Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ vừa ban hành đã hé lộ một loạt những vi phạm trong xây dựng tại dự án do ông Lê Thanh Thản làm chủ tịch thì vị đại gia này phải nộp phạt hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách.
Mới đây, Thanh tra Chính phủ giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý vi phạm với ông Lê Thanh Thản. Theo đó, người đứng đầu dự án lô CT2 thuộc dự án Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ phải nộp 483 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản sẽ phải nộp 483 tỷ đồng vào ngân sách. Ảnh: Tin nhanh nhà đất
Liên quan tới những sai phạm tại Doanh nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên, tại phiên chất vấn của Hội đồng nhân dân Hà Nội ngày 5/7 vừa qua, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho hay, một tuần sau đó, sẽ khởi tố vụ án liên quan tới sai phạm của Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên và Công ty Cổ phần sản xuất nhập khẩu Bemes (thuộc tập đoàn Mường Thanh) do ông Lê Thanh Thản làm chủ tịch hội đồng quản trị nếu có ý kiến của Bộ Công an. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc khởi tố vẫn chưa xảy ra.
Trước đó, dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, hay dự án khu đô thị Xa La do ông Thản đứng đầu bị phát hiện nhiều sai phạm.
Chung cư của ông Lê Thanh Thản chưa được nghiệm thu. Nguồn: VTC14
Đơn cử như trong khu đô thị Xa La (Hà Đông), Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm như xây dựng toà nhà 3 tầng diện tích 200m2, sử dụng làm chi nhánh dịch vụ nhà ở và Quản lý khu đô thị Mường Thanh tại lô cây xanh diện tích 3.664m2; xây khách sạn 15 tầng, vượt so với quy hoạch xây dựng chi tiết đã được phê duyệt 6 tầng và tầng hầm tại lô cây xanh kết hợp dịch vụ diện tích 2.994m4.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra rằng, xây dựng các toà nhà chung cư thêm tầng áp mái với tổng diện tích sàn vượt là hơn 11.931m2. Trong đó: CT1 thêm 1 tầng áp mái x 3 nguyên đơn diện tích 2.976m2; CT2 thêm 1 tầng áp mái x 2 nguyên đơn diện tích 1.751m2; CT3 thêm 1 tầng áp mái diện tích 885m2; CT4 thêm 2 tầng áp mái x 3 nguyên đơn diện tích 5.368m2; HH thêm 1 tầng áp mái diện tích 986m2.
Khu đô thị Xa La Hà Đông. Ảnh: Batdongsan
Ngoài ra, việc xây dựng các tầng hầm cũng sai quy hoạch gồm: CT2, CT3. 2 toà nhà này xây dựng sai 1 tầng; toà nhà CT4 xây dựng sai 2 tầng hầm.
Còn tại dự án Kim Văn - Kim Lũ thì Thanh tra Chính phủ phát hiện vi phạm liên quan tới việc chưa nhận được cấp phép. Dự án này do Công ty CP Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) làm chủ đầu tư. Tại dự án này, Vinaconex 2 ký hợp đồng hợp tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật với doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên diện tích 13.802m2.
Đến thời điểm thanh tra, 2 doanh nghiệp này chưa có hợp đồng chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ cấp để xây dựng nhà chung cư trên diện tích này và chưa được cấp có thẩm quyền của Thành phố cho phép.
Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ của đại gia điếu cày. Ảnh: Dân trí
UBND thành phố chưa xác định tiền sử dụng đất phải nộp, chủ đầu tư là Vinaconex 2 chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Căn cứ hợp đồng hợp tác đầu tư, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên đã đầu tư xây dựng toà nhà và đứng tên bán toàn bộ 2.177 căn hộ cho khách hàng. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng, vi phạm quy định của Nhà nước về đất đai.
Tại Lô đất CT2, được UBND thành phố bàn giao từ ngày 25/5/2010 cho Công ty Vinaconex 2 nhưng đến nay (5 năm), UBND thành phố Hà Nội vẫn chưa xác định tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định, vi phạm Luật Đất đai. Đoàn thành tra tạm xác định tiền sử dụng đất phải nộp với lô đất CT2 là hơn 733 tỷ đồng, trong đó Vinaconex 2 và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên phải nộp 392 tỷ đồng.
Q.N (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐV
Huy Đức (Fb): Nếu Trầm Bê không bất chấp luật pháp, cho Phạm Công Danh dùng tiền gửi của ngân hàng Xây Dựng (VNCB) tại Sacombank để thế chấp "vay" 1.800 tỷ thanh toán món tiền 6 công ty thuộc sở hữu cá nhân của Danh nợ BIDV, thì VNCB không bị Danh chiếm đoạt 1.800 tỷ VND. Rất lạ là bằng hành vi này, Danh bị khởi tố thêm về tội "cố ý làm trái" trong khi chưa nghe cơ quan điều tra nói gì về Trầm Bê. Trong vụ VNCB, khả năng, C46 sẽ "sờ" đến cả một quan chức cao cấp của NHNN; nhưng trong ngành, những Bắc Hà, Trầm Bê... quyền lực còn được coi là hơn cả Thống đốc; liệu Trầm Bê có vẫn bất khả xâm phạm trong cả nhiệm kỳ này.
........
Phạm Công Danh tiếp tục bị đề nghị truy tố
|
Phạm Công Danh bị xét xử tại phiên tòa tháng 1.2017 |
Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ngày 10.7 đề nghị truy tố Phạm Công Danh và đồng phạm vì đã gây hậu quả nghiêm trọng tại 4 ngân hàng.
Hôm qua 10.7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB), nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) và VNCB. Trước đó, trong quá trình điều tra vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm phạm tội cố ý làm trái và vi phạm quy định cho vay, ngày 11.3.2016, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định tách vụ án hình sự nội dung liên quan đến sai phạm xảy ra tại 3 ngân hàng trên để tiến hành điều tra riêng.
Liên quan vụ án này, các bị can gồm: Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB), Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB - chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB - chi nhánh Lam Giang), Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB - chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Quốc Viễn (nguyên Trưởng ban Kiểm soát VNCB), Phan Minh Tùng (nguyên phụ trách kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh) và 18 bị can nguyên lãnh đạo của 18 công ty sân sau của ông Danh bị đề nghị truy tố về cùng tội cố ý làm trái.
Theo kết luận điều tra, tháng 9.2012, sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank - tháng 5.2013 được đổi tên thành VNCB), ông Danh đã lợi dụng nắm quyền chi phối, lúc này với vị trí là Chủ tịch HĐQT VNCB đã tuyển chọn và đưa người của mình vào tiếp quản và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Kể từ lúc này, ông Danh đã chỉ đạo HĐQT, ban điều hành và ban kiểm soát của VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện lập các hồ sơ khống vay vốn để rút tiền sử dụng mà không bận tâm đến việc VNCB đang bị NHNN đưa vào diện kiểm soát, mọi giao dịch trị giá 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của tổ giám sát NHNN.
Cho vay vì… quen thân
Theo kết luận điều tra, ông Danh và đồng phạm đã thông đồng lấy tiền của VNCB gửi qua Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng.
Cụ thể, tháng 4.2013, ông Danh và Mai, Khương, Viễn đến chi nhánh Sacombank ở Q.3 liên hệ vay tiền. Ông Danh gặp ông Trầm Bê (Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank) đề nghị ông Bê cho ông Danh vay tiền. Ông Bê đồng ý cho ông Danh vay 1.800 tỉ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.
Sau đó, ông Bê dẫn ông Danh gặp lãnh đạo Ban Tổng giám đốc Sacombank, triển khai làm thủ tục cho ông Danh vay tiền. Từ đó, Giám đốc Sacombank chi nhánh Q.8 và chi nhánh Trần Hưng Đạo tiếp nhận hồ sơ của 6 công ty sân sau của ông Danh vay số tiền trên.
Để vay được khoản tiền này, ông Danh chỉ đạo Khương và cấp dưới lập báo cáo tài chính năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 khống để nộp cho Sacombank. Ngày 26.4.2013, 1.800 tỉ đồng được chuyển vào tài khoản của ông Danh. Có được tiền, ngày 27.4.2013 ông Danh chuyển 1.700 tỉ đồng trả khoản nợ trước đó cho BIDV. Số tiền còn lại, ông Danh giữ trong tài khoản cá nhân của mình.
Thuê nhân viên rửa xe làm… giám đốc
Bằng thủ đoạn tương tự, ông Danh và đồng phạm còn sai phạm trong việc dùng tiền gửi của VNCB tại TPBank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn TPBank để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty TNHH MTV Trung Dung (gọi tắt là Công ty Trung Dung) do ông Danh thành lập, điều hành, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.700 tỉ đồng.
Do các công ty của ông Danh thành lập đã đứng tên vay vốn tại Sacombank nên không thể vay tại TPBank, Mai đã nhờ người mượn pháp nhân của các công ty khác để vay tiền của TPBank. Ông Danh dùng tiền này mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung. VNCB cũng đứng ra bảo lãnh cho khoản vay này. Điều đáng nói, 11 doanh nghiệp vay tại TPBank đều biết rõ ký hồ sơ vay chỉ là thủ tục, tiền vay vốn không được tự quyết định mà phải chuyển hết cho Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung nhưng vẫn ký, dẫn đến hậu quả ông Danh rút toàn bộ tiền vay vốn của TPBank sử dụng hết, không có khả năng thu hồi.
Đối với hành vi cố ý làm trái của ông Danh xảy ra tại BIDV, ông Danh cũng đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty do ông thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.500 tỉ đồng. Để lập các công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn, ông Danh nhờ nhân viên hành chính, nhân viên bảo vệ, nhân viên rửa xe, bảo dưỡng xe của Tập đoàn Thiên Thanh hoặc người nhà đứng tên làm giám đốc công ty và trả lương cho họ 5 triệu đồng/tháng, sau đó tăng lên 10 triệu đồng/tháng.
Kết luận điều tra xác định, mặc dù một số cá nhân liên quan tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV có các sai phạm nhưng kết quả giám định về thiệt hại của đoàn giám định NHNN xác định thiệt hại không xảy ra tại ngân hàng, vì vậy các cá nhân liên quan của 3 ngân hàng này không phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng.
Theo kết luận điều tra, hành vi trên của ông Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng, phạm tội cố ý làm trái.
Ở giai đoạn 1 của vụ án, ngày 24.1.2017, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án Phạm Công Danh 30 năm tù về hai tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” vì đã gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỉ đồng. Cũng với tội danh trên, 35 đồng phạm khác bị tuyên án từ 3 năm đến 22 năm tù.
Ngọc Lê
(Thanh Niên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét