Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Người vi phạm lăng mạ CSGT: Quyền lực Nhà nước bị lạm dụng?; Đề nghị xử lí kỷ luật Trung úy Nguyễn Văn Thành ?

Liên quan đến vụ đe dọa, mắng CSGT đang gây xôn xao dư luận cả nước. Trung tướng Võ Văn Liêm thừa nhận mình nóng nảy, trung úy Nguyễn Văn Thành bị đề nghị kỷ luật.

Đề nghị xử lí kỷ luật Trung úy Nguyễn Văn ThànhHình ảnh Trung tướng Võ Văn Liêm lớn tiếng đưa thẻ ngành.
Trước đó, như đã đưa tin, vào khoảng 11h30 ngày 14/7, tổ tuần tra giao thông của công an quận Bình Thủy phát hiện ôtô mang BKS:64A -027.78, chạy từ hướng sân bay Cần Thơ về quận Ninh Kiều vi phạm tốc độ. Tổ công tác ra hiệu lệnh cho tài xế dừng xe nhưng ôtô vi phạm vẫn chạy tiếp. Trung úy Nguyễn Văn Thành sau đó dùng môtô đuổi theo, yêu cầu tài xế xuống xe xuất trình giấy tờ. Người đàn ông ngồi cạnh tài xế tỏ thái độ không đồng tình và liên tục lớn tiếng với trung úy Thành.

Đề nghị xử lí kỷ luật Trung úy Nguyễn Văn Thành
Trung úy Nguyễn Văn Thành.
Danh tính người đàn ông ngồi trong xe được xác định là Trung tướng Võ Văn Liêm, còn gọi là Bảy Liêm, nguyên Phó Chính uỷ Quân khu 9, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương và hiện đã nghỉ hưu.
Theo ông Liêm, hôm đó tài xế chở ông với tốc độ khoảng 60km/h, trong khi đoạn đường đó cho phép chạy 80km/h. Ông cho rằng mình sai khi có những lời lẽ hơi nặng nề nhưng trước đó ông đã gọi cho đồng chí trưởng phòng và cho đi, tuy nhiên xe CSGT chạy lượn trước đầu xe nhiều lần bắt dừng lại và cách ứng xử này làm vượt sức chịu đựng nên ông mới có lời lẽ như vậy. Clip chỉ có phần sau.
Đề nghị xử lí kỷ luật Trung úy Nguyễn Văn Thành
Chiếc xe vi phạm của Trung tướng Võ Văn Liêm.
Theo một nguồn tin riêng cho biết, Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương, đơn vị Trung tướng Võ Văn Liêm từng công tác trước khi nghỉ hưu đã có công văn đề nghị Công an TP Cần Thơ xử lý kỷ luật đối với trung úy Nguyễn Văn Thành, vì đã có cư xử thiếu tế nhị, để lan truyền hình ảnh cự cãi xảy ra làm xấu hình ảnh người lính Quân đội nhân dân Việt Nam, làm mất lòng tin của nhân dân đối với quân đội trong bối cảnh tình hình chính trị  hết sức phức tạp thời gian gần đây.
Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng, cũng cho rằng ông Liêm có những lời lẽ hơi quá chừng mực, tuy nhiên do công việc gấp gáp và bức xúc vì thái độ làm việc của trung úy Thành, ông Liêm cũng không phải là người trực tiếp cầm lái, vi phạm giao thông nên không thể kỷ luật hay xử phạt hành chính đối với cá nhân ông Liêm.

Đề nghị xử lí kỷ luật Trung úy Nguyễn Văn Thành
Trung tướng Võ Văn Liêm.
Hiện tại chúng tôi đã liên hệ với Công an TP Cần Thơ để có thông tin chính xác về hình thức kỷ luật đối với Trung úy Nguyễn Văn Thành, nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời.
(Theo Báo Pháp Luật).
http://congtin.com.vn/giao-duc/de-nghi-xu-li-ky-luat-trung-uy-nguyen-van-thanh-124633.html


Người vi phạm lăng mạ CSGT: Quyền lực Nhà nước bị lạm dụng?


VOV.VN -Khi vi phạm giao thông, nhiều người lấy địa vị của mình trong cơ quan Nhà nước để xin được bỏ qua lỗi, không được thì chửi bới, lăng mạ CSGT.


Thời gian qua liên tục xuất hiện những vụ việc liên quan đến thái độ của người vi phạm giao thông xúc phạm, lăng mạ cảnh sát giao thông (CSGT) đang làm nhiệm vụ. Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến vụ việc Trung tướng Võ Văn Liêm dùng nhiều lời lẽ khiếm nhã, thách thức khi bị lực lượng CSGT Công an quận Bình Thủy, TP Cần Thơ xử lý vi phạm giao thông.
tuong quan doi lang ma csgt quyen luc nha nuoc bi lam dung hinh 1
Hành động của vị tướng quân đội này khiến nhiều người bất bình. (ảnh công an cung cấp)
Cách hành xử của vị tướng về hưu này được xem là không chuẩn mực, bị nhiều người lên án. Nhiều ý kiến cho rằng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cho dù người vi phạm là ai thì cũng cần phải xử lý nghiêm để làm gương cho những kẻ khác.
Thực tế, thời gian qua, nhiều người là cán bộ công chức, thậm chí giả danh người của cơ quan Nhà nước khi vi phạm giao thông đã không chấp hành mà còn tỏ ra bất hợp tác, thậm chí hành hung, lăng mạ CSGT. Họ ỷ thế và cho rằng phía sau họ có cả một cơ quan Nhà nước làm bình phong che chắn cho các lỗi họ vi phạm. Thực tế, “bài” dùng địa vị xã hội, cơ quan Nhà nước để xin CSGT bỏ qua lỗi ở nhiều nơi, nhiều lúc đã thực sự “hiệu nghiệm” nên có nhiều kẻ đã làm giả giấy tờ, thẻ ra vào cơ quan, thẻ ngành của để “qua mặt” cảnh sát giao thông.
Ra đường, quan chức hay cán bộ Nhà nước là ai mà lại có những đặc quyền riêng như vậy? Đang có một sự lẫn lộn không nhỏ giữa việc làm ở cơ quan Nhà nước, là lãnh đạo, nhân viên cơ quan Nhà nước với vai trò của một công dân khi tham gia vào lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có giao thông. Ở một cơ quan, đơn vị nào đó họ có địa vị, được nhiều người bợ đỡ, nịnh nọt, tung hê và tuân thủ. Họ lại đem chính cái vị trí ấy để trục lợi cho bản thân ở ngoài xã hội.
Hành động vi phạm an toàn giao thông đã không thể chấp nhận được, vì nó ảnh hưởng, đe dọa tính mạng của người khác. Một người dân bình thường vi phạm giao thông lăng mạ người thi hành công vụ rất đáng phê phán. Nhưng một người có chức vụ, quyền hạn, từng phục vụ trong quân đội, cơ quan Nhà nước… có thái độ không đúng mực thì lại là cả một vấn đề đáng lên án và phải xử lý nghiêm. Bởi, họ đã từng hoặc là đang đại diện cho hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trước người dân. Cho nên họ phải giữ gìn hình ảnh, thái độ chuẩn mực ở mọi nơi, mọi lúc.
Nhân chuyện có nhiều người cậy quyền cậy thế để lấp liếm các vi phạm của mình, nhiều người lại chia sẻ câu chuyện của nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh khi ông đề nghị cảnh sát giao thông phải xử lý nghiêm lái xe của mình đã vi phạm không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Giờ đây, nhiều người cho rằng đó là chuyện hiếm. Vì khi xảy ra lỗi vi phạm, nhiều người đã lấy vị trí xã hội của mình để “xin xỏ”, bỏ qua các lỗi vi phạm đó. Từ đó, lái xe mới ỷ thế vào việc mình điều khiển xe của cơ quan này, tổ chức nọ… để vi phạm mà không bị xử phạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến xe biển xanh vi phạm an toàn giao thông rất phổ biến, có lúc lên tới mức báo động./.



Vũ Hạnh/VOV.VN

Không có nhận xét nào: