tác, không được ở nhà công vụ nữa nhưng cũng không có nhà để ở vì thu nhập của bản thân họ trong thời gian làm việc không thể tự tạo lập được nhà ở của riêng mình. Tất nhiên cũng có trường hợp cán bộ đã có, đã lo được nhà ở riêng nhưng vẫn không giao trả lại nhà công vụ được phân.
Mới đây, một lãnh đạo Bộ đã chia sẻ thông tin về việc Bộ Xây dựng đã rà soát và sẽ xúc tiến thu hồi hơn 20 căn nhà công vụ được sử dụng không đúng mục đích. Việc này đã làm được đến đâu, đến thời điểm này đã thu về được căn hộ nào?
Chúng tôi đang tiến hành làm, sẽ thông tin sớm nhất khi có kết quả.
Đã chỉ ra lỗ hổng trong quy định, quản lý như Bộ trưởng nói, ông có hướng đề xuất thay đổi nào về chính sách để xử lý những bất cập này?
Năm 2013, Bộ Xây dựng đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 34/NĐ-CP về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và đã có thông tư quy định, tiêu chuẩn về đối tượng, nhà ở để hướng dẫn các địa phương thực hiện, có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.
Theo đó, với các chủ nhà không còn công tác nữa nhưng vẫn không giao nhà thì chúng tôi có những công văn yêu cầu họ phải trả lại nhà cho nhà nước.
Nhưng vấn đề hiện nay là, làm sao giải quyết chính sách cho cán bộ, công chức sau khi họ trả nhà công vụ rồi, chính sách tiếp theo sẽ như thế nào. Tại kỳ họp Quốc hội này, Bộ Xây dựng tham gia soạn thảo Luật nhà ở để Quốc hội xem xét thông qua, trong đó chúng tôi đã xây dựng riêng một chương quy định về nhà công vụ với đề xuất, sau khi trả nhà công vụ rồi, cán bộ, công chức, viên chức… nếu có nhu cầu sẽ được giải quyết để mua nhà ở xã hội. Tiêu chuẩn nhà ở xã hội, theo đó, phải mở rộng, đa dạng hơn cho nhiều đối tượng khác nhau.
Chính phủ sẽ quy định cụ thể hơn về đối tượng, loại nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của nhà nước với các đối tượng khác nhau, có nhu cầu về nhà ở mà không có khả năng tự tạo lập nhà ở thì được xét mua loại nhà này để đảm bảo công bằng.
Vậy Bộ trưởng đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng những trường hợp cố tình chiếm dụng nhà công vụ, nhất là những biệt thự lớn, ở những vị trí đắc địa, được coi là “đất vàng”, “đất ngọc” bản chất cũng là một hành vi tham nhũng?
Bây giờ chưa có thể nói cụ thể việc giữ nhà có phải là chiếm đoạt hay không mà trước hết phải nói về vấn đề ý thức để người hết tiêu chuẩn phải trả lại nhà công vụ. Còn việc họ chưa giao trả nhà có thể do chúng ta nữa vì theo quy định, hết thời hạn sử dụng nhà nước có thể đứng ra yêu cầu thu lại nhưng vì nhà nước chưa thu nên người ta chưa bàn giao. Như vậy thì cũng không thể nói người ta chiếm đoạt được.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
P.Thảo

Khám phá căn nhà 'ngập lụt' của nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường

NGỌC VY | 
Khám phá căn nhà 'ngập lụt' của nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường
Cận cảnh nhà riêng của ông Hà Hùng Cường. (Ảnh: Ngọc Vy).

Căn nhà riêng của nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nằm ở vị trí khá đắc địa tại Hà Nội, căn nhà khang trang này hiện đang cho 1 công ty luật thuê lại.

Liên quan đến việc trì hoãn trả nhà công vụ của nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cườngvới lý do khó khăn về nhà ở, phóng viên VTC News chiều 19/6 đã có mặt tại nhà riêng của ông Cường tại địa chỉ ngõ 142 Giang Văn Minh, Hà Nội.
Căn nhà riêng của ông Cường khá khang trang, gồm 3 tầng và 1 tum, diện tích rộng khơn 60m2. Căn nhà này hiện đang cho Văn phòng Thừa Phát Lại Ba Đình thuê làm trụ sở.
Lúc PV đến, bên trong căn nhà có hàng chục nhân viên vẫn ra vào và đang làm việc. Theo người dân sống gần nhà ông Cường, căn nhà này đã được cho thuê lại từ lâu và cũng từ rất lâu, người ta không thấy ông Cường đi lại, sinh sống tại đây.
Căn nhà nằm ở trong ngõ 142 Giang Văn Minh, đây là con ngõ khá rộng, mặt đường tầm 8 - 9m, hai xe ô tô có thể tránh nhau được.
Khám phá căn nhà ngập lụt của nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường - Ảnh 1.
Bên dưới có rất nhiều xe nhân viên đỗ. (Ảnh: Châu Anh).
Theo thông tin riêng mà phóng viên VTC News có được thì hiện ông Cường và gia đình vẫn có hộ khẩu tại căn nhà nói trên, thuộc phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
Trước đó, theo đơn trình bày việc trì hoãn trả lại nhà công vụ của ông Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông cho biết, gia đình ông có nhà riêng tại số 10 dãy D, khu 142 Đội Cấn, quận Ba Đình với diện tích 62,4 m2 nhưng năm nào nhà cũng bị lụt từ 1-3 lần.
Chính vì thế, ông Cường đề nghị kéo dài thời hạn cho thuê chờ dự án cống hóa mương hoàn thành.
Khám phá căn nhà ngập lụt của nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường - Ảnh 2.
Con ngõ rộng rãi, hai xe ô tô có thể tránh nhau được. (Ảnh: Châu Anh).
Tuy nhiên, theo những người dân sống tại khu vực này, chỉ những trận mưa rất lớn thì tình trạng ngập lụt mới diễn ra nghiêm trọng. Ngoài ra, do nắm bắt được tình hình, nên nhiều hộ gia đình đã xây nền nhà cao hơn hẳn mặt đường, nên dù mưa to cũng rất hiếm khi nước tràn được vào nhà.
Riêng nhà ông Cường, theo quan sát của phóng viên, hiện nền nhà tầng 1 cũng cao hơn hẳn so với mặt đường.
"Ở Hà Nội thì chỗ nào chả mưa là ngập. Nhưng chị (PV) thấy đấy, nhà nào cũng xây cao hơn đường rồi nên cũng ít khi nước tràn vào trong nhà được lắm.
Hơn nữa, cư dân ở đây, bao năm vẫn sinh sống bình thường, có sao đâu. Nhà ông Cường hiện cũng cho hàng chục người thuê. Mưa lụt mà vào được nhà ông ấy thì ai dám thuê", chị L., một người dân nói.
Trước đó, năm 2013, ông Hà Hùng Cường được Bộ Xây dựng bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ tại căn hộ số 1203, tầng 12, tháp B, nhà chung cư CT1-CT2, khu đô thị mới Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Sau hơn 3 năm, cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Xây dựng thông báo cho ông Cường về việc trả lại nhà do hết tiêu chuẩn nhà ở công vụ theo quy định. Và ông Cường đã gửi đơn đề nghị kéo dài thời gian thuê nhà nói trên.
Tuy nhiên, theo công văn do Thứ trưởng Lê Quang Hùng ký gửi nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Bộ Xây dưng cho biết, ông Cường đã nghỉ hưu nên hết tiêu chuẩn được thuê nhà công vụ.
Cụ thể, công văn này ghi rõ, theo Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015 của Chính phủ có quy định “người thuê nhà ở công vụ phải hoàn trả khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ”.
Đối với trường hợp của ông Hà Hùng Cường, hiện đã được nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ nên đã hết tiêu chuẩn được thuê nhà ở công vụ, cụ thể là căn hộ tại nhà chung cư CT1-CT1 khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Nêu lý do muốn được thuê thêm nhà công vụ, ông Hà Hùng Cường cho rằng, căn nhà riêng của ông thường xuyên bị ngập nước, từ một đến ba lần/năm, nên ông đề nghị xem xét cho phép gia đình ông được kéo dài thời hạn thuê nhà ở công vụ tại căn hộ số 1203, tầng 12, tháp B, nhà chung cư CT1 - CT2 (khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) đến ngày 30/6/2018.
Căn hộ rộng khoảng 160 m2, bao gồm 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 3 phòng ngủ, 3 phòng vệ sinh
Hoặc Bộ cho phép gia đình ông được mua lại căn hộ nhà ở công vụ nêu trên, vốn là nhà ở thương mại được Chính phủ cho phép mua một số căn hộ làm nhà ở công vụ. Giá cả do quý Bộ quyết định.
Ngày hôm qua (19/6), nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Hà Hùng Cường đã có buổi làm việc với công ty Quản lý Nhà công vụ Tây Hồ về việc trả lại nhà công vụ ông đang thuê.
theo VTC New
Thứ 2 nguyên Bộ trưởng Tư pháp sẽ trả nhà công vụ

Thứ 2 nguyên Bộ trưởng Tư pháp sẽ trả nhà công vụ


-Sáng nay (17/6), trao đổi với VietNamNet, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, thứ 2 tới (19/6) ông sẽ làm thủ tục trả nhà công vụ.
Nhà riêng bị ngập lụt, Nguyên Bộ trưởng Tư pháp muốn gia hạn thuê nhà công vụ

Nhà riêng bị ngập lụt, Nguyên Bộ trưởng Tư pháp muốn gia hạn thuê nhà công vụ


Ông Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp mong muốn gia hạn thời gian thuê hoặc được mua lại căn hộ nhà ở công vụ thay vì bàn giao căn hộ vào cuối tháng 6 tới theo quy định.

DÂN OAN PHẠM VIẾT ĐÀO SẼ TỌA KHÁNG TẠI TÒA HÀNH CHÍNH HÀ NỘI NẾU KHIẾU NẠI LẦN 3 NÀY KHÔNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

Kết quả hình ảnh cho bảo hiểm xã hội hà nội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 31/05/2017

ĐƠN KHIẾU NẠI ( Lần 3)

Kính gửi: - Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
-Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
-TÒA ÁN HÀNH CHÍNH HÀ NỘI
-Giám đốc Công an TP Hà Nội


Tôi là Phạm Viết Đào
Địa chỉ: Nhà 2 ngõ 460/7/39 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; Số CMND: 010402198, ĐT: 0912818142;
Ngày 21/1/2016 tôi đã gửi Đơn khởi kiện Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã cắt 15 tháng lương hưu của tôi; Ngày 6/4/2016 tôi đã nộp án phí và đã nộp biên lai gốc cho Tòa…

Ngày 16/12/2016 tôi đã nhận được giấy báo của Tòa Hành chính Hà Nội do Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện ký.

Tôi đã có mặt tại Tòa và được cán bộ của Tòa cho biết: Đơn khởi kiện của tôi chưa đưa ra xét xử là do Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội không hợp tác với Tòa theo quy định của luật pháp.
Tôi khởi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội vì đã ra quyết định giải quyết khiếu nại số 56 công nhận Quyết định Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội cắt 15 tháng lương hưu của tôi; Quyết định 1454 đã áp dụng sai, trái Điều 62 của LBHXH 2006, Điều 15 và Điều 20 của Luật bảo hiểm Xã hội 2006; Trái Nghị định 152/2006/NĐ-CP; Trái Điều 258 của Bộ Luật Hình sự và Điều 9 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003; vi phạm Điều 32  Hiến pháp 2013 
Điều 15, mục 3 của Luật Bảo hiểm 2006 quy định Quyền của người lao động đã đóng bảo hiểm bắt buộc:” Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;”
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội tại mục 3 quy định:” thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;
Quyết định 1454 của Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã căn cứ vào khoản 11, mục 6 của Thông tư 19/2008/TT- LĐTBXH”; Thông tư 19 là một văn bản hướng dẫn pháp luật trái pháp luật của Bộ Lao động Thương binh Xã hội...
Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2006 quy định: “Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.” Thông tư 19 đã hướng dẫn trái trái với 4 bộ luật hiện hành trong đó có Luật bảo hiểm xã hội 2006…
Bản án phúc thẩm số 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014 của Tòa án nhân dân tối cao-Tòa phúc thẩm Hà Nội đã quyết định:” Áp dụng khoản 2 Điều 258; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự, để phạt tù tôi; bản án không hề có điều nào buộc, xử phạt cắt lương hưu của tôi.
-Điều 9 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định:” Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật…”
Như vậy, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016: giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội” là trái pháp luật, là xâm phạm quyền lợi hợp pháp của công dân Phạm Viết Đào.
Nếu khiếu nại lần thứ 3 này của tôi không được Tòa án hành chính Hà Nội xử lý theo luật định, tôi sẽ tiến hành TỌA KHÁNG trước Tòa để yêu cầu Tòa tuân thủ pháp luật: Mở phiên tòa xử theo yêu cầu Đơn khởi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã hội Hà Nội của tôi đã được Tòa tiếp nhận cách đây gần một năm rưỡi.
Đây là một việc làm bất đắc dĩ đối với tôi do việc tôi bị Bảo hiểm Xã hội Hà Nội tước đoạt trái pháp luật khoản tiền khoảng 100.000.000 đ ( một trăm triệu đ) tiền lương hưu và việc Tòa án Hành chính Hà Nội đã nhận đơn, đã yêu cầu tôi nộp áp phí nhưng không đưa ra xét xử đã đẩy tôi vào tình thế bị mất “ cả chì lẫn chài”.

Người làm đơn:


         Phạm Viết Đào.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày 21/01/2016


                  Kính gửi: TÒA ÁN HÀNH CHÍNH TP HÀ NỘI 

ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
(Khởi kiện Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội… )

Kính gửi: Toà Hành chính-Toà án nhân dân thành phố Hà Nội

Tôi là Phạm Viết Đào
Địa chỉ: ......
Cơ quan bị kiện: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội
Địa chỉ: 75, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Khởi kiện Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội vì:
-Đã giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội…
-Giữ nguyên “Quyết định hành chính số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội ký đã cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi bị tù từ ngày 13-6-2013 tới 30/9/2014’;

Căn cứ pháp lý khởi kiện:

Căn cứ pháp lý 1:
Bản án phúc thẩm số 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014 của Tòa án nhân dân tối cao-Tòa phúc thẩm Hà Nội đã quyết định:” Áp dụng khoản 2 Điều 258; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự, xử phạt: bị cáo Phạm Viết Đào 15 ( mười lăm tháng)  tù về tội “ Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thời hạn tù tính từ ngày 13/6/2013.”
Trong bản án phúc thẩm số 305 của Tòa phúc thẩm không có điều nào quy định xử phạt cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi bị án phạt tù;
Điều 258; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự” không có điều khoản nào quy định: Người bị án phạt tù đã nghỉ hưu, được hưởng lương hưu phải bị cắt lương hưu khi bị án phạt tù ?
Căn cứ Điều 9 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định:”Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật..
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực…”
Khi Điều 258 của Bộ Luật Hình sự và Tòa phúc thẩm Hà Nội tuyên không quyết định cắt lương hưu của tôi mà Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội đơn phương ban hành quyết định Quyết định hành chính số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014, cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi bị tù từ ngày 13-6-2013 tới 30/9/2014” là: vi hiến; vi phạm Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự; vi phạm Luật bảo hiểm xã hội; Vi phạm Nghị định 152/ND-CP; Vi phạm Quyết định nghỉ hưu số 20001205609/QD-BHXH do Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ký ngày 26/5/2012 tại Điều 1 của Quyết định này quy định: Tôi Phạm Viết Đào được hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 1/6/2012

Căn cứ pháp lý 2:
Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã áp dụng biện pháp hình sự, cưỡng chế thi hành án bổ sung cho quan hệ giao dịch dân sự…
Quan hệ giữa cá nhân tôi, công dân Phạm Viết Đào và Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội là quan hệ hợp đồng dân sự; Thế nhưng Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã áp dụng biện pháp hình sự; thi hành án xử phạt bổ sung, cưỡng chế trá hình, tước đoạt lương hưu của tôi trong 15 tháng; trong khi bản án của Tòa phúc thẩm Hà Nội, cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành quyết định hình phạt không tuyên hình phạt bố sung này…
Hiến pháp 2013 tại Điều 32  quy định:
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…
Số tiền mà tôi đóng bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm xã hội suốt 37 năm tôi công tác để khi tôi về hưu được hưởng lương hưu là quan hệ hợp đồng dân sự;
Quan hệ dân sự là quan hệ 2 bên bình đẳng, không bên nào được quyền áp đặt cho bên nào; không bên nào được quyền tự ý thay đổi hợp đồng, quyết định đã ký kết để làm lợi cho phía mình, gây thiệt hại cho đối tác hợp đồng mà không có lý do khách quan được pháp luật cho phép…
Trong suốt 37 bảy năm công tác, tôi đã đóng bảo hiểm đầy đủ.
Tôi đã nhận Quyết định nghỉ hưu số 20001205609/QD-BHXH do Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ký ngày 26/5/2012 tại Điều 1 của Quyết định này quy định: được hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 1/6/2012…
Như vậy việc Giám đốc bảo hiểm Hà Nội ban hành Quyết định hành chính số 1454/BHXH-ĐC là vi phạm pháp luật, xâm hại, tước đoạt quyền lợi hợp pháp của cá nhân tôi…

Căn cứ pháp lý 3:
Luật bảo hiểm Xã hội 2006 ( LBHXH2006)  phần “Phạm vi điều chỉnh” tại Điều 1…không đưa những người hưởng lương hưu trí bị can án hình sự vào diện phải bị điều chỉnh lương, cắt lương;
-“ Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh. 

Căn cứ pháp lý 4:
Luật Bảo hiểm Xã hội 2006 tại Điều 15 quy định:
Điều 15. Quyền của người lao động
Người lao động có các quyền sau đây:
1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;

Căn cứ pháp lý 5:
Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã áp dụng sai, trái tinh thần nội dung Điều 62 của LBHXH 2006; ( Điều này đã được chính sửa thành Điều 64 của Luật Bảo hiểm 2014 và không có mục dừng trả lương hưu cho người bị án phạt tù )
Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định: Tạm dừng” chứ không “cắt hẳn” lương hưu
Nguyên văn Điều 62- LBHXH 2006:
“Điều 62. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1.Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
Trong Luật bảo hiểm xã hội không quy định mốc hoàn trả lương hưu “được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị án phạt tù chấp hành xong án phạt tù”?
5/ Việc trả lương hưu cho người bị án phạt tù được tiếp tục thực hiện sau khi thực hiện xong bản án được quy định tại Điều 33 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP; Nghị định không quy định mốc trả lương gián đoạn giai đoạn trong thời gian chịu án phạt tù mà ghi rõ là “ tiếp tục” trả lương hưu;
Nguyên văn Điều 33 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP:
Điều 33. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.”
Điều 33 của Nghị định 152 không hướng dẫn mốc hoàn trả lương hưu “được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị án phạt tù châp hành xong án phạt tù” như Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã ban hành.

Căn cứ pháp lý 6:
Quyết định 1454 đã căn cứ vào khoản 11, mục 6 của Thông tư 19/2008/TT- LĐTBXH; một văn bản hướng dẫn pháp luật trái pháp luật của Bộ Lao động Thương binh Xã hội…
Nguyên văn của hướng dẫn thực hiện của mục 11, khoản 6:
 Thời điểm tiếp tục thực hiện lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người được tiếp tục thực hiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù chấp hành xong hình phạt tù hoặc tháng người được toà án tuyên bố là mất tích trở về (theo ngày tháng ghi trong quyết định) hoặc tháng người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp (theo ngày tháng nhập cảnh).”
Thông tư 19/2008/TT- LĐTBXH đã hướng dẫn tùy tiện, sai Điều 33 Nghị định 152, trái Điều 62 của Luật BHXH.
Căn cứ vào Điều 16 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008 quy đinh nguyên tắc ban hành Thông tư:
“ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
3. Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao
Tại Điều 3 của “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” quy định về “Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.”
Nội dung hướng dẫn tại khoản 11, mục 6 của Thông tư 19 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành là trái, “không thống nhất” với Điều 33 của Nghị định 152; trái với Điều 62, Điều 15 của Luật Bảo hiểm Xã hội vì: cả 2 văn bản trên không quy định cắt lương hưu của người chịu án phạt tù;
Thông tư 19 còn trái với Điều 258 của Bộ Luật Hình sự; trái với Điều 9 Bộ Luật tố tụng hình sự vì quy định này là một hình thức hình phạt bổ sung, trá hình tước đoạt quyền lợi hợp pháp của tôi Phạm Viết Đào, đó là 15 tháng lương hưu.
Giám đốc Bảo hiểm Xã hội không được căn cứ vào một Thông tư trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tôi.
Do vậy, việc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã hội Hà Nội ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/QĐ-LĐTBXH là sai, trái hiến pháp và nhiều bộ luật hiện hành.
Căn cứ vào các các cơ sở pháp lý đã nêu, tôi đề nghị Tòa án hành chính thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử để phán xử:
- Buộc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/QĐ-LĐTBXH ký ngày 18/1/2016;
-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã hội Hà Nội phải chịu trách nhiệm buộc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội hủy Quyết định 1454/BHXH-DC ký ngày 24/9/2014 vì ban hành trái pháp luật và vi hiến;
-Tòa buộc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã Hà Nội buộc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội hoàn trả lương hưu của tôi bị cắt trong 15 tháng; việc cắt 15 tháng lương hưu của tôi là trái trái pháp luật, là vi hiến;
- Tòa buộc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã Hà Nội buộc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội phải bồi thường thiệt hại cho tôi vì sự trả chậm số lương của 15 tháng này theo lãi suất ngân hàng không kỳ hạn, số tiền lãi tính từ 31/7/2013 và chi phí án phí mà tôi phải nộp cho Tòa./.

Người làm đơn:

Phạm Viết Đào.