Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

CHUYỆN BẤT BÌNH TRÊN ĐƯỜNG LÊ TRỌNG TẤN

Lê Bích Trâm đã thêm 2 ảnh mới.
10 giờ
Sáng nay đi đường Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh gặp chuyện bất bình.
Một nông dân chở một xe dừa đang lưu thông trên đường bị mấy tên trong ảnh này ngán đầu xe buộc dừng lại.
Không nén được, tôi dừng xe hỏi:
- Người này lỗi gì mà các anh dừng xe?
"Ông này thường xuyên dừng xe bán dừa không đúng nơi quy định!
Tôi hỏi lại:
- Vậy mấy anh bắt nguội phải không?
Tất cả im lặng.
Tôi lại hỏi:
- Nơi quy định được bán dừa của mấy anh ở đâu mà mấy anh nói đậu xe bán sai quy định?
Một tên bảo:
- Không nói nhiều. Đưa xe về phường!
Một tên dân phòng nhảy lên xe người bán dừa nổ máy chạy đi.
Ông chủ xe dừa khóc nức nở.
Bực mình quá tôi nói với người bán dừa:
- Ông bỏ mẹ xe dừa cho bọn chúng ăn dọng gì ăn. Đi uống cà phê với tôi tôi cho tiền ông mua một chiếc xe ba gác khác và một xe dừa khác.
Nhưng người bán dừa đã bị một tên áo xanh đẩy lên xe.
Khốn nạn!
Share Đặng Huỳnh Lộc

TCCS ĐĂNG BÀI VỀ KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN ĐƯỢC CẤU TRÚC, LẬP LUẬN THEO KIỂU " NÓI LỒI' CỦA DÂN NGHỆ...

Lời bàn của Hai Xe Ôm:

Dân Nghệ có một kiểu văn hóa giao tiếp rất độ đáo, đó là giao tiếp kiểu " NÓI LỒI"...
Ông A gặp ông B  đi trên đường liền hỏi:
-Ông đi mô đó ?
Vì không muốn tiết lộ chuyện công cán, làm ăn của mình... nhưng lại không thể không trả lời sợ bạn mất lòng, cho là khinh thường bạn; B liền trả lời:
- Tôi đi trên đường...
Như vậy là B. vẫn trả lời A. bằng một câu trả lời vui tai, khiến cho bạn không mất lòng nhưng lại che dấu được mục đích chuyến đi...
Tóm lại: Nói lồi là một lối ứng xử của dân Nghệ; Khi dân Nghệ gặp phải một vấn đề tắc, bí...không muốn hoặc không thể nói rõ trắng đen đành nghĩ ra cách " NÓI LỒI"; một kiểu nói dối, ngụy tạo, loanh quanh  cho qua chuyện nhưng sự ngụy tạo này phải dí dỏm, thông minh, bất ngờ...
"NÓI LỒI" của dân Nghệ nó cũng gần gần với kiểu " NÓI DZẬY MÀ KHÔNG PHẢI DZẬY" của mấy anh Hai Nam Bộ nhưng khác: nó có thêm yếu tố dí dỏm, thông thái...Cả 2 lối ứng xử suy cho cùng đều thuộc loại bịp...
" Kiểu " NÓI DZẬY..." của mấy anh Hai chỉ đơn thuần là sự dối trá... mỹ miều; Còn " NÓI LỒI" dân Nghệ bao giờ cùng kèm theo yếu tố hài hước, gây cười...
Có thể ví bài viết dưới đây của tác giá TS Trương Công Đắc viết về KTTT định hướng XHCN thuộc kiểu tư duy " NÓI LỒI" của dân Nghệ. Rất nghi tác giả bài viết này là dân Nghệ nên rất thấm lối lập luận kiểu " NÓI LỒI"...
Xin nêu ra một số lập luận rất giống kiểu " NÓI LỒI" của dân Nghệ:
-"Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ?"
( Bấy lâu nay kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn được định nghĩa: Đó là nền kinh tế mà kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là chủ đạo và then chốt...Vì nó là then chốt, chủ đạo nên được Đảng, Nhà nước tập trung vốn liếng, tư liệu sản xuất, đất đai, nhân lực ưu tú nhất...Những cán bộ chủ chốt trong các tập đoàn kinh tế đều do người của Đảng cắt cử vào...Ví dụ như Trịnh Xuân Thanh, Kim Thoa ở Bộ Công thương và rất nhiều quan chức ở ngành dầu khí, ngân hàng đều nằm trong diện Ban Bí thư quản lý, phê chuẩn... 
Thực trạng bây giờ những " quả đấm thép" này trở thành những " quả đấm bùn" làm ăn nợ đìa ra, thất thoát vốn, tài sản nhà nước...
Đáng lý ra người viết công tâm và khách quan: phải thừa nhận sự thất bại cua mô hình, thể chế...thì lại quay sang tung hô: "Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ?" nói thế khác chi " NÓI LỒI" ?!
- "Tự thân khu vực KTTN không giúp khắc phục những khiếm khuyết và "thất bại" của thị trường. Tuy nhiên, nếu không phát triển KTTN sẽ không phát huy hết thế mạnh của KTTT, không thể khai thác hết nguồn lực phát triển to lớn của xã hội..."
Những cao thủ " NÓI LỒI" xứ Nghệ chắc chắn phải chào thua lối lập luận rất chi là " NÓI LỒI" kể trên. 
Xin hỏi: nếu KTTN không giúp khắc phục khiếm khuyết của thị trường? Thế chắc mấy cái ông doanh nghiệp nhà nước bĩnh ra đấy rồi họ quay lại dọn ư ? Nếu họ đã dọn được, họ còn có cái để ăn chia, Đảng và Nhà nước chắc đã không cởi trói, không buông để tư nhân nhảy vào. 
Lập luận "không phát triển KTTN sẽ không phát huy hết thế mạnh của KTTT, không thể khai thác hết nguồn lực phát triển to lớn của xã hội..." là kiểu " NÓI LỒI" cao cấp..., kiểu trả lời: Tôi đang đi trên đường đây khi được hỏi " ông đang đi mô đó?!
-"Tự thân KTTN không mang lại CNXH, nhưng muốn xây dựng CNXH thành công dứt khoát phải phải phát triển KTTN"! 
Đại sư " NÓI LỒI"!
Để đảm bảo cho lập luận của mình tác giả đề ra các quyết sách, trong đó có mấy quyết sách đáng chú ý: "thực thi những tiêu chí phổ biến của một nền KTTT hiện đại, như không phân biệt đối xử, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; thực hiện minh bạch trong chính sách; Thực hiện Nhà nước liêm chính, kiến tạo và phục vụ nhân dân; Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia đặt trọng tâm vào phát triển KTTN"...
Tưởng có gì cao kiến nhưng đọc kỹ thấy những giải đáp, trả lời trên khác chi câu trả lời: Tôi đang đi trên đường !!!
Kết quả hình ảnh cho doanh nghiệp tư nhân


Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
12/7/2017 23:8

'
Những đột phá trong quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của Đảng ta 
Quan niệm kinh tế tư nhân (KTTN) là “một động lực quan trọng của nền kinh tế” tại Đại hội XII cho thấy bước đột phá về nhận thức của Đảng ta so với giai đoạn trước, khi chúng ta chỉ coi KTTN là một trong những động lực của nền kinh tế(2). Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tiếp tục yêu cầu phải phát triển mạnh khu vực KTTN cả về số lượng và chất lượng, để thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong những năm qua, khu vực KTTN đã làm nên sự phát triển năng động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, mạnh dạn đột phá và đi đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới. Do đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN phát triển cũng chính là tạo điều kiện để giải phóng các nguồn lực phát triển trong xã hội, để nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) phát huy tối đa các tiềm năng to lớn của nó.
Chủ trương phát triển KTTN gắn liền với chủ trương phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Đảng ta đã nhận định hết sức đúng đắn rằng: KTTT là sản phẩm của văn minh nhân loại, có thể tồn tại và thích ứng với nhiều hình thái xã hội khác nhau; KTTT phát triển với trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản (CNTB), song không đồng nhất với CNTB và cũng không đối lập với chủ nghĩa xã hội (CNXH). Một quốc gia dựa trên nền tảng thị trường để phát triển kinh tế có thể chưa chắc nhanh chóng thành công, song một quốc gia không có nền KTTT đầy đủ, hiện đại chắc chắn sẽ không thể phát triển trong dài hạn. Tự thân KTTT không mang lại CNXH, nhưng muốn xây dựng CNXH thành công dứt khoát phải phát triển KTTT. 
Kinh tế tư nhân là chủ thể quan trọng nhất trong nền KTTT hiện đại. Mặc dù quy mô của khu vực tư nhân có thể khác nhau trong các mô hình KTTT đa dạng, song có một điều chắc chắn rằng, nếu không có khu vực KTTN thì sẽ không có nền KTTT theo đúng nghĩa của nó. Dù không hoàn hảo, song KTTT vẫn chứng tỏ là một cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo và phát triển được coi là tốt nhất hiện nay. Chính hoạt động của khu vực KTTN giúp vận hành cơ chế đó. Một khu vực KTTN phát triển chưa chắc mang lại một nền KTTT hoàn hảo. Tự thân khu vực KTTN không giúp khắc phục những khiếm khuyết và “thất bại” của thị trường. Tuy nhiên, nếu không phát triển KTTN sẽ không thể phát huy hết thế mạnh của KTTT, không thể khai thác hết nguồn lực phát triển to lớn của xã hội.
Từ tinh thần của Đại hội XII cũng cần nhấn mạnh và làm rõ, việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và KTTN là một động lực quan trọng trong nền kinh tế không hàm ý phân biệt đối xử, mà với ý nghĩa là tùy thuộc vào chức năng của mỗi thành phần kinh tế để xác định vai trò của chúng. Nhà nước với các nguồn lực, công cụ, chính sách sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng và điều tiết nền kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế, kiểm soát các nguồn tài nguyên chiến lược, phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ công có vốn đầu tư lớn, luân chuyển chậm, lợi nhuận không cao, rất cần thiết cho nền kinh tế - xã hội mà khu vực tư nhân không sẵn sàng đảm nhận; các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, một số hoạt động đầu tư mạo hiểm... Như vậy, để thấy rằng, Đảng ta tiếp tục xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo với nội hàm mới, phù hợp vớiCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013).
Thực trạng và môi trường chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta thời gian qua
Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đổi mới, từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, tất cả các tầng lớp nhân dân đã chuyển sang ý thức chủ động và tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. 
Những thay đổi về tư duy và nhận thức quan trọng đó đã tạo điều kiện giúp khu vực KTTN ở nước ta từng bước phát triển cả về lượng và chất. Từ chỗ chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh cá thể, nước ta đã có những tập đoàn kinh tế lớn. Từ chỗ chủ yếu hoạt động trong khu vực phi chính thức, KTTN đã chuyển đổi mạnh mẽ sang hoạt động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, phạm vi kinh doanh đã rộng khắp ở những ngành mà pháp luật không cấm. Đặc biệt, trong những năm qua một làn sóng khởi nghiệp đã và đang diễn ra, đem lại một sức sống mới cho nền kinh tế. Có thể thấy, khu vực KTTN đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền KTTT định hướng XHCN, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. 
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Thậm chí, tỷ trọng của các doanh nghiệp siêu nhỏ đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Do quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính yếu kém nên năng lực cạnh tranh của các DNTN thường thấp hơn các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều DNTN còn kinh doanh theo hình thức ngắn hạn, chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn; ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước còn hạn chế. Đội ngũ doanh nhân của khu vực tư nhân chưa thực sự lớn mạnh, còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế và chưa được đào tạo sâu về quản lý sản xuất, kinh doanh. Một bộ phận doanh nhân còn hạn chế về kiến thức, sự am hiểu pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh và hội nhập. Một số doanh nhân còn thiếu trách nhiệm với xã hội, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, làm tăng thêm các tiêu cực xã hội, môi trường. 
Năng lực công nghiệp của khu vực KTTN trên thực tế là rất nhỏ và yếu, mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Phần lớn sản xuất công nghiệp của các DNTN là gia công lắp ráp, chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu. Các công đoạn sản xuất đưa lại giá trị gia tăng cao, như thiết kế, tạo kiểu dáng, ma-két-ting... đều được thực hiện bởi đối tác nước ngoài. Sự phân tầng trình độ công nghệ đang diễn ra trong từng ngành và trong nhiều doanh nghiệp; công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại; công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung vào một số ít DNTN, ở một số ít lĩnh vực. Chênh lệch về trình độ công nghệ bộc lộ rõ: các DNTN thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước và thua xa doanh nghiệp FDI. Do trình độ công nghệ thấp, các DNTN không có khả năng kết nối cũng như tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, nhất là không thể tận dụng được hiệu ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI đang tăng trưởng nhanh.
Các DNTN phần lớn vẫn hoạt động ở thị trường trong nước(3), chỉ rất ít DNTN lớn vươn được ra thị trường nước ngoài ở một mức độ khiêm tốn. Ngay cả ở thị trường trong nước, dưới sức ép cạnh tranh gay gắt các DNTN lớn cũng bắt đầu có xu hướng rút khỏi các ngành sản xuất công nghiệp, nhường lại sân chơi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sự rút lui này cũng diễn ra trong một số lĩnh vực dịch vụ như phân phối và bán lẻ được ưu tiên và có nhiều tiềm năng của nền kinh tế. 
Số lượng DNTN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Trong khi đó, nhiều chính sách “cởi trói” giúp nông nghiệp, nông thôn phát triển trong thời kỳ sau đổi mới đã tới giới hạn. Mô hình kinh tế hộ truyền thống tồn tại lâu nay ở nông thôn không còn phù hợp với điều kiện mới; yêu cầu tích tụ, tập trung ruộng đất đang được đặt ra cho việc triển khai những mô hình hiện đại như kinh tế trang trại quy mô lớn. Việc giải quyết lao động trong ngành nông nghiệp chưa đạt hiệu quả mong muốn có nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp ở nông thôn không đủ mạnh nên chưa thúc đẩy chuyển dịch nhanh lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.
Trong những năm qua, môi trường kinh doanh ở nước ta đã được cải thiện nhiều, song vẫn chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN phát triển mạnh. Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2017 của Ngân hàng Thế giới (WB) xếp Việt Nam đứng thứ 82 trong tổng số 190 nền kinh tế (về môi trường kinh doanh), tốt hơn một số nước trong khu vực châu Á (như In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ấn Độ) và cải thiện so với thứ hạng trong Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2016 (Việt Nam đứng thứ 91). Tuy nhiên, thứ hạng đối với một số chỉ số của Việt Nam còn khá thấp, như khởi sự kinh doanh (đứng thứ 121), trả thuế (đứng thứ 167), và phá sản (đứng thứ 125)(4).
Một số quan điểm và kiến nghị chính sách
1- Củng cố nền tảng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN 
Điều này đã được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội XII như là vấn đề căn cốt của quá trình cải cách thể chế kinh tế, giúp đem lại động lực phát triển mới của nước ta trong giai đoạn tới. Việt Nam đã cam kết thực hiện và đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là nền KTTT đầy đủ; trong số đó, có những tiêu chí phổ biến của một nền KTTT hiện đại, như không phân biệt đối xử; bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; thực hiện minh bạch trong chính sách... là những điều kiện nền tảng để khu vực KTTN phát triển. Tiến trình cải cách kinh tế trong nước phải nhằm bảo đảm những tiêu chí này để đồng bộ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong hơn 30 năm đổi mới, việc hình thành và đa dạng hóa các hình thức sở hữu đã quy định các thành phần kinh tế tương ứng. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để có một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại. Phải thực sự xác lập, thực thi phổ biến và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu tư nhân về tài sản. Chỉ khi quyền sở hữu tư nhân được tôn trọng và bảo vệ, các cá nhân mới có thể phát huy được các tiềm năng của mình, mới có thể tự do và độc lập trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất, trao đổi nhằm tối đa hóa các lợi ích cá nhân. 
2- Thực hiện Nhà nước liêm chính, kiến tạo và phục vụ nhân dân
Nhà nước liêm chính là nhà nước nói không với tham nhũng; có các quy định thưởng phạt nghiêm minh và đề cao ý thức thượng tôn pháp luật cho tất cả mọi người; từ đó thực sự tạo được niềm tin của người dân, của doanh nghiệp vào vai trò của Chính phủ trong điều hành đất nước. Cần ngăn chặn lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ chính sách ngay từ khi khởi xướng; cần xử lý một cách quyết liệt nạn tham nhũng, quan liêu - rào cản và gánh nặng chi phí đối với phát triển của khu vực KTTN; củng cố, xây dựng bộ máy, tuyển dụng người tài, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn và gắn với cải cách hành chính. 
Cần áp dụng mạnh mẽ chính phủ điện tử và chính phủ số ở mọi lĩnh vực để giảm thiểu và hiện đại hóa thủ tục hành chính, hạn chế tham nhũng, tăng cường tính minh bạch trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Đây cũng là những biện pháp góp phần đẩy nhanh quá trình chính thức hóa nền kinh tế và thị trường lao động. Cần duy trì và nhân rộng các nỗ lực đó trên toàn quốc, đặc biệt ở những tỉnh nằm ngoài “cực tăng trưởng” và giúp trung hòa xu hướng doanh nghiệp thường tập trung ở những vùng trọng điểm(5).
Định hướng cải cách thời gian tới là Chính phủ phải chuyển mạnh từ vai trò can thiệp trực tiếp sang quản lý và phục vụ phát triển(6), trong đó chú trọng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập các cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp; thiết lập khuôn khổ pháp luật, chính sách và bộ máy thực thi nhằm bảo đảm các loại thị trường liên tục được hoàn thiện; bảo đảm sự minh bạch và có hiệu quả; đoạn tuyệt dứt khoát với cơ chế “xin - cho”. 
3- Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia đặt trọng tâm vào phát triển KTTN
Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đáp ứng được các điều kiện khắt khe để tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. Do thiếu mối liên kết chặt chẽ nên hiệu ứng lan tỏa, nhất là lan tỏa về công nghệ, từ khu vực FDI sang khu vực trong nước rất hạn chế. Vì vậy, cần có các chính sách giúp tăng cường liên kết giữa các DNTN trong nước và khu vực nước ngoài sử dụng nhiều công nghệ. Để kết nối được với các tập đoàn đa quốc gia (TNC), trước mắt Việt Nam cần thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghệ tầm trung phù hợp với trình độ phát triển hiện tại, như thiết lập các cụm liên kết ngành sản xuất linh kiện đòi hỏi quy mô đầu tư vốn vừa phải và độ tinh vi công nghệ ở mức trung bình. Việt Nam cũng cần nắm bắt được làn sóng khởi nghiệp của các doanh nghiệp công nghệ và thúc đẩy các hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm giúp các doanh nhân vượt qua rào cản về vốn, rủi ro, nguồn nhân lực... để hiện thực hóa các ý tưởng của mình liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo(7). 
4- Phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp và ở nông thôn 
Tầm quan trọng và tính nhạy cảm của khu vực nông nghiệp, nông thôn khiến vấn đề này tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn tới. Muốn tạo đột phá phát triển, phải thoát ra khỏi tư duy của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, chuyển mạnh từ chỗ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang chú trọng chất lượng, giá trị và hiệu quả(8), chuyển từ mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và trang trại, hoạt động theo cơ chế thị trường và đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần chú trọng vai trò của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ xanh và công nghệ sạch trong việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Cần giải quyết một số “điểm nghẽn”, như các vấn đề về kết cấu hạ tầng, tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nguồn nhân lực, hợp đồng sản xuất... thông qua những thay đổi chính sách để thu hút được nhiều đầu tư hơn từ khu vực KTTN vào khu vực nông nghiệp và nông thôn. Để làm được điều này, cần có sự tham gia tích cực của Nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương, với vai trò điều phối, bảo lãnh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người nông dân để giúp tháo gỡ, xử lý những khó khăn mà cả hai bên khó vượt qua được.
5- Phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp 
Trong thời gian qua, giáo dục đại học ở Việt Nam quá chú trọng đến các ngành, như kinh tế, tài chính, ngân hàng... khiến nhu cầu học các ngành này rất cao và học sinh rời xa các ngành khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng lao động đối với một số ngành thuộc nhóm công nghệ, kỹ thuật, cơ khí và các ngành liên quan đến toán học (STEM) ngày càng lớn, đặc biệt trong làn sóng khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ hiện nay. Bởi vậy, cần đổi mới căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó gắn giáo dục - đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, có định hướng rõ rệt ưu tiên về chính sách và các nguồn lực cho các ngành STEM. Kinh nghiệm của các quốc gia đi trước cho thấy, cần tạo dựng văn hóa sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hình thành ý chí tự thân lập nghiệp để sẵn sàng cho tương lai./.
----------------------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 103
(2) Nguyễn Xuân Thắng: Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8-2016
(3) Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2015, chỉ có 3% số doanh nghiệp siêu nhỏ, 4% số doanh nghiệp nhỏ và gần 9% số doanh nghiệp quy mô vừa có khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp từ nước ngoài
(4) http://www.doingbusiness.org/data exploreeconomies/vietnam
(5) Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Báo cáo Kinh tế thế giới và Việt Nam 2016 - 2017, Hà Nội, 2017
(6) Xem: Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 1-11-2016, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế
(7) Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Báo cáo Kinh tế thế giới và Việt Nam 2016 - 2017 đã dẫn
(8) Xem: Nghị quyết số 05-NQ/TW đã dẫn
Trương Công ĐắcTS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Đến năm 2020 giải quyết xong 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ

RFA

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 AFP photo
Việt Nam sẽ giải quyết xong 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ vào năm 2020. Đó là khẳng định của Bộ Công Thương đưa ra trong cuộc họp báo này 14 tháng bảy.
Ông Dương Duy Hưng, vụ trưởng Vụ Kế Hoạch thuộc Bộ Công Thương, cho biết trong cuộc họp hôm nay rằng theo dự kiến thì Việt Nam sẽ hoàn thành phê duyệt, tiến tới phương án triển khai khắc phục mọi khó khăn yếu kém từ giờ cho đến 2018 và cơ bản đến 2020 thì phải hoàn tất xử lý tất cả 12 dự án đó. Ông nói  phương án giải cứu 6 trong 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ này đang có chuyển biến tích cực, hiện 4 dự án sản xuất phân bón đã hoạt động trở lại và đang sản xuất hiệu quả hơn.
Sáu nhà máy có chuyển biến tích cực, tức hoạt động và sản xuất trở lại sau nhiều tháng ngưng trệ, như Nhà Máy Đạm Ninh Bình,  Nhà Máy Thép Việt Trung, Nhà Máy Gang Thép Thái Nguyên. Nhà Máy Bột Giấy Phương Nam đang trong phương án giải quyết.
Vẫn theo lời viên chức Bộ Công Thương, trong 12 dự án nghìn tỷ cần khắc phục thì 5 dự án thuộc Tập Đòan Dầu Khí Việt Nam PVN xem ra khó khăn nhất.
Việt Nam cũng sẽ cho dừng và tiến hành phá sản 2  dự án là Ethanol Phú Thọ và Nhà Máy Đóng Tàu Dung Quất.

ADB : Biến đổi khí hậu là một tai họa đối với Châu Á–Thái Bình Dương; Người dân thế giới vẫn coi Mỹ là nền kinh tế hàng đầu; Tỷ lệ nợ công của Việt Nam tăng nhanh nhất



Thanh Hà


mediaRạn san hô vùng đảo Lady Elliot, đông bắc thành phố Bundaberg, Queensland, Úc châu. Ảnh tháng 6/2015.Reuters/David Gray
Theo báo cáo công bố ngày 14/07/2017 của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB và Viện Nghiên Cứu Potsdam PIK, biến đổi khí hậu đe dọa ổn định và thịnh vượng kinh tế trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Hiện tượng trái đất bị hâm nóng dẫn tới thiên tai, từ bão lụt đến hạn hán và nhất là đe dọa cả các rạn san hô trong khu vực. Vẫn theo báo cáo nói trên châu Á Thái Bình Dương là một khu vực có mức độ "rủi ro cao". Báo cáo nói trên kêu gọi các quốc gia trong vùng, đẩy mạnh đầu tư, chống biến đổi khí hậu và mạnh mẽ ủng hộ thỏa thuật môi trường Paris.
Báo cáo của ADB và viện nghiên cứu Potsdam cho biết thêm, nhiệt độ đang tăng thêm 8 độ C tại Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và khu vực đông bắc Trung Quốc. Hậu quả còn tai hại hơn nữa nếu cộng đồng quốc tế thụ động trên hồ sơ này.
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có tới 2/3 dân cư địa cầu cư ngụ và 9 trong số 15 nước trong vùng bị xem là những nơi bị hiện tượng trái đất đang nóng lên đe dọa.

Người dân thế giới vẫn coi Mỹ là nền kinh tế hàng đầu

Nhân viên giao dịch chứng khoán ở sàn chứng khoán New York hôm 5/7/2017
Nhân viên giao dịch chứng khoán ở sàn chứng khoán New York hôm 5/7/2017
 AFP

Một nghiên cứu mới được công bố hôm 13 tháng 7 của Trung tâm Nghiên cứu Pew tại Hoa Kỳ cho thấy phần đông người dân thế giới vẫn cho Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ hiện vẫn còn thấp hơn so với Trung Quốc hay Ấn Độ.
42% số người được hỏi ở 38 nước cho biết Hoa Kỳ hiện vẫn là nền kinh tế dẫn đầu thế giới trong khi chỉ có 32% số người được hỏi chọn Trung Quốc. Phần lớn những người chọn Mỹ là cư dân ở khu vực châu Á, hạ Sahara ở châu Phi và Mỹ Latin. Trong khi đó ở 10 nước thuộc liên minh châu Âu, tỷ lệ người chọn Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới tương đương với tỷ lệ người chọn Trung Quốc. Ở Australia, số người chọn Trung Quốc cao hơn số người chọn Mỹ.
Khi được hỏi về các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ và Trung Quốc, phần đông người dân thế giới đều không có đánh giá tích cực. 53% số người được hỏi nói họ không tin rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể làm điều đúng cho thế giới. 59% không có long tin vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Có đến 74% người được hỏi nói họ không tin vào Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mối thiện cảm của người dân thế giới đối với nước Mỹ cũng giảm đáng kể trong năm đầu tiên của Tổng thống Trump. Có 49% số người được hỏi có cái nhìn tích cực đối với Hoa Kỳ. Con số này là 47% đối với Trung Quốc.
Trung Quốc nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các nước vùng hạ Sahara hơn so với các vùng khác ở thế giới. Tuy nhiên số người dân ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có cái nhìn tích cực về Trung Quốc cũng giảm đi. Hoa Kỳ vượt lên trên Trung Quốc về hình ảnh liên quan đến tự do cá nhân. 54% số người được hỏi nói rằng họ tin chính phủ Mỹ tôn trọng các tự do cá nhân của con người. Chỉ có 25% số người được hỏi nói họ tin vào chính phủ Trung Quốc.
Cuộc điều tra được tiến hành trên 41,953 người ở 38 quốc gia từ 16 tháng 2 đến 8 tháng 5 năm 2017.

Tỷ lệ nợ công của Việt Nam tăng nhanh nhất

Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (phải) trao đổi với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 2 năm 2016.
Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (phải) trao đổi với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 2 năm 2016.
 AFP photo
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nợ công tăng nhanh nhất. Đây là công bố do Ngân Hàng Thế Giới đưa ra ngày 13 tháng 7 vừa qua.
Theo báo cáo cập nhất do World Bank thực hiện, hiện tổng nợ công của Việt Nam chiếm khoảng 63,7% GDP vào cuối năm 2016, rằng tỷ lệ nợ tính trên GDP tăng 10% trong vòng 5 năm qua tỷ lệ nợ tính trên GDP ở Việt Nam tăng 10% .
Vẫn theo World Bank, Việt Nam từng cam kết rất mạnh việc khôi phục kỷ cương ngân sách và để thực hiện được trong lúc này th2i phải có những biện  pháp tích cực và có chất lượng cao để củng cố ngân sách.
Số liệu từ Ngân Hàng Thế Giới World Bank cho thấy  năm 2016 mức bội chi ngân sách của Việt Nam ước tính tăng lên trong khoảng 6,5% GDP  so với  6,2% năm 2015, dẫn đến mức tổng nợ công gần 64% GDP cuối 2016.
Chuyên gia của World Bank còn cho rằng dù có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhưng nếu nợ công có khuynh hướng tiếp tục tăng như thực tế cho thấy thì Việt Nam sẽ phải đối diện tình trạng khó khăn về bền vững tài khóa.

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Quảng Bình đổi đất lấy quần thể tượng đài Hồ Chí Minh

13/07/2017 17:02 GMT+7

TTO - Tại kỳ kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Quảng Bình đã thông qua dự án xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh theo hình thức đối tác công tư (PPP) với mức đầu tư 128 tỷ đồng.
Quảng Bình đổi đất lấy quần thể tượng đài Hồ Chí Minh
HĐND tỉnh Quảng Bình - Ảnh: N.M
Trình bày tại cuộc họp, đại diện UBND tỉnh Quảng Bình cho biết dự kiến các hạng mục chủ yếu của dự án này gồm tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân tỉnh Quảng Bình, khu quảng trường, sân hành lễ, đường diễu hành, cây xanh, thảm cỏ, đường dạo, đồi cây, hệ thống cấp điện nước và các hạng mục khác. Diện tích quần thể gần 7 ha ở khu vực thành nội thuộc phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới.
Nhà đầu tư tự thu xếp và huy động vốn để thực hiện. Đổi lại, tỉnh Quảng Bình sẽ giao đất tại khu Mũi Sác từ cầu Dài đến cầu Nhật Lệ II thuộc phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới, để làm khu đô thị Nam cầu Dài, nhằm thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Diện tích nhà đầu tư được giao là 36 ha.
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, trong quy hoạch tượng đài Hồ Chí Minh đến năm 2010 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 185 năm 2004, tỉnh Quảng Bình là một trong bốn tỉnh (cùng với Hà Giang, Cần Thơ và Hải Phòng) được xây dựng tượng đài nhóm A2 (tượng đài quy mô lớn).  
Ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình, khẳng định việc xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh là nhằm tỏ lòng tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng nguyện vọng lòng mong đợi của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong toàn tỉnh.
QUỐC NAM