Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Tiết lộ: Mặt trận thời ông Nguyễn Thiện Nhân né các vấn đề nóng

Minh chứng mới nhất về chỉ đạo nổi bật của ông Nguyễn Thiện Nhân về sân golf Tân Sơn Nhất là giữ lại… sân golf, trong khi nhiều cử tri đòi hỏi phải lấy lại đất cho thành phố. 


Ông Nguyễn Thiện Nhân đã rời khỏi Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, và giao lại tổ chức cho ông Trần Thanh Mẫn nắm quyền. Dù bấy lâu nay, Mặt trận vẫn im hơi lặng tiếng như cách thức tồn tại mang tính truyền thống của nó, và rằng, dù có hẳn cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - thì ông Nguyễn Thiện Nhân cũng không “sốc” cho tổ chức này có được vai vế, tiếng nói khá hơn so với thời kỳ ông Phạm Thế Duyệt.

Ấy là dân tình “lề trái” bảo thế!

Thế nhưng giờ đây, “lề phải” lên tiếng về sự “im ắng” này của Mặt Trận thời gian qua.

Ai đã lên tiếng?

Ông Trần Thanh Mẫn – Tân Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam trong nghị sơ kết thi đua 5 TP trực thuộc TƯ nửa đầu năm 2017 vào chiều ngày 14/07 đã lên tiếng thừa nhận: Có những sự kiện nổi cộm được dư luận cả nước quan tâm như Sơn Trà, Đồng Tâm, Tân Sơn Nhất nhưng Mặt trận chưa lên tiếng.

Biết bao nhân sĩ – trí thức trong nước, những người đã tâm và tầm để nhận ra hoạt động thực chất của tổ chức Mặt trận như thế nào trong thời gian qua, cần lắm một sự thừa nhận về tình trạng tê liệt chức năng phản biện, vai trò giám sát của một tổ chức rộng lớn như thế này dưới thời ông Nguyễn Thiện Nhân.

Việc thừa nhận 3 sự kiện nổi cộm mà Mặt trận còn đứng ngoài lề, thì sự bất lực của Mặt trận rõ ràng phải được nhìn nhận lại. Và nếu giá như không có “chính biến Đinh La Thăng”, thì chắc giờ Mặt trận vẫn kiên quyết giữ gìn “truyền thống” tốt đẹp đó. Và câu hỏi “Mặt trận tổ quốc ở đâu?” vẫn sẽ là một câu hỏi không bao giờ có đáp án!!!

Ấy thế mà khi ông Nguyễn Thiện Nhân về làm Bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, nhiều người hân hoan lắm, thậm chí còn lôi từ địa vị gia giáo cho đến khả năng… nói tiếng Anh ra để kỳ vọng vị Tân Bí thư sẽ lột xác được thành phố đầu tàu phía Nam này.

Hóa ra, bao năm qua, dân vẫn cứ mải mê muội như vậy, vẫn cứ kỳ vọng vào cái “hư học” thay vì một khả năng dám nghĩ, dám làm hoàn toàn mang tính thực tế.

Nhiều người thậm chí kỳ vọng, một người có học hàm - học vị như ông Nguyễn Thiện Nhân có thể trở thành một nhà kỹ trị thực tế (như cách mà nhiều bài báo từng cho rằng, xu hướng của châu Á là xu hướng kỹ trị). Nhưng rõ ràng, tính kỹ trị phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nói và làm; giữa tâm và tầm.

Minh chứng mới nhất về chỉ đạo nổi bật của ông Nguyễn Thiện Nhân về sân golf Tân Sơn Nhất là giữ lại… sân golf, trong khi nhiều cử tri đòi hỏi phải lấy lại đất cho thành phố. 

Ấy vậy mà vị Bí thư Thành ủy vẫn ngày ngày lên lớp giảng về việc, “cán bộ phải biết sợ khi dân không hài lòng”.

Tự hỏi, ông “cán bộ cao cấp” nhất của Tp. Hồ Chí Minh có bao giờ hỏi dân có hài lòng với quan điểm chỉ đạo của ông hay là không? Và liệu rằng, cái bài học 11 năm ở Trung ương về cái gọi là “tôn trọng và biết sợ kỷ luật” có phải là “tôn trọng” lợi ích nhóm và biết sợ kỷ luật lợi ích nhóm hay không?

Chỉ biết rằng, sự lên tiếng lần đầu của ông về sân golf Tân Sơn Nhất đã không diễn ra khi ông ngồi ghế Chủ tịch MTTQ, và khi lên tiếng ở vị trí Bí thứ thành ủy, thì lại là sự lên tiếng đi ngược lại với tiếng lòng dân cử tri.

Ấy có thể gọi là “né tránh” một cách khéo léo các vấn đề nóng trong thời kỳ “ghế ít, đít nhiều” hay không?

Ngoài ra, vấn đề nhân quyền tại Tp. Hồ Chí Minh dưới thời ông Nguyễn Thiện Nhân không những không được cải thiện mà tiếp tục tối đi, bằng chứng là các vụ “côn đồ” hành hung bà Sương Quỳnh, hay thậm chí gây rối chương trình thiện nguyện “Tri Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa” của phòng Công Lý & Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tiến hành? 

Có hay không sự nhận biết (chỉ đạo) hay làm lơ cho sự vụ xảy ra?

Kỳ Lâm

 (VNTB) 

Không có nhận xét nào: