Thứ sáu, 21/07/2017 | 05:07 GMT + 7 1,281 lượt xem
Vào thời nạn đói khủng khiếp của Trung Quốc, sau khi phát sinh thảm kịch một số lượng lớn người chết vì đói, Chính phủ Liên Xô nghe tin lập tức triệu tập một hội nghị Bộ Chính trị, quyết định lập tức viện trợ cho Trung Quốc 500 nghìn tấn đường, 3 triệu tấn lương thực. Thế nhưng Mao đã từ chối…
Không ăn lương thực bố thí, chết đói vài chục triệu người có là gì?
Khrushchev vội vã bảo Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc liên lạc với Chu Ân Lai, chuẩn bị tiếp viện cho Trung Quốc. Sau khi Chu Ân Lai nói chuyện với Đại sứ Liên Xô tại Trung Quốc thì báo cáo với Mao, bị Mao lập tức từ chối. Mao nói: “Cho dù cả Trung Quốc chết đói cũng không cần một hạt lương thực của tên hói ấy, Đảng và Chính phủ Trung Quốc là có chí khí. Chúng ta không chỉ không cần Liên Xô tiếp viện, hơn nữa còn phải trả hết nợ cho Liên Xô.” Còn đây là điều mà Mao bảo nhân dân Trung Quốc: Liên Xô dậu đổ bìm leo, “ép người đòi nợ”.
Sau việc đó Mao nói với bác sĩ Lý Chí Tuy rằng, Bí thư Điền Gia Anh nói: “Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn. Trung Quốc có tới vài trăm triệu nhân khẩu, chết đói vài chục triệu người thì tính là chuyện lớn gì đây! Để cho phụ nữ đẻ thoải mái, chết vài chục triệu người, sau vài năm chẳng phải lại khôi phục sao! Chúng ta dựa vào đâu mà ăn lương thực của Khrushchev?”
Nạn đói 3 năm, Mao cự tuyệt tiếp viện lương thực của Mỹ
Từ năm 1959 đến 1962, người dân Trung Quốc đã phải trải qua nạn đói ác mộng, không biết là có bao nhiêu người chết tại nhà, ngoài đồng và trên đường lánh nạn đói. Lúc đó, Tổng thống mới nhậm chức của Mỹ là Kennedy và Chính phủ Mỹ không hề khoanh tay đứng nhìn trước sự việc tại Trung Quốc, mà có một sự chú ý đặc biệt. Họ cho rằng, tình thế khắc nghiệt trong Trung Quốc sẽ không thể hoãn giải trong thời gian ngắn, điều này sẽ khiến cho nhiều người Trung Quốc tử vong hơn nữa, do vậy, quyết định sẽ thử thông qua viện trợ lương thực, đưa ra một “cành ô liu” tới Trung Quốc, và còn lập ra phương án tiếp viện.
Tháng 2 năm 1962, phía Mỹ đề xuất một phương án không kèm theo bất kỳ một điều kiện chính trị nào: Cho phép Trung Quốc dùng ngoại tệ mạnh mua 5 triệu tấn tiểu mạch từ Mỹ. Còn có một phương án mang theo điều kiện chính trị là: Nếu như Trung Quốc đồng ý gỡ bỏ áp lực quân sự chính trị với nước láng giềng thì Mỹ sẽ đồng ý bán chịu với lãi suất thấp và trong thời gian dài cho Trung Quốc mỗi năm hơn 10 triệu tấn tiểu mạch. Không lâu sau, Kennedy lợi dụng thời cơ cuộc hội đàm cấp đại sứ tại Vác-xa-va của Trung Quốc và Mỹ, chỉ thị cho Đại sứ Mỹ tại Ba Lan nói chuyện với Đặc sứ Vương Bính Nam của Trung Quốc. Kennedy nói rõ rằng: Nếu như phía Trung Quốc cho rằng, cuộc sống của nhân dân bị ảnh hưởng, thì nước Mỹ sẽ giúp đỡ hết khả năng trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo, nước Mỹ thậm chí có thể gửi túi cứu tế cho những người dân nghèo Trung Quốc.
Tuy vậy, trong cuộc nói chuyện giữa hai bên Trung-Mỹ, Vương Bính Nam đã truyền đạt lập trường của Mao Trạch Đông: Mặc dù Trung Quốc gặp phải thiên tai “tự nhiên” trong ba năm, nhưng, nhân dân Trung Quốc có lòng tin rằng sẽ chiến thắng khó khăn, giành được thắng lợi, tuyệt đối không dựa dẫm vào người khác, nhất là sự bố thí của người Mỹ để sống qua ngày, càng không thể lấy nguyên tắc để làm giao dịch.
Người Mỹ lại bày tỏ thái độ lần thứ 3: Kế hoạch viện trợ 5 triệu tấn tiểu mạch của họ, là không có mang theo điều kiện chính trị, thậm chí phương án dùng ngoại tệ mạnh để chi trả cũng có thể là trả sau khi tình huống có chuyển biến tốt. Phía Trung Quốc vẫn cứ kiên quyết từ chối, và còn truyền đạt kiến nghị của Mao Trạch Đông bằng một giọng điệu hài hước: Nếu như phía Mỹ cần chúng tôi giúp đỡ, chúng tôi cũng có thể thắt lưng buộc bụng để viện trợ một số gạo và tiểu mạch. Đại biểu của Mỹ thì bối rối còn đại biểu Trung Quốc thì cười đắc thắng. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lại một lần nữa thể hiện được “khí phách” của mình.
Thành Đô
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét