Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

TƯ LỆNH SƯ 67, ĐẠI TÁ TRƯƠNG CHÍ KIÊN: TRUNG QUỐC NẮM THẾ THƯỢNG PHONG Ở LÃO SƠN DO CÀI NGƯỜI VÀO CỤC QUÂN BÁO VN…

 Tư lệnh Sư đoàn 67, Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) đầu năm 1988 thăng cấp bậc Thiếu tướng và năm 1999 thăng quân hàm Trung tướng. Nguồn: CPC.
Tư lệnh Sư đoàn 67, Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) đầu năm 1988 thăng cấp bậc Thiếu tướng và năm 1999 thăng quân hàm Trung tướng. Nguồn: CPC.

Trương Chí Kiên: “…Một điểm rất quan trọng là địch quân chưa ra trận đã thua trước, bởi người của ta trong Cục Quân báo, Tổng Cục 2 Việt Nam, và những liên hệ trong ban lãnh đạo trung ương của đảng CS Việt Nam thường xuyên cung cấp đầy đủ tin tức chiến dịch “núi” cho CPC của ta!
Cũng nhờ Hoa Nam cho biết mật danh M.76 của địch, cửa chiến trường đã mở, chiến lược quân ta đứng thế thượng phong, cọng thêm hỏa lực mạnh, gài địch vào trận chiến. Khi ấy quân ta đã chuyển trước đến vị trí an toàn và điểm chốt để phục kích, tấn công bày ra, đồng thời cho nổ phá sụp hết chiến lũy, giao thông hào, riêng hầm chỉ huy và trú ẩn, vốn đã chôn sâu trong lòng đất, ngụy trang bịt kín hai đầu hầm, đặc biệt dưới hẩm trú ẩn có trang bị ống thông khí, đường bí mật dành riêng cho bộ chỉ huy, nếu cần bám trụ đầy đủ quân lương nuôi được một tiểu đoàn trong tháng.

Ghi chép của Viên Dung dưới đây, 1 người Việt gốc Hoa trong vai một nhà văn, một nhà báo chiến trường của phương tây may mắn lọt vảo bản doanh tiền duyên của quân đội Trung Quốc, tại Lão Sơn giai đoạn 1984.
Qua cuộc gặp, đàm thoại của Viên Dung với Đại tá Tư lệnh Sư 67 Trung Quốc Trương Chí Kiên tại chiến hão Lão Sơn cho thấy: tình báo Hoa Nam đã góp phần đắc lực, giúp quân Trung Quốc nắm thể chủ động trên chiến trường, chống trả hiệu quả những trận phản công vô cùng anh dũng của chiến sĩ, quân đội Việt Nam tại chiến trường này…
Những ghi chép về những trận đánh tại khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn, theo ghi chép của Viên Dung, theo lời kể của Trương Chí Kiên rất gần sát các lời kể của các CCB Hà Giang.
Những ghi chép của Viên Dung kể về diễn biến một số trận đánh ác liệt ở Lão Sơn có chỗ tương tự như clip Phạm Viết Đào đã ghi lời kể của Trung tá pháo binh Hoàng Đình Xiển, CCB F 313 đã đưa lên mạng…
Trong bài viết, Viên Dung gặp Trương Chí Kiên đề nghị được giúp đưa lên thị sát Cao điểm C 211, thể hiện trong ảnh dưới đây...Đây là Cao điểm phía Việt nam gọi là 685, Lò vôi thế kỷ vì bị pháo 2 bên bắn khiến cho đá thành vôi...Nhiều trận đánh giắng co, tranh nhau từng hốc đá đã diễn ra ở đây
Còn cao điểm 1509 trên ảnh ký hiệu là F, đỉnrh cao nhất...
 Kết quả hình ảnh cho Chiến trường Lão Sơn


Bán đất Việt dâng cho Trung cộng

Hải Âu (DF-1, Quân đoàn 14), oai phong trong bộ quân phục trên cầu vai mang quân hàm Tá của Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, dự định hôm nay đưa tôi đi giới thiệu với tên Tư Lệnh Sư đoàn 67, Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian).
Trên thực tế, tôi muốn liên lạc với Hải Âu DF-1, F:67 (Sư đoàn 67). Tôi thấy không cần thiết phải liên lạc riêng với tên Đại tá háo danh vào thời điểm này, lý do là mùa Hè năm trước tôi đã có gặp y ở Côn Minh. Đương sự chẳng để lại ấn tượng nào sâu sắc, tuy nhiên tôi vẫn giữ liên lạc. Mỗi năm tôi gửi cho y hai thiệp chúc, một vào dịp Noël và một vào dịp tết Âm lịch.
Sau khi mải mê nói chuyện một mình, tôi sực nhớ và hỏi Hải Âu:
– Anh Hải Âu (DF-1, Q14), chúng ta gặp Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) khi nào cũng được, hiện nay tôi cần gặp Hải Âu (F:67) trước có được không?
– Chúng ta đã có dự định không gặp tên Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian), nhưng muốn tiếp cận đồn biên giới C211 phải có ý kiến chấp thuận của y. Nếu y không đồng ý, chúng ta ắt sẽ có vấn đề.
Chúng ta đang đi vào khu quân sự của Trung Quốc ở thời điểm chiến tranh, và sư việc không đơn giản. Người ra vào khu quân sự đều phải qua trạm kiểm soát của Quân báo, phải để lại tên tuổi, lý do liên hệ vào sổ trực ban. Chúng ta không thể nằm trong vòng ngoại lệ, mặc dù chúng ta tìm hết cách tránh né y. Anh nhớ lúc gặp y phải tỏ ra lịch thiệp, tặng y vài câu “bóp thêm”, sau đó tha hồ ca tụng hay vinh danh quân hàm tướng, để tránh không có chuyện rắc rối đến với chúng ta, vả lại còn thuận tiện cho việc đi lại của anh trong chiến lũy, từ đó liên hệ với Hải Âu (F:67) không khó, và họ sẽ bảo vệ an ninh cho anh.
Tôi suy nghĩ một hồi lâu:
– Xem ra đến đây dù có thẻ “K…” cũng không còn giá trị. Một khi đã xâm nhập sâu vào chiến tuyến địch, biết rằng khó sống, phải vận động trí tuệ để đối phó, lục lạo “qui luật” của Sư đoàn 67, từ đó tìm ra đáp số. Biết rằng qui luật ấy đang ở trong người của Hải Âu (F:67), tôi phải tuân theo và đi qua một chặng đường dài trắc trở.
Những nẻo đường đi tuy khó nhưng trước mặt có nhiều vấn đề bí mật về chiến tranh biên giới đang chờ đợi khám phá. Cơ may đến trong lúc này và tôi vận dụng mọi khả năng để thuyết phục đối phương, và thứ nữa chính bản thân thể hiện sự tinh tế để còn giữ liên hệ mật thiết với cơ sở Hải Âu. Suy cho cùng Hải Âu (DF-1, Quân đoàn14) nói có lý. Cá nhân tôi không có thẩm quyền vào chiến trường đang sôi động, mặc dù trong lòng tôi có ý định…., và tôi cũng không thể làm một ký giả của quân đội Trung Quốc. Họ thường gọi tôi là ký giả ngoài luồn, vì sự hiện diện của tôi ở Lão Sơn xem ra thừa thãi. Họ thầm nghĩ tôi thiếu kinh nghiệm chiến trường và Quân báo luôn dè chừng cá nhân tôi. Họ sợ phải ôm gánh nặng an ninh cho một người không cùng chiến đấu với họ. Tôi đọc được tâm tư của họ.
Bước đến chốn này, một lần nữa tôi hy vọng tìm hiểu được những binh đoàn Việt Nam ở tuyến đầu bảo vệ biên cương. Tôi đã nhiều lần để hết tâm trí tự vấn:
– Lý do nào quân bành trướng lại xâm lăng, cướp biên giới của Việt Nam. Ai là người cắt biên giới dâng cho Trung Quốc ?
Ngày 2 tháng 4 năm 1984, quân CS Trung Quốc phát động chiến tranh bành trướng biên giới, phong tỏa hoàn toàn vùng Tây Bắc của Việt Nam. Hôm nay vào ngày này, tôi chưa định rõ được động cơ nào thôi thúc đưa tôi đến đây để rồi cảm nhận giây phút lắng động, một lần nữa cúi mặt xuống nhìn sâu vào lòng đất, cơn mê hoài niệm kín đáo tại tâm, đau thương cho phần đất quê hương từ đây vĩnh viễn rời khỏi Tổ quốc.
Tôi vội đáp câu hỏi của Hải Âu (DF-1, Quân đoàn14):
– Vâng vốn tôi và Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) có quen biết nhau, hôm nay đến đây chỉ vì liên hệ với Hải Âu (F:67), hy vọng không đến nổi khó!
Hải Âu (DF-1, Quân đoàn14) nhắc nhở :
– Một chặp nữa, anh NF3.86, bước theo chân tôi phải cẩn thận đấy, ở đây sình lầy, bẩn thỉu lắm.
– Vâng, cảm ơn anh.
Người lính Quân báo chuyển tin vào Tư Lệnh Sư đoàn 67, áng chừng 10 phút sau, chúng tôi nhận được lời mời của Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian). Chúng tôi đi qua một đoạn đường thứ hai được Quân báo tiếp đoán v.v…thủ tục hợp lệ, từ đây chúng tôi trải bước chân theo đường lầy lội, đạp lên những vết cày bừa của đạn pháo, lác đác máu đỏ hòa lẫn trên mặt đất, trên ngọn cỏ còn dấu máu đỏ, đất bùn máu in đậm gót giày của người chiến binh chưa ải, đồi núi trọc phơi bày những đường nét chiến tranh. Xa xa có những cổ thụ vừa trốc gốc nằm la liệt ở bên triền núi, cả bầu trời ảm đạm, cảm nhận nơi này không xa lạ với địa ngục (nói theo tôn giáo), những chiến binh hay hồn tử sĩ đang xuất hiên theo cảm hứng lạnh của trái pháo, do động lực con người quyết lấy sinh tử với nhau. Tất cả thảm kịch này đều do mộng bành trướng của nhà nước Bắc Kinh. Họ kích động lòng dân, nhảy vào chiến trường làm con thiêu thân cho chúng hưởng danh hão, bằng những cụm từ tác động “Thu hồi đất cũ”, “Chiến đấu bảo vệ biên giới” hay “Chiến dịch kiếm xanh”.
1
Toàn cảnh tỉnh lộ G326 Lào Cai, nay thuộc Trung Quốc, đoạn đường gối vào thị trấn Cả-Phong, đất cũ của Việt Nam mất vào năm 1956.  Trước cuộc chiến ngày 2 tháng 4 năm 1984, Trung Quốc nân cấp tỉnh lộ thành vòng 3 chiến lược. Công binh, Quân xa sử dụng chuyển tải cho chiến trường Lão Sơn-Vị Xuyên. Photo: Hải Âu DF-1, Q14.

Chúng tôi bước vào cửa của Tư Lệnh Sư đoàn 67, thấy Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) đã ngồi chờ. Tôi liền chào, và thăng cấp cho y:
– Chào Thiếu tướng Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian), hình như Thiếu tướng lên cân hơn năm cũ.
– Cảm ơn, anh Viên Dung, anh khoẻ chứ, có chuyện gì mà anh phải lặn lội khổ cực đến chốn chiến tranh này, anh không sợ tiếng súng, đạn pháo hay sao?
Đi trong lòng kẻ địch, chính mình cũng có ít nhiều tự dối, đáp:
– Thực ra tôi đến đây để tìm cảm hứng sáng tác về chiến tranh, chính nó thôi thúc tôi đến đây, và mục đích khác thăm Thiếu tướng.
Tư lệnh Sư đoàn 67, Đại tá Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) đầu năm 1988 thăng cấp bậc Thiếu tướng và năm 1999 thăng quân hàm Trung tướng. Nguồn: CPC.
– Đa tạ anh Viên Dung.
Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) nói tiếp:
– Xin lỗi anh Viên Dung, chờ tôi một phút để gọi cần vụ làm trà tiếp quý anh:
– Vâng.
Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) gọi tên cần vụ:
– Quý đồng chí cho tôi một bình trà và 3 cái chung nhé.
Trực ban Tư Lệnh Sư đoàn từ trong hần trú ẩn nói :
– Dạ, Đại tá chờ vài phút.
Chúng tôi, ngó nhau ra hiệu tranh thủ thời gian gặp Hải Âu 67, riêng tôi đã mở máy thu âm, và quan sát hầm trú ẩn, nằm sau dưới lòng đất, xây dựng phòng thủ kiên cố, bên góc trái có nhiều hầm trú ẩn xây dựng bằng vật liệu nặng: thép, bê tông. Phòng làm việc phối trí dã chiến, chỉ có 4 cây gỗ rừng bán kính 30mm thay cho băng ghế dài, một bàn nhỏ vật liệu tre rừng, và một bản đồ Lão Sơn khích thước 70×100% mm, có những ký hiệu màu đỏ và đen, hình dung được chính nơi đây đưa ra lệnh triển khai quân sự. Sau này tôi mới hiểu màu đỏ ký hiệu nơi chiếm cứ, đặt doanh trại của quân Trung Quốc tại Lão Sơn, còn màu đen nơi cố thủ của quân đội Việt Nam.
Hải Âu DF-1, Quân đoàn 14, nói:
– Cả hai tuần rồi Đại tá bận rộng chiến sự, ít đến núi 277 thăm chỉ huy trưởng của chúng tôi, hy vọng từ nay trở đi C211 gặp nhiều tin vui chiến thắng.
– Vâng, cảm ơn Trung tá, độ này đồng chí có những tác phẩm nào mới không ?
– Thưa, có vài tác phẩm, vẫn chưa đắc ý, lần này anh Viên Dung đến đây hy vọng có nhiều tác phẩm mới và ưng ý.
– Người ta sinh con, dù đẹp hay xấu đều ưng ý về đứa con của mình, trái lại quý anh sinh cả ngàn đứa con lại cho rằng tầm thường, tôi thấy quý anh khó tính hơn súng đạn.
Mọi người đồng cười ồ lên, tôi bắc cầu cho câu chuyện lý thú hơn :
– Thưa, Thiếu tướng tác phẩm chuyên chở máu nóng còn súng đạn máu lạnh, nó chỉ sống trong tia sáng, tuổi thọ của súng đạn không bằng con thiêu thân, tuy nhiên trước khi nó chết để lại vết thương thành bại cho lịch sử.
Tên Đại tá đáp:
– Anh Viên Dung phân tích theo cách nhìn của người nghệ sĩ, nghe qua cảm tưởng chí lý, riêng tôi, súng đạn cho phép chúng ta giải quyết trước khi hòa bình.
Tôi đáp:
– Thưa, Thiếu tướng cho biết vài luận cứ về chiến tranh đi trước hòa bình.
– Nói về chiến tranh có hai mặt, trái và phải, chúng ta nhìn cùng lúc cả hai mặt, quân đội là phương tiện cứu cánh cho hòa bình, một quốc gia không thể thiếu quân đội mạnh để bảo vệ biên cương và an ninh cho quốc gia, một khi nói đến quân đội đi kèm với vũ khí đó là nguyên tắc tự nhiên và bất biến từ cổ kim, quân đội là yếu tố giải quyết hòa bình sau chiến tranh.
– Thưa, Thiếu tướng nếu quốc gia mạnh không cần đến chiến tranh cũng giải quyết được hòa bình, và có nhiều giải pháp khác, như ngoại giao cũng đem đến hòa bình, xem ra chiến tranh đã lỗi thời, quân đội chỉ có giá trị về mặt tiêu biểu của quốc gia, nếu nói chiến tranh người ta liên tưởng đến “diều hâu” ẩn chứa quân hàm hơn là giải quyết hòa bình, nói cho cùng quân hàm tạo ra nguyên nhân chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, và cụm từ “Thu hồi đất cũ” thay cho lý cớ chính đáng, theo lăng kính của tôi cảm nhận như thế.
– Người nghệ sĩ thường có cái nhìn phóng khoáng, thực chất không đơn giản tí nào, chiến tranh không đến từ một chiều, ít nhất Việt Nam tạo ra những tác động trước, và dĩ nhiên Trung Quốc phản ứng tự vệ, nay Trung Quốc chỉ lập lại nguyên vẹn lãnh thổ tại biên giới, trong 4 chữ “Thu hồi đất cũ”, quân ta đã đổ biết bao xương máu mới có điểm đứng này.
Từ chân núi D255, Trung đoàn Pháo binh 450 của Trung Quốc tấn công đỉnh núi C211, vào ngày 10/6/1984. Photo: Hải Âu 海鸥DF-1, Q14.
Từ chân núi D255, Trung đoàn Pháo binh 450 của Trung Quốc tấn công đỉnh núi C211, vào ngày 10/6/1984. Photo: Hải Âu DF-1, Q14.
– Thưa, Thiếu tướng, tôi mạo muội thưa rằng, nếu đề cập đến lịch sử đất cũ, thì chúng ta phải trả lại cho Việt Nam hết miền Lưỡng Quảng gồm 5 tỉnh Trường Sơn, Quảng Châu, Quảng Tây, Vân Nam và Hải Nam mới phải, điểm đứng của chúng ta tại hồ Bành Lãi bên kia sông Dương Tử chứ không phải Lão Sơn nhỏ bé này, chúng ta có cầm nhầm đất cũ của thiên hạ không ?
Và một vấn đề khác, về tài binh chúng ta tập trung tại Lão Sơn quá nhiều phương tiện chiến tranh, trong khi ấy Việt Nam chỉ có 3 Sư đoàn. Bởi vậy trước mắt Thiếu tướng bị động, chỉ thủ không công, lấy đa số khống chế thiểu số, theo tôi không cần thiết lấy tử vong của binh sĩ để đề cao thành tích; đáng trách những nhà tổ chức chiến tranh không đưa ra một kế hoạch tử vong thấp nhất.
– Theo suy nghĩ của anh, tôi tiếp thu được, nhưng vì thân làm lính, đầu óc tính không bằng cấp lãnh đạo tính, cũng đã có kế hoạch giảm tử thương cho binh sĩ đấy chứ, nói chung chiến trường không có con số nhất định về thiệt hại vật chất hay con người.
– Thưa, Thiếu tướng từ lúc nhận công tác tại chiến trường này, đến hôm nay đã có những gì chưa như ý và dự định nào cho hướng tương lai?
– Chiến trường này rất phức tạp, không thể cùng một lúc suy nghĩ về đường tiến quân và cố thủ; và việc thất thủ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tôi đứng giữa mặt trận không nao núng chỉ sợ lòng chiến sĩ chao đảo, bởi vậy tôi có cách chiến đấu bán mạng sống để bảo vệ biên giới, chấp nhận nhiều điều kiện khắc nghiệt, thời gian chiến đấu dù kham khổ tôi vẫn phải chịu đối mặt với thử nghiệm chiến tranh.
Tôi cắt lời, bơm hào hứng vào tên Đại tá háo danh, đẩy mái chèo theo lời y:
– Sự hiểu biết sâu sắc của Thiếu tướng rất chính xác cũng như áp dụng các nguyên tắc chiến đấu với trách nhiệm hiệu quả, nhờ nắm bắt đặc điểm chiến đấu của đối phương để thích ứng với chiến trường, đương nhiên Thiếu tướng quen thuộc địa hình, và thường động viên binh sĩ, thúc đẩy tinh thần với thẩm quyền cho các đơn vị chiến đấu, thực hiện kế hoạch tấn công tinh thần cao của quân đội, một giá phải trả quá rẻ để đổi lấy một chiến thắng lớn hơn, khâm phục.
– Đa tạ anh Viên Dung, tôi muốn cờ đỏ tung bay rợp chiến trường, tiếng súng sôi động không thể để tắt ngúm dù mưa phùn và gió lạnh vẫn chiến đấu, tôi phải tiếp tục chiến đấu đến khi nổ banh nòng, bốc khói khét lẹt để cho binh sĩ say mùi thuốc súng. Chính tôi đứng trên tháp chiến xa chỉ huy đạn pháo như dưới cơn mưa tầm tã, chỉ cần chiến thắng vẻ vang với một khẩu pháo còn lại. Tuy nhiên tôi rất sợ những tây súng không số, xuất phát từ lưng núi C211. [1]
Quân CS Trung Quốc xáp mũi súng chiếm lại đỉnh núi C211 lần thứ hai, vào ngày 13/6/1984. Photo: Hải Âu 海鸥DF-1, Q14.
Quân CS Trung Quốc đánh giáp lá cà với quân Việt Nam để chiếm lại đỉnh núi C211 ( Cao điểm 685-Lò vôi thế kỷ) lần thứ hai, vào ngày 13/6/1984. Photo: Hải Âu DF-1, Q14.

Ngoài chiến trường tôi sợ nhất điều binh khiển vật, quỷ bí mật và “nhanh nhẩu” của địch, cho nên buộc mình phải hết sức tỉnh táo. Chiến lược xuất quân của ta có tính cách quyết định và “minh bạch” trước ba quân. Nếu ngoài mặt trận còn lay hoay sẽ cầm chắc trên tay việc thất thủ. Trước mắt quân đội Việt Nam đã bị thất thủ cũng vì lay hoay đó, và chúng tôi đánh cướp được mật danh M.76.
Tôi liền phản ứng chừng mực:
– Thưa, Thiếu tướng, nếu không có tình báo Hoa Nam lấy được mật danh M.76, thử hỏi có dễ dàng chiếm cứ được đồn C211 của địch không?
– Cũng nhờ Hoa Nam cho biết mật danh M.76 của địch, cửa chiến trường đã mở, chiến lược quân ta đứng thế thượng phong, cọng thêm hỏa lực mạnh, gài địch vào trận chiến. Khi ấy quân ta đã chuyển trước đến vị trí an toàn và điểm chốt để phục kích, tấn công bày ra, đồng thời cho nổ phá sụp hết chiến lũy, giao thông hào, riêng hầm chỉ huy và trú ẩn, vốn đã chôn sâu trong lòng đất, ngụy trang bịt kín hai đầu hầm, đặc biệt dưới hẩm trú ẩn có trang bị ống thông khí, đường bí mật dành riêng cho bộ chỉ huy, nếu cần bám trụ đầy đủ quân lương nuôi được một tiểu đoàn trong tháng.
Trận đã gài cho phép quân địch tung hoành đạn pháo trên gió, rơi xuống đất côn trùng không chết, chờ lúc quân địch tiến lên chiếm núi, chưa kịp đào hào phòng thủ, thừa dịp ta pháo tới tấp và bộ binh ồ ạt tấn công, quân của ta tha hồ quần xoay quân địch, không để địch lọt lưới chiến trường, phần lớn quân địch bị ta diệt trừ toàn bộ.
Quân báo của ta cho biết, quân địch lạc quan tin tưởng lối dụng binh ít thắng lớn của mật danh M.76, và vay mượn vài yếu tố cỏn con để tập kích bất ngờ khiến quân ta trở tay không kịp, họ đơn thuần nghĩ rằng dù hỏa lực mạnh hơn trăm lần cũng đành thất thủ chết đứng trên núi C211.
Một điểm rất quan trọng là địch quân chưa ra trận đã thua trước, bởi người của ta trong Cục Quân báo, Tổng Cục 2 Việt Nam, và những liên hệ trong ban lãnh đạo trung ương của đảng CS Việt Nam thường xuyên cung cấp đầy đủ tin tức chiến dịch “núi” cho CPC của ta! Ba cơ sở nội ứng cung cấp dữ kiện, được CPC phối kiểm, đưa ra kết quả thành bại chiến trường.
Chính tôi lúc đầu còn ngỡ ngàng với những lệnh phát xuất từ Bộ Tư Lệnh chiến trường Tây Nam, qua một trận mới biết sự thật thế này:
– Ngày giờ quân địch di chuyển về hướng nào, chúng tôi đều biết trước, và quân báo xác định lại một lần nữa, đúng vị trí của thượng cấp hướng dẫn, còn biết cả quân số của địch, nhờ vậy phục kích, nổ súng đúng lúc.
Nói thế quân địch cũng không vừa, cứ vào lúc 6 giờ chiều, địch dùng chiến thuật cổ điển, tổ “tam tam”, trèo lền núi ẩn mình vào đá lớn để phục kích quân ta, nhiều lần quân địch chiếm được bình độ 300, leo dần lên bình độ 600 bị hỏa lực ta đẩy lui, quân cảm tử của địch thường chọn lối đánh này.
Đến 6 giờ tối, Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) mời chúng tôi dùng cơm. Tất cả cùng ngồi trệt xuống đất, cơm chưa vào mồm, bỗng nghe đủ loại tiếng súng gần xa, từ bên hông phải chiến hào, tiếp theo hai trái pháo làm tung cửa hầm, thân tôi bị đất đổ xuống chôn vúi gần hết đôi chân, trong lúc ấy đầu óc vẫn còn minh mẫn, tay trái rút cây Colt 45 tự vệ, trước mặt có bóng người phi thân qua hào, tôi đưa súng ngang tầm, không biết lý do gì bị súng cướp cò!
Khi tiếng súng đã yên, tôi lây hoay một hồi, cảm nhận rát dưới bắp chân, thấy máu loang ra hòa vào vũng bùn khô trước mặt. Tôi e rằng Hải Âu DF-1 hay Trương Chí Kiên đã bị đất chôn vùi mất xác. Hai tiếng từ trong hầm đồng hỏi :
– Anh Viên Dung có bị gì không, anh NF3.86, thế nào ?
– Tôi vẫn bình an.
– Anh vào đây, chuyện tranh hùng súng nổ chớp nhoáng 10 phút đã qua rồi, quân cảm tử của Việt Nam bị tử vong hơn nửa, số còn lại đã rút xuống núi, quân của ta đang truy kích tàn dư địch.
Tôi đưa tay chỉ vào vũng bùn hỏi:
– Có phải máu của tôi không?
Hai người cùng lúc nói :
– Đúng rồi anh đã bị thương, đứng yên để chúng tôi đào đất rồi đưa anh đi bệnh xá của Sư đoàn 67.
Lúc này tôi phó mặc thân xác cho núi rừng. Một lúc sau y sĩ đến “cáng” tôi đi đến bệnh xá chữa trị. Tôi đau lòng nhìn cảnh chiến trường mọi nơi đổ nát, những xác Việt ngổn ngang trên núi C211. Máu từ chân chảy quá nhiều nên tôi phải chấp nhận nằm dài trên băng ca cứu thương.
Huỳnh Tâm
[1] Người dân địa phương tự phát, làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Bắc Việt Nam.

(GIẶC ĐÃ ÙA VÀO NHÀ VIỆT NAM – KỲ 4 )

Hàng ngàn công nhân ở Sài Gòn xin nghỉ việc vì “khổ hơn cả chó"

Hàng ngàn công nhân ở Sài Gòn xin nghỉ việc vì “khổ hơn cả chó”
Công nhân PouYuen biểu tình phản đối luật bảo hiểm xã hội. (Ảnh: Diễn Đàn CTM)
Từ đầu năm 2017 đến nay, tại các khu công nghiệp trên địa bàn Sài Gòn đã có hàng ngàn công nhân xin nghỉ việc vì bất mãn.
Theo thống kê của chính quyền CSVN, tính đến tháng 4/2017, riêng tại công ty giầy dép Pouyuen Việt Nam (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) đã có hơn 3,050 trường hợp xin nghỉ việc, trong đó có hơn 60% liên quan đến luật bảo hiểm xã hội.
Còn tại các doanh nghiệp khác như  Công ty điện tử Changyang Việt Nam, Công ty giày Mỹ Nga… cũng có hàng nghìn công nhân nghỉ việc, vì lý do thay đổi bộ luật bảo hiểm sức khỏe.
Chia sẻ về vấn đề trên, một nữ công nhân 48 tuổi đang làm việc tại công ty giầy dép Pouyuen Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, tại công ty này đã có rất nhiều người nghỉ việc, và bản thân bà cũng chuẩn bị nghỉ việc.
Theo nữ công nhân này, lý do một phần vì công nhân nhận thức được luật bảo hiểm sức khỏe mới của chính quyền CSVN như một sự “cướp” tiền của công nhân. Phần khác vì từ đầu năm đến nay, giám đốc công ty bắt công nhân phải làm số lượng việc gấp đôi những năm trước mà không hề tăng lương.
Công nhân này cho biết, nếu năm ngoái, trong 8 tiếng làm việc chị phải làm 25 hành khung; thì năm nay phải làm lên 50-60 hành khung. Bất mãn hơn khi chị và đồng nghiệp thường xuyên bị quản trị chửi rủa, xúc phạm.
Chị ví bản thân mình và những đồng nghiệp “khổ hơn chó”. Chị nói chị chuẩn bị nghỉ việc vì sắp không chịu nổi “cực hình”.
Một nữ công nhân khác bất mãn luật bảo hiểm sức khỏe mới là “ăn cướp tiền của công nhân”. Thêm nữa, từ đầu năm đến nay, công nhân bị ép làm việc đến kiệt sức. số lượng công việc làm gấp đôi mà lương không tăng.
Nữ công nhân này cho biết có lần chị đã lên cơn đột quỵ khi không thể chịu nổi sự xúc phạm của các quản trị công ty, cộng với làm việc quá sức.
Tường Thắng / SBTN

Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ

Posted on  by The Observer

Print Friendly
Nguồn: Andrew Wiest, “When the War Came Home”, The New York Times , 23/05/2017.
Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Nếu bạn đến Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, hãy đến bảng 20, dòng số 3. Nó ở gần vị trí gần cao nhất, nên có thể bạn sẽ phải nghển cổ một chút. Ở đó bạn sẽ thấy cái tên Donald M. Peterson. Pete, như các đồng đội vẫn gọi anh, là người Mỹ duy nhất hi sinh trong một trận chiến nhỏ diễn ra ở đồng bằng Mekong ngày 15 tháng 5 năm 1967 – một trận chiến được kể lại trong một bài viết của series này tuần trước.
Báo chí và truyền hình chưa bao giờ nhắc đến trận đánh này. Peterson chỉ là một trong 58.315 cái tên trên bức tường tưởng niệm. Nhưng cái tên đó có ý nghĩa to lớn đối với một gia đình nhỏ ở California.
Jacque McMullen là một cô bé có cha dượng là quân nhân, theo cha dượng từ căn cứ này đến căn cứ khác trước khi ổn định ở Santa Maria, California.  Bị thu hút ngay bởi một trong những chàng trai đầu tiên cô gặp, Jacque mời chàng trai ấy – Don Peterson – một điệu nhảy kiểu Sadie Hawkins, và hai người nhanh chóng yêu nhau. Nhiều thứ đã xảy ra trước khi kết thúc trung học như bóng đá, lướt sóng, và sau đó là những dự định cho một tương lai trưởng thành của cả hai người. Cặp đôi làm lễ cưới vào mùa xuân năm 1966, lúc đó Don 19 và Jacque 17 tuổi.
Họ tìm thấy một căn hộ nhỏ và chỉ mới bắt đầu cuộc sống mới khi Jacque phát hiện ra mình mang thai đúng vào ngày Don nhận được giấy báo nhập ngũ. Tháng 5 năm 1966 Don huấn luyện tại Fort Riley, Kansas, ở đó anh và Jacque sống chung với hai cặp đôi lính trẻ khác.
Don dùng kỳ nghỉ phép cuối cùng để đưa Jacque về nhà bố mẹ cô ở Alabama. Jacque sinh bé James bằng phương pháp sinh mổ ngay sau khi về nhà vào cuối tháng 12. Don chỉ được bế con một lần trước khi ra chiến trường. Không nghe theo lời bác sĩ, Jacque đi với Don tới ga tàu, ôm chồng tạm biệt và nói: “Đừng cố làm anh hùng, anh hãy cúi đầu thấp xuống. Mẹ con em cần anh.” Khi tàu vừa đi khuất, Jacque vùi đầu vào vai cha dượng và khóc.
Ngày 15 tháng 5 năm 1967, đơn vị của Don bị rơi vào bẫy mai phục của Việt Cộng. Các đồng đội của Don bị bắn tơi tả. Họ sẽ chết trừ phi ai đó làm điều gì đó. Don hét lớn “Các anh chạy nhanh, tôi sẽ bọc lót”. Sau đó Don đợi một lúc trước khi nhảy lên và bắn hết cỡ khẩu súng tự động M16 để cho đồng đội một cơ hội chạy thoát. Vài giây sau Don bị bắn vào ngực và tử trận. Ở California, Jacque Peterson đang nằm ôm bé Jimmy trong giường, vừa kỉ niệm Ngày của Mẹ đầu tiên trong đời.
Vài ngày sau, Jacque đang uống bia A&W ở nhà một người bạn thì có tiếng gõ cửa. Một người hàng xóm nói Jacque nên về nhà ngay, có một nhóm sĩ quan quân đội ở nhà cô. Khi về đến nhà, Jacque thấy 3 người mặc quân phục gọn gàng ngồi ở ghế sofa. Một người bước lên và nói: “Cô Peterson, tôi rất tiếc phải báo với cô rằng chồng cô đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ ở Việt Nam.” Jacque chắc chắn rằng tin đó sai. Đó là một Peterson khác. Chồng cô, Don, vẫn còn sống. Chắc chắn đó là một nhầm lẫn.
Hai tuần sau ngày 15 tháng 5, Jacque được gọi tới nhà xác để nhận diện xác Don. Cô đưa bé Jimmy cho một người bạn và vào trong, run lên bần bật. Người phụ trách nhà xác bảo rằng cô cứ thong thả. Jacque tiến tới mở nắp quan tài, và đó là Don. Cô không thể khóc, cô chỉ ngồi đó nói chuyện với Don về mọi thứ – về con trai, về ngôi nhà, về tương lai của họ. Bốn tiếng sau một người bạn vào. Jacque phải đi, Jimmy cần cô. Jacque khó khăn lắm mới rời được khỏi Don, quay lại nói “Em sẽ quay lại ngay”.
Ba ngày sau, Don Peterson được chôn cất theo nghi thức danh dự quân đội ở Arroyo Grande, California. Sau khi nhận lá cờ gấp vào cuối lễ tang, Jacque ngồi một mình trong căn hộ nhiều giờ ôm Jimmy. Cô chỉ mới 19 tuổi và là một goá phụ chiến tranh, với đứa con trai 5 tháng tuổi. Rồi cô sẽ làm gì tiếp theo?
Trong niềm hi vọng điên cuồng tìm kiếm một tương lai cho mình và con trai, Jacque gặp và kết hôn với David Bomann, người đã hứa sẽ yêu Jimmy như con trai mình. Hai người quyết định rằng David nên nhận nuôi Jimmy và rằng để có một tương lai tốt đẹp, những ký ức về Don Peterson nên được xếp qua một bên. Gia đình Bomann ngày càng phát đạt, chuyển đến một trang trại nhỏ trồng nho.
Jimmy yêu bố nhưng khi vào trung học anh bắt đầu nghi ngờ. Anh trông không giống hai em gái lắm, và anh có cảm giác bố không đối xử với mình như với hai em. Cuối cùng Jimmy hỏi thẳng mẹ, Jacque đưa Jimmy lên gác xép và kể cho Jimmy về cha đẻ của cậu, Don Peterson. Ngày hôm đó thay đổi mọi thứ. Jacque nhận ra rằng cô đã cố gắng tìm người thay thế Don Peterson trong cuộc đời mình, cố gắng lấp đầy vết thương hở trong lòng mình. Nhưng đó là vết thương không lành. Hôn nhân sụp đổ, và Jimmy ra đi tìm kiếm quá khứ bị chối bỏ.
Jacque và David li hôn sau đó, và Jacque tiếp tục sống như một bà mẹ đơn thân. Cô làm hai việc một lúc, theo học trường y tá và nuôi ba đứa con một mình. Là một người mẹ và một y tá, Jacque Bomann cuối cùng cũng tìm thấy chính mình, nhưng cuộc sống vẫn không trọn vẹn. Về phần Jimmy, anh dường như nổi loạn, và cứ gặp hết rắc rối này đến rắc rối khác. Anh biết đến nhà Peterson và sau đó thậm chí còn tham dự các cuộc gặp mặt với đồng đội của bố mình để nghe chuyện về bố từ những người biết rõ bố nhất. Jimmy hiện tại đã có gia đình, và có sự nghiệp thành công trong ngành âm nhạc, nhưng anh không thể không cảm thấy bị lừa dối khi anh không có cơ hội thực sự gặp bố mình.
Hiện tại Jacque Bomann đã nghỉ hưu, là một bà nội hăng hái. Bà đã có một cuộc đời hạnh phúc, như bà nói, nhưng thỉnh thoảng bà suy nghĩ về những gì đã có thể xảy ra. Bà tự hỏi làm sao một cuộc chiến xa xôi như vậy lại có thể ảnh hưởng đến cuộc đời mình đến thế.
“Don là bạn thân nhất của tôi” – Jacque nói về Don. “Chúng tôi có nhiều kế hoạch tốt đẹp. Anh ấy là người đàn ông của gia đình và đang làm chồng, làm cha rất tốt. Đến lúc này tôi thấy cay đắng phải sống cuộc đời này một mình không có Don. Thật không công bằng. Trong sâu thẳm trái tim mình tôi rất buồn vì tôi chỉ có một mình. Khi nói về Don, tôi dường như ngồi ở một góc trong trái tim mình, nơi mọi cảm xúc của tôi đều ở đó. Ký ức về Don làm tôi hạnh phúc”.
Đứng ở Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, cố gắng hiểu ý nghĩa của nó trong khi nhìn vào danh sách những cái tên dài gần như vô tận, và đi dọc theo những hàng chữ được sắp xếp cẩn thận, có thể rất nặng nề. Tuy vậy mỗi cái tên đại diện cho ký ức về một con người luôn khát khao sống và yêu. Đằng sau mỗi cái tên được khắc là những trái tim tan vỡ của những ông bố bà mẹ mở cửa một buổi sáng chỉ để nhận tin báo tử của con trai mình.
Trong tổng số lính Mỹ chết trong cuộc chiến, 17.215 người đã kết hôn. Mỗi cái tên đại diện cho một bà goá phụ ở lại đối mặt với một tương lai không có chồng và những đứa trẻ không bao giờ có cơ hội được biết đến cha. Những người bố của họ không phải là người lắng nghe tâm sự, huấn luyện viên bóng chày hoặc bờ vai để dựa vào khi có chuyện buồn. Bố của họ, như Don Peterson, giờ chỉ là những cái tên trên bia đá.
Andrew Wiest là giáo sư lịch sử tại trường đại học Southern Mississippi và là tác giả của “The Boys of ’67: Charlie Company’s War in Vietnam.”

Phóng viên không được tường thuật các phiên họp của Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội lý giải việc 'báo chí chỉ được dự 5 phút đầu' họp Ủy ban Thường vụ


TRINH PHÚC

(GDVN) - Bắt đầu từ hôm nay, báo chí chỉ được tham dự 5 phút đầu của mỗi buổi họp. Cuối mỗi ngày sẽ có thông cáo báo chí gửi đến các phóng viên.

Như thường lệ, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (thường kỳ hàng tháng), nhiều cơ quan báo chí được gửi giấy mời đến đưa tin, tuyên truyền.
Sáng nay (11/7), đông đảo phóng viên cũng đã có mặt tại Trung tâm Báo chí, Nhà Quốc hội.
Sáng nay nhiều phóng viên ngờ ngàng vì màn hình ở Trung tâm báo chí tòa nhà Quốc hội không tường thuật phiên họp Thường vụ Quốc hội như thường lệ (ảnh Tuổi trẻ).
Nhưng tại đây, đến nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đánh giá kỳ họp thứ 3 của Quốc hội và cho ý kiến bước đầu về nội dung chương trình kỳ họp thứ 4, màn hình trực tuyến tại Trung tâm Báo chí vẫn im bặt.
Liên lạc với phó vụ trưởng Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội thì được biết “sáng nay lãnh đạo Văn phòng Quốc hội có chỉ đạo bắt đầu từ hôm nay, báo chí chỉ được tham dự 5 phút đầu của mỗi buổi họp. Cuối mỗi ngày sẽ có thông cáo báo chí gửi đến các phóng viên”.
Phiên họp lần thứ 12 của Quốc hội sáng ngày 11/7 (ảnh quochoi.vn).
Nhiều phóng viên có mặt tại Trung tâm Báo chí tại Nhà Quốc hội hết sức ngỡ ngàng về quyết định này, nhưng vẫn chưa thể liên lạc được với chủ nhiệm Văn phòng, tổng thư ký Quốc hội để nghe giải thích.
Tất cả ai cũng lo lắng sau này không biết xây dựng nội dung về các kỳ họp của thường vụ như thế nào?.
Các phóng viên đành ngậm ngùi vào đăng ký mail để nhận thông cáo báo chí vào cuối ngày và đi về trong tâm trạng thất vọng.

Tổng Thư ký Quốc hội lý giải việc 'báo chí chỉ được dự 5 phút đầu' họp Ủy ban Thường vụ

Bảo Phương | 
Tổng Thư ký Quốc hội lý giải việc 'báo chí chỉ được dự 5 phút đầu' họp Ủy ban Thường vụ

Tổng Thư ký Quốc hội chia sẻ, đôi khi trong lúc thảo luận, trao đổi, phát biểu sâu về các vấn đề quan trọng, có thành viên của Ủy ban Thường vụ vô tình nói cả những thông tin nhạy cảm hoặc thuộc về bí mật Nhà nước.

Sáng nay (11/7), theo dự kiến, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 12. Giấy mời tham dự cuộc họp đã được gửi đến một số cơ quan thông tấn báo chí trước đó vài ngày.
Thông thường, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thường kỳ hàng tháng đều truyền hình trực tuyến đến Trung tâm báo chí – Toà nhà Quốc hội để phóng viên đưa tin chi tiết.
Tuy nhiên, thèo tờ Tuổi trẻ, sáng nay, khi phóng viên đến làm việc tại Trung tâm Báo chí thì nhận được thông tin cho biết, "báo chí chỉ được tham dự 5 phút đầu của mỗi cuộc họp". Vào cuối ngày, sẽ có thông cáo báo chí gửi đến phóng viên.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng xác nhận với tờ VnMedia, đã có có chỉ đạo từ lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, từ nay, đối với các cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, báo chí chỉ được tham dự 5 phút đầu. Sau đó, cuối ngày sẽ có thông cáo báo chí gửi cho các phóng viên.
Lý giải về việc không cho phóng viên báo chí tham dự, theo dõi đầy đủ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như trước đây, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ trên Dân Việt: Đôi khi trong lúc thảo luận, trao đổi, phát biểu sâu về các vấn đề quan trọng, có thành viên của Ủy ban Thường vụ vô tình nói cả những thông tin nhạy cảm hoặc thuộc về bí mật Nhà nước.
Vẫn theo ông Phúc, thêm nữa nhiều khi biết có phóng viên theo dõi phiên họp, các đại biểu cũng ngại, phát biểu không hết vấn đề mà mình nắm. Có vấn đề tối mật không trao đổi không được, nhưng khi nói ra rồi lại phải đề nghị báo chí không đăng tải.
(Tổng hợp)
Trinh Phúc

Nguyễn Anh Tuấn - Bàn cờ thế Đồng Tâm

LẬP LUẬN PHÍA ĐỒNG TÂM

Toàn bộ sự việc Đồng Tâm liên quan tới hai khu đất riêng rẽ, nằm kề nhau, tạm gọi là Khu A (47,36 ha) và Khu B (59 ha).

Khu A là đất dự án sân bay Miếu Môn mà dân Đồng Tâm giao cho Chính phủ từ năm 1980. Dự án sân bay treo tới nay đã 37 năm nên để tránh lãng phí, Quân đội đã giao kèo với Đồng Tâm cho phép dân canh tác và nộp tô lợi cho Quân đội suốt hàng chục năm qua.

Trong video, cụ ông tên Kình giải thích về tranh chấp khiếu kiện tại xã Đồng Tâm

Thật kỳ khôi khi Quân đội ngồi không hưởng tô lợi trên đất vốn của dân làng trước đây, song để có đất canh tác thì dân Đồng Tâm vẫn chấp nhận, nên mọi chuyện vẫn suôn sẻ bao năm nay, mãi tới khi Viettel gần đây rục rịch có dự án triển khai tại khu vực này.

Khi đó nếu Quân đội chỉ thu hồi lại Khu A này giao cho Viettel thì dù có buồn vì phải mất đất canh tác, dân Đồng Tâm vẫn chịu, vì họ chấp nhận rằng khu đất này, dù gốc gác vốn là của làng đi chăng nữa, cũng đã được giao cho Chính phủ 37 năm trước. Họ hiểu họ chỉ đang mượn đất. Có mượn thì có trả, lẽ thường tình là thế.

Nhưng không, Quân đội và Viettel muốn hơn thế. Họ nhắm cả Khu B bên cạnh, địa thế đẹp hơn với vị trí 2 mặt tiền (phía Nam và phía Tây giáp tỉnh lộ DT429, nối tới đường Hồ Chí Minh). Đây chính là đất đồng Sênh trong cách gọi của dân Đồng Tâm.

Tranh cãi bắt đầu từ đây. Dân Đồng Tâm cho rằng 100% Khu B là đất nông nghiệp của xã, Viettel muốn lấy phải bồi thường theo quy định (ít nhất cũng vài trăm tỷ). Phía Quân đội và Viettel dĩ nhiên không muốn thế, nhưng thái độ lại phức tạp, bất nhất. Khi thì họ kết hợp với chính quyền Hà Nội định bồi thường bố trí tái định cư chỉ cho vài chục hộ dân (gồm cả sĩ quan của họ mới mua đất ở khu này) - tức là gián tiếp thừa nhận đây không phải là đất quốc phòng. Khi thì lại cho quân về rào đất, cắm biển đất quân sự trên toàn bộ khu đất trước khi tiến hành thu hồi.

Để chứng minh quan điểm của mình, cụ Kình - đại diện dân làng Đồng Tâm, đưa ra các lập luận:

Một, và quan trọng nhất: Nếu là đất quốc phòng thì sao Viettel và chính quyền Hà Nội lại bồi thường bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây? Chưa phạt họ chiếm dụng đất quốc phòng đã là may cho họ rồi, sao lại còn ưu đãi đền bù hàng tỷ đồng cho mỗi hộ dân và lập dự án bố trí tái định cư cho họ nữa?

Hai, khi rục rịch có chuyện thu hồi đất, dân làng Đồng Tâm khiếu nại cơ quan chủ quản dự án sân bay Miếu Môn là Quân chủng Phòng không-Không quân thì được Quân chủng đề nghị liên hệ với các cấp chính quyền Hà Nội. Thế nghĩa là đất dân sự, chứ nếu là đất quốc phòng thì sao Quân chủng đẩy trách nhiệm sang cho chính quyền Hà Nội được?

Ba, nếu là đất quốc phòng thì sao chính quyền xã Đồng Tâm bao lâu nay vẫn thu thuế đất nhà ở cho các hộ dân được xã cấp tạm đất?

Bốn, chính quyền Hà Nội xác định tổng diện tích đất quốc phòng ở đây là 236,9 ha, song Lữ 28 - đơn vị trực tiếp quản lý đất dự án sân bay Miếu Môn - lại thừa nhận chỉ đang nắm 208 ha, bằng đúng diện tích Chính phủ thu hồi làm sân bay 37 năm trước. Sao lại có chuyện chênh lệch tới 28,9 ha?

PHẢN BÁC TỪ PHÍA CHÍNH QUYỀN

Cả bốn lập luận này đều không dễ phản bác. Tuy nhiên, sau sự kiện bắt giữ cán bộ vô tiền khoáng hậu ở xã Đồng Tâm, chính quyền Hà Nội không còn lựa chọn nào khác phải chứng minh dân làng Đồng Tâm sai. Mà phải là sai hoàn toàn, thì các động thái đàn áp sau đó mới dễ được biện minh.

Chính quyền Hà Nội đã làm thế nào?

Bốn ngày trước khi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm, ngày 3/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị HĐND thành phố thu hồi dự án bố trí tái định cư cho các hộ dân trong Khu B (đất Đồng Sênh), với lý do thật lạ thường là “dân ở đó đã có đất, không cần tái định cư nữa” [1] Nghĩa là, để đối đáp lại lập luận thứ nhất của cụ Kình, chính quyền Hà Nội đã phải chấp nhận hi sinh phần nào lợi ích của vài chục hộ dân (hoặc là dân địa phương có liên đới với chính quyền xã, hoặc là các sĩ quan quân đội vừa mua đất đón đầu đền bù tái định cư).

Động thái này mở đường đến việc công bố dự thảo kết luận thanh tra ngày 7/7, trong đó chính quyền Hà Nội kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là, chẳng có Khu A, Khu B nào cả, mà tất cả là đất quốc phòng hết. Chính quyền cơ sở đã sai khi buông lỏng quản lý, để mặc các hộ dân lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng (phản bác lập luận thứ ba của cụ Kình). Bên cạnh đó, sở dĩ cho sự chênh lệch diện tích lên tới 28,9 ha là vì “bị ảnh hưởng của thi công” và đây là đất thực hiện “giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn” (phản bác lập luận thứ tư của cụ Kình). Diện tích này chưa được “các đơn vị quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ” cũng là một thiếu sót (phản hồi lại lập luận thứ hai của cụ Kình). [2]

Khá khen cho chính quyền Hà Nội chỉ bằng một động thái thu hồi dự án và một bản dự thảo kết luận thanh tra đã phản bác đồng loạt 4 lập luận quan trọng của cụ Kình - người đang dẫn dắt dân Đồng Tâm đấu tranh giữ đất.

KẼ HỞ VÀ LỜI GIẢI

Không khó để thấy chính quyền Hà Nội chẳng qua chỉ đang tận dụng thế mạnh tuyệt đối của nó so với phía dân làng ở chỗ nắm giữ và tạo ra văn bản, cả cũ lẫn mới, và thông qua đó có thể kể một câu chuyện khác cho những gì đã xảy ra - một thứ sự thật thay thế (alternative fact).

Tuy nhiên, kịch bản một khi đã ngụy tạo ắt hẳn có kẽ hở. Trong câu chuyện mới được kể của chính quyền Hà Nội, kẽ hở có thể nằm ở những điểm sau:

Một là, tháng 5/2016, UBND TP Hà Nội có văn bản 2590 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố, UBND huyện Mỹ Đức và Tập đoàn Viễn thông Viettel trong đó ghi rõ “kinh phí thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư do Tập đoàn Viettel chi trả”. [1] Nếu chính quyền Hà Nội khăng khăng đây là đất quốc phòng và dân lấn chiếm xây dựng công trình thì sao chính quyền Hà Nội lại yêu cầu Viettel bỏ tiền ra bồi thường hỗ trợ và tái định cư?

Hai là, chênh lệch tới 28,9 ha với lý do “bị ảnh hưởng của thi công” là gì? Sao dự thảo kết luận thanh tra gần 2 tháng trời lại có một câu văn tối nghĩa đến như vậy? Đất nở ra vì ảnh hưởng của việc thi công công trình? Câu văn ngô nghê bất thường này cho thấy chính quyền Hà Nội dường như đang túng thiếu một lý do chính đáng trong khi thời gian thanh tra có hạn.

Ba là, từ khi nào và trong văn bản nào có cái gọi là “giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn”? Một dự án treo 37 năm chưa có nhát xẻng làm giai đoạn 1, và mãi mãi sẽ không thực hiện, nay lại thu hồi đất cho giai đoạn 2?

Nếu chính quyền Hà Nội tự tin với những lập luận họ đưa ra trong dự thảo kết luận thanh tra, tôi đề xuất thế này: Tổ chức một cuộc đối chất được điều phối bởi các luật sư và có truyền hình trực tiếp trên báo và mạng xã hội (Facebook, Youtube), trong đó từng điểm lập luận của mỗi bên được đưa ra mổ xẻ, tranh luận trước sự theo dõi của công luận. Các văn bản (trong đó quan trọng bậc nhất là tài liệu liên quan đến cái gọi là giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn) phải được công khai, và được các luật sư mời giám định độc lập xác định tuổi văn bản, tránh tình trạng dự án năm 1980 và các văn bản về nó lại được tạo lập năm 2017.

Nguyễn Anh Tuấn

(Blog RFA)

MỘT VÀI HỒI ỨC CỦA CCB ĐẶNG VIỆT CHÂU (E 876, F 356) VỀ TRẬN 12/7/1984 ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 VỊ XUYÊN, HÀ GIANG

Đặng Việt Châu, CCB của E 876, F 356, ( cạnh bên trái mẹ mình) cùng đồng đội đến thắp hương cho em trai chủ blog LS Phạm Hữu Tạo nhân ngày giỗ 14/6/2016 ( âm lịch)

4h5 phút có 3 tiếng gõ nhẹ trên máy bộ đàm. 
Đồng chí Bộ B trưởng thông tin báo cáo: "Lệnh nổ súng". 
Phía trước mặt, rồi cả thung lũng Nậm Ngặt lửa sáng rực. Tiếng pháo cối, lựu đạn, 12ly7, DKZ, AK...nổ. Mặt đất rung chuyển. Tôi lệnh cho đồng chí Bộ bằng mọi cách liên lạc được với các mũi, hướng, cũng như cấp trên nhưng rất nhiễu, chuyển về sóng phụ cũng không liên lạc được. Tôi lập tức leo lên phía trên đỉnh quan sát nhưng cũng chỉ thấy khói lửa và tiếng nổ của các loại súng. Tai ù đặc mà lòng nóng như lửa đốt bởi không liên lạc nắm bắt được tình hình phía trước của đơn vị cũng như các mệnh lệnh của cấp trên.
6h10 phút, đồng chí Bộ hô to: "Đã chiếm được D3, tiểu đoàn 3 xuất kích"!
Tôi hỏi:"Lệnh của ai"? Đồng chí Bộ trả lời:"Tham mưu trưởng Kham". 
Tôi lập tức điện gặp đồng chí Lan C trưởng C12 nói rõ hiện ta đã chiếm được D3, địch đang chống trả quyết liệt. Đồng chí cho hỏa lực chế áp trận địa cối của địch sau 772 để thê đội 2 xuất kích. 
Sau loạt tiếng nổ đầu nòng hỏa lực của ta, tôi ra lệnh toàn đơn vị xuất kích. Các cỡ súng thi nhau nổ. Tiếng hô xung phong vang động cả thung lũng Nậm Ngặt. Xách AK vận động theo đơn vị mà lòng tôi trào lên niềm vui khôn tả. Vượt qua khe Cụt, tới khu vực có hòn Đá Dựng gặp đồng chí Bính trợ lí tác chiến tay cầm súng ngắn đang chỉ huy bộ đội xung phong. Tôi chỉ thẳng lên phía mục tiêu rồi vượt lên phía trước. Lúc này, các cỡ súng của địch tập trung vào hướng chúng tôi. Đạn bay ràn rạt, đất đá tung tóe, cây cối đổ ngổn ngang. Bám vào sườn núi tôi vượt lên một quãng khoảng 15m thì gặp đồng chí Hoa C phó C11 đang ép mình vào rãnh núi. Tôi hỏi Hoa:"Anh Thanh đâu"? Hoa trả lời:"Em bị thương", rồi chỉ tay về phía đỉnh đồi. Tôi vượt lên 7m nữa thì gặp đồng chí Minh C trưởng mình trần máu me bê bết nằm ngất lịm. Tôi ngồi xuống ôm lấy Minh, Minh mở mắt thều thào: "Anh Thanh đã hi sinh". Rồi Minh chỉ tay về hướng đỉnh đồi. Tôi bảo anh em đưa ngay đồng chí Minh xuống và tiếp tục vượt lên. Trước mặt sau lưng, đất đá bay ràn rạt.
‘ Tôi bám được đường ngang lưng chừng D3. Đường này rộng khoảng 2m, cách chiến hào phía trước khoảng 20m. Tôi dừng lại và nhảy ngay vào 1 hố pháo cạnh mép đường. Sương mù dày đặc, cách 5-7m cũng khó phát hiện ra nhau. Anh em thấy tôi thì vô cùng mừng rỡ. Phía trước là C10 có đồng chí Cúc C viên, Hiền C phó, Tiếp xạ thủ B40, Đoan A trưởng...phân đội DKZ đồng chí Thành, đồng chí Quý. Bên cánh phải, đồng chí Toản C viên C11, đồng chí Đích và 1 số anh em khác. Cạnh tôi là anh em D bộ, Tuấn, Thọ, Ba, Kí, Chính, Bộ, Kim, Thanh B trưởng vận tải, Hoan... khẩu đội MK19 đồng chí Lý, Sĩ... Toàn bộ đội hình đã nằm gọn trên khu vực Đầu Voi và sườn phía Nam D3. Lợi dụng sương mù, tôi cho gọi Cúc và Toàn nắm lại tình hình đơn vị. Được biết C11 bị thương vong gần hết, phân đội theo đồng chí Thanh xung phong đánh vào bên phải D3 không liên lạc được. C10 đã chiếm được 1 đoạn chiến hào. Hỏa lực địch bắn thẳng, đã có thương vong, đạn dược không còn được bao nhiêu.
Lúc này, đồng chí chiến sĩ thông tin( mạng của sư đoàn) đi với đồng chí Thanh chạy tới. Tôi hỏi ngay:" Thanh đâu"? Đồng chí đó lắc đầu và chỉ về phía trên đỉnh đồi và báo cáo chỉ huy sư đoàn cần gặp thủ trưởng. Tôi chỉ tay về phía địch nói:" cấm gọi thủ trưởng". Rồi cầm tổ hợp báo cáo trực tiếp tình hình đơn vị với đồng chí Điếm sư đoàn trưởng. Tôi bảo với Cúc và Toản:" hiện nay chần chừ là chết, các anh về cho bộ đội triển khai công sự, giữ chắc khu vực đã chiếm". Tôi gọi pháo cấp trên chi viện, chuẩn bị xung phong...
Anh em C10 dùng lựu đạn ném mạnh về phía trước. Địch tưởng ta xung phong. Các hỏa điểm của địch phát lộ. Xạ thủ B40 cứ nhằm vào mà khai hỏa. Tiếng súng lại rộ lên, đạn bay chiu chíu trên đầu. Sương tan dần, toàn bộ đội hình lộ rõ trên sườn đồi. Bên cánh phải xuất hiện 1 ổ hỏa lực bắn xả vào sườn đơn vị. Đồng chí Cúc chạy xuống báo cáo anh Hiền bị thương xin được rút quân. Tôi nói với Cúc:" bây giờ, chỉ có tiến chứ không có lùi". Cúc khóc và chạy đi...
Địa hình hẹp lại dốc, khẩu đội MK19 không thể triển khai giá súng bắn được. Tôi vẫy tay gọi Lí, rồi chỉ về mỏm đồi phía sau bảo đưa khẩu đội xuống đấy giá súng. Nhằm hỏa điểm phía sườn phải mà bắn. MK19 vừa bắn được một loạt thì:" Bùm". Toàn bộ khẩu đội bị DKZ của địch bắn vào. Tất cả anh em khẩu đội đều hi sinh. Quân địch la hét rất rõ:" Tran trả, tran trả"...
Một loạt rồi hai loạt AK bắn gần, đanh gọn. Tiếng chân địch xô nhau chạy, rồi lựu đạn và các cỡ súng nổ chát chúa, khói bụi mù mịt. Đồng chí Thanh B trưởng vận tải trúng đạn hi sinh. Tôi phẩy tay bảo đồng chí Thọ, đồng chí Bảo y tá đưa Thanh xuống.
Tưởng tôi ra lệnh rút, toàn bộ đội hình của đơn vị theo nhau trượt xuống chân đồi. Tôi cầm lấy tổ hợp trên tay chiến sĩ thông tin báo cáo với đồng chí Điếm:"hiện chúng tôi không đủ sức tiến công, địch đang phản kích rất mạnh, xin pháo bắn ngay vào D3, chỗ tôi đang ở - tôi K3". Đồng chí Điếm hỏi lại:" Đồng chí tên gì"? Tôi trả lời:" Tôi là Châu". Trao tổ hợp cho chiến sĩ thông tin, tôi nói:" hướng đồi xanh-tìm về đơn vị". Nhìn ngược lên đỉnh đồi trống hoác. Đường tiến nham nhở vết đạn. Trận địa lúc này im ắng lạ thường. Tôi như kẻ mộng du, ôm chặt súng. Thả người trượt xuống chân đồi...
Địa hình hẹp lại dốc, khẩu đội MK19 không thể triển khai giá súng bắn được. Tôi vẫy tay gọi Lí, rồi chỉ về mỏm đồi phía sau bảo đưa khẩu đội xuống đấy giá súng. Nhằm hỏa điểm phía sườn phải mà bắn. MK19 vừa bắn được một loạt thì:" Bùm". Toàn bộ khẩu đội bị DKZ của địch bắn vào. Tất cả anh em khẩu đội đều hi sinh. Quân địch la hét rất rõ:" Tran trả, tran trả"...
Một loạt rồi hai loạt AK bắn gần, đanh gọn. Tiếng chân địch xô nhau chạy, rồi lựu đạn và các cỡ súng nổ chát chúa, khói bụi mù mịt. Đồng chí Thanh B trưởng vận tải trúng đạn hi sinh. Tôi phẩy tay bảo đồng chí Thọ, đồng chí Bảo y tá đưa Thanh xuống.
Tưởng tôi ra lệnh rút, toàn bộ đội hình của đơn vị theo nhau trượt xuống chân đồi. Tôi cầm lấy tổ hợp trên tay chiến sĩ thông tin báo cáo với đồng chí Điếm:"hiện chúng tôi không đủ sức tiến công, địch đang phản kích rất mạnh, xin pháo bắn ngay vào D3, chỗ tôi đang ở - tôi K3". Đồng chí Điếm hỏi lại:" Đồng chí tên gì"? Tôi trả lời:" Tôi là Châu". Trao tổ hợp cho chiến sĩ thông tin, tôi nói:" hướng đồi xanh-tìm về đơn vị". Nhìn ngược lên đỉnh đồi trống hoác. Đường tiến nham nhở vết đạn. Trận địa lúc này im ắng lạ thường. Tôi như kẻ mộng du, ôm chặt súng. Thả người trượt xuống chân đồi...
Sáng ngày 13/7, khoảng 8h sáng, Hoan từ trên đỉnh hang tụt xuống báo với tôi:" Địch bên D3 đông lắm". Tôi cùng Hoan leo lên quan sát bên ấy địch cũng đang thu dọn chiến trường, có cả mấy em quần trắng áo đỏ phất phới. Hoan giương súng đòi bắn, tôi chỉ xuống anh em thương binh tử sĩ ở phía dưới. Hiểu ý, Hoan kéo khóa an toàn khẩu súng, rồi im lặng nhìn sang phía địch. Tôi tụt xuống đến hầm của Bính. Lúc này, Bính đang ngồi cạnh võng của Đa B trưởng C10 bị thương ở bụng, được băng bó nhưng ruột cứ trào ra. Đa quằn quại, thở rất mệt nhọc. Tôi cho dùng bát ăn cơm đậy và tiếp tục băng lại. Quá trưa thì Đa tắt thở. 

Ở hầm thông tin, có chiến sĩ bị thương phần bụng dưới ngày càng phình to lên, đau đớn quằn quại, cứ xin được chết. Tôi nói với Bảo y tá:" Có thể chọc xi-lanh vào mà hút nước tiểu ra". Bảo lắc đầu quầy quậy:" Chưa được học". Đau đớn, mệt mỏi, đói khát. Tôi không đành lòng nhưng cũng không làm gì được... Thời gian nặng nề trôi, rồi trời cũng tối. Khoảng 19h, có thêm đồng chí Long C phó C16 đến bắt liên lạc xin được giúp đỡ. Tôi bảo Hoan và Bộ ở lại canh gác và chăm sóc anh em. Còn tôi cùng với Long đi đến trận địa của C16. Trên đường vào gặp xác các tử sĩ Tiến, Công và 2 tử sĩ của C16. Chúng tôi đặt anh em nằm vào chỗ bằng, rồi đánh dấu. Sau đó vào khu vực hòn đá Dựng với niềm tin mong manh sẽ gặp được Thanh, Minh. Trên D3, chốc chốc địch lại ném lựu đạn. Phía ngoài chỗ tiếp giáp giữa 772 và 685, địch bắn pháo sáng, sáng rực. Khoảng nửa đêm, chúng tôi quay trở về hang thì bộ phận cáng thương của Trung đoàn do đồng chí Hồng, đồng chí Vị; của Tiểu đoàn do đồng chí Tình bí thư đoàn, đồng chí Châu trợ lí hậu cần cũng vừa đến. Lúc này anh em mới tin rằng tôi còn sống...

( Nguồn: QSVN)