Thanh Hà
Rạn san hô vùng đảo Lady Elliot, đông bắc thành phố Bundaberg, Queensland, Úc châu. Ảnh tháng 6/2015.Reuters/David Gray
Theo báo cáo công bố ngày 14/07/2017 của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB và Viện Nghiên Cứu Potsdam PIK, biến đổi khí hậu đe dọa ổn định và thịnh vượng kinh tế trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Hiện tượng trái đất bị hâm nóng dẫn tới thiên tai, từ bão lụt đến hạn hán và nhất là đe dọa cả các rạn san hô trong khu vực. Vẫn theo báo cáo nói trên châu Á Thái Bình Dương là một khu vực có mức độ "rủi ro cao". Báo cáo nói trên kêu gọi các quốc gia trong vùng, đẩy mạnh đầu tư, chống biến đổi khí hậu và mạnh mẽ ủng hộ thỏa thuật môi trường Paris.
Báo cáo của ADB và viện nghiên cứu Potsdam cho biết thêm, nhiệt độ đang tăng thêm 8 độ C tại Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và khu vực đông bắc Trung Quốc. Hậu quả còn tai hại hơn nữa nếu cộng đồng quốc tế thụ động trên hồ sơ này.
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có tới 2/3 dân cư địa cầu cư ngụ và 9 trong số 15 nước trong vùng bị xem là những nơi bị hiện tượng trái đất đang nóng lên đe dọa.
Người dân thế giới vẫn coi Mỹ là nền kinh tế hàng đầu
Một nghiên cứu mới được công bố hôm 13 tháng 7 của Trung tâm Nghiên cứu Pew tại Hoa Kỳ cho thấy phần đông người dân thế giới vẫn cho Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ hiện vẫn còn thấp hơn so với Trung Quốc hay Ấn Độ.
42% số người được hỏi ở 38 nước cho biết Hoa Kỳ hiện vẫn là nền kinh tế dẫn đầu thế giới trong khi chỉ có 32% số người được hỏi chọn Trung Quốc. Phần lớn những người chọn Mỹ là cư dân ở khu vực châu Á, hạ Sahara ở châu Phi và Mỹ Latin. Trong khi đó ở 10 nước thuộc liên minh châu Âu, tỷ lệ người chọn Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới tương đương với tỷ lệ người chọn Trung Quốc. Ở Australia, số người chọn Trung Quốc cao hơn số người chọn Mỹ.
Khi được hỏi về các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ và Trung Quốc, phần đông người dân thế giới đều không có đánh giá tích cực. 53% số người được hỏi nói họ không tin rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể làm điều đúng cho thế giới. 59% không có long tin vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Có đến 74% người được hỏi nói họ không tin vào Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mối thiện cảm của người dân thế giới đối với nước Mỹ cũng giảm đáng kể trong năm đầu tiên của Tổng thống Trump. Có 49% số người được hỏi có cái nhìn tích cực đối với Hoa Kỳ. Con số này là 47% đối với Trung Quốc.
Trung Quốc nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các nước vùng hạ Sahara hơn so với các vùng khác ở thế giới. Tuy nhiên số người dân ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có cái nhìn tích cực về Trung Quốc cũng giảm đi. Hoa Kỳ vượt lên trên Trung Quốc về hình ảnh liên quan đến tự do cá nhân. 54% số người được hỏi nói rằng họ tin chính phủ Mỹ tôn trọng các tự do cá nhân của con người. Chỉ có 25% số người được hỏi nói họ tin vào chính phủ Trung Quốc.
Cuộc điều tra được tiến hành trên 41,953 người ở 38 quốc gia từ 16 tháng 2 đến 8 tháng 5 năm 2017.
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam tăng nhanh nhất
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nợ công tăng nhanh nhất. Đây là công bố do Ngân Hàng Thế Giới đưa ra ngày 13 tháng 7 vừa qua.
Theo báo cáo cập nhất do World Bank thực hiện, hiện tổng nợ công của Việt Nam chiếm khoảng 63,7% GDP vào cuối năm 2016, rằng tỷ lệ nợ tính trên GDP tăng 10% trong vòng 5 năm qua tỷ lệ nợ tính trên GDP ở Việt Nam tăng 10% .
Vẫn theo World Bank, Việt Nam từng cam kết rất mạnh việc khôi phục kỷ cương ngân sách và để thực hiện được trong lúc này th2i phải có những biện pháp tích cực và có chất lượng cao để củng cố ngân sách.
Số liệu từ Ngân Hàng Thế Giới World Bank cho thấy năm 2016 mức bội chi ngân sách của Việt Nam ước tính tăng lên trong khoảng 6,5% GDP so với 6,2% năm 2015, dẫn đến mức tổng nợ công gần 64% GDP cuối 2016.
Chuyên gia của World Bank còn cho rằng dù có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhưng nếu nợ công có khuynh hướng tiếp tục tăng như thực tế cho thấy thì Việt Nam sẽ phải đối diện tình trạng khó khăn về bền vững tài khóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét