Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Đất quốc phòng, ranh giới nào ?


  • GS.TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ
  • 07.07.2017, 12:36
TTCT- Những ngày qua, vấn đề sử dụng đất quốc phòng thu hút sự quan tâm của người dân.TTCT giới thiệu bài viết của GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, nhằm cung cấp thêm thông tin liên quan vấn đề này.
 Đất quốc phòng, ranh giới nào ?
Đường Võ Nguyên Giáp (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) trước đây có nhiều đơn vị quân đội đóng quân. Sau thời gian chính quyền Đà Nẵng thuyết phục, năm 2005 quân đội đã đồng ý di dời các đơn vị để có đất cho TP phát triển -Hữu Khá
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra đối với khung pháp luật về quản lý và sử dụng đất quốc phòng là: mục đích gì được gọi là mục đích quốc phòng?
Tất nhiên câu trả lời không hề đơn giản, vì mục đích quốc phòng khá đa dạng và phức tạp. Ví dụ một đơn vị quốc phòng sử dụng đất để xây dựng nhà máy sản xuất vũ khí thì có đúng mục đích quốc phòng hay không?
Hay một đơn vị quốc phòng sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cao, vùng xa, vùng sâu, nơi vắng dân cư vừa để bảo vệ đất nước vừa được thụ hưởng nông sản thì có gọi là cho mục đích quốc phòng hay không?
Vậy nên sử dụng đất vào mục đích quốc phòng hay kinh tế vẫn không thể có một ranh giới thực sự rõ ràng. Luật đất đai (LĐĐ) đã có thay đổi đáng kể trong góc nhìn về cách quản lý và sử dụng đất quốc phòng, nhưng đều chưa đạt được những tiêu chí hợp lý.
 Đất quốc phòng, ranh giới nào ?
 
Khung pháp luật về quản lý và sử dụng đất quốc phòng
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng chưa được quy định cụ thể trong LĐĐ đầu tiên năm 1987.
Tiếp theo trong LĐĐ 1993, khoản 1 điều 65 quy định cụ thể về sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm đất để đóng quân; đất làm căn cứ quân sự; đất xây dựng các công trình quân sự, an ninh; đất làm sân bay, ga, cảng quân sự; đất làm kho tàng cho các lực lượng vũ trang; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang và đất sử dụng làm các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng có nội dung “phục vụ quốc phòng kết hợp làm kinh tế” lại không được thống nhất nhìn nhận.
Khoản 1 điều 89 của LĐĐ 2003 đưa ra quy định về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh với hai điều chỉnh so với LĐĐ 1993:
(1) bổ sung mục đích sử dụng đất làm nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân và đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý;
(2) bỏ cụm từ “quốc phòng kết hợp làm kinh tế” trong mục đích sử dụng “đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh”.
Như vậy, LĐĐ 2003 đã có góc nhìn “khắt khe” hơn với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. LĐĐ 2013 vẫn giữ nguyên quy định về đất quốc phòng, an ninh như LĐĐ 2003 và được quy định tại điều 61 và điều 148.
Điều 61 quy định về phạm vi áp dụng cơ chế nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, trong đó không áp dụng cho trường hợp đất để sử dụng vào mục đích “quốc phòng kết hợp làm kinh tế”.
Như vậy, có thể thấy khái niệm về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được quy định ngày càng chặt chẽ hơn trên nguyên tắc:
(1) mục đích quốc phòng, an ninh phải được xác định “thuần túy” gắn với nhiệm vụ bảo vệ đất nước; (2) mọi diện tích đất do các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang sử dụng vào mục đích làm kinh tế hoặc quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế đều không được coi là đất quốc phòng, an ninh.
Nói cách khác, đất đai do các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang sử dụng đều không thuộc phạm vi đất quốc phòng, an ninh, được coi là đất sản xuất nông nghiệp hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
 Đất quốc phòng, ranh giới nào ?
Để có con đường Phạm Văn Đồng (Q.Sơn Trà) thông ra biển rộng và đẹp như hôm nay, nhiều đơn vị quân đội đã di dời đi nơi khác để Đà Nẵng có quỹ đất làm đường, chỉnh trang đô thị -Hữu Khá
Câu chuyện sử dụng đất 
quốc phòng
Đất quốc phòng được hình thành tự nhiên như một câu chuyện lịch sử. Năm 1954 khi giải phóng miền Bắc và năm 1975 khi giải phóng miền Nam, quân đội nhân dân ta đã tiếp quản và sử dụng tất cả đất đai do quân đội thực dân và quân đội chế độ cũ chiếm đóng.
Từ đó biến động tăng giảm không nhiều. Đến năm 2000, tổng diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của cả nước là 191.680ha (không có số liệu tách riêng đất quốc phòng và đất an ninh), trong đó đất an ninh do các đơn vị thuộc Bộ Công an sử dụng chỉ chiếm khoảng 10%, chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích quốc phòng.
Theo LĐĐ 2003, đất quốc phòng và đất an ninh được tách riêng thành hai loại riêng biệt. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng có biến động qua các năm (xem biểu đồ).
Trong tổng diện tích đất quốc phòng như bảng trên, diện tích đất quốc phòng tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng tới Bình Thuận, chiếm tới khoảng 50% tổng diện tích đất quốc phòng.
Xét về mặt biến động, diện tích đất quốc phòng được tăng thêm trên 70.000ha trong giai đoạn 2000 - 2005, tiếp tục tăng khoảng 36.000ha trong giai đoạn 2005 - 2010 và giảm khoảng 43.000ha trong giai đoạn 2010 - 2015.
Diện tích đất quốc phòng tăng nhiều trong giai đoạn 2000 - 2010 vì các lý do chủ yếu bao gồm: (1) bổ sung các diện tích đất trước đây do quân đội sử dụng thực tế nhưng chưa đưa vào thống kê đất quốc phòng; (2) Nhà nước giao thêm đất quốc phòng để sử dụng làm sân bay, cảng biển, trường bắn vũ khí hiện đại và nhiều nhu cầu sử dụng khác vào mục đích quốc phòng...
Bên cạnh diện tích đất quốc phòng tăng mạnh, cũng có một số diện tích đất quốc phòng giảm do Bộ Quốc phòng giao lại cho chính quyền địa phương để sử dụng vào mục đích dân sự, cụ thể bao gồm: (1) đất quốc phòng đã giao cho gia đình quân nhân để xây dựng nhà ở, đã thành khu dân cư phù hợp quy hoạch, nay chuyển giao cho địa phương quản lý;
(2) đất quốc phòng nhưng phù hợp với mục đích phát triển kinh tế, bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử... được giao lại cho các địa phương sử dụng;
(3) được cho phép chuyển nhượng cho các nhà đầu tư dân sự để bổ sung ngân sách cho các đơn vị thuộc lực lượng quân đội.
Trong giai đoạn 2010 - 2015 đất quốc phòng giảm khá mạnh, trong đó lý do chủ yếu là Chính phủ quyết định chuyển một phần diện tích thuộc một số hải đảo khác về loại đất sử dụng cho mục đích dân sự.
Ngoài ra, việc rà soát hiện trạng sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất quốc phòng cũng đẩy mạnh quá trình giao lại đất sử dụng hợp lý hơn cho mục đích phát triển kinh tế cho các địa phương cấp tỉnh quản lý và bố trí sử dụng, hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư dân sự để thực hiện các dự án đầu tư.
Suốt thời gian qua, lãnh đạo các tỉnh, TP trực thuộc trung ương đã có nhiều cố gắng trong việc thuyết phục các cơ quan quốc phòng cấp trung ương và cấp tỉnh về ba chuyện có liên quan tới đất quốc phòng.
Một là quy hoạch lại các khu dân cư do các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tạo lập nhằm giải quyết nhà ở cho gia đình quân nhân để giao về cho địa phương quản lý như đất ở.
Hai là chuyển giao đất có lợi thế về phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, lịch sử đang là đất quốc phòng về cho các địa phương quản lý và bố trí sử dụng.
Tại Hà Nội, sau một thời gian dài triển khai, Bộ Quốc phòng đã bàn giao lại một nửa thành cổ Hà Nội cho UBND TP để bảo tồn di tích lịch sử, nhưng vẫn giữ lại một nửa để sử dụng vào mục đích quốc phòng, lấy ranh giới là đường Nguyễn Tri Phương.
Ngoài ra, đất quốc phòng thuộc khu vực sân bay Bạch Mai cũ, sân bay Gia Lâm cũ cũng đã chuyển giao một phần nhất định để phát triển hạ tầng giao thông, làm công viên...
Tại các tỉnh, thành thuộc vùng duyên hải miền Trung, các sở tài nguyên và môi trường (TN-MT) đều có nhiệm vụ trọng yếu là thay mặt UBND cấp tỉnh thảo luận, thuyết phục cơ quan quân sự cấp tỉnh giao lại nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch.
Có thể lấy ví dụ điển hình là bãi biển Mỹ Khê hay bán đảo Sơn Trà tại Đà Nẵng đã được bên quân sự bàn giao lại cho địa phương phát triển du lịch.
Trong nhiều lần trao đổi riêng, anh Nguyễn Điểu, nguyên giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, đã cho biết nhiệm vụ thuyết phục bên quốc phòng giao lại đất quốc phòng có lợi thế phát triển kinh tế là rất khó nhưng Đà Nẵng đã thành công, tạo lợi thế lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Đà Nẵng trở thành TP hiện đại, TP đáng sống.
Ba là việc các đơn vị quốc phòng xin chuyển nhượng lại đất đang sử dụng (chủ yếu “đất vàng”) cho các nhà đầu tư dân sự để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế.
Có thể lấy ví dụ điển hình trường hợp này là Nhà máy Ba Son của quân đội đã được chuyển nhượng cho VinGroup để phát triển nhà ở và khu đô thị mới. Những vụ chuyển nhượng tương tự với các nhà khách, khách sạn, nơi vui chơi giải trí do quân đội quản lý cũng diễn ra ở nhiều địa phương.
 Đất quốc phòng, ranh giới nào ?
Một phần Hoàng thành Thăng Long đã được Bộ Quốc phòng bàn giao cho UBND TP Hà Nội để bảo tồn di tích lịch sử -Nguyễn Khánh
Bàn thêm về chính sách 
quân đội làm kinh tế
Quân đội làm kinh tế hay không làm kinh tế không chỉ là chính sách lớn, mà còn là triết lý quốc phòng lớn, cách thức vận dụng còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Ở VN hay ở nhiều nước châu Á khác, triết lý quân đội phát triển sản xuất trong thời bình để tự lo hậu cần cho thời chiến đã được áp dụng suốt chiều dài lịch sử nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát triết lý này thành một triết lý lớn hơn: mỗi người dân là một người lính bảo vệ đất nước, mỗi người lính cũng là một người dân trong sản xuất. Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng dựa trên triết lý này.
Từ đây, cơ chế doanh nghiệp quốc phòng tham gia hoạt động kinh tế sinh lợi được hình thành và phát triển.
Khảo cứu kinh nghiệm nước ngoài cũng có thể cho thấy một số chính sách khác nhau được áp dụng. Nhà nước Trung Hoa trong thời gian vài chục năm qua cũng đã có những thay đổi mạnh mẽ trong cách nhìn về chính sách quân đội có làm kinh tế hay không.
Dưới thời Tổng bí thư Giang Trạch Dân, số lượng các đơn vị vũ trang làm kinh tế đã được thu hẹp. Tháng 3-2016, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã có thông báo dừng toàn bộ các hoạt động dịch vụ sinh lời của các đơn vị quân đội và cảnh sát vũ trang.
Ở đây, chúng ta cần lưu ý thuật ngữ “dịch vụ sinh lời” được sử dụng để thay thế thuật ngữ “làm kinh tế”. Cốt lõi của vấn đề chính là cơ chế “sinh lời”, là nguyên nhân làm sao nhãng nhiệm vụ chính của quân đội là bảo vệ đất nước.
Những chính sách như vậy từng bước đã đưa Trung Hoa từ một nước có nền quốc phòng không mạnh trở thành đất nước có lực lượng quân sự hiện đại trên thế giới.
Tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Pháp... kinh tế quốc phòng là một lĩnh vực phát triển rất mạnh, sinh lợi cao nhưng không do lực lượng vũ trang thực hiện, mà do kinh tế tư nhân thực hiện như các ngành kinh tế khác.
Ví dụ như ở Pháp, doanh nghiệp tư nhân EADS bảo đảm sản xuất mọi loại vũ khí, máy bay quân sự, tên lửa sử dụng vào mục đích quốc phòng. Hay ở Mỹ, Tập đoàn tư nhân Lockheed Martin cũng chế tạo những vũ khí hàng không, vũ trụ cho mục đích quốc phòng.
Quân đội không làm kinh tế, mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ luyện tập để trở thành những đội quân tinh nhuệ, sức chiến đấu cao.
Tại VN, kinh tế quốc phòng là lĩnh vực khu vực dân sự không được thực hiện, mà phải do lực lượng vũ trang thực hiện. Nếu không cho quân đội làm kinh tế quốc phòng thì sẽ không phát triển được công nghệ và kinh tế quốc phòng.
Vấn đề được đặt ra là quân đội làm kinh tế theo cơ chế nào và hạn chế trong phạm vi nào thì phù hợp. Hơn nữa, cần tìm lộ trình hợp lý để thực hiện, tạo nên hướng đi mạch lạc trong nhiệm vụ hiện đại hóa quân đội ta và sử dụng đất quốc phòng đúng mục đích, hiệu quả cao.
Việc thứ nhất có thể làm là quân đội không tham gia các hoạt động dịch vụ kinh doanh “sinh lời” trong phạm vi khối kinh tế dân sự đang làm. Các doanh nghiệp quân đội sẽ được cổ phần hóa để trở thành các doanh nghiệp dân sự thông thường và đất quốc phòng đang sử dụng cũng được trả về cho địa phương quản lý.
Việc tiếp theo là các doanh nghiệp quốc phòng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc phòng theo một cơ chế đặc thù, không lấy tiêu chí “sinh lời” riêng làm trọng tâm. ■
Quy định về chuyển đất quốc phòng sang sử dụng vào mục đích kinh tế
Đất quốc phòng thuộc loại đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, không được tham gia thị trường bất động sản. Việc chuyển đất quốc phòng sang sử dụng vào mục đích khác phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Theo quy định tại điểm đ và e, khoản 1 điều 57 và điều 59 LĐĐ 2013, việc chuyển đất quốc phòng sang sử dụng vào mục đích kinh tế phải được phép của UBND cấp tỉnh.
Theo điều 173 LĐĐ 2013, các tổ chức sử dụng đất quốc phòng không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng cho người khác.
Việc chuyển quyền sử dụng đất phải được thông qua cơ chế Nhà nước thu hồi đất quốc phòng và giao đất cho người khác sử dụng, phù hợp với quy định có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất.

Con gái ông Lê Thanh Thản bị triệu tập điều tra khẩn cấp; Hạ tuồng đi, đừng bỡn cợt nữa; Cử tri đề nghị cán bộ giàu chia sẻ kinh nghiệm làm giàu

Bà Lê Thị Hoàng Yến 
(Pháp luật) - Hàng loạt vi phạm về trật tự xây dựng của tập đoàn xây dựng số 1 Điện Biên và chuỗi khách sạn Mường Thanh, bà Lê Thị Hoàng Yến được công an TP Hà Nội ra lệnh triệu tập khẩn cấp.

Tại kỳ họp thứ 4 HĐND Hà Nội, Giám đốc Công an Hà Nội Đoàn Duy Khương cho biết Thanh tra TP đã chuyển cho Công an TP điều tra khởi tố Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh) có dấu hiệu trốn thuế và vi phạm trật tự xây dựng.

Ngoài địa bàn Hà Nội, trải dài khắp cả nước, tập đoàn Mường Thanh cũng cho thấy dấu hiệu sai phạm hàng loạt. Cụ thể, KS Mường Thanh-Quảng Ninh không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai so với tổng mặt bằng quy hoạch. KS Mường Thanh-Khánh Hòa thi công không đúng hồ sơ bản vẽ với giấy phép xây dựng. KS Mường Thanh-Sài Gòn thi công khi đã hết phép xây dựng. KS Mường Thanh-Thanh Hóa không có giấy phép xây dựng vẫn hoàn thành và đưa vào kinh doanh. KS Mường Thanh-Mũi Né xây lố gấp 3 lần diện tích được cấp phép.

Với những điểm sai phạm khó chấp nhận trên. Ngày 7/7/2017 Công an Hà Nội đã ra quyết định triệu tập khẩn cấp bà Lê Thị Hoàng Yến – Tổng giám đốc tập đoàn Mường Thanh nhằm điều tra làm rõ hơn về doanh nghiệp này.

Bà Lê Thị Hoàng Yến sinh năm 1987, con gái lớn đại gia Lê Thanh Thản, hiện đang giữ chức vụ TGĐ tập đoàn Mường Thanh. Với kiến thức 7 năm tu nghiệp tại Anh về ngành Tài chính tiền tệ, bà Yến là người quản lí chính với hệ thống 30 khách sạn trên cả nước của Tập đoàn Mường Thanh. Không chỉ dừng lại ở đó, con gái của đại gia Lê Thanh Thản còn phụ trách công việc hoàn thiện nội thất, bố trí phòng ốc, quản lý và vận hành khách sạn.

Gần đây, Hoàng Yến đã nhận chuyển nhượng 168.900 cổ phiếu của CTCP Du lịch dầu khí phương Đông (PDC). Sau khi giao dịch được thực hiện, cổ phiếu của cô sẽ tăng từ 6,58% (tương đương 987.000 cổ phiếu) lên hơn 7,7% (tương đương 1.155.900 cổ phiếu).

Bằng việc nắm tất cả quyền lực trong tay tại tập đoàn Mường Thanh, việc triệu tập điều tra với bà Hoàng Yến là điều không thể bỏ qua.

 Pháp Luật


Hạ tuồng đi, đừng bỡn cợt nữa



Hoàng Nguyên Vũ



Mấy hôm nay, có lẽ chuyện để cười, và cười ra nước mắt, chính là chuyện "nuôi gà vịt, nuôi lợn" mà có thể xây được biệt phủ. Lúc đầu đọc, tôi cứ nghĩ là chuyện phiếm. Nhưng không, cuối cùng là phát ngôn thật, là lý lẽ thật!

Và rồi, "anh em nhà lý do" lại được trình làng. Người ta xem lại những lý giải kiểu lý giải khôi hài trước đây như làm ruộng sứt cả tay chân để giàu có; bán chổi đót để thành đại gia; bán men rượu, chạy xe ôm để thành tỷ phú, để tập hợp thành những lý do giàu có chỉ có ở xứ ta.

Những điều này, cứ bỡn cợt như mấy bác nông dân ở quê vui tính kể với nhau những điều không thể chỉ để cười cho sảng khoái ngoài đồng ruộng để quên đi mệt nhọc cơ cực.

Mấy ông quan cũng lại khôi hài bỡn cợt, nhưng lại không giúp những trận vui cười sảng khoái. Mà có cái gì đó đắng đắng. Đau đau. Đắng đắng cho những người nuôi lợn, nuôi gà, bán chổi, chạy xe ôm chân chính, đổ mồ hôi sôi nước mắt ra để lo toan cuộc sống mưu sinh.

Và có cái gì đó, rất ác. Rất thách thức. Thách thức một cách rất bỡn cợt. Rất cùn. Cùn như "đại gia điếu cày", bị điểm tên chỉ mặt vụ thuế má thì đốp chát: "Đi mà hỏi ông Khương ấy".

Thế đấy. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi thứ đều có thể đùa cợt, kể cả đó là những nỗ lực lớn lao của toàn dân vì một xã hội trong sạch và liêm chính, thì người ta vẫn có thể cợt nhả như thế!

Nhìn đi thì có nhìn lại, sự cợt nhả ấy phải chăng do "chờn thuốc"? Và tôi có thể đặt câu hỏi ngược lại, việc chống tham nhũng và quyết tâm chống tham nhũng ở Việt Nam đã thực sự là "chống" và thực sự là "quyết tâm" hay chưa? Thì chắc có lẽ là chưa.

Chưa thì mới có những kẻ bỡn cợt kiểu này chứ!

Sẽ không quá khó nếu chứng minh tài sản của một con người, nhất là một ông cán bộ. Vấn đề là chứng minh hay chưa. Phép tính đơn giản nhất là thời gian cơ học, ông làm một ngày bao nhiêu tiếng, ông giao dịch những gì mà có nhà cao cửa rộng, ông lấy tiền đâu ra mà xây biệt phủ..., chẳng có gì là khó. Ông kinh doanh buôn bán gì? Ông nộp thuế ở đâu? Ông vay tiền ngân hàng để xây nhà to thì ông lấy tiền đâu trả lãi?

Ngay cả các ông ấy, khi nói mình "nuôi lợn", các ông thừa biết là mình nói bỡn cợt, nói thách thức pháp luật, thách thức luôn cả đất nước, nhưng vẫn nói, kiểu nhơn nhơn làm gì được tao nào!

Mà nói thật, các quan cấp tỉnh nào, không biệt phủ thì cũng nhà cửa cao ngất khiến muôn dân phải ngước nhìn thèm muốn. Mấy ai là không xe sang, con toàn đi học nước ngoài tiêu tiền như rác?

Thử khui ra đi, lại bỡn cợt, lại thách thức ngay ấy mà. Hôm nay thì lợn thì chổi, mai thì giàu nhớ bán đồ thùng, bán hủ tiếu gõ, bán bong bóng bên vỉa hè không chừng. Và bao nhiêu nghề nghiệp chân chính của người nghèo khổ lại bị đưa ra diễn tuồng cười cợt.

Nhưng, không cười nổi rồi đấy!

Tham nhũng xưa nay người ta chỉ nhìn ở góc độ tham nhũng vật chất. Là nhà là xe là tiền. Còn nữa, tham nhũng chức tước. Một người làm quan thì kéo theo cả dây anh em họ hàng cùng làm. Còn nữa, tham nhũng nhân phẩm. Lên quan lên chức kéo phe kéo cánh đấu đá. Việc cho dân thì không làm. Nồi của mình thì khư khư giữ và đấu đá.

Hôm qua, tôi có đọc một bài viết, là một người Nhật sống ở Việt Nam, nhìn về Việt Nam, họ không ngần ngại nói rằng, dù xã hội Việt Nam phát triển nhưng VN không thể ngóc đầu lên nổi, vì cái thói hư tật xấu của style làng xã ăn vào máu người Việt.

Ăn vào máu, để dân thì thành gian, quan thì tham khủng; tham kéo theo cả họ cùng tham cùng hưởng. Ăn vào máu để xem tham là bình thường và thoả hiệp với cái tham ấy, cũng bình thường.

Dân sống mất căn bản. Quan sống mất lương tri. Cuối cùng thì quan cứ thế mà thách thức, mà bỡn cợt với dân với nước. Dân thì cùng lắm chế vài chuyện hài cho vui, rồi đâu ra đấy. Công Lý vẫn mãi mãi là một diễn viên hài.

Lại kiểm điểm. Lại luân chuyển. Có gì mới hơn không? Có gì mạnh tay hơn không để dân tin, để dân yêu, để dân đồng hành? Có gì xoá được cái nạn cười cợt và hạ những cái tuồng cười này không?

Để minh oan cho Công Lý, rằng anh ấy là nghệ sĩ ưu tú chứ không phải anh hề. Để trả lại sự trong sạch cho đám gà lợn, chổi chít và men nấu rượu và vô số những nghề sắp đưa ra để bỡn cợt nữa.

Trong lúc chờ đợi chút gì tươi sáng, thôi việc của ta là hãy dạy những đứa trẻ theo cách của một người chân chính rằng cái gì không phải của mình thì đừng lấy. Đừng nói dối. Biết tôn trọng tài nguyên và thiên nhiên. Biết yêu thương đồng bào mình, những người khốn khổ đang làm các nghề như xe ôm, nuôi lợn nuôi gà và đừng bỡn cợt với họ bao giờ. Họ khổ lắm rồi.

Dạy, để chúng sống cho ra một con người.

Hoàng Nguyên Vũ


Cử tri đề nghị cán bộ giàu chia sẻ kinh nghiệm làm giàu


Zing 
Theo cử tri Nguyễn Thị Nga (Hà Nội), cán bộ giàu có giải thích đều do lao động mà ra. Bà đề nghị họ chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm với dân.
Ngày 8/7, tổ đại biểu số 4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội do ông Hoàng Trung Hải dẫn đầu đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng, Hoài Đức, sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Tại đây, cử tri Trần Thị Nga (huyện Hoài Đức) cho rằng thời gian gần đây bà thấy một số biệt phủ của lãnh đạo các tỉnh, mà các cán bộ lý giải đều từ lao động mà ra.
"Do vậy, tôi đề nghị các cán bộ phổ biến cho người dân kinh nghiệm có thể làm giàu được như vậy", cử tri Trần Thị Nga nói.
Trả lời ý kiến của cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết vừa rồi báo chí có nêu về một số biệt phủ của lãnh đạo ở một số địa phương. Theo ông, cán bộ hay Đảng viên cũng đều là công dân, mà đã là công dân thì ai cũng phải tuân theo quy định của pháp luật.
“Như Tổng bí thư đã nói không có giới hạn, cho nên là người làm đến chức vị rất là to khi vi phạm pháp luật là đều phải bị xử lý”, ông Hoàng Trung Hải khẳng định.
Cu tri de nghi can bo giau chia se kinh nghiem lam giau - Anh 1
Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội trả lời ý kiến cử tri ngày 8/7. Ảnh: Thắng Quang.
Bí thư Hà Nội cũng cho rằng kinh nghiệm làm giàu thì có thể học hỏi lẫn nhau: "Người dân có rất nhiều hộ dân làm kinh tế giỏi và sẵn sàng phổ biến. Nếu người ta làm giàu mà vi phạm pháp luật thì mình không nên học".
Theo ông Hải, thời gian gần đây, Trung ương đã chỉ đạo xử lý rất nghiêm và tích cực. Điều này cho thấy là thái độ, quan điểm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Quốc hội rất quyết liệt, bất kỳ ai vi phạm là phải xử lý theo pháp luật.
Về vấn đề vi phạm trật tự xây dựng đô thị, ông Hoàng Trung Hải cho biết kỳ họp thứ 4, HĐND Hà Nội chất vấn rất "căng". HĐND thành phố sẽ giám sát mạnh hơn và lãnh đạo thành phố, cũng như các quận, huyện sẽ xử lý nghiêm hơn.
Thành phố đã chuyển 18 vụ vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng sang cơ quan điều tra để xử lý.
Người đứng đầu Thành ủy Hà Nội nhận định các vụ việc này được xã, phường xử lý nghiêm ngay từ đầu thì không trở thành vấn đề nóng.
“Cả một công trình mà mình không kiểm tra, xử lý ngay từ đầu để nó trở thành công trình lớn. Lúc đó mới phá đi thì thành ra của đau con xót, tác động lớn đến xã hội”, ông Hoàng Trung Hải nói.

Thắng Quang

XEM BIẾM HỌA TRÊN BÁO: "LỰC LƯỢNG THÙ ĐỊCH" TRONG BÁO GIỚI TẠI NHIỀU QUỐC GIA RẤT CHI LÀ HÙNG HẬU


Trump gặp Putin tại G20 : Đề tài biếm họa trên các báo


mediaChụp từ site báo Le Figaro (RFI/Viet)
Bên lề thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức (07-08/07/2017), cuộc gặp giữa hai nguyên thủ Mỹ - Nga trở thành đề tài biếm họa sôi nổi trên nhiều tờ báo quốc tế. Báo Le Figaro trên mạng sưu tập những bức hí họa hay nhất gởi đến độc giả.




Vào lúc hai lãnh đạo Mỹ - Nga gặp nhau sau nhiều tháng trao đổi nảy lửa trên nhiều hồ sơ nóng bỏng, nhiều họa sĩ cảm thấy hứng khởi về cuộc gặp này. Một tờ báo của New Zealand ví không khí cuộc gặp gỡ này giống như Ngày của nụ hôn (ngày 06/7) vừa qua.
Chụp từ màn hình site Le Figaro (RFI/Viet)
Không xa New Zealand mấy, nước Úc không bỏ qua dịp may. Đó là hình ảnh những lãnh đạo G20, có gương mặt và thân hình béo phì chẳng khác gì họ Trư ngồi xung quanh một chiếc tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên. Ai sẽ phá vỡ thành công gói quà cạm bẫy của Kim Jong Un : chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay là tổng thống Mỹ Donald Trump ?
Đối với, họa sĩ David Rowe của Financial Review, Vladimir Putin rõ ràng chiếm ưu thế hơn đồng nhiệm Hoa Kỳ, đầu đội vương miện có hình con chim xanh, biểu tượng của mạng Twitter ông hay dùng để bày tỏ những suy nghĩ phức tạp.
Chụp từ màn hình site Le Figaro (RFI/Viet)
Số khác thì chú tâm vào cú bắt tay giữa hai lãnh đạo. Ở đó, người ta nhìn thấy rõ một sự so găng, một cuộc đấu không thương tiếc. Ý tưởng cho thấy hình ảnh đối đầu giữa một vị tổng thống, vốn hâm mộ môn đấu vật tự do với người kia là võ sĩ nhu đạo Nga, khá ư là mạnh mẽ.
Chụp từ màn hình site Le Figaro (RFI/Viet)
Báo chí Đức, nhất là nhật báo kinh tế Düsseldorf Handelsblat thì tự hỏi về năng lực của lãnh đạo Hoa Kỳ. Một Donald Trump, « tổng thống kỳ cục », giống như người Cro-Magnon (giống người hiện đại đầu tiên sống vào cuối thời đại đồ đá cũ ở châu Âu, cách nay 50 – 100 ngàn năm), sẵn sàng dùng chùy đá đập nhanh hơn cả bóng của mình.
Chụp từ màn hình site Le Figaro (RFI/Viet)
Cuối cùng, vài tờ khác thì tự nhủ tại sao tổng thống Ukraina Petro Porochenko không có mặt. Thật ra ông ngồi đấy trong tư thế bị trói, không thể giơ tay, bất lực nhìn cuộc đọ sức giữa Putin và Trump. Và dường như hai người này sẽ quyết định xem tổng thống Ukraina phải làm gì.
Chụp từ màn hình site Le Figaro (RFI/Viet)

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

ĐỌC LẠI BÀI XÂY THÁP TRUYỀN HÌNH ĐƯA LÊN BLOG 18/12/2016 NHÂN VTV & SCIC HỦY DỰ ÁN NÀY; HOAN HÔ VTV & SCIC

VTV xây Tháp truyền hình cao nhất thế giới khi người dân đang “bội thực" và " ngộ độc " bởi truyền hình ?

Đăng bởi: Elvis Ất on Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016 | 13:30

Xay thap truyen hinh cao nhat the gioi de lam gi? hinh anh 1
Phác thảo dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới của VTV và các đối tác
Thông thường tất cả các quốc gia trên thế giới khi tính đến bài đi vay vốn trong và ngoài nước đều xuất phát từ 2 nhu cầu:

-1/ Đầu tư cho những dự án quốc kế dân sinh cấp thiết như đường sá, cầu cống, hạ tầng giao thông, bệnh viện trường học vô cùng thiết yếu đối với dịch vụ công; Nếu để thiếu, yếu sẽ gây ra các hội chứng xấu cho kinh tế xã hội, nhiều hệ luỵ phát sinh khi mà ngân sách nhà nước hiện không cáng đáng được;

-2/ Đầu tư cho những dự án có khả năng sinh lời nhanh, cần vay để đầu tư ngay, cấp tập để tạo nên những đầu tàu kinh tế, kích hoạt kinh tế phát triển; Những khoản vay này thường do các tập đoàn, các doanh nghiệp cổ phần đứng ra vay…

Nếu đối với 2 tiêu chí này thì Tháp truyền hình do VTV dự định xây không giống ai: vay vốn xây tháp truyền hình để mục đích tạo dựng một biểu tượng kiến trúc-truyền hình-văn hoá cho Hà Nội? Phải xây cao vì không thể thấp hơn những tháp của các nước khác đã xây trước đó ? ( Xây theo tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy…)

Chính phủ Việt Nam đã bật đèn xanh cho việc đầu tư 1 công trình không giống ai, theo khái toán lên tới 600 triệu USD; dự án sẽ tự huy động vốn trong và ngoài nước, không dùng nguồn ngân sách?

Dù không sử dụng vốn ngân sách, Chính phủ không chịu trách nhiệm trả nguồn vốn xây Tháp truyền hình nhưng VTV là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, các khoản thu chi của Đài chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm kiểm soát, điều tiết và cái công ty được thành lập để xây tháp truyền hình vẫn núp bóng “ con cưng “ chính phủ. Hàng năm Chính phủ vẫn phải cấp thêm, ngoài khoản thu dịch vụ quảng cáo, cho thuê sóng của Đài; Năm 2014 cấp thêm cho VTV 45 tỷ 970 triệu VND…

Việc VTV lập đề án xây dựng một cái tháp truyền hình vào loại cao nhất thế giới: 636 m, trong tình cảnh: Hệ thống bệnh viện, trường học, cầu cống, cây xanh, công viên các công trình phúc lợi công cộng đang quá tải, teo tóp và người dân đang được hưởng rất ít; Hễ đụng đến gì cũng phải chi tiền và chi tiền rất nhiều mặc dù lĩnh vực ý tế ngay những người bỏ tiền ra mua bảo hiểm sự hưởng thụ, đền bù khi gặp rủi ro cùng chưa được là bao…

Theo thông tin báo chí thì tới năm 2020: các dịch vụ giáo dục, y tế sẽ theo cơ chế thị trường chứ không còn một xu phúc lợi từ nguồn ngân sách cấp ?

Thế nhưng hiện Đài truyền hình TW có 9 kênh phát liên tục 24 h/ngày; ngoài ra còn truyền hinh khu vực; Bên cạnh đó còn có 20 kênh truyền hình người Việt Nam ở nước ngoài…

Bên cạnh Đài truyền hình TW trực thuộc Chính phủ còn có VTC trực thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông, VOV-Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tin có hình ảnh thực chất là Đài truyền hình, Truyền hình thông tấn, Truyền hình Quốc hội…

Ngoài hệ thống truyền hình TW, 60 tỉnh thành còn có Đài truyền hình riêng và tai phần lớn các huyện trong cả nước còn có truyền hình huyện có khả năng thu phát, tiếp sóng…

Người dân mở truyền hình ra là thấy chương trình nhảy múa vui chơi, phim truyện nhiều tập mà chủ yếu là phim nước ngoài; trong khi phim Việt Nam sản xuất không đủ nên người xem bị phim Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… nhồi nhét dẫn tới hậu quả: lớp trẻ thuộc sử Trung Quốc hơn là sử Việt; ăn mặc, sử dụng mỹ phẩm rặt giống cái ngôi sao Hàn Quốc, Hồng Kông.

Mới đây báo chí đưa tin: một số bạn trẻ đã khóc ngất khi tiếp cận với các ngôi sao nghe nhìn Hàn Quốc; trong khi đó thử nhớ một nhân vật lịch sử có công lớn của Việt Nam nào đó các em lại không nhớ. Hiện lớp trẻ Việt có vẻ thông thạo và cập nhật với hết thảy các thứ mỹ phẩm thời trang của Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc…mà truyền hình là đầu mối tiếp thị biến giới trẻ thành thị trường tiêu thụ cho các quốc gia đó những thứ hàng xa xỉ.

Người viết bài này có người bạn có con mở cửa hàng kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm thời trang ở một phố cổ của Hà Nội. Anh bạn cho biết: con anh thuê 1 cửa hàng 35 m2 ở phố này mỗi tháng phải trả 100.000.000 VNĐ tương đương 5000 USD chỉ để kinh doanh thời trang; ăn theo mod thời trang, mỹ phẩm của các ngôi sao truyền hình…Để có lãi 100.000.000 VNĐ/tháng, một cửa hàng thôi cũng đã tung ra thị trường bao nhiêu quần áo, mỹ phẩm ?

Mặc dù bội thực về chương trình thông tin truyền hình nhưng không rõ chất lượng thông tin thế nào mà mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sắp hết nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 2 mới ngớ ra là Việt Nam đang đội sổ về phát triển trong khối nước ASEAN về nhiều lĩnh vực?

Đài truyền hình VTV chắc chắn là một cho những nơi cung cấp thông tin chính thống cho Chính phủ mà làm sao để Thủ tướng không nắm được tình hình, vậy thì hoạch định chính sách như thế nào, quản lý xã hội dựa vào đâu?

Mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai nhận trách nhiệm về mình về các yếu kém của Chính phủ…Truyền hình là đội quân chủ lực cung cấp thông tin cho Chính phủ có chịu trách nhiệm gì không trước những yếu kém của Chỉnh phủ, như Thủ tướng đã công khai thừa nhận trên các phương tiện truyền thông ?

Bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của phương tiện nghe nhìn hiện đại mà Truyền hình là kẻ đầu têu đó là: Dẫn tới sự vô cảm, liệt cảm, sự manh động, kích động bản năng, bản ngã, làm thui chột văn hoá ngẫm suy do thói quen đọc sách, văn hoá đọc tạo lập, lập trình trong tiềm thức cho con người; Văn hoá đọc chính là thứ có khả năng kích hoạt xới xáo những rung cảm của tiềm thức, tâm thức để làm cho con người ta trở nên cân bằng thế giới hành vi và thế giới cảm thức, tiềm thức, tâm thức đáng tiếc đang bị các phương tiện nghe nhìn như truyền hình lấn át…

Mặt trái của văn hoá nghe nhìn thường gây ra các hệ luỵ: huỷ diệt thế giới nội tâm, làm tan vỡ nó vốn được định hình rất khó nhọc mong manh được đề cập trong nhiều diễn đàn có trách nhiệm về văn hoá của thế giới.

Hôm 9/6/2014 người viết bài này được áp giải ra toà để xử chung cùng buổi với 2 tội phạm giết người, 2 cậu này một sinh năm 1993, một sinh năm 1994 quê ở Chương Mỹ, Hà Nội. Người viết bài này được xử trước, sau đó ngồi lại chứng kiến vụ xử 2 cậu này: chỉ một va chạm nhỏ trên đường mà 2 cậu này dùng dao, gạch đập, giết chết một thanh niên thôn khác không quen biết, không thù oán gì…Toà tuyên 1 cậu chung thân, một cậu 20 năm…

Trên đường về, cùng ngồi xe và cùng cùm chân cùm tay với 2 cậu này, người viết bài này có hỏi: Thế các cháu gây án giết người khác như vậy, họ có thù oán gì các cháu đâu, bây giờ bị án nặng, các cháu có ân hận gì không?

Một cậu trả lời ráo hoảng: Không, tại vì nó chửi chúng cháu…Tôi hỏi tiếp: Thế bây giờ các cháu phải chịu cảnh 20 năm trong tù, người thân phải chăm nuôi, cháu không thấy khổ, không thấy ân hận về cái giá phải trả sao? Cháu nghĩ nếu cháu không vào tù mà ở ngoài thì không biết bây giờ thế nào? Chưa chắc còn mạng sống…

Nếu xây dựng tháp làm điểm nhấn kiến trúc thì người nước ngoài không tìm đến Hà Nội vì Hà Nội không phải là thủ đô của cường quốc có truyền thống kiến trúc hiện đại; người ta đến Việt Nam để tìm tới những kiến trúc cổ như Huế, Hội An, tháp Chàm, đình chùa…chứ không ai tìm đến Tháp cao…

Bộ mặt quy hoạch kiến trúc của Hà Nội nhìn tổng thể thì lem nhem, nhếch nhác, muốn chứng kiến qua Internet sẽ thấy ngay; Quy hoạch kiến trúc tổng thể của Hà Nội chẳng có bàn tay nghệ thuật nào cả mà chỉ là dự án tự phát, khác thủ đô một số nước phương tây: Quy hoạch đô thị tổng thể bao giờ cũng có đường nét, ý tưởng nghệ thuật độc đáo.

Hà Nội làm gì có ai đứng ra quy hoạch tổng thế, chỉ có trên giấy tờ và mang nặng tính hành chính hơn là nghệ thuật. Vậy thì leo lên tháp để xem cái gì ?

Người ta đến phố cổ là để được cái hoang sơ còn sót lại để thương hại nó chứ không phải để trầm trồ ngưỡng mộ hay khi về nhập khẩu xây một tiểu khu đô thị như phố cố Hà Nội.

“Chỉ cần một số vốn sau đó sẽ vay nước ngoài” như 1 quan chức chính phủ giải trình?! Sao dễ và ngon ăn thế ?

Vay tiền về xây tháp truyền hình để rồi lại “ kéo cày trả nợ “ bằng tìm các chương trình quảng cáo thông qua phim ảnh, thời trang, game shaun để bù vào; Với cơ chế này sẽ biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ rẻ tiền, biến lớp trẻ trở nên thụ động, hưởng thụ, vọng ngoại cả về vật chất lẫn tinh thần, rất dễ biến thành lớp người dị quái, ác tâm, sùng bái bản năng, hành vi…

Phạm Viết Đào.

(Blog Phạm Viết Đào)
http://www.tienbo.org/2016/12/vtv-xay-thap-truyen-hinh-cao-nhat-gioi.html

VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

Dân trí Với lý do cần tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư cho sản xuất chương trình và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình, VTV xin thoái toàn bộ hoặc phần lớn vốn tại công ty. Trong khi SCIC cũng chủ trương đưa dự án vào danh mục thoái vốn.
 >> Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Lợi ích nhiều thì ai cũng ủng hộ
 >> VTV: Không dùng vốn ngân sách nhà nước xây tháp truyền hình
 >> Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Sẽ vay vốn nước ngoài?

Tháp truyền hình VN còn cao hơn cả tòa tháp huyền hình Tokyo Skytree cao nhất thế giới hiện nay (634m) là 2m.
Tháp truyền hình VN còn cao hơn cả tòa tháp huyền hình Tokyo Skytree cao nhất thế giới hiện nay (634m) là 2m.
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo về dự án Tháp truyền hình Việt Nam và phương án tái cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam.
Đối với dự án Tháp truyền hình, tháng 2/2015, Thủ tướng đã đồng ý cho Đài truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn (SCIC) lập công ty cổ phần để tham dự án này.
Tuy nhiên, tại công văn ngày 22/5/2017 của VTV có nêu: “hiện nay, VTV cần tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư cho sản xuất chương trình và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình” và đề nghị “thoái toàn bộ hoặc phần lớn vốn tại công ty”.
Đồng thời, tại công văn nêu trên, VTV cũng nêu “SCIC chủ trương đưa Công ty cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam vào danh mục điều chỉnh triển khai thoái vốn (rút 100% vốn khỏi công ty) do dự án… không nằm trong danh mục hiện hữu mà Nhà nước cần chi phối hoặc đầu tư góp vốn trong định hướng phát triển SCIC”.
Mặt khác, theo báo cáo của VTV thì hiện tại dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chưa triển khai thực hiện.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư dự án báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết phải triển khai dự án, mục tiêu thực hiện dự án và năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư. Trường hợp VTV và SCIC không tham gia dự án đồng nghĩa với việc Nhà nước không đầu tư vốn vào dự án.
Về Công ty Cổ phần Tháp truyền hình, công ty này được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào ngày 3/12/2015 với số vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Theo báo cáo của VTV, đến nay 3 đơn vị góp vốn mới góp được 150 tỷ đồng. Do đó, theo quy định, doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ.
Đối với đề nghị của VTV về việc thoái vốn, Bộ Tài chính đề nghị VTV và SCIC yêu cầu công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông để xác định lại sự cần thiết, mục tiêu của dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Trường hợp VTV và SCIC thoái vốn theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, việc thoái vốn thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp.
Theo những thông tin đã được đưa trước đó, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và hai đối tác là Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG của nữ đại gia Nguyễn Thị Nga đã thành lập Công ty cổ phần tháp truyền hình Việt Nam để xây dựng tòa tháp 636m cao nhất thế giới tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội) với tổng mức đầu tư 900 triệu USD dành riêng để làm khối tháp, còn tổng mức đầu tư cả dự án khái toán lên tới 1,3 - 1,5 tỷ USD.
Theo dự kiến, khu vực trung tâm Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, thuộc ranh giới phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội với tổng diện tích khoảng 14,1ha. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là công trình tháp biểu tượng cao nhất thế giới với chiều cao 636m.
Trước đó đại diện của VTV cho biết, tháp truyền hình sẽ thực hiện đầu tư xây dựng trong 6 năm, trong đó thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư hơn 2 năm và sẽ hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2021. Theo thiết kế, đây là công trình vĩnh cửu, có tuổi thọ hàng trăm năm và với tính toán sơ bộ của đơn vị tư vấn, thời gian hoàn vốn cho tổ hợp dự án tháp truyền hình khoảng 15 năm kể từ ngày đưa vào vận hành khai thác. .
Phương Dung

12,000 NGƯỜI VIỆT Ở MỸ SẼ BỊ TRỤC XUẤT

Sat, 08 Jul 2017 06:41:41 +0700
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên google+|

Hiện tại cộng đồng mình có 12,000 người nằm trong danh sách bị trục xuất. Có người đã bị giam cả 10 năm vì Việt Nam không chịu nhận họ. Nhưng Mỹ và Việt Nam đã ký Nghị Định nhận người bị trục xuất.
http://tinnuocmy.com/12000-nguoi-viet-o-my-se-bi-truc-xuat-d86.html
WESTMINSTER – Vào lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, ngày 9 tháng 2, 2017, hội BPSOS, Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á Châu (Advancing Justice – OC), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Á Châu Tại Quận Cam (APABA), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Việt Tại Miền Nam Cali (VABASC), đã cùng tổ chức buổi hội thảo về các Sắc Lệnh mới ban hành của Tổng Thống Donal Trump, nhằm giúp cộng đồng người Việt tại Quận Cam biết chi tiết của mỗi sắc lệnh hầu tránh bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sắc lệnh chi phối. Buổi hội thảo diễn ra tại hội trường báo Người Việt với gần 50 người tham dự.
Từ bên phải là hai thuyết trình viên Jacqueline Đan và Kim Lưu Nguyễn, và cô thông dịch viên Trang Khanh trong buổi hội thảo được tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt chiều thứ Năm. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Hai thuyết trình viên là cô Kim Lưu Nguyễn, Esq (Founder/Managing Partner) của KLN Firm và cô Jacqueline Dan (Đan Thanh Giang) của Advancing Justice – OC. Hai thuyết trình viên đều là người Mỹ gốc Việt nhưng thuyết trình bằng Anh ngữ với sự thông dịch của cô Trang Khanh và anh Công. Một số luật sư người Mỹ gốc Việt ngồi ở các bàn phía sau để ai có vấn đền riêng tư muốn tham khảo với luật sư thì sau khi thuyết trình chấm dứt, các luật sư sẽ trả lời từng người.
Cô Kim Lưu Nguyễn, người thuyết trình trước tiên, trình bày chi tiết về ba Sắc Lệnh:
Sắc lệnh 1: Vấn Đề An Ninh Biên Giới. Ngoài việc xây bức tường giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ, Tổng Thống Trump ra lệnh xây một số nhà tạm giữ mới ở các nơi xa, vì những nhà giam ở California đã không còn chỗ chứa. Nên nếu chúng ta có người thân ở trong tình trạng chờ bị trục xuất thì sẽ phải tạm giữ ở các nơi rất xa. Tổng thống cũng ra lệnh cho các tiểu bang cũng như địa phương có quyền thi hành lệnh trục xuất. Chính phủ sẽ mướn 5,000 người canh giữ biên giới và mướn 10,000 nhân viên di trú để truy xét các người nhập cư vi phạm pháp luật dù chi là tội nhẹ cũng bị trục xuất.
Sắc Lệnh thứ 2: trước thời Tổng Thống Obama, chỉ những tội nặng như giết người, cướp của, hiếp dâm mới bị trục xuất, nay Tổng Thống Trump thay đổi như sau:
– Tất cả cá nhân không cần biết lớn hay nhỏ nếu vi phạm là bị trục xuất.
– Các cá nhân nào sắp bị tuyên án sẽ bị chú tâm đưa vào danh sách trục xuất.
– Những người nào từ trước đến nay chưa bị bắt nhưng bị xem là có vi phạm cũng bị trục xuất, (thí dụ ăn cắp một vật nhỏ trong siêu thị).
– Những cá nhân nào gian lận với chính phủ như làm nhiều tiền mà khai ít để hưởng các chương trình trợ cấp xã hội như Food Stamp, Medical; dụng cụ y tế; những người ở nhà sang trọng đi xe Lexus mà xin trợ cấp gia cư housing sẽ bị truy xét trục xuất.
– Những cá nhân nào trước đây bị kêu án trục xuất, nay những người đó sẽ là những thành phần ưu tiên bị trục xuất trước. Một chứng minh cụ thể là một bà mẹ ở Arizona có lệnh trục xuất 8 năm trước thì ngày hôm qua, 8 tháng 2, 2017 đã bị trục xuất. Họ không quan tâm đến gia đình cô ta, cũng không cần biết cô ta đã có gia đình ở Mỹ, họ chỉ thi hành sắc lệnh cuả TT Trump.
Sắc Lệnh thứ 3 liên quan đến du lịch: Ngoài sắc lệnh cấm người ở bảy quốc gia nhập cảnh Hoa Kỳ như mọi người đều biết, TT Trump còn ra lệnh tạm hoãn chương trình tỵ nạn, tính luôn cả người tỵ nạn Việt Nam. Mặc dù sắc lệnh này đã bị một số tiểu bang kháng nghị, và trong cùng ngày thứ Năm, một quan toà đã tuyên bố sắc lệnh này không thể thi hành nên những người đã có hồ sơ nhập cảnh chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng chỉ là tạm thời, nhưng đã gây hỗn loạn, lo âu trong hai tuần qua. Vì thế, theo cô, chúng ta sẽ bị trở ngại khi đi du lich.
Thuyết trình viên nói tiếp: Rất nhiều người Việt muốn về thăm gia đình, bạn bè và quê hương nhưng lúc này không phải là thời điểm tốt để về Việt Nam. Khi thật sự cần thiết thì mới đi. Những người có thẻ xanh mà về VN nhiều lần, ở lâu quá hết tháng này sang tháng khác, theo luật mới sẽ bị truy nã. Họ sẽ đưa đến một nơi để thẩm vấn và sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi. Nếu nêu lý do chính đáng để xin hủy quốc tịch Hoa Kỳ, người đó vẫn phải trở lại Mỹ, và Sở Di Trú sẽ đưa tên vào danh sách bị trục xuất.
Nên nhớ, các nhân viên Sở Di Trú Canada và Mexico có rất nhiều quyền hạn và quyền lực để truy xét, cho dù họ chỉ nghi ngờ họ vẫn có quyền làm thủ tục trục xuất, lúc đó quý vị phải tốn rất nhiều tiền cho luật sư can thiệp để được ở lại Mỹ. Tốt hơn hết, ai về Việt Nam nên làm một lá đơn xin “tái nhập cảnh.” Nếu quý vị đi lại VN nhiều lần, họ có lý do để đặt vấn đề với quý vị.
Có những người đã bị tạm giữ 24 tiếng đồng hồ mà không cho ăn uống gì hết; có người bị tạm giữ bảy, tám tiếng rồi họ mới cho đi, nên quý vị cần cẩn thận khi đi du lịch để tránh mọi bất trắc có thể xảy ra. Những điều trên chỉ áp dụng với các thường trú nhân có thẻ xanh. Người có quốc tịch Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng.
Thuyết trình viên thứ hai là cô Jacquelin Dan. Cô cho biết những điều như sau.
Hiện tại cộng đồng mình có 12,000 người nằm trong danh sách bị trục xuất. Có người đã bị giam cả 10 năm vì Việt Nam không chịu nhận họ. Nhưng Mỹ và Việt Nam đã ký Nghị Định nhận người bị trục xuất. Việt Nam đặt điều kiện chỉ nhận những người đã từng sống ở Việt Nam, có Chứng Minh Nhân Dân. Không nhận người sanh ở các trại tỵ nạn hay nước ngoài. Tuy nhiên chính phủ Trump có thể gây áp lực với nhà cầm quyền VN buộc phải nhận thêm người bị trục xuất, vì thế 12,000 người này theo sắc lệnh mới cuả TT Trump họ sẽ bị ưu tiên trục xuất.
Có một số người không nhận được giấy tờ của Sở Di Trú do gia đình lục đục, bị người nhà giấu thư không đưa nên không biết để trả lời Sở Di Trú, không biết ngày gọi đi thi quốc tịch v.v.. Những ai nghĩ mình có vấn đề với Sở Di Trú hãy nhanh chóng tìm gặp Luật Sư Di Trú để can thiệp.
Thuyết trình viên nói, ở đây mình có rất nhiều văn phòng luật sư nhưng một số văn phòng không có luật sư chuyên về luật di trú.Những người làm cố vấn di trú không phải luật sư, họ không thể làm những việc của một luật sư di trú được, cũng giống như mình không muốn một y tá mổ tim cho mình thì việc cần một luật sư chuyên về di trú cũng quan trọng như vậy.
Quý vị cũng cần cảnh giác, nếu quý vị đã có quốc tịch Mỹ, nếu khi có người mặc quần áo, mang phù hiệu của Sở Di Trú đến gõ cửa, mình đừng vội mở, phải nói với họ đưa giấy tờ của toà án qua cưả sổ hay dưới cửa chính cho mình xem trước. Nếu là giấy tòa án thì phải có chữ ký cuả chánh án, và tên họ, điạ chỉ cuả mình phải đúng. Nếu không, mình không phải trả lời cũng không phải mở cửa.
Hiện nay, người có quốc tịch Hoa Kỳ vẫn có thể bảo lãnh cha mẹ, con cái chưa lập gia đình, người có quốc tịch Mỹ có quyền bảo lãnh vợ, chồng, hôn thê, hôn phu nhưng các nghị sĩ Cộng Hòa đang dự định đưa ra một số thay đổi liên quan đến việc bảo lãnh cha mẹ, con cái.
Nếu quý vị là nạn nhân buôn người, nạn nhân bạo hành trong gia đình, hay nghĩ rằng khi về Việt Nam sẽ bị chính quyền cộng sản đàn áp, bắt bớ, bạn có thể làm đơn xin tỵ nạn chính trị, nhưng việc này không đơn giản.
Nếu ai đang có thẻ xanh, thuyết trình viên khuyên hãy gấp rút xin thi quốc tịch, và mọi vấn đề liên quan đến di trú, xin nhớ hãy tìm đến các luật sư di trú. Bạn có thể vào trang mạng cuả Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ để biết ai là luật sư di trú.

https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8961067036309457652#editor/target=post;postID=3891974497279969136