Tranh cãi đã nổ ra trong cuộc họp kín khiến Trung Quốc đột ngột hủy cuộc họp quân sự cấp cao với Việt Nam. Giới phân tích đưa ra hai nguyên nhân làm cho Trung Quốc giận dữ dẫn đến việc hủy bỏ cuộc gặp giữa các giới chức quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst |
Thứ nhất, trong chuyến công du Hà Nội tuần này, tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã tỏ ra tức giận trước các nỗ lực gần đây của Việt Nam thúc đẩy hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong một thời gian ngắn, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có hai chuyến công du đến Washington và Tokyo. Bên cạnh đó, hồi tuần trước, lực lượng tuần duyên Việt Nam và Nhật Bản còn tiến hành các cuộc thao dượt chung trên Biển Đông với chủ đề ngăn chận đánh bắt bất hợp pháp.
Nguyên nhân thứ hai, cũng có lẽ là lý do chính khiến Trung Quốc bực bội, Việt Nam rất có thể đã từ chối từ bỏ việc thăm dò và khai thác dầu khí tại một số khu vực trên Biển Đông mà cả hai bên đều có yêu sách chủ quyền.
Đòi hỏi này của Bắc Kinh có thể liên quan đến một dự án gọi là Blue Whale (Cá Voi Xanh), một dự án thăm dò dầu khí chung trên Biển Đông giữa tập đoàn Nhà nước PetroVietnam với Exxon Mobil, mà ngoại trưởng Mỹ hiện nay, Rex Tillerson từng là lãnh đạo. Thỏa thuận khai thác khí ga này được ký kết dưới thời ngoại trưởng John Kerry.
Khu vực khai thác này, dự kiến để sản xuất khí cho nhà máy phát điện thế hệ mới vào năm 2030, lại sát với quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp và gần với « đường chín đoạn » mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, chiếm gần hết diện tích vùng Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn tờ New York Times, ông Alexander L.Vuving, chuyên gia về Việt Nam thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về An Ninh Châu Á Thái Bình Dương Daniel K.Inouye, tại Hawai, nhận định dự án này dường như đang tạo ra « một tiền lệ nguy hiểm cho chiến lược Biển Đông của Trung Quốc ».
Dẫu sao thì Việt Nam và Trung Quốc rồi cũng sẽ phải « sớm giải quyết vấn đề này vì cả hai bên đều mong muốn sự ổn định » như nhận định của ông Hứa Lợi Bình (Xu Liping), chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á, thuộc Học Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc.
Một quan điểm cũng được ông Lê Hồng Hiệp, thuộc Iseas Yusof Ishak Institute tại Singapore đồng chia sẻ. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cảnh báo là trong ngắn hạn có nguy cơ xảy ra nhiều căng thẳng mới. Trung Quốc dường như đang gia tăng nỗ lực ngăn chận Việt Nam xích lại gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trả lời New York Times qua thư điện tử, ông viết : « Vì Việt Nam muốn đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nước này đang có kế hoạch khai thác dầu khí nhiều hơn trên vùng Biển Đông. Vì vậy, rủi ro đối đầu trên biển cũng tăng theo ».
Minh Anh
(RFI)
Trung Quốc và Việt Nam sẽ đụng độ quân sự trên biển Đông?
Tờ báo Mỹ the New York Times đưa tin nói rằng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, đã rút ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam.
Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tại Bắc Kinh hôm 29/8/2016. |
Một trong những lý do của việc này được một số nhà phân tích đưa ra đưa ra là Bắc Kinh không hài lòng về chính sách ngoại giao của Việt Nam ngã về các cường quốc như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Lý do cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á cho Kính Hòa đài RFA cuộc trao đổi về chuyện này. Trước tiên ông cho biết.
Trong thời gian qua, sau khi khủng hoảng giàn khoan năm 2014 xảy ra, quan hệ Việt Nam Trung Quốc đã có những cải thiện thể hiện qua những cuộc thăm viếng của lãnh đạo cấp cao hai bên. Tuy nhiên, những khúc mắc cơ bản trong quan hệ song phương vẫn còn, đặc biệt là vấn đề biển Đông.
Trong hoàn cảnh đó, hoàn toàn dễ hiểu là Việt Nam tiếp tục chính sách tăng cường quan hệ với các cường quốc chủ chốt trong khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong khi vẫn cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mục tiêu của Việt Nam là nâng cao vị thế chiến lược của Việt Nam trước Trung Quốc, đặc biệt là trong hồ sơ biển Đông.
Trong thời gian qua những nỗ lực này của Việt Nam đã có những bước tiến triển khá là rõ nét. Thể hiện qua một loạt sự kiện như chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam, tiếp đó là chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.
Trong thời gian gần đây thì có hai chuyến thăm gây sự chú ý của công đồng quốc tế, là sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Hoa Kỳ. Ông là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Và sau đấy là chuyến thăm cũng của ông Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản.
Trong những chuyến viếng thăm này thì có một điểm đáng chú ý là nội dung về hợp tác quốc phòng giữa hai bên, Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như Việt Nam và Nhật Bản, được nêu bật, đặc biệt là trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hai bên sẽ thảo luận việc để tàu sân bay của Hoa Kỳ vào cảng Cam Ranh. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến cho Trung Quốc không cảm thấy thoải mái, và rõ ràng là Trung Quốc muốn gây sức ép để Việt Nam không nghiêng quá gần về phía Hoa Kỳ hay Nhật Bản, vì Hoa Kỳ và Nhật Bản là những đối thủ cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong khu vực này.
Những hoạt động của Việt Nam trên biển đụng chạm tới lợi ích của Trung Quốc và như thường lệ, Trung Quốc sẽ tìm cách để mà ngăn cản các hoạt động này của Việt Nam.
- Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp
Trong thời gian qua đã có những tiếng nói ở Trung Quốc bày tỏ sự bất bình trước những động thái này của Việt Nam. Ví dụ như trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, có một bài xã luận chỉ trích những hành động ngoại giao này của Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, cũng dễ hiểu là trong chuyến thăm Việt Nam của ông Phạm Trường Long, phía Trung Quốc nêu lên những vấn đề này. Một số báo đài đã đưa tin là ông Phạm Trường Long khẳng định những đảo trên biển Đông là thuộc Trung Quốc từ thời thượng cổ. Những diễn biến đó cũng như những diễn biến trong quan hệ giữa Việt Nam và các cường quốc như tôi vừa nói, cho thấy là quan hệ song phương vẫn có những mâu thuẫn cơ bản chưa thể giải quyết được.
Bên cạnh đó cũng có những tin tức cho rằng việc này có liên quan đến các hoạt động trên biển giữa hai bên gây ra khúc mắc dẫn tới sự đối đầu. Những thông tin này có lẽ chúng ta cần chờ thêm thời gian.
Một lần nữa chúng ta thấy vấn đề biển Đông là vấn đề mấu chốt dẫn tới căng thẳng.
Kính Hòa: Những thông tin ông nói chưa được kiểm chứng có phải là người ta nói rằng Việt Nam cho phép các công ty nước ngoài tiến hành khai thác ở bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc cắt cáp của tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam vào năm 2011 không ạ?
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Do chưa có thông tin chính thức nên tôi chưa thể bình luận gì về vấn đề này, nhưng theo tôi hiểu thì trong thời gian qua, Việt Nam có bị một sức ép về việc duy trì tốc độ tăng trưởng nên có bàn luận việc tăng cường khai thác dầu mỏ trên biển Đông.
Những hoạt động của Việt Nam trên biển đụng chạm tới lợi ích của Trung Quốc và như thường lệ, Trung Quốc sẽ tìm cách để mà ngăn cản các hoạt động này của Việt Nam. Vì vậy cũng không có gì khó hiểu nếu như mâu thuẫn trên biển Đông có liên quan đến vấn đề khai thác các nguồn lợi trên biển. Và có lẽ đây là nguyên nhân dẫn tới quyết định của ông Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam.
Thỏa thuận gì giữa VN và TQ
Kính Hòa: Theo thông tin từ Giáo sư Carl Thayer từ học viện quốc phòng Úc thì có khả năng là tướng Phạm Trường Long yêu cầu Việt Nam ngừng việc khai thác dầu ở bãi Tư Chính. Và điều này là phía Trung Quốc muốn cho Việt Nam thấy rằng Việt Nam đã không tuân thủ các thỏa thuận giữa hai đảng.
Ông có bình luận gì về nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, và cái thỏa thuận đạt được giữa hai đảng là gì?
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Tôi đồng ý với nhận định của Giáo sư Carl Thayer. Trung Quốc rõ ràng là muốn gây sức ép với Việt Nam để Việt Nam ngừng các hoạt động này. Việc mà họ cho là Việt Nam không tuân thủ thỏa thuận giữa hai đảng, theo tôi có nghĩa là nội dung hai bên không làm phức tạp thêm tình hình.
Cái này nó cũng tùy thuộc vào sự diễn dịch của mỗi bên. Việc Việt Nam hoạt động thăm dò, khai thác dầu trên thềm lục địa của mình, hoàn toàn không làm phức tạp thêm tình hình, vì Việt Nam có chủ quyền trên vùng đó.
Tuy nhiên phía Trung Quốc xem đấy là khu vực tranh chấp, và các hành động như là thăm dò, khai thác dầu đơn phương có thể là hành động làm phức tạp thêm tình hình.
Kính Hòa: Cũng thông tin từ Giáo sư Carl Thayer thì Trung Quốc đang triển khai 40 tàu và máy bay vận tải đến khu vực khai thác của Việt Nam. Và việc này có khả năng gây ra đụng độ trong vài ngày tới.
Ông nhận định thế nào? Có khả năng diễn ra đụng đọ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không?
Nếu Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình và tiếp tục thăm dò, thì đương nhiên sẽ xảy ra đụng độ với Trung Quốc.
- Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Cái này tôi cũng chưa có thông tin, và chúng ta cần thời gian. Theo tôi hiểu thì các giàn khoan cũng như tàu của Trung Quốc đi từ khu vực đảo Hải Nam xuống cũng cần thời gian. Cho tới lúc này tôi cũng chưa khẳng định được khả năng xảy ra đụng độ hay không.
Tuy nhiên theo như Giáo sư Carl Thayer nhận định, nếu điều đó diễn ra thì nó sẽ là một thử thách rất lớn với quan hệ song phương, có thể ngang bằng hoặc lớn hơn cuộc khủng hoảng giàn khoan hồi năm 2014.
Kính Hòa: Nhưng bên cạnh đó, về mặt chính thức, ngoài bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, thì báo chí nhà nước hai bên đều nói về chuyến đi của ông Phạm Trường Long như một sự thành công?
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Sự việc đang diễn tiến và những cái đụng độ vẫn chưa xảy ra trên thực tế, cho nên tôi nghĩ là hai bên vẫn đang dàn xếp, hoặc là có các trao đổi để ngăn chận khủng hoảng. Theo tôi nghĩ thì hai bên đều không muốn có sự căng thẳng trong quan hệ song phương, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
Hai bên đều chưa công bố các thông tin. Ngay cả thông tin ông Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam cũng chưa được các báo chí chính thống của Việt Nam đưa tin. Đấy là một cơ sở cho chúng ta tin rằng hai bên vẫn có mong muốn ngăn chận cái căng thẳng trong thời gian tới để mà giải quyết cho ổn thỏa.
Tuy nhiên tôi nghĩ là sự đụng độ trong thời gian tới có được ngăn chận hay không là một câu hỏi tương đối khó, bởi vì cả hai bên đều khó đưa ra những nhượng bộ. Ví dụ như phía Việt Nam, lâu nay vẫn khẳng định khu vực bãi Tư Chính là thuộc thềm lục địa Việt Nam, và không thuộc khu vực tranh chấp. Nếu bây giờ Trung Quốc đưa các phương tiện tới, ngăn cản những hoạt động thăm dò của Việt Nam thì Việt Nám ẽ xử sự ra sao?
Nếu Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình và tiếp tục thăm dò, thì đương nhiên sẽ xảy ra đụng độ với Trung Quốc.
Trong trường hợp Việt Nam nhường bước, rút các tàu thăm dò của mình thì vô tình mặc nhiên nhìn nhận khu vực đấy ít nhất là khu vực có tranh chấp. Và như vậy sẽ làm phương hại đến các lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Chính vì vậy, trong trường hợp này, tôi nghĩ rất là khó để hóa giải các mâu thuẫn. Vì vậy xác xuất xảy ra căng thẳng nếu Trung Quốc đưa tàu tới đây, sẽ rất là cao.
Kính Hòa
(RFA)
Quốc hội Việt Nam cần ra tuyên bố về Biển Đông?
VOA - Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ngày 21/6 nói ông ủng hộ ý kiến trước đây của Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, đề nghị Quốc hội Việt Nam ra tuyên bố về Biển Đông, vì nó "thể hiện tiếng nói của nhiều người" và vì “sự sống còn của dân tộc”.
“Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri”, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Trương Trọng Nghĩa phát biểu như vậy sau khi “xin lỗi” Quốc hội để chen vào những ý kiến về Biển Đông trong phiên thảo luận hôm 19/6/2014.
Theo LS. Trần Quốc Thuận, trong bối cảnh Trung Quốc vừa thông báo sẽ đưa giàn khoan từng gây sóng gió trong quan hệ Việt-Trung vào hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm nay, việc cơ quan được coi là có quyền lực cao nhất đưa ra một tuyên bố chính thức về Biển Đông là rất cần thiết.
“Tôi cho rằng tiếng nói đó là tiếng nói cần thiết và cũng thể hiện ý kiến của nhiều người, những người dân Việt Nam mà tôi biết khi nói về Biển Đông. Từ trước tới giờ về Biển Đông, Quốc hội chưa có tiếng nói nào chính thức, riêng rẽ, độc lập cả”.
Điều đó, theo LS. Trần Quốc Thuận, cho thấy Quốc hội Việt Nam chưa đặt vấn đề Biển Đông lên đúng tầm quan trọng của nó.
“Bởi vì theo nghị quyết của Đảng, đến năm 2020 - 2030, GDP của Việt Nam sẽ lệ thuộc vào biển, hơn một nửa là từ tài nguyên biển. Mà nếu bây giờ không xác định là giữ biển, thì những nghị quyết đó không có ý nghĩa gì. Cho nên vấn đề là phải giữ Biển Đông. Đó là sự sống còn của dân tộc”.
Trong bài phát biểu không nằm trong danh mục thảo luận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng nếu Quốc hội không ra tuyên bố hay nghị quyết về Biển Đông, “dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”, vẫn theo báo Tuổi Trẻ.
Những phát biểu từ năm 2014 của ông Trương Trọng Nghĩa đã được chia sẻ lại trên mạng xã hội những ngày gần đây, sau khi xuất hiện những động thái cho thấy căng thẳng trở lại trong mối quan hệ Việt-Trung.
Dù bày tỏ sự ủng hộ, nhưng nhiều người tỏ ra không hy vọng về khả năng sẽ có bất cứ một tuyên bố nào từ phía Quốc hội về vấn đề Biển Đông.
LS. Trần Quốc Thuận phân tích sự hoài nghi, thậm chí thất vọng của công chúng:
“Theo luật và Hiến pháp quy định, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam. Nhưng thực sự, ai cũng biết trong Quốc hội, tỷ lệ đảng viên hầu hết trên 90%. Cho nên những gì mà đảng chưa thể hiện ý kiến chính thức của mình, thì rõ ràng Quốc hội cũng rất khó biểu quyết được. Đó là câu chuyện mà tôi cũng không biết mấy người đó thảo luận và đánh giá thế nào. Nhưng theo những người dân, những người mà chúng tôi gặp thường ngày, mà trên dư luận báo chí mà tôi tiếp xúc, thì hầu hết đều rất bức xúc và muốn có một tiếng nói chính thức về Biển Đông”.
Theo LS. Trần Quốc Thuận, Quốc hội Việt Nam từng để vuột mất những cơ hội lên tiếng chính thức hay đưa ra những quyết định về Biển Đông.
Chẳng hạn, sau vụ Tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết phủ nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam đã có thể khởi kiện Trung Quốc, ít nhất là về quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, người dân Việt Nam đã “chờ mãi mà vẫn không thấy kiện”, theo LS. Trần Quốc Thuận.
TÀU NGẦM TÀU CỘNG DÀY ĐẶC TRƯỜNG SA
(qua Google Earth)
(qua Google Earth)
Nghe tin Tàu đưa hải giám xuống tận Nam Côn Sơn Basin (xua đuổi tàu cá Việt Nam) mình "ra" xem Trường Sa qua Google Earth (để chế độ hiện ảnh) thì thấy quanh khu vực Trường Sa lớn (ở độ cao 45-50km) thấy toàn tàu ngầm Trung Cộng.
Khác với Hải quân Việt Nam (HQVN) bọn chúng đi đến đâu là chụp hình và đăng lên Google Apps (search/Plus/Maps/Earth,..) vì thế hình ảnh quân đội, cơ sở & tàu chiến của bọn Tàu có khắp biển Đông. Có những ảnh y như tàu ngầm vào tận bờ biển các nước: Phi, Mã, Brunei và Bãi cạn.... Cà Mau!
Có thể vì mục đích chiến tranh điện tử và chiến lược chiếm trọn Biển Đông không chỉ xây đảo nhân tạo, lập căn cứ quân sự mà chúng còn lợi dụng công nghệ & phát triển internet, mạng xã hội để phủ sống chủ quyền toàn diện mọi lĩnh vực,....
Khác với Hải quân Việt Nam (HQVN) bọn chúng đi đến đâu là chụp hình và đăng lên Google Apps (search/Plus/Maps/Earth,..) vì thế hình ảnh quân đội, cơ sở & tàu chiến của bọn Tàu có khắp biển Đông. Có những ảnh y như tàu ngầm vào tận bờ biển các nước: Phi, Mã, Brunei và Bãi cạn.... Cà Mau!
Có thể vì mục đích chiến tranh điện tử và chiến lược chiếm trọn Biển Đông không chỉ xây đảo nhân tạo, lập căn cứ quân sự mà chúng còn lợi dụng công nghệ & phát triển internet, mạng xã hội để phủ sống chủ quyền toàn diện mọi lĩnh vực,....
Hình ảnh hoạt động của HQVN rất ít ỏi dù ở Trường Sa số điểm đảo, nhà giàn Việt Nam nhiều nhất. Hay là quân đội VN hạn chế lính chơi mạng xã hội nên ra nông nổi thế?
Bác Vinhhuy Le phóng to hình xem chữ Hán có phải ghi phiên hiệu mỗi chiếc tàu ngầm không nhé?
P/S: Báo chí Việt chỉ giói soi mói mấy chuyện hoa hậu bán dâm, cô Kỳ chảy máu mồm, hay ông tiến sỹ gì đó quạc quạc chuyện thu thuế,... mà chẳng điều tra qua ngư dân, hải quân gì cả !