Bức thư tình ngàn năm trở thành quốc ca hay nhất thế giới
Chỉ với vài câu chữ ngắn ngủi, “Kimi ga yo”, quốc ca của Nhật Bản được bầu chọn là bài hát đại diện dân tộc hay nhất vì ý nghĩa đẹp đẽ ẩn chứa bên trong. Điều đặc biệt, đó lại là những lời trong một bức thư tình có lịch sử hơn 1.000 năm.
Nhật Bản là đất nước cổ nhất thế giới với 2.600 tuổi. (Ảnh: mag2.com)
Mỗi quốc gia có một bài hát đại diện riêng gọi là Quốc ca. “Kima ga yo” là tên bài Quốc ca của Nhật Bản, nó được hát trong rất nhiều buổi lễ trọng đại. Điều ngạc nhiên là nó rất ngắn, chỉ khoảng chừng 1 phút.
Không hề cắt xén, đó là toàn bộ bài hát. Phần nhạc nền mang âm hưởng rất Nhật Bản.
Điều bất ngờ hơn khi người nước ngoài thưởng thức và đánh giá thứ hạng của bản quốc ca này. Trong giờ âm nhạc của một trường đại học ở Đức, các sinh viên đã tập hợp quốc ca trên thế giới và tổ chức bình chọn ra bài hát “tuyệt vời” nhất. Chỉ với vài câu chữ ngắn ngủi, “Kimi ga yo” của Nhật Bản được bầu chọn là bài hát đại diện dân tộc hay nhất vì ý nghĩa đẹp đẽ ẩn chứa bên trong.
Bài hát này thực ra đã có lịch sử hơn 1.000 năm, lúc đầu chỉ là câu chữ đơn thuần chứ chưa được phổ thành nhạc. Sử sách cũng không ghi chép về tác giả của những câu từ này, nó được phát hiện trong một cuốn sách cổ 1.000 năm về trước.
Lời của bài hát như sau:
君が代は 千代に八千代に(きみがよは ちよにやちよに)さざれ石の 巌となりて(さざれいしの いわおとなりて)苔のむすまで (こけのむすまで)“Mong rằng thế giới em đang sống sẽ vĩnh viễn chảy trôi.Dù cho vạn năm biến đổi, sợi dây định mệnh giữa chúng ta vẫn sẽ bền chặt.
Hãy cùng nhau già đi em nhé”.
Không khó để nhận ra đây là lời lẽ ngọt ngào và tuyệt đẹp trong một bức thư tình. Thế nhưng ngày nay, đối với sự kiện Thiên hoàng thoái vị, bài hát được hiểu theo một ý nghĩa khác.
“Thời đại các vị Thiên Hoàng thoái vị đã cận kề.Dù 1.000 năm hay 10.000 năm có qua đi thì tôi vẫn mong các vị tiếp tục vĩnh viễn.Chúng ta cùng nhau đoàn kết, hợp lực,Tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ, vững chắc”.
Tháng 8/2016 vừa qua, Thiên hoàng Akihito, vị Thiên hoàng thứ 25 của Nhật Bản đã xuất hiện trong một video và nói với người dân rằng ông lo ngại sẽ khó hoàn thành trách nhiệm của một hoàng đế bởi lý do sức khỏe, tuổi tác; đồng thời công bố mong muốn thoái vị.
Thiên hoàng Akihito là hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản làm điều này từ sau Thiên hoàng Kokaku năm 1817, mặc dù khung pháp lý của Luật Hoàng gia không cho phép Thiên hoàng thoái vị.
Thiên hoàng được coi là Thiên tử – Con của trời. Thiên hoàng sớm nhất được ghi lại trong Kojiki (Cổ sự ký) và Nihon Shoki (Nhật Bản thư ký) là Thiên hoàng Jimmu, người được cho là hậu duệ của cháu nữ thần Amaterasu là Ninigi, người xuống từ thiên đường (Tenson kōrin).
Cũng theo Nihon Shoki, xét trên phạm vi thế giới, Thiên hoàng là dòng dõi hoàng tộc không bị gián đoạn trong hơn 2.600 năm qua kể từ khi đất nước này thành lập.
Từ trước năm 1945, hoàng gia Nhật Bản vẫn luôn là chỉ huy của các lực lượng quân sự. Tuy nhiên, sau Thế Chiến II, Thiên hoàng không còn thực quyền mà chỉ mang tính chất biểu tượng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia.
Đến năm 1945, Hiến pháp Nhật Bản vẫn duy trì ngai vàng cho hoàng đế ở nước này, nhưng không công nhận vị thế hậu duệ của thần linh cũng như quyền lực chính trị trực tiếp của Thiên hoàng. Bởi vậy, Thiên hoàng Akihito chỉ còn đóng vai trò là “biểu tượng của quốc gia và sự đoàn kết của nhân dân”, hiện diện dựa trên ý nguyện của nhân dân.
Trong đó, ý nguyện của nhân dân thể hiện trọn vẹn trong bài quốc ca trên, như một sự tôn vinh và cầu chúc cho vương triều của các vị Thiên hoàng tồn tại mãi mãi, để dân tộc Nhật Bản có thể “cùng nhau đoàn kết, hợp lực, tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ và vững chắc”.
Thiên hoàng Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko (Ảnh: EPA)
Bài quốc ca ngắn ngủi và xưa cũ “Kima ga yo” có lẽ cả thế giới chỉ có một. Qua đó, tất cả mọi người đều sẽ biết đến một nước Nhật có bề dày văn hóa truyền thống lâu đời, từng gắn kết và thống nhất dưới sự trị vì của các triều Thiên tử, vốn đã tồn tại phát triển suốt 2.600 năm lịch sử.
Trong lịch sử loài người, tôi chưa thấy một chính quyền nào chẳng hề lo quản lý kinh tế cho hiệu quả, chặn đứng tham quan lộng quyền cho tốt, chăm lo cho Dân đen đỡ khổ - mà, suốt ngày, chỉ nhăm nhăm NGHĨ CÁCH HÀNH DÂN!
SIM thuê bao di động cần đi đăng kí lại để hoàn tất thủ tục bổ sung
Xin hỏi các quan!
Các nước người ta chỉ cần một tấm thẻ, trên đó có đủ tất tần tật mọi thứ, kể cả nhóm máu, để khi cần kíp là xử lý người bị thương ngay...
Tôi, sắp tròn 62 tuổi, mãi tới hôm nay mới biết nhóm máu của mình là B.
Chỉ vì muốn biết nhóm máu của mình, tôi quyết định chịu phí tổn 200.000 tiền dịch vụ cao cấp để thử cho nó... chắc.
Lẽ ra, Nhà nước phải lo cho công dân điều ấy từ khuya rồi.
Đúng là một chính quyền vô tích sự.
Vậy, tại sao thuê bao di động phải có ảnh mới xong?
Cái Chứng minh Nhân dân là đồ vất đi à?
Nếu là một chính quyền Vì Dân như các ngài vẫn ra rả, thì chỉ cần ghi số CMND là đủ; bởi, trên đó có ảnh rồi.
Ngay cả giao dịch ngân hàng, dù số tiền có lớn đến mức nào đi nữa, CMND dư sức ổn...
Tại sao chỉ để Allo, người ta phải hành hạ nhau nhiêu khê đến thế?
Một lần buôn chuyện của hai bà nội trợ, quan trọng hơn cả triệu lần so với giao dịch vài chục hay vài trăm tỷ sao?
120 triệu thuê bao, ai cũng phải đi chụp ảnh, tốn công, tốn việc, mất thì giờ - chưa kể đến chuyện lãng phí hàng trăm tỷ đồng vô nghĩa lý.
Thưa các quan!
Có bao giờ các vị bỗng giật mình để chợt ngộ ra rằng, bất kể ai,
Hình như đã dốt thì hay sợ nên luôn thích hống hách, cửa quyền?
Tôi chưa thấy bất kỳ thầy giáo dốt nát nào mà lại không "thích" hành hạ sinh viên!
Hà Văn Thịnh
Cư dân mạng phản ứng yêu cầu chụp ảnh chân dung khi đăng ký sim
Ngay sau khi Nghị định số 49/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011 được đăng tải, cư dân mạng đã đưa ra rất nhiều bình luận khác nhau trước quy định phải cung cấp ảnh chân dung khi đăng ký sim.
Theo Điều 15 vừa bổ sung trong Nghị định số 25/2011, ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ, áp dụng cho các thuê bao đăng ký mới sau ngày 24.4.2017. Vấn đề là quy định được đưa ra trong bối cảnh người tiêu dùng đã quá quen thuộc với cách làm hiện tại khi việc đăng ký sim phụ thuộc vào giấy tờ tùy thân là chính, mà đặc biệt là chứng minh nhân dân (CMND).
Sau khi thông tin này được đăng tải, nhiều bạn đọc đã chia sẻ bức xúc trên các kênh của Thanh Niên.
“Tại sao không căn cứ CMND. Quá thời hạn 15 năm mới phải làm mới, và CMND đã được sử dụng cho rất nhiều các giao dịch. Điển hình ngân hàng giao dịch tiền lên đến cả tỉ đồng nhưng đều yêu cầu sử dụng CMND. Trong khi đó, chỉ vì quản lý sim rác mà gây rất nhiều phiền hà cho khách hàng. Vậy khi đăng ký sử dụng CMND làm gì? Liệu có hợp lý không?", bạn đọc Hồng Phong ý kiến.
Bạn đọc Thuận Vy nhận xét: “Yêu cầu mới không nghĩ cho những người lớn tuổi. Họ dùng điện thoại chỉ biết nghe với gọi thôi thì làm sao? Những người ở vùng quê, nông thôn có được cái điện thoại để liên lạc mà làm khó họ quá vậy? Đâu phải ai cũng biết nhiều về công nghệ”.
Thậm chí, một bạn đọc có nickname Be Bo Bui còn đặt nghi vấn: “Chỉ mỗi đăng ký họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú mà nhà mạng đã cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm, công ty,… mời mọc và làm phiền người dùng, giờ đây nếu thêm ảnh chân dung chắc mai mốt không biết chương trình tiếp thị còn tiến lên mức nào?”.
Hạn chế tin nhắn rác là bài toán hóc búa dành cho các nhà mạng tại Việt NamẢNH: AFP
Được biết, nghị định mới được ban hành nhằm tăng cường quản lý thuê bao di động và ngăn chặn tin nhắn rác gửi từ sim rác - thuê bao di động trả trước đăng ký thông tin chủ thuê bao không chính xác.
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện nhà mạng Viettel cho biết sẽ thực hiện quy định này từ 24.7 khi khách hàng đến làm sim mới. Đối với các thuê bao cũ, nhà mạng này sẽ dần gửi các thông báo cho khách hàng để thực hiện việc bổ sung ảnh chân dung, vì thời hạn quy định bổ sung sẽ được kéo dài đến 12 tháng.
Trong khi đó, nhà mạng Vinaphone cho biết hiện các trung tâm giao dịch của đơn vị này đã áp dụng thêm quy trình chụp ảnh chân dung khi khách hàng đến đăng ký sim mới, cho nên thời gian đăng ký sim sẽ lâu hơn so với trước đây.
"Đối với các thuê bao cũ đã đăng ký thông tin cá nhân, chúng tôi đang có kế hoạch thực hiện việc nhắn tin khách hàng đến các điểm giao dịch để bổ sung ảnh chân dung, và đối với tổ chức doanh nghiệp thì chúng tôi sẽ tính tới phương án cử người xuống đơn vị để bổ sung ảnh đồng loạt", đại diện của Vinaphone chia sẻ.
Được biết, hiện cả nước có hơn 119 triệu thuê bao di động, cho nên khi áp dụng nghị định mới này thì sẽ có hơn 119 triệu thuê bao phải bổ sung ảnh chân dung.
Cổ nhân có câu “ôn cố tri tân”, lịch sử là một dòng chảy kỳ lạ với những đoạn lặp lại đầy thú vị. Đôi khi nó sẽ vỗ vào vai ta và nhắc nhở chúng ta rằng câu chuyện ngày hôm nay, quá khứ có thể đã kể rồi. Hôm thứ Sáu (16/6) có hai sự kiện quan trọng đã xảy ra: Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu kêu gọi tự do cho Cuba và “cha đẻ” của nước Đức tái thống nhất, người mang tự do tới Đông Đức, cố thủ tướng Helmut Kohl qua đời. Hai sự việc, hai nhân vật dường như không liên quan đến nhau, nhưng những gì họ làm có cộng hưởng mạnh mẽ đối với lịch sử.
Thứ Sáu (16/6), ông Helmut Kohl, lãnh đạo thời Chiến tranh Lạnh tại nhiệm lâu nhất, cựu Thủ tướng Đức, người thống nhất Đông và Tây Đức, người chủ trì phá bỏ Bức tường Berlin và sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Đức và Đông Âu đã qua đời ở tuổi 87.
Helmut Kohl là một người lạc quan, người bạn tri kỷ của nước Mỹ từ thời Tổng thống Ronald Reagan tới Bill Clinton. Ông Kohl đặc biệt thân thiết với các cựu Tổng thống Ronald Reagan và George Herbert Walker Bush (Bush cha). Tổng thống Reagan chỉ treo một vài bức ảnh tại văn phòng của mình ở California, một trong số đó là ảnh của Helmut Kohl.
Tầm nhìn của Kohl là một nước Đức tự do và thống nhất. Ông theo đuổi tầm nhìn đó với nỗ lực liên tục, không dao động và luôn tự tin rằng điều đó nhất định sẽ xảy ra, cho đến khi nó thực sự xảy ra. Mặc dù trước đó, ông đã từng bị lãnh đạo cộng sản Mikhail Gorbachev mỉa mai và “Bà đầm thép” Anh Quốc Margaret Thatcher hoài nghi về niềm tin tự do và thống nhất đó. Sau 2 cuộc thế chiến mà Đức đều là thủ phạm chính gây ra bao tội ác và đau thương, người ta e ngại, hoài nghi và thậm chí không muốn chứng kiến nước Đức thống nhất.
Nhưng thủ tướng Kohl vẫn kiên định và nỗ lực. Rốt cuộc, nước Đức đã thống nhất, tự do đã đến với người dân Đông Đức.
Thật trùng hợp, cũng hôm thứ Sáu (16/6), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã lặp lại hy vọng về tự do của ông Kohl và của nước Mỹ đối với nước Cuba cộng sản. Ông đã mạnh dạn tuyên bố rằng người dân đang phải sống trong nước Cuba độc tài, cũng giống như nền chuyên chế Đông Đức, một ngày nào đó sẽ được tự do. Ông đã hình dung rằng đất nước Cuba dưới ách cai trị đàn áp, giết người và xâm phạm tất cả các chuẩn mực đạo đức không chút hối lỗi của gia đình Castro, cuối cùng rồi sẽ kết thúc.
Tại Tiểu Havana, bang Miami, Tổng thống Trump đã tái định hướng chính sách đối ngoại cứng rắng của Hoa Kỳ theo cái cách mà những người tiền nhiệm như Ronald Reagan, Helmut Kohl và Margaret Thatcher chắc chắn sẽ hài lòng. Ông phát biểu lưu loát, rõ ràng, và thuyết phục. Ông đứng về phía tự do, nhân quyền và chia sẻ cảm giác của tất cả người Cuba và người Mỹ gốc Cuba đã phải hứng chịu khổ đau kéo dài dưới chế độ độc tài. Ông không chỉ nói về chính trị, mà nói về những lý tưởng xuyên biên giới và phổ quát. Ông nói với tất cả người Mỹ, và cho cả những người bên ngoài nước Mỹ.
“Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, một nước Cuba tự do là điều mà chúng ta sẽ sớm đạt được”, Tổng thống nói.
Ông đã đưa ra một chính sách hành động chính thức, tôn trọng chủ quyền của Cuba nhưng sẽ gây áp lực để các nhà lãnh đạo đàn áp và mất nhân tính của đất nước này phải thay đổi.
Tổng thống Trump khẳng định rằng nước Mỹ sẽ không làm giàu cho chế độ Castro, nền độc tài quân sự đã, đang làm què quặt Cuba trong 6 thập kỷ qua. Mỹ sẽ không trao quyền hoặc cho phép các nguồn lực đem lại lợi ích cho chế độ quân sự và công an trị của Cuba. Ông đã xóa bỏ chính sách cho phép chuyển tiền từ Mỹ sang các quỹ của chính phủ.
“Tiền của Mỹ sẽ chỉ phục vụ người dân Cuba, để họ có thể tự thành lập các doanh nghiệp tư nhân và xây dựng tương lai cho riêng mình”, Trump khẳng định.
Ông Trump nói: “Việc nới lỏng các hạn chế về di trú và thương mại của chính phủ tiền nhiệm không giúp ích cho người dân Cuba”. Vì vậy, chính phủ mới sẽ chấm dứt việc đó. Tổng thống nhấn mạnh: “Bây giờ chúng ta nắm giữ những quân bài và luật chơi”.
Mặc dù vẫn cho phép người Mỹ gốc Cuba được quay về thăm gia đình của mình và duy trì sứ quán Mỹ tại Havana, nhưng Tổng thống cũng nói thẳng về việc chế độ Cuba đã vi phạm quyền con người cơ bản đã được công nhận phổ biến.
Ông kể về câu chuyện của một cậu bé tám tuổi, một thiên tài violin tại Cuba. Cậu bé đã phải tận mắt chứng kiến cha mình, một nhà bất đồng chính kiến, bị người chính phủ Castro bắn chết.
Nhưng chính cậu bé đó, vì tài năng nổi bật với cây đàn của mình, đã bị Castro ra lệnh phải trình diễn violin trên đài phát thanh nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền của chế độ thống trị. Cậu đã từ chối. Sóng gió đã ập tới gia đình cậu bé. Sau đó, người ta đã dùng vũ lực để ép cậu bé chơi đàn.
Nhưng khi cất tiếng đàn, thay vì những bài cổ động đầy máu me súng ống, cậu đã chơi bài Lá Cờ sao lấp lánh – Quốc ca của Hoa Kỳ. Lá cờ sao của Hoa Kỳ là biểu tượng của tự do và hy vọng, không chỉ của người Mỹ, mà còn cả của cậu bé 8 tuổi Luis Haza, Tổng thống Trump nói.
Cậu bé đó sau đã trốn được sang Tây Ban Nha, rồi năm 1964 đến Hoa Kỳ, bây giờ là nghệ sĩ violin Luis Haza nổi tiếng thế giới. Tổng thống Trump đã mời nghệ sĩ này tới khán phòng ở Little Havana nơi ông diễn thuyết. Và từ cây đàn của ông, bài Quốc ca Hoa Kỳ lại vang lên tráng lệ, như một lời kích lệ tự do và hy vọng cho những con người đang phải vật lộn tìm kiếm tự do.
Lời kêu gọi của Tổng thống Trump nhằm khôi phục sự tập trung toàn cầu cho tự do, nhân quyền và chấm dứt tất cả các hình thức khủng bố đã cộng hưởng với những lãnh đạo tầm vóc trong lịch sử. Điều đó cho chúng ta biết rằng mặc dù có nhiều người tại Washington và phương tiện truyền thông chỉ chăm chăm vào những câu chuyện nhỏ nhặt, nhưng một đẳng cấp lãnh đạo của Mỹ có thể sánh ngang với tầm vóc của Helmut Kohl đang dần trở lại.
Hãy chú ý đến điều đó thay vì những tin đồn “giấu tên” nhan nhản trên mặt báo. Lời kêu gọi của ông Trump vào thứ Sáu chắc chắn sẽ được nghe thấy ở Cuba, cũng giống như lời kêu gọi của Helmut Kohl về tự do cho Đông Đức đã nhanh chóng vang vọng ở Đông Berlin và Moscow.
Đông Đức ngày nay đã tự do. Một người con sinh ra tại Đông Đức hiện tại đang giữ ghế Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức như vị trí ông Helmut Kohl từng đảm đương. Có lẽ một ngày nào đó đất nước Cuba sẽ có tự do. Có lẽ một ngày nào đó quốc đảo xinh đẹp này sẽ được lãnh đạo bởi một người đã nghe được bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Tiểu Havana.
Bài phát biểu của Trump về Cuba:
Tân Bình
Tổng thống Trump chỉ trích Raul Castro là “man rợ” khi thay đổi chính sách ngoại giao với Cuba
Phát biểu tại Little Havava, Miani, hôm 16/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố huỷ bỏ thỏa thuận “khủng khiếp và sai lầm” của cựu Tổng thống Barack Obama với Cuba.
Tổng thống Donald Trump giơ sắc lệnh ông mới ký ngày 16/6, đứng xung quanh là các thành viên nội các và người ủng hộ. (Ảnh: AP)
Ông Trump tuyên bố chính sách mới tại Manuel Artime Theater nằm trong Little Havana – thủ phủ của cộng đồng người Cuba lưu vong.
Trong bài phát biểu, ông Trump thông báo đã ký chỉ thị tổng thống lật ngược một phần các sắc lệnh hành pháp của cựu Tổng thống Obama giúp bình thường hóa quan hệ với cựu thù Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn duy trì nhiều thay đổi của ông Obama, trong đó có việc giữ sứ quán Hoa Kỳ tại Havana.
Trước đám đông những người Mỹ gốc Cuba có mặt tại Little Havana, bao gồm cả Thượng nghị sĩ Cộng hòa, Marco Rubio – nhân vật tích cực trong việc vận động chính phủ thiết lập các hạn chế mới với Havana, Tổng thống Trump nói rằng ông đang từng bước thực hiện lời hứa của mình lúc vận động tranh cử ở bang chiến trường Florida này, nơi mà lá phiếu của người Mỹ gốc Cuba đã giúp ông vượt lên dẫn đầu.
Ông hứa sẽ có một đường lối cứng rắn hơn với Cuba, đặc biệt là về vấn đề nhân quyền. “Chúng ta sẽ không im lặng thêm nữa trước sự áp bức và lạm quyền của chính quyền cộng sản [Cuba]”.
“Tôi sẽ ngay lập tức huỷ toàn bộ thoả thuận một chiều với Cuba của chính phủ trước. [Chị thị này] sẽ có hiệu lực ngay lập tức”, ông Trump tuyên bố.
Theo Reuters, chính sách mới của ông Trump sẽ thực thi chặt chẽ hơn lệnh cấm người Mỹ du lịch đến Cuba, và tìm cách ngăn chặn đồng đô Mỹ được sử dụng bảo trợ cho chính phủ quân đội. Tuy nhiên, trước áp lực từ các doanh nghiệp Mỹ và thậm chí từ cả một số đảng viên Cộng hòa không muốn quay lại thời kỳ Mỹ đóng cửa hoàn toàn với Cuba, Tổng thống Trump đã để lại một số bước tiến bình thường hóa với Havana của người tiền nhiệm.
Chính sách mới cấm hầu hết giao dịch kinh doanh của các công ty Mỹ với Armed Forces Business Enterprises Group – tập đoàn chính phủ tham gia vào tất cả các lãnh vực kinh tế của Cuba. Tuy nhiên, chính sách này có một số ngoại lệ, gồm du lịch hàng không và đường biển, nhằm bảo vệ một số hãng hàng không và tàu du hành đường biển Mỹ đang phục vụ hòn đảo.
Theo một quan chức Nhà Trắng, chính phủ không có ý làm gián đoạn các công ty thương mại tồn tại lâu nay như Starwood Hotels Inc. đang quản trị khách sạn Four Points by Sheraton Havana. Ông Trump cũng không dự tính khôi phục lại những hạn chế số lượng rượu rum và xì-gà được đem từ Cuba về Mỹ sử dụng cá nhân được ông Obama nhấc bỏ trước đây.
Ông Trump cũng cam kết rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi Cuba thả vô điều kiện các tù nhân chính trị và tổ chức bầu cử tự do. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh: “Chúng ta không muốn dòng tiền của Mỹ lại chống đỡ cho sự độc quyền quân sự – bóc lột và lạm dụng người dân Cuba”.
Ông chủ Nhà Trắng chỉ trích chính quyền Raul Castro là “man rợ”. “Cho đến nay, Cuba được cai trị bỏi những người đã sát hại hàng chục ngàn công dân nước này, những người cố gắng truyền bá hệ tư tưởng áp bức và thất bại của họ trên khắp bán cầu của chúng ta“, ông Trump nói.
“Nhiều người trong chúng ta đã chứng kiến tội ác kinh hoàng được thực thi để phụng sự một hệ tư tưởng sai trái”, ông Trump nói thêm.
Theo ước tính của Bảo tàng Cộng sản do Quỹ Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản điều hành, có 73.000 người Cuba đã bị giết hại bởi chế độ Cộng sản Cuba kể từ khi Fidel Castro, anh trai của Raul Castro, lên nắm quyền năm 1959.
Trong bài phát biểu này, ông Trump còn liệt kê những hành động lạm dụng quyền lực của ông Castro, gồm giết người vô tội, ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến và tôn giáo, củng cố các chính phủ cộng sản Venezuela và Triều Tiên, chứa chấp các tội phạm như Joanne Chesimard, cựu thành viên Black Panther.
“Đây là sự thật quá rõ ràng về chế quyền Castro: chính quyền của tôi sẽ không che giấu nó, bỏ qua, hoặc tán dương nó, và chúng ta sẽ không bao giờ bị mờ mắt với nó“, ông Trump nói.
“Mỹ sẽ luôn luôn đứng về phía tự do, và Mỹ sẽ luôn luôn cầu nguyện và chúc mừng tự do cho nhân dân Cuba“.
Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền lại cho rằng, việc cô lập hòn đảo có thể làm tình trạng nhân quyền tại Cuba tồi tệ hơn. Chính phủ Cuba rất rõ ràng cho biết, họ sẽ không bị áp lực buộc phải cải tổ để đổi lại việc bang giao.
Những người Mỹ gốc Cuba tại Miani nói gì?
Ông Jose Nadal nói: “Việc cấm vận nên tiếp tục. Tại sao chúng ta lại tài trợ cho một quốc gia mà dân chúng không được hưởng một xu nào? Nhân dân vẫn còn đói khát và không có tự do gì. Tại sao chúng ta nên tiếp tục ‘nuôi’ những người trên đỉnh cao khi họ đàn áp chính nhân dân của mình?”
Cathy Henderson, một người tự nhận 100% là đảng viên Cộng hòa bày tỏ: “Tôi đồng ý 150% với mọi thứ mà Trump nói và làm. Họ nên áp đặt các biện pháp chế tài đối với Cuba. Khi Obama đưa ra thỏa thuận và khôi phục mối quan hệ với chính phủ Cuba, ông ta đã trao cho họ tất cả những gì họ yêu cầu. Chúng tôi không nhận được gì từ chính phủ Cuba. Đây là lý do tại sao Trump muốn tăng cường các biện pháp trừng phạt”.
Trong khi đó ông Santiago Portal lại phản đối lệnh cấm vận, lý do của ông đưa ra là: “Chế độ độc tài Cuba sử dụng lệnh cấm vận như một cái cớ để biện minh cho sự thất bại của mình. Mọi thứ xấu xảy ra ở Cuba, họ đều đổ lỗi cho lệnh cấm vận”.
TinhHoa tổng hợp
Việt Nam luôn bên cạnh Cuba đấu tranh vì lý tưởng chủ nghĩa xã hội
Thứ Ba, 13/06/2017 19:41
Chiều ngày 13/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Cuba do đồng chí Esteban Lazo Hernandes, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cu-ba, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Cuba dẫn đầu sang chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Đồng chí Esteban Lazo Hernandes cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian tiếp Đoàn; cảm ơn đồng chí Tổng Bí thư đã dành cho Đoàn nói riêng, cho Đảng, nhà nước và nhân dân Cuba nói chung những tình cảm sâu sắc; trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết và nồng nhiệt nhất của đồng chí Raul Castro và các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, của nhân dân Cu-ba tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước và nhân dân ta; chúc mừng những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong hơn 30 năm đổi mới, coi đây là kinh nghiệm quý báu để nhân dân Cu-ba tham khảo trong quá trình triển khai đường lối “cập nhật hóa” mô hình phát triển kinh tế-xã hội; bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernandes, Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Quốc hội Cộng hoà Cuba đang thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Đồng chí Esteban Lazo Hernandes thông báo với Tổng Bí thư về kết quả các cuộc hội đàm, hội kiến với các đồng chí Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam; thông báo những nét lớn về Quốc hội và tình hình Cuba gần đây; cảm ơn sự đoàn kết và ủng hộ quí báu của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Việt Nam đã luôn dành cho Cuba; khẳng định quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đặc biệt giữa hai đảng, hai quốc hội và nhân dân hai nước Cuba - Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nồng nhiệt chào mừng đồng chí Esteban Lazo Hernandes sang thăm Việt Nam; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Cuba sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ anh em mẫu mực, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, đoàn kết thủy chung trong sáng giữa đảng, nhà nước, quốc hội và nhân dân hai nước Việt Nam – Cuba. Tổng Bí thư mong muốn, trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay, hai Đảng, hai nước càng cần phải nỗ lực vun đắp cho “quan hệ anh em truyền thống, mẫu mực, là biểu tượng của thời đại” như khẳng định của đồng chí Fidel Castro.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ luôn ở bên cạnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba anh em trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu và lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội; sẽ chung vai, sát cánh, đồng hành cùng Cuba trong công cuộc “cập nhật hóa” mô hình phát triển kinh tế-xã hội, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, cả thành công và hạn chế, mà Việt Nam đã rút ra được sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới; cùng Cuba trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau về lý luận, thực tiễn.
Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba, đứng đầu là đồng chí Raul Castro, nhân dân Cuba anh em sẽ vượt qua mọi thách thức, tiếp tục giành nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cách mạng của mình, vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội phồn vinh và bền vững.
Đã đến lúc phải thêm ngay thuật ngữ “ĐẤT QUỐC PHÒNG” vào Từ điển “Điền thổ Việt Nam”. Theo đó, đất quốc phòng là phần đất do quân đội đang nắm giữ để phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc. Nhưng phải nhấn mạnh trong cái thể chế đất đai là của toàn dân, đất quốc phòng vừa của toàn dân vừa của toàn quân, nên nó thuộc hạng siêu sở hữu công cộng. Dù đất chỉ là thổ nhưng đất quốc phòng là hoàng thổ - “hoàng triều cương thổ”. Là đất nên hiền cục đất nhưng sao khi thành đất quốc phòng nó dữ dằn thế, bất khả xâm phạm, chẳng thế lực nào dám dúng tay. Biết trước để khi xem màn ảo thuật mang tên ”Đất quốc phòng” mới bớt ngậm ngùi.
Mô hình phát triển do Trung Quốc ngang nhiên đề ra cho đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) của Việt Nam.
“Tất đất tấc vàng” - chân lý muôn thưở. Thời kinh tế thị trường thì có thể nói tấc đất nghìn vàng không hề ngoa ngôn. Vàng có thể làm ra, ngày càng nhiều, đất khi không. Lâu nay, cái gọi là đất thuộc sở hữu toàn dân đã bị lạm dụng thì đất quốc phòng cũng lại càng bị xâu xé. Cái này có căn nguyên từ nghịch lý của sự độc quyền: Quyền sở hữu hờ về của toàn dân song quyền ban phát thật lại chỉ do một người ký. Thay người ký theo nhiệm kỳ. Ký sau mau hơn ký trước.
Đâu chỉ có Tân Sơn Nhất
Không phải tới khi sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng mới ỏ e chuyện đất sân bay được “tự chuyển hóa” thành đất quốc phòng. Chuyện tán phát đất quốc phòng thành truyền thống, được đẩy lên thành cao trò với đất của các sân bay từ thời Pháp, khu hoàng thành, trận địa phòng không, trạm, kho dã chiến thường được giao gấp để phòng vệ quốc gia, sau mặc nhiên thuộc quốc phòng. Đất “quốc” phòng thoắt biến thành “tư” phòng, mô hình nào cũng đều từ hoành tráng trở lên. Nói dại, lại có ngày “Rồng lửa Thăng Long” (2) bay lên vít cổ giặc trời, chẳng nhẽ đặt Dàn phóng tên lửa lên sân thượng Toà Cao ốc xây trên đất quốc phòng.
Chính sách ưu đãi những người đổ xương máu cho thắng lợi huy hoàng ai cũng đồng lòng. Song đã bị thổi phòng, lạm dụng quá mức, tạo đặc quyền, đặc lợi cho nhóm còn sống, cho lớp quân hàm tăng trên sa bàn, trong phòng lạnh. Đặc quyền đâu chỉ về đất đai mà còn cả hệ số lương, biển trời sao vạch, doanh nghiệp sân sau. Còn đại đa số lớp các Anh, lúc chiến tranh thì “… thăm thẳm rừng sâu/ mười năm bom đạn, măng rau, sốt ngàn” (1) , tới ngày toàn thắng tức tưởi một mạch từ đơn vị vác ba-lô về đến nhà mới chắc mình còn sống. Sau đó, người theo trâu, lang thang cắt tóc, lủi thủi đánh dậm, lếch thếch bán kem, ủ rũ bơm xe…. Ra đi tay trắng, ngày trở về vẫn trắng tay.
Đất quốc phòng nổi danh từ khi có nhiều biệt thự, nhà nghỉ trên đất quốc phòng, thậm chí có con đường phải né nhà To thành ra đường… cong mềm mại, tô đậm vẻ nhôm nhoam của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Ngày nay đố ai nhận ra Sân bay Bạch Mai một thời bởi nó đã bị băm nát cho đủ thứ sở hữu. Đến lượt Sân bay Gia Lâm cũng biến dạng, bị chia năm sẻ bảy cho đa loại lợi ích. Giả sử đất sân bay Bạch Mai, sân bay Gia Lâm giành một phần cho bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cho gia đình thương binh hạng đặc biệt, xây dựng bệnh viện, nhà trẻ, trường học, nhà dưỡng lão cho thương bệnh binh, hẳn ai cũng hoan hỷ. Giả sử thôi chứ đừng giàu trí tưởng bở vì nó đã hân hạnh thành đất quốc phòng. Đất chia theo tiêu chuẩn theo hàm cấp xông xênh, sàng sê một phần lấy tiền vẫn có nhà xịn, tạo ra quần thể vui vầy quân - dân cá nước. Phóng tay chia chác thế liệu có nghĩ đến hàng chục vạn chiến sỹ hiện vẫn mất tích, bỗng một ngày đột ngột trở về xin… tiêu chuẩn.
Nay đến sân bay Tân Sơn Nhất lại đi theo vết xe đổ. Nhưng khác so với hai sân bay trước là thêm công trình thỏa dụng lạc thú ăn chơi nhảy múa thời thượng. Không có quốc gia nào phòng vệ đất nước bằng… sân gôn, khu nghỉ dưỡng. Thôi thì xin mời các mẹ liệt sỹ lò dò chống gậy, thương binh lóc cóc lia nạng … đến chơi gôn vớt vát hưởng chút đền ơn đáp nghĩa!
Trách lẫn trời gần, trời xa (3)
Với sân bay Tân Sơn Nhất “phải trách” đế quốc Mỹ sao lại mở rộng đến thế, để bây giờ các công bộc với tầm nhìn chỉ “sè sè nắm đất bên đường”(4) thấy thừa ứa sà sẻo một tí làm sân gôn, khu nghĩ dưỡng. Giá như chỉ như thời thực dân Pháp, xung quanh sân bay mặc sức chia lô bán nền cho bà con chòm xóm, hết dòm ngó. Trách cả cuộc Đổi mới sao nhanh thế. Máy bay ở đâu mà ào ào đến như ong vỡ tổ, đậu tựa ruồi bâu. Sân bay Tân Sơn Nhất ngày mới giành lại từ tay quân thù, bay từ sân bay Gia Lâm vào nhìn ngợp mắt. Cũng chính giây phút ấy, bừng sáng hình ảnh Chiến sỹ giải phóng hy sinh trên đường băng Tân Sơn Nhất tạo thành dáng - đứng –Việt – Nam tạc vào thế kỷ (5). Các Anh đã góp máu xương thu non sông về một mối trong đó có Tân Sơn Nhất. Lại cực đoan, gía như đừng đổi mới, cứ như thời bao cấp, xe đạp đã là tài sản phải có biển đăng ký, sổ mua phụ tùng (6). Đi vào lòng Phe ta – đang xây “thiên đường trên trái đất”, đến Liên Xô, tới Đông Âu chỉ độc đạo đường xe lửa liên vận qua Trung Quốc ê ẩm mấy tuần. Máy bay TU của Liên Xô chỉ dành cho hoàng gia, lớp quý tộc mới…Sân bay Tân Sơn Nhất chắc chỉ để cho “Đàn bò vào thành phố” (7) dạo chơi.
Nhưng thế lại cũng hay. Mặc nhiên cái tên Tân Sơn Nhất rộ bao vụ tai tiếng từ ngay ta làm chủ nay càng nổi như cồn, buộc những bộ óc lớn phải phụt ra sáng kiến “trả lại cho em”. Đại hội Quốc dân rối bời bao chuyện mà phải luận bàn nát nước nhưng vẫn chưa ngã ngũ. Chung quy chỉ vì những miếng đất vàng may phúc từ sở hữu toàn dân lại vinh dự khoác thêm danh hiệu “Đất quốc phòng”. Sáng kiến “Mời tư vấn nước ngoài” thì lập tức cú phản đòn đầu tiên đánh tiếng là thu hồi đất cũ để mở rộng sân bay sẽ đắt hơn làm sân bay mới. Dù còn nhiều dang dở, bế mạc cứ phủi tay ra về, đến hẹn các đại liền anh, siêu liền chị lại lên, lại bắn chỉ thiên.
Chợt nhớ Đồng Tâm
Tình cờ Vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức cũng chỉ tại có dẻo ruộng dính đến Đất quốc phòng từng thuộc sân bay Miếu Môn. Quốc phòng gắn liền với đạn bom, máu lửa, nên chạm vào là bật ra nóng và nóng thật. Nóng thì dập. Dập thấy yên lại thổi bùng cho nóng lên. Mấy hôm nay đang nóng. Nóng… mặt vì xoay 180 độ. Đầu trò lật kèo, lũ ăn theo được thể nói leo. Rõ khổ những ai đã phí phạm tràng vỗ tay, chót thế chấp lòng tin. Tỉnh ngộ hẳn bà con Đồng Tâm càng đồng tâm.
Nhưng suy cho cùng thì xà xẻo đất sân bay chỉ là “gà què ăn quẩn cối xay”, Thì đấy, kẻ thù đang chiếm Hoàng Sa, tôn tạo đảo chìm thành sân bay ở Trường Sa. Binh hùng tướng mạnh ra đấy mà quy hoạch thành đất… quốc phòng./.
Nguyễn Duy Nghĩa
__________________
(1) Bài thơ “Nước non ngàn dặm” Tố Hữu.
(2) Rồng lửa Thăng Long: Biểu tượng của tên lửa phòng không, thời chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
(3) Câu Kiều thứ 3250 “Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa
(4) Câu Kiều thứ 57.
(5) Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam“ – Thơ Lê Anh Xuân.
(6) Thời bao cấp ở Miền Bắc xe đạp mua theo chế độ phân phối, phải mang xe đến Công an làm giấy đăng ký và được cấp biển kiểm soát bằng sắt đeo vào khung xe. Kèm theo được cấp sổ mua phụ tùng cũng theo phân phối.
(7) Tên một bài hát của Trịnh Công Sơn.
Báo Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Hoàng Sa và Trường Sa
Tờ Economic Observer (trụ sở tại Bắc Kinh) tiết lộ chính quyền Trung Quốc sẽ áp dụng một hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tờ Economic Observer (trụ sở tại Bắc Kinh) tiết lộ chính quyền Trung Quốc sẽ áp dụng một hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Economic Observer dẫn các nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký Bất động sản thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này sẽ công nhận quyền sở hữu và sử dụng “bất động sản” trên biển và đảo thuộc “chủ quyền lãnh thổ” của Trung Quốc, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 18.6.
“Bất động sản” cụ thể ở đây là “đất, vùng biển và đảo, nhà ở, những tòa nhà, rừng cây và các vật thể bất di bất dịch”, theo Economic Observer.
Các nguồn tin còn xác nhận bất kỳ người dân hay doanh nghiệp Trung Quốc nào cũng có thể đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đất, nhà ở, vùng biển ở những đảo và quần đảo trên biển Đông, bao gồm các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Want China Times cho rằng hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới này cho thấy Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng trong chiến lược bành trướng lãnh thổ của nước này ở biển Đông.
Economic Observer cho hay hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới sẽ được áp dụng vào năm 2018.
Căng thẳng ở biển Đông leo thang kể từ khi Trung Quốc hồi tháng 5.2014 đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép vào vùng biển Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn vòi rồng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Thời gian gần đây, Trung Quốc còn tăng cường các hoạt động xây dựng trái phép bao gồm: xây dựng trường học phi pháp tại đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa và xây đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đài Loan cũng chi 100 triệu USD xây dựng cầu cảng trái phép ở đảo Ba Bình thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Trang tin Focus Taiwan News Channel (Đài Loan) dẫn lời nhà làm luật Đài Loan Lin Yu-fang cho rằng một hạm đội 6 tàu Đài Loan đã đem thiết bị, vật liệu đến Ba Bình vào ngày 18.6 để tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp.