Chuẩn đô đốc Brian Hurley (trước), chỉ huy Lực Lượng Hậu Cần Tây Thái Bình Dương rời khu trục hạm USS Stethem (DDG-63), neo tại Singapore ngày 19/07/2016.ROSLAN RAHMAN / AFP
Căng thẳng Mỹ-Trung được hoà dịu từ sau cuộc hội kiến Donald Trump-Tập Cận Bình vào tháng tư năm nay tại Florida. Tuy nhiên, quan hệ song phuơng trở thành lạnh giá sau một loạt động thái của Washington làm Bắc Kinh nổi giận.
Vụ khu trục hạm Mỹ USS Stethem tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017, chỉ là tiếp nối một loạt sự kiện trong 6 tuần lễ gần đây sau cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hồi tháng Tư năm nay ở Florida.
Vào ngày 25/05/2017, hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch « Tự do hàng hải » lần đầu tiên thời tổng thống Donald Trump, ở Trường Sa trong mục đích phủ nhận trên thực tế những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo AFP, hành động biểu dương của hải quân Mỹ ở Hoàng Sa hôm chủ nhật, vài giờ trước khi tổng thống Mỹ điện đàm với chủ tịch Trung Quốc dường như xác nhận Mỹ chọn chiều hướng cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ.
Trong tuần qua, Washington đã đưa ra một loạt biện pháp gây bất bình cho Bắc Kinh. Hôm thứ năm 27/06, chính quyền Trump bật đèn xanh bán cho Đài Loan 1,4 tỷ đô la vũ khí. Cùng ngày, Washington lần đầu tiên thông báo trừng phạt ngân hàng Trung Quốc Dandong, cáo buộc ngân hàng này vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc cấm vận Bắc Triều Tiên. Cũng trong ngày thứ năm, bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố quan ngại các quyền tự do tại Hồng Kông không được Trung Quốc tôn trọng. Trước đó hai hôm, Mỹ đưa Trung Quốc và danh sách đen các nước buôn người ngang hàng với Bắc Triều Tiên, Syria và Venezuela.
Những quyết định trên đây của Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược với không khí « thân hữu » nhân cuộc tiếp xúc lần đầu giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng tư và những tuần lễ sau đó mà cụ thể là vào giữa tháng 5, Trung Quốc cho phép nhập khẩu thịt bò và khí đốt của Mỹ.
Gần đây, chủ nhân Nhà Trắng nhiều lần tỏ ý thất vọng chính quyền Trung Quốc không giữ lời hứa gây sức ép với Bắc Triều Tiên hoặc ít ra « không mang lại kết quả ».
Bình Nhưỡng thử một loạt tên lửa, công khai vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.
Tại Biển Đông, chủ quyền truyền thống của Việt Nam và Philippines bị Trung Quốc đòi làm chủ đến hơn 80%. Sau nhiều năm gia cố, xây dựng trên các đảo thiên nhiên và bãi đá ngầm, Trung Quốc đã hoàn tất một loạt căn cứ, phi trường, hải cảng có khả năng đón máy bay, tàu chiến, bố trí tên lửa các loại, trong mưu đồ bị tố cáo là quân sự hóa Biển Đông để thống trị.
Nghi ngờ Bắc Kinh thôn tính biển đảo của các nước láng giềng bằng vũ lực, và khống chế con đường hàng hải huyết mạch quốc tế, Washington đưa hạm đội 3 về châu Á Thái Bình Dương tăng cường cho hạm đội 7.
TQ nói tàu Mỹ áp sát đảo Tri Tôn là hành động 'khiêu khích'
Vụ việc diễn ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện với nhau qua điện thoại.
Trong cuộc điện thoại, ông Tập nói với ông Trump rằng "các yếu tố tiêu cực" đang ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Trung, theo nội dung được đọc lại trên truyền hình quốc gia Trung Quốc.
Hồi 2015, BBC đã nhìn thấy một đường băng mới của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn
Một thông cáo của Tòa Bạch ốc về cuộc điện thoại không nói gì về việc hai nhà lãnh đạo có thảo luận về vụ này hay không. Thông cáo nói các nhà lãnh đạo đã "tái khẳng định cam kết của mình trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên".
Hoa Kỳ đã lặp đi lặp lại lời cảnh báo Trung Quốc về việc chiếm đóng và ráo riết bồi đắp đảo ở các vùng nước có tranh chấp, nhưng Bắc Kinh nói họ có đầy đủ quyền chủ quyền để thực hiện các hành động trên.
Trung Quốc nói sẽ áp dụng "mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia" sau vụ tàu USS Stethem đi sát đảo Tri Tôn.
Bắc Kinh cũng cáo buộc Hoa Kỳ "cố tình gây chuyện" trong khu vực trong lúc Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á láng giềng đã "dịu xuống và cải thiện tình hình".
Đảo Tri Tôn cũng là nơi Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Bản quyền hình ảnhCHINA NEWS SERVICEImage captionDu khách Trung Quốc được tới tham quan Quần đảo Hoàng Sa
Bản quyền hình ảnhVCG/GETTY IMAGESImage captionĐảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa
Tàu USS Stethem hôm 02/07/2017 áp sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền, khiến Bắc Kinh gọi đây là "khiêu khích quân sự".
Vậy thông điệp từ hoạt động của tàu USS Stethem là gì và lịch sử tranh chấp tại vùng này có gì liên quan đến hòn đảo nhỏ này?
BBC Tiếng Việt điểm qua năm vấn đề cơ bản:
1. Không công nhận đường cơ sở quanh Hoàng Sa
Đài Fox News ở Hoa Kỳ nói đi vào phạm vi 12 hải lý cách đảo Tri Tôn là thông điệp "Hoa Kỳ không công nhận" chủ quyền của Trung Quốc tại đây.
Lucas Tomlinson trên trang Fox News, kênh truyền hình "yêu thích" của Tổng thống Trump, trích dẫn một quan chức quốc phòng Mỹ nói USS Stethem cũng "thách thức cả tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Đài Loan" về đảo này.
"Phạm vi 12 dặm biển là biên giới lãnh hải bao quanh mọi quốc gia có biển, và đi tàu vào bên trong phạm vi này chính là cách gửi ra thông điệp Hoa Kỳ không công nhận tuyên bố chủ quyền đó."
Cùng lúc, trang Independent ở Anh trích lời bà Mira Rapp-Hooper, chuyên gia về Biển Đông tại Center for a New American Security, nói:
"Khác với Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo mấy năm qua, tại Hoàng Sa, nước này trên thực tế đã kiểm soát toàn bộ từ 1974."
Bà giải thích mục đích của Hoa Kỳ sử dụng quyền tự do hàng hải (freedom-of-navigation operation, gọi tắt là FONOP) là nhằm thử thách "đường cơ sở bất hợp pháp của Trung Quốc quanh vùng Hoàng Sa".
2. Trump bắt đầu nản về Trung Quốc
Bản quyền hình ảnhVCG/GETTY IMAGESImage captionUSS Stethem vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn để gửi thông điệp tới TQ
Nhưng động thái mới nhất của Hải quân Mỹ còn được thực hiện trong bối cảnh "có vẻ như chính quyền Trump hết kiên nhẫn với Bắc Kinh về các công tác tiếp tục xây đắp quân sự ở Biển Nam Trung Hoa", tác giả Tomlinson viết.
Bên cạnh đó, "Hoa Kỳ cũng thất vọng rằng Bắc Kinh không kiềm chế được Bắc Hàn về chương trình nguyên tử và hỏa tiễn".
Hôm 1/7, báo The Guardian ở Anh cũng nhận định rằng "tuần trăng mật của hai ông Trump và Tập Cận Bình đã chấm dứt".
Hoa Kỳ cố ý chọn ngày ông Tập Cận Bình sang duyệt binh ở Hong Kong tuần qua để kêu gọi "thêm dân chủ cho Hong Kong và rằng Trung Quốc phải tôn trọng các quyền tự do, gồm cả tự do báo chí".
Tàu Mỹ áp sát đảo Tri Tôn
3. Vì sao Tri Tôn quan trọng?
Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) gồm 130 đảo san hô, bãi đá và đá ngầm, cách miền Trung Việt Nam 250 hải lý (400 km) về phía Đông và đảo Hải Nam của Trung Quốc 220 hải lý (350 km) về phía Nam, theo Britannica.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, là nhóm đảo Lưỡi Liềm ở phía Tây, và nhóm đảo An Vĩnh ở phía Đông.
Đảo Tri Tôn - có tên theo chiếc tàu của Anh HMS Triton, nằm riêng lẻ ra về phía Nam và thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm. Trung Quốc gọi đây là đảo Trung Kiến.
Khoảng cách từ Tri Tôn vào đảo Lý Sơn của Việt Nam lại chỉ có 123 hải lý.
Bản quyền hình ảnhTAILIEUTIENGVIETImage captionBản đồ và tên gọi nhiều đảo trong vùng Hoàng Sa từ một tài liệu tiếng Việt
Khoảng cách từ Tri Tôn đến mũi Ba Làng An trên đất liền Việt Nam chỉ có 135 hải lý, gần hơn khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến đảo Lăng Thuỷ thuộc Hải Nam của Trung Quốc (140 hải lý).
Cũng vì vị trí nằm ngoài hẳn nhóm đảo chính, Tri Tôn có ý nghĩa phòng thủ, chặn lối vào các đảo còn lại.
Trước lần vào gần đảo Tri Tôn hôm đầu tháng 7 mới đây, một chiến hạm của Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2016 cũng đi vào gần đảo này.
Để thách thức chủ quyền của bất cứ nước nào đang kiểm soát Hoàng Sa, Hoa Kỳ không cần phải vào sâu trong nhóm đảo An Vĩnh và Lưỡi Liềm mà chỉ cần đến gần đảo Tri Tôn là đủ.
4. Lịch sử chủ quyền và quyền kiểm soát
Năm 1932, Pháp tuyên bố đưa quần đảo Hoàng Sa vào thuộc Liên bang Đông Dương và lập một trạm khí tượng tại đây.
Bản quyền hình ảnhDIGITALGLOBE/SCAPEWARE3DImage captionKhông ảnh của DigitalGlobe tháng 2/2016 chụp Đảo Bắc (North Island), cách đảo Phú Lâm 12 km về phía Bắc
Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier ra Nghị định đặt Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa và Hoàng Sa tách khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào Thừa Thiên.
Trong Thế Chiến 2, Nhật Bản chiếm một số đảo nhưng rút đi để rồi đến năm 1951 tuyên bố từ bỏ chủ quyền tại đây.
Năm 1947, quân đội Trung Hoa Dân quốc chiếm đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo lớn nhất trong nhóm An Vĩnh (phía Đông).
Cùng thời gian, trên đảo Hoàng Sa (Prattle Island), là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (phía Tây), người Pháp vẫn vận hành trạm khí tượng và sau đó, Quốc gia Việt Nam tiếp tục công tác này.
Bản quyền hình ảnhGOOGLEMAPImage captionĐảo Tri Tôn (đánh dấu đỏ trên bản đồ) nằm gần bờ biển VN hơn là khoảng cách từ đảo Hoàng Sa (trong cùng nhóm đảo Lưỡi Liềm) tới khu vực đảo Hải Nam của Trung Quốc
Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.
Sau năm 1954, khi Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam (tạm thời), con số quốc gia tuyên bố chủ quyền tăng lên gấp đôi.
Sau khi tiếp quản từ Trung Hoa Dân quốc, Trung Quốc cộng sản và Việt Nam Cộng hòa là hai nước kiểm soát trên thực tế một số đảo, bên giữ nhóm đảo phía Đông, và bên giữ nhóm phía Tây.
Nhưng hai nước khác cũng nói họ là bên tiếp nhận chủ quyền đã nêu.
Trong trường hợp Đài Loan thì họ vẫn tiếp tục coi mình là Trung Hoa Dân quốc cùng mọi chủ quyền tại quần đảo này trước khi mất về tay Bắc Kinh.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nói họ mới là bên có chủ quyền chính đáng từ tất cả những gì người Pháp trao trả lại.
5. Khai thác dầu khí và căn nguyên xung đột
Bản quyền hình ảnhKYODO NEWSImage captionHải quân TQ tập trận gần Hoàng Sa hồi tháng 7/2016
Theo Bách khoa Toàn thư Anh, xung đột ở Biển Đông bùng lên năm 1974 sau khi Việt Nam Cộng hòa bắt đầu ký các hợp đồng khai thác dầu khí với công ty nước ngoài, khiến Trung Quốc có phản ứng.
Trung Quốc đã tấn công các đảo ở Quần đảo Hoàng Sa bằng không quân và hải quân, chiếm trạm khí tượng (trên đảo Phú Lâm), và kiểm soát toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa từ đó.
Nhưng kể từ đó đến nay, chủ quyền các hòn đảo ở đây vẫn là cốt lõi của tranh chấp, theo Britannica.
Các vấn đề lại bùng nổ năm 2014 khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được kéo xuống khu vực gần Quần đảo Hoàng Sa, khiến Việt Nam phản đối.
Tin tức về một giàn khoan khác mà Trung Quốc đưa ra Biển Đông gần đây dù không được nước này xác nhận, đang tiếp tục làm nóng lên bầu không khí xung quanh các vùng đảo ở đây.
(Thời sự) - Khi việc khắc phục và đền bù sự cố môi trường Formosa vẫn còn chưa hết nhức nhối thì mới đây ông Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) Nguyễn Linh Ngọc cuối cùng đã ký quyết định cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhấn chìm gần 1 triệu m3 bùn thải xuống vùng biển gần khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau.
Vị thứ trưởng Linh Ngọc này bảo đã có cuộc bỏ phiếu của 22 người gồm các chuyên gia ngành, đại diện địa phương Bình Thuận và đa số trong đó đã đồng ý quyết định này. Nhưng không biết đa số trong đó là ai, người nào bỏ phiếu? Trong khi cách đây 8 tháng, vị Bộ trưởng Trần Hồng Hà của Bộ TNMT này đã còn kiên quyết nhấn mạnh, “không thể đổ chất thải xuống biển”? Chẳng lẽ ông Thứ trưởng dám vượt quyền Bộ trưởng?
Bản sơ đồ toàn khu vực nhấn chìm chất thải.
Lâu nay trên nhiều diễn đàn chính thức, các nhà khoa học đã phản đối việc cho đổ thải bởi khu vực đổ chất thải là một vùng biển có vai trò cực kỳ quan trọng bởi là vùng nước trồi, là ngư trường rất lớn của Việt Nam, có giá trị to lớn, lâu dài về môi trường, nhất là đa dạng sinh học. Một diện tích rất lớn san hô đáy sẽ bị vùi lấp trong khi chỉ cần một lớp mỏng bụi lắng đọng vùi lấp là san hô đã chết, kéo theo mất vùng sinh thái của nguồn lợi khu vực.
Thậm chí, đại diện Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã khẳng định “Dự án có quá nhiều điều không hợp lý”, nhất là các luận cứ trong đánh giá tác động của dự án có một số vấn đề không ổn. Theo đó đặc điểm địa hình khu vực nhận chìm không xét tới các yếu tố dòng chảy trong khu vực. Căn cứ dẫn chứng trong hồ sơ xin nhận chìm 1,5 triệu m3 vật liệu nạo vét của Vĩnh Tân 1 là tài liệu quan trắc thủy triều của một công ty tư vấn Trung Quốc. Các tài liệu nghiên cứu của Viện Hải dương học Việt Nam cũng như các tài liệu về vùng nước trồi trong khu vực được công bố đã không được đưa vào căn cứ này.
Hơn nữa, dự án sẽ lấp 30 ha mặt đáy biển với chiều cao 3 m chất thải, như vậy độ lan tỏa theo dòng hải lưu sẽ là không nhỏ. Nếu dự án chỉ đánh giá tác động trong khu vực xã Vĩnh Tân mà không tính đến tác hại của cả khu vực rộng là chưa đủ. Bởi, biển là một thực thể chuyển động liên tục và không ai dám đảm bảo khối bùn thải ấy sẽ không như một con quái vật di chuyển để phá hoại các vùng biển khác. Quan trọng hơn, tiền lệ này sẽ kéo theo những lần khác. Chắc chắn, đây không phải là vụ chôn chất thải xuống biển duy nhất. Quá bức xúc về vấn đề này, TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang đã nhấn mạnh, Bộ TNMT và ông thứ trưởng đã kí quyết định này, “phải chịu trách nhiệm về quyết định này”.
Rõ ràng đây là sự việc tối hệ trọng, có thể tạo ra mội thảm họa môi sinh biển không chỉ phá hủy Khu bảo tồn biển Hòn Cau mà có thể tác động sâu rộng vùng bờ biển tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, tiêu diệt môi sinh, ngư trường địa phương miền Trung Nam Bộ. Một câu hỏi đặt ra, làm sao có chuyện hàng trăm ngàn, hàng triệu người này lại có thể cho phép hội đồng 22 người bỏ phiếu theo lời ông Thứ trưởng ấy để ra một quyết định được cho là sẽ phương hại mãi mãi, không thể cứu vãn đến môi sinh mình sinh sống như thế?
Bộ Tài nguyên và Môi trường tin rằng thứ thải ra của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 là an toàn?
Có lẽ không cần trình bày thêm về sự dịch chuyển công nghệ nhiệt điện của người Trung Quốc cũng như tác hại của những vùng đất là điểm đến của sự dịch chuyển này nhận lãnh. Qua thống kê chỉ trong năm 2015 các loại bệnh liên quan đến ô nhiễm, nhóm nghiên cứu đã tách ra số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở VN là 4.300 người mỗi năm.
Bởi khói thải từ nhiệt điện than có thể bay hàng trăm kilômet, tạo bụi siêu nhỏ – liên quan đến hàng ngàn cái chết ở VN, chưa kể những ảnh hưởng đến chất lượng đất, mùa màng nhiều nơi… “Chỉ một Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã thải ra 4.400 tấn tro và xỉ than/ngày, giải pháp để quản lý thế nào? Trong khi ở Vĩnh Tân sắp tới sẽ có tới bốn nhà máy, với tổng công suất trên 5.000 MW” – Ông Hồ Trung Phước, giám đốc Sở Khoa học – công nghệ Bình Thuận thừa nhận. Và minh chứng rõ nhất, hãy nghe những gì người dân Bình Thuận phải chịu đựng khi cơn ác mộng nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân về đây.
Người dân xóm 7, thôn Vĩnh Phúc (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã từng phản ứng do khói bụi thải ra từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Đầu năm 2017, Trung Quốc quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than trong cả nước. Nguyên nhân là do lượng khí thải từ những nhà máy này gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Thế nhưng ở Việt Nam, rất nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD lại được phê duyệt rầm rộ, đặc biệt là những dự án này đa phần do Trung Quốc đầu tư.
Ông Lauri Myllyvirta, thành viên nhóm nghiên cứu Đại học Harvard, dẫn báo cáo cả khu vực Đông Nam Á và VN cảnh báo nếu cứ phát triển nhiệt điện than, VN cũng ô nhiễm không khí như Bắc Kinh, khi ra đường có thể không thấy mặt nhau. Và chúng ta đang phải chịu đựng những công nghệ chuyển giao lạc hậu này. Thử hỏi với cái công nghệ này thì chất thải khi ra ngoài sẽ được xử lý tới đâu hay thậm chí không được xử lý ?Nghiệm trọng và nguy hại là thế ấy vậy mà các nhà quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường tin rằng thứ thải ra của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 là an toàn?
Toàn cảnh bản đồ điện than Việt Nam năm (tầm nhìn 2030) và tương lai của Việt Nam
“Đất nước mình một dải biển nhọc nhằn cũng vì công nghiệp bẩn, cũng vì thói quản lý cẩu thả, vô trách nhiệm. Đất nước mình con sóng phong ba, cũng bởi thói dửng dưng trước những hiểm hoạ môi trường đầy dự báo. Đất nước mình giọt biển mặn đắng vì những thứ chúng ta im lặng và chấp nhận hôm nay, chính là sợi dây thòng lọng đang thít chặt dần vào cổ của con em mình”. – Xin mượn 1 câu nói tâm huyết của ai đó để nói lên tâm tư của mình.
Thấy chuyện chọi trâu Đồ Sơn, ông chủ trâu bị trâu húc chết. Tôi
nhớ bài thơ này viết năm 2005. Đưa lên đây như lời tâm sự
Đồ Sơn có
hội chọi trâu
Người từ nơi đẩu nơi đâu đổ về
Biển như một mảnh ao quê
Tiếng cười tiếng nói tiếng xe khê nồng
Đầy đường lục lục, hồng hồng
Hung hăng với bước trâu lồng chọi nhau
Nào thù nào oán gì đâu
Kéo cày là phận, dãi dầu là thân
Chia nhau vạt cỏ xanh ngần
Sớm cười toét miệng, trưa nằm cọ lưng
Kiếp trâu sỏ mũi buộc thừng
Thương nhau cùng cảnh quây quần bên nhau!
Vì đâu chẳng hiểu vì đâu?
Người ta bắt phải đối đầu tử sinh
Chiêng khua, trống thúc thình thình
Nào roi, nào gậy thất kinh vía hồn
Bạn bè sừng gẫy máu tuôn
Bên thua bên thắng cũng buồn ngang nhau
Chỉ người đắc chí sở cầu
Vui như gái goá đã lâu lấy chồng.
Thế rồi cuộc chọi vừa xong
Trâu thua trâu thắng đều cùng "hy sinh"!
Người ta tiệc rượu linh đình
Thịt xương ấm bụng, lửa tình rân rân...
Đồ Sơn trâu
chọi bao lần
Có ai trắc ẩn nỗi gần niềm xa...?
"Sở Tài nguyên và môi trường Đắk Nông cũng yêu cầu đơn vị để xảy ra sự cố thu hồi chất bột đã bị phát tán, có biện pháp kỹ thuật khắc phục và không để tái diễn tình trạng này nhằm tránh thiệt hại kinh tế và gây hoang mang cho người dân", nguồn từ từ lãnh đạo Sở TN-MT Đắk Nông cho biết.
Lắp đặt một hạng mục trong khu bauxite Nhân Cơ, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTO
Theo tông tin từ Tuổi trẻ, hiện tượng trên đang gây lo lắng cho nhiều hộ dân lân cận.
Được biết, sự việc xảy ra từ tối 27/6 tại khu bauxite Nhân Cơ của nhà máy này tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp. Người dân sau khi quan sát đã phát hiện có chất bột màu trắng từ Nhà máy chế biến alumin Nhân Cơ phát tán và bám trên cây trồng của người dân.
Khi có thông tin phản ánh, Sở TN-MT Đắk Nông đã cho kiểm tra và ghi nhận chất bột màu trắng là của Nhà máy alumin Nhân Cơ bị phát tán trong quá trình nung hydrat đã gây ra.
Sở Tài nguyên và môi trường Đắk Nông cũng nhận định quy trình sản xuất hoạt động, đặc biệt tại giai đoạn nung của nhà máy, còn chưa được hoàn thiện.
"Việc để phát tán Al2O3 ra môi trường không khí không những mang thiệt hại về kinh tế mà còn làm gia tăng nồng độ bụi, là một trong những tác nhân có thể gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực", sở báo cáo TN-MT nói rõ.
Trên cơ sở đó, Sở kiến nghị UBND tỉnh Đắk Nông có văn bản đề nghị Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam và các bộ ngành có liên quan nhanh chóng kiểm tra, có biện pháp xử lý.
Riêng Công ty Nhôm Đắk Nông, phải thu hồi ngay lượng alumin tồn đọng tại bể chứa hở khu vực nung hydrat, đồng thời che chắn kín khu vực nung hydrat để không để lặp lại tình trạng nêu trên.
Đồng thời phải có giải pháp chấn chỉnh, không để lặp lại tình trạng trên.
Công nghệ Trung Quốc?
Liên quan tới dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), dự án được khởi công năm 2010, trong đó chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ - TKV (Vinacomin), còn tổng thầu là Công ty TNHH Công trình quốc tế nhôm Trung Quốc (Chalieco).
Vào khoảng tháng 7/2016, khi đang vận hành nhà máy một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra. Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) thừa nhận, cổ ống bơm đã bị vỡ trong quá trình chuẩn bị chạy thử toàn nhà máy, làm kiềm bị chảy ra ngoài.
Sự cố vỡ đường ống dẫn kiềm của nhà máy Alumin Nhân Cơ vừa xảy ra khiến nhiều khối hóa chất kiềm tràn ra bên ngoài, một phần kiềm thẩm thấu xuống lòng đất, chảy ra suối theo đường ống. Nhận định hiện tượng trên, các chuyên gia xác định là chất lượng đường ống kém, công nghệ lạc hậu.
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, người đã từng đưa ra nhiều cảnh báo trước khi xây dựng nhà máy này cho rằng, hậu quả xảy ra không sớm thì muộn vì công nghệ Trung Quốc quá lạc hậu, đường ống dẫn hóa chất chất lượng kém.
“Lúc chưa xây dựng nhà máy này tôi đã cảnh báo vấn đề môi trường là không thể giải quyết được, nó là quả bom nổ chậm.
Bản thân công nghệ Trung Quốc đang lạc hậu rồi, lúc ấy người dân Trung Quốc cũng phản đối công nghệ đó ở Trung Quốc thì mình lại lấy công nghệ đó về đầu tư ở Tây Nguyên”, ông Khiển nói.
Cũng cho rằng công nghệ quá lạc hậu, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường dẫn chứng nhiều nước khai thác quặng bauxit nhưng không xảy ra vấn đề gì bởi công nghệ tiên tiến và an toàn.
Theo ông Võ, công nghệ mà Trung Quốc sử dụng ở Việt Nam quá lạc hậu. Chúng ta trao quyền chủ động cho doanh nghiệp nhưng buộc họ phải chi nhiều hơn cho công tác bảo vệ môi trường.
Cơ quan khảo sát địa chất Trung Quốc cho biết họ đã chiết xuất được hơn 235.000 mét khối băng cháy (gas hydrate) ở Biển Đông.
Theo AFP, ông Ye Jianliang, người đứng đầu cơ quan Khảo sát Địa chất Hàng hải ở Quảng Châu, cho biết: “Trung Quốc đã vượt quá kỳ vọng khi hoàn tất việc thăm dò thử nghiệm băng cháy với các sáng kiến công nghệ và kỹ thuật của địa phương”.
“Điều này đánh dấu một bước đột phá mang tính lịch sử”.
Cách đây 6 tuần, Trung Quốc tuyên bố đã có thành công đầu tiên khi thu thập được mẫu băng cháy ở Biển Đông. Hoạt động khai thác đáy đại dương này diễn ra tại một điểm khảo sát ở khu vực Shenhu gần đảo Hải Nam, ở phía bắc Biển Đông.
Khu vực Shenhu được khoanh tròn trên bản đồ Biển Đông (Ảnh: China Defense Forum)
AFP cho biết Trung Quốc hy vọng khai thác băng cháy để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nước này. Khi được chiết xuất, 1 mét khối băng cháy sẽ giải phóng 164 mét khối khí tự nhiên thông thường, theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE).
Trung Quốc phát hiện băng cháy ở Biển Đông vào năm 2007, theo tờ China Daily.
Băng cháy là vật chất thể rắn, hình thành từ khí thiên nhiên và nước dưới điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0 độ C).
Một miếng băng cháy (Ảnh: Weibo)
Các nhà phân tích cho biết loại tài nguyên này có thể là một nhân tố làm thay đổi thời cuộc đối với các quốc gia có ít nguồn khí đốt tự nhiên.
“Một ví dụ hoàn hảo là Nhật Bản, vì họ không có nhiều khí đốt thông thường, nên đối với họ, băng cháy có thể là một nguồn dự trữ quan trọng”, theo giảng viên cao cấp Ingo Pecher tại Đại học Auckland của New Zealand.
Tuy nhiên, phải mất “thêm 10 năm nữa” mới có thể chiết xuất băng cháy cho mục đích thương mại, theo ông Paul Duerloo, một đối tác và giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Boston Consulting Group ở Tokyo.
Ông nói: “Chúng ta biết tài nguyên ở đâu, cần áp dụng công nghệ gì, nhưng với chi phí hiện tại thì sản lượng được khai thác từ các hố khoan không bền vững về mặt thương mại”.
Tuy nhiên, ông Duerloo khẳng định băng cháy có “tiềm năng khổng lồ” nếu vượt qua được các rào cản về chi phí và kỹ thuật.
(Tin tức thời sự) - “Vấn đề cây xanh làm thế nào cho tốt thì phải hỏi người dân và các chuyên gia về lĩnh vực này. HN xin ý kiến Bộ Xây dựng cũng không đúng”.
Nhiều tờ báo đưa tin ngày 6/6, UBND TP Hà Nội đã gửi công văn xin ý kiến Bộ Xây dựng về dự án xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Về vấn đề này, ngày 27/6, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội về dự án xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Theo đó, Bộ Xây dựng thống nhất về cách tiếp cận nghiên cứu, đánh giá tổng quan. Tuy nhiên đối với cây xanh, Bộ Xây dựng nhận thấy bản vẽ hiện trạng cây xanh sơ sài.
Theo Bộ Xây dựng, phương án thay thế cây mới cần chỉ rõ từng vị trí, có bảng thống kê, phân loại, đánh số chủng loại cây như vị trí, ký hiệu các loại cây và lập hồ sơ cho từng cây phục vụ công tác quản lý.
Các chuyên gia chưa đồng tình với việc thay thế cây xanh quanh hồ Gươm.
Bộ Xây dựng yêu cầu chủng loại cây phải đồng nhất trên trục tuyến đường, trong khu vực vườn hoa. Cây xanh cần thể hiện đường kính, phân cành, màu sắc lá, hoa.
Trao đổi với Đất Việt trước thông tin này, KTS Ngô Doãn Đức, Hội KTS Việt Nam cho rằng việc này cần phải xem xét một cách thận trọng, không thể vội vàng.
Theo ông Đức, hồ Gươm từ lâu nay được biết đến với nhiều loại cây đẹp, quý hiếm, có giá trị lịch sử nhiều năm như: cây lộc vừng, cây phượng, hoa gạo... Tất cả cây cối xung quanh mặt hồ như một bản hòa tấu vào mặt nước, như một lẵng hoa giữa lòng thủ đô. Không chỉ người dân thủ đô mà du khách từ nhiều tỉnh, thành khác cũng về đây chụp ảnh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp.
“Cá nhân tôi không ủng hộ việc này. Giờ Hà Nội tính thay thế cây xanh quanh hồ Gươm là thay thế cái gì? Tại sao lại thay thế?
Những ai tác động đến hồ Gươm phải rất thận trọng. Vì đây là những hình ảnh thân quen, gắn liền với người dân lâu năm. Xung quanh đền Ngọc Sơn và dọc bờ Hồ có rất nhiều cây, có những cây nghiêng sát mặt nước rất đẹp.
Ở đây Hà Nội hỏi ý kiến Bộ Xây dựng tôi nghĩ cũng không đúng. Thực tế Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý không gian văn hóa lịch sử, quản lý nhà nước trực tiếp về hồ Gươm. Còn Bộ Xây dựng là quản lý nhà nước nói chung, không phải quản lý nghệ thuật, không phải đơn vị quản lý cây xanh.
Vấn đề cây xanh làm thế nào cho tốt thì phải hỏi các chuyên gia về lĩnh vực này, chứ không phải các cơ quan nhà nước hỏi ý kiến nhau”, ông Đức khẳng định.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng cho rằng cây xanh ở hồ Gươm ngoài giá trị về mặt sinh thái, bóng mát còn có giá trị rất lớn về số lượng loài, về lịch sử gắn liền với từng gốc cây, từng loài cây và từng vị trí.
“Cho nên tất cả việc này cần phải được tính toán cụ thể. Cây xanh ở hồ Gươm rất quý. Nó không đơn giản là một cái cây cho bóng mát. Mỗi một cây lại có một lịch sử, có một câu chuyện riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng, thơ mộng cho hồ Gươm”, TS Sinh nói.
Phải xin ý kiến các nhà khoa học và nhân dân
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng cũng tỏ ra bất ngờ khi biết thông tin Hà Nội đang tính phương án thay thế cây xanh quanh hồ Gươm.
Theo ý kiến của ông Đăng, cây xanh ở hồ Gươm chúng ta phải làm công tác bảo tồn là chính chứ không nên tính đến chuyện thay thế, trồng mới.
“Cây xanh có cả lịch sử lâu năm như cây lộc vừng hơn 100 năm, chủ yếu phải bảo tồn chứ làm sao mà thay thế. Nếu thay thế thì phải ý kiến của các nhà khoa học, của chuyên gia cũng như người dân”, ông Đăng khẳng định.
Trong khi đó, KTS Ngô Doãn Đức cho rằng UBND TP Hà Nội cần bình tĩnh hơn khi chỉnh trang xung quanh hồ Gươm. Thời gian vừa qua thành phố đã tốn nhiều tiền vào việc lát đá, kè bờ tuy nhiên việc này không mang lại nhiều hiệu quả. Thậm chí rác thải xung quanh hồ Gươm vẫn nhiều, gây ra mất mỹ quan.
“Vì sao Hà Nội phải xin ý kiến Bộ Xây dựng mà không xin ý kiến người dân và các chuyên gia trong lĩnh vực cây xanh. Việc này cần phải được làm nghiêm túc.
Thứ hai, cần giải tỏa các cơ quan quanh hồ Gươm, gương mẫu nhất là các cơ quan nhà nước, trả lại không gian để cộng đồng đến thưởng ngoạn. Và nếu có trồng cây thì nên tính trên những mặt bằng đấy.
Cây đang có xung quanh hồ cần phải bình tĩnh để xem xét. Chỉ khi nào cây bị sâu thì mới thay thế hoặc tìm cách cứu chữa để giữ hình ảnh thân quen của hồ Gươm”, ông Đức nêu quan điểm.
Ngoài ra, KTS Ngô Doãn Đức cũng đề nghị Hà Nội làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong việc hàng loạt cây xanh mới trồng ở nhiều tuyến phố bị chết khô, thậm chí cây trồng lâu nhưng khi bị đổ do gió bão thì vẫn còn nguyên cả bọc ni lông.
“Hà Nội hãy tự vấn và trả lời việc này. Cần phải xử lý trách nhiệm cá nhân và trả lời công khai để người dân tin tưởng”, ông Đức nhấn mạnh.