Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

GDP Nghệ An vượt mặt Hà Nội thành “tỉnh tỷ phú” nhờ hơn 7 vạn người đi XKLĐ; Ngày thứ 2 kinh hoàng của 34 lao động Việt Nam tại Đài Loan





Cả nước ta nói chung chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản luôn được rất nhiều các lao động quan tâm. Tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh số lượng người đi làm việc tại nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn.
Ở Nghệ An nhóm dân số thuộc độ tuổi lao động rất lớn, chiếm khoảng 67% tổng dân số của cả tỉnh. Trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm gần 52% tổng lực lượng lao động. Đã nhiều năm trở về đây, Nghệ An luôn nằm trong top các tỉnh có người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) lớn nhất nước ta. Chỉ tính riêng năm 2015, Nghệ An có 12.800 người trên tổng số 100.000 người trong cả nước đi XKLĐ. Nhiều làng quê trước đây nghèo xơ xác, giờ trở thành những khu phố sầm uất trong lòng nông thôn.
Những căn nhà khang trang được xây dựng
Yên Thành có 11 vạn dân trong độ tuổi lao động thì có hơn 2 vạn người đi XKLĐ, đã biến Yên Thành từ một huyện nghèo thành “huyện tỉ phú”. Nhiều làng xã được xây dựng khang trang không kém những khu phố sầm uất ở các đô thị lớn.
Xã Sơn Thành nằm ở phía tây nam huyện Yên Thành, giáp ranh với huyện Nghi Lộc. Trước đây Sơn Thành là một vùng đất cằn đá sỏi, nghèo xác xơ, nhưng giờ đây lại là một trong những xã giàu nhất huyện, thậm chí còn được đánh giá là giàu nhất tỉnh Nghệ An nhờ hiệu quả từ việc người dân rủ nhau đi XKLĐ. Xã có 7.300 nhân khẩu, 3.300 lao động thì có hơn 1.800 người đi XKLĐ. Theo người dân ở đây, nhiều gia đình nhờ có con em đi XKLĐ mà đã có trên 100 tỉ đồng để vào Nam, ra Bắc, hoặc đến Cửa Lò xây khách sạn, nhà hàng. Trong xã tiệm vàng mọc lên như nấm.
Ông Nguyễn Khắc Đào, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Thành phấn khởi: “Khoảng từ năm 1993, một số người mạnh dạn ra đi làm ăn khấm khá nên về đưa anh em, bà con đi cùng. Nhiều gia đình có gần chục người cả con, cháu, dâu, rể cùng đi XKLĐ. Có họ bây giờ có hơn 100 người đang làm ăn ở nhiều nước trên thế giới”.
Nổi tiếng giàu trong xã là đại gia đình ông Lê Bình, người có con đi xuất khẩu nhiều nhất ở Sơn Thành với bốn con trai, bốn con dâu, rể. Sau đó, những người con của ông Bình về nước đưa nhiều anh em họ hàng khác sang nước ngoài làm việc.Ở Sơn Thành ngoài đại gia đình ông Lê Bình, còn có gia đình ông Trần Quốc Kiệm, cũng có nhiều con cháu đi XKLĐ. Ông Kiệm có một người con đi XKLĐ, sau khi về nước có tiền xây dựng trung tâm thương mại trị giá khoảng 7 tỷ đồng ở xã Bảo Thành kế bên để cho thuê.
Phó Chủ tịch xã Sơn Thành Nguyễn Khắc Đào cho biết thêm: “Nếu chia bình quân thì mỗi hộ ở xã Sơn Thành có hơn 1 người đi lao động ở nước ngoài. Hiện tại gia đình Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã… đều có con, em đi lao động ở nước ngoài. Kiều hối mỗi năm gửi về khoảng 180.000 USD là con số tính được. Có nhà mỗi năm gửi về cả triệu USD.”
Cách Sơn Thành không xa là xã “tỷ phú” Đô Thành, nằm ở phía đông bắc huyện Yên Thành, giáp ranh với huyện Diễn Châu. Xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Tuy nhiên, do Đô Thành thuộc vùng đất trũng, quanh năm ngập úng, chua phèn nên thường xuyên mất mùa, cuộc sống vô cùng nghèo khó.
Cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, các lao động ở Đô Thành bắt đầu tìm được mối để đi XKLĐ sang các nước như Đức, Ba Lan, Nga… Ban đầu chỉ một vài người đi, về sau thấy làm ăn được nên họ về đưa anh em, họ hàng cùng xuất ngoại. Cứ thế, lượng người đi XKLĐ ngày một tăng lên. Nhờ đó, cuộc sống người dân nơi đây đã đổi thay một cách chóng mặt. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Hiện tại Đô Thành có hơn 300 tỷ phú có từ 10 tỷ đồng trở lên, khoảng 2000 ngôi nhà tầng và gần 300 xe ô tô các loại.
Ông Nguyễn Văn Xuyên, Chủ tịch UBND xã Đô Thành cho biết: “Ngoài các nước châu Âu đi trước đây thì giờ người dân đi xuất khẩu lao động Algeria,Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia nhiều hơn. Từ năm 2005, có thêm phong trào đi sang Lào, Thái Lan làm ăn, cũng cho thu nhập khá. Lào và Thái Lan thì người dân đi đi, về về thường xuyên”.
Những năm gần đây, thị trường Lào làm ăn dễ dàng nên một bộ phận lao động ở Đô Thành bắt đầu sang Lào tìm kiếm cơ hội làm giàu, đặc biệt là thế hệ trẻ. Một khu làng Việt kiều Lào với những Công ty, doanh nghiệp được dựng lên bên bờ kênh Vực Bách, trở thành một trong những xóm tỷ phú của xã Đô Thành.
Ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành chia sẻ: “Khoảng 10 năm về trước thì Yên Thành còn rất nghèo. Từ ngày có phong trào XKLĐ nhiều vùng quê đã thoát nghèo, thậm chí trở nên khá và giàu. Những năm gần đây, huyện luôn có đề án về XKLĐ, xem đây là hướng chính để thoát nghèo và làm giàu”.
Cũng theo ông Tuyên, huyện luôn tuyên truyền để người dân đi XKLĐ bằng các con đường chính thống. Các doanh nghiệp về địa bàn tuyển nhân lực đi XKLĐ đều phải được tỉnh giới thiệu thì huyện mới cho phép.
Như vậy, Nghệ An có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,89%, cao hơn cả Hà Nội là 8,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch sau khi nhiều lao động được xuất ngoại. Tính đến tháng 6/2017, thu nhập bình quân đầu người ước đạt hơn 100 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010



Ngày thứ 2 kinh hoàng của 34 lao động Việt Nam tại Đài Loan
Sáng ngày 17/7, Sau khi lệnh truy quét người lao động được ban hành,lực lượng cảnh sát thành phố Gia Nghĩa (Chiayi), Đài Loan ra quân đã bắt giữ 34 người nước ngoài. Được biết, cả 34 người này đều đang lao động trái phép tại Đài Loan, trong đó có 26 đối tượng từng bỏ trốn khỏi nơi làm việc chính thức.
Phối hợp cùng với cơ quan nhập cư, phát hiện dấu hiệu đáng ngờ, cảnh sát Gia Nghĩa đã cho dừng chiếc xe bus du lịch đang di chuyển trên tỉnh lộ 3 thuộc thị trấn Chungpu. Trên xe, cảnh sát đã phát hiện ra 34 người nước ngoài, trong đó có 14 người Việt Nam và 12 người Indonesia, hiện đang làm việc trái phép tại Đài Loan.
Ngay sau đó, 34 lao động này đã được đưa đến Cơ quan di trú Đài Loan để tiến hành thẩm vấn. Qua điều tra, 26 người Việt Nam và Indonesia đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc chính thức, trong khi 8 người còn lại đến Đài Loan dưới danh nghĩa khách du lịch đi thăm các thành viên trong gia đình.
Các cơ quan chức năng cho biết, những công nhân này vừa hoàn thành công việc trên một vườn chè thuộc khu vực núi Gia Nghĩa. Khi đang trên xe bus để tiếp tục làm việc tại khu vực Lalashan (thành phố Đào Viên) thì những người này đã bị lực lượng công an tạm giữ.
Phía công an Đài Loan nghi ngờ đã có một đường dây môi giới việc làm trái phép đứng đằng sau những công nhân nước ngoài này và đang tiến hành mở rộng điều tra để làm sáng tỏ vụ việc.
Đài Loan mở chiến dịch truy quét người BHP.Từ ngày 15/07 đến ngày 16/08, Cảnh sát sẽ đến kiểm tra tất cả các ga tàu đều sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt . Các quán ăn Đồng loạt kiểm tra, Nhất là khu vực Đào Viên , Zhong Ly , Xin Zhoang , Đài Trung , Fong Yu …..Tất cả công ty , các đường phố, siêu thị nơi tập trung nhiều ng ngoại quốc để truy bắt lao động bất hợp pháp.

Đây là chiến dịch truy quét BHP mạnh nhất kể từ khi tổng thống mới lên nắm quyền và thi hành nhiều chính sách cải cách kinh tế đất nước trong đó có việc trục xuất lao động chui để củng cố công ăn việc làm cho chính người dân Đài Loan
Trong nhiều năm qua, thực trạng lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc sau đó bỏ trốn đang là vấn nạn của cả hai nước. Chính vì điều này, hiện cơ chế xử phạt cho những đối tượng này cũng ngày một nâng lên và được thắt chặt. Do đó, người lao động phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật, làm việc và về nước đúng hạn.
Nhiều lao động Việt Nam ở Đài Loan đã bỏ trốn ra ngoài làm chui với hy vọng làm giàu nhanh chóng. Tuy nhiên, cuộc sống chui lủi, luôn phải lẩn trốn đã kéo theo nhiều hệ lụy.
Ở Đài Loan hiện nay có khoảng gần 11.000 lao động Việt Nam đang làm “chui”. Việc ngầm hiểu, cuộc sống khi làm chui, người lao động có thể làm giàu nhanh chóng, tuy nhiên thực tế, họ phải sống lẩn trốn, chui lủi kèm theo là nỗi lo sợ thường trực.
Trại Tam Hiệp, nơi giam giữ người nước ngoài lao động bất hợp pháp lớn nhất ở Đài Loan; trong trại có 90 lao động Việt Nam (16 nam, 74 nữ).
Anh Trần Duy H – lao động quê ở Bắc Giang cho biết: Anh làm việc ở Đài Loan được 03 năm ở một công ty cơ khí có trụ sở tại Chupei, sau khi hết hợp đồng anh bỏ trốn ra ngoài làm “chui” và bị cảnh sát bắt cách đây 02 tháng khi đang đi lang thang.
Tương tự, anh Nguyễn Hoàng T – lao động làm chui ở Đài Loan quê Phú Thọ nói: “Khi bị bắt vào trại anh phải dốc hết đồng tiền cuối cùng – tương đương gần 10 triệu đồng để nộp phạt cho cảnh sát, cùng án tạm giam chưa biết bao giờ được về.
Theo quy định của luật pháp Đài Loan, người sử dụng lao động chui bị phạt một khoản tương đương 20.000 USD, lao động nước ngoài bỏ trốn đi làm chui sẽ bị tạm giam và phạt 18.000 NT$. Chính phủ Việt Nam cũng vừa ra quy định: lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ trốn, bị trục xuất về nước sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 đến 50 triệu đồng, nếu nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Người lao động không nghĩ rằng việc bỏ trốn làm chui có thể dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc: Không được hưởng chính sách về BHXH, bảo hiểm rủi ro tai nạn (không được bồi thường khi xảy ra tai nạn, tử vong, bệnh tật…), bị chủ lao động quỵt lương và thường xuyên trong tình trạng lo sợ bị cảnh sát kiểm tra và trục xuất về nước…Đây được coi là kinh nghiệm quý báu cho người lao động trước khi đi làm việc tại Đài Loan.

Nguồn: Internet


Không có nhận xét nào: