Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Những lần gặp ma kỳ bí của đạo diễn Dương Khiết khi quay phim Tây Du Ký; Tại sao Người Peru cổ đại có thể làm mềm đá khổng lồ cả trăm tấn?

Bộ phim “Tây Du Ký” (1986) dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng cho đến nay vẫn là tác phẩm được yêu thích nhất trong lòng người hâm mộ. Làm nên kiệt tác ấy, cả đạo diễn Dương Khiết và đoàn làm phim đã phải trải qua 6 năm mưa gió mà không mấy ai thấu hiểu hết được.
Trong những năm cuối đời, cố đạo diễn Dương Khiết đã hồi tưởng lại quá trình làm phim và viết nên cuốn tự truyện “Con đường Tây Du 30 năm của tôi – Xin hỏi đường ở nơi đâu”. Trong đó, Dương Khiết đã kể lại rất nhiều trải nghiệm ly kỳ và thần bí mà đoàn làm phim từng gặp qua. Dưới đây, xin được mượn lời kể của nhân vật “tôi” (đạo diễn Dương Khiết) để tóm lược một vài câu chuyện trong số đó.

Cuốn tự truyện “Con đường Tây Du 30 năm của tôi – Xin hỏi đường ở nơi đâu” của đạo diễn Dương Khiết.

Từ chuyện đoàn làm phim 2 lần gặp ma…
Ngày 2/10/1987, đoàn làm phim chúng tôi đến Tây Lăng – khu lăng mộ của hoàng đế Ung Chính thời nhà Thanh, để quay cảnh hoàng đế Đại Đường nghênh đón bốn thầy trò Đường Tăng trở về. Đây cũng là cảnh cuối cùng xuất hiện trong phim.
Đây là lần thứ 2 chúng tôi đến Tây Lăng (Lần đầu tiên là phục vụ cho cảnh quay hoàng đế đưa tiễn Đường Tăng sang Tây Trúc). Trong cả hai lần, đoàn làm phim đều nghỉ tại nhà khách ở gần khu Tây Lăng. Bước qua cánh cổng lớn là một căn phòng đẹp như cung điện, nhưng cửa chính của nó bị khóa chặt. Phía sau có vài ngôi nhà nghỉ được xây sau này cho lữ khách ở lại.
Nếu như trong lần đầu tiên, các nhân viên chủ chốt nghỉ trong dãy nhà đầu tiên và bộ phận còn lại thì ở một số phòng bên cạnh khuôn viên, thì lần này, cả đoàn làm phim cùng ở tại khuôn viên trong nhà khách.
Linh hồn vua Quang Tự?
Khi chúng tôi đến Tây Lăng thì trời không còn sớm nữa, chúng tôi vội vàng cất hành lý rồi đến căng-tin ăn cơm. Tôi cùng với Dương Bân (diễn viên đóng vai Na Tra) và Trì Trọng Thụy (diễn viên đóng vai Đường Tăng) rời khỏi căng-tin trước tiên.
Giữa căng-tin và nhà khách chính là dãy phòng mà đoàn làm phim nghỉ lại vào lần trước. Khoảng đất giữa dãy phòng và căn nhà phía trước là khóm trúc rậm rạp khiến nơi đây rất tối. Trong lần quay cảnh tiễn Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh, Trì Trọng Thụy chưa tham gia đoàn làm phim nên lần này tôi đã chỉ cho cậu ấy biết, đồng thời miêu tả lại khung cảnh nơi này khi đoàn tới lần đầu tiên.
Tôi đang say sưa nói thì đột nhiên Dương Bân chỉ tay về phía cuối khóm trúc và hô lớn: “Hai người xem, có người đang đến!”. Cả tôi và Trì Trọng Thụy cũng nhìn thấy người đó, dáng cao gầy nhưng lại không rõ mặt.
Dương Bân và Trì Trọng Thụy cùng nói với tôi: “Không thấy rõ mặt, không biết là ai“. Tôi nói: “Đi, chúng ta đi xem đó là ai!“.
Tôi vừa đi vừa quay sang Trì Trọng Thụy và tiếp tục kể: “Lúc trước ở đây không có cây trúc, mọi người còn ngồi trước cửa ăn dưa hấu. Không ngờ mới qua vài năm mà chúng đã mọc rậm rạp, cao lớn như vậy“.
Đúng lúc ấy Dương Bân la lên: “Anh chị xem kìa! Người nọ lui về rồi!“. Lúc này tôi mới nhận ra rằng người lạ mặt kia đang tránh né chúng tôi, chỉ có điều kỳ lạ là người ấy bước đi chậm rãi như mộng du. Chúng tôi càng rảo bước thì bóng người kia lại càng đi nhanh hơn, cuối cùng biến mất vào phía cuối dãy phòng.
Chúng tôi đi đến cuối dãy phòng và phát hiện có lối đi nối với một cổng vòm. Dương Bân chỉ vào cổng vòm nói: “Anh ta ở chỗ đó, lại còn nghiêng đầu ra xem chúng ta kìa”. Tôi quay đầu lại nhìn theo hướng tay Dương Bân chỉ nhưng không thấy ai. Cả Dương Bân và Trì Trọng Thụy cùng khẳng định: “Thật sự có người ở đó, hắn còn nghiêng người nhìn chúng ta mà!“.
Tôi nói: “Để chị đi xem“, rồi tiến về phía cổng vòm nhưng chỉ thấy một quảng trường rất lớn, xa xa có một con đường nhỏ, trên đường không có bóng người nào. Bên trái là một khu đất trống lớn, phía xa hơn có một nhà vệ sinh cũ nát, còn bên phải là một không gian rộng lớn cũng không có bóng người. “Không có ai hết, hai người có hoa mắt không vậy?“.
Dương Bân quả quyết nói: “Em thấy rõ ràng bóng người kia xuất hiện ở cổng vòm, nghiêng người nhìn chúng ta mà!“. Trì Trọng Thụy cũng nói: “Em cũng nhìn thấy“.
Lúc đó, tôi không nhận ra rằng cả hai người đã bị dọa đến kinh hồn phách tán nên tôi điềm nhiên quay về phòng như không có chuyện gì xảy ra.
Hôm sau, đoàn làm phim tới Tây Lăng để thực hiện cảnh quay. Khi ở nhà bảo tàng của Tây Lăng, tôi nhìn thấy một bản giới thiệu về hành cung phụ cận Tây Lăng, là quàn của vua Quang Tự (hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh) trong 3 năm để chờ cung điện đặt linh cữu xây xong. Sau này, linh cữu của Trân phi cũng được đặt tại đây nửa năm trước khi chôn cất.
Lúc đó tôi rất tò mò nên đã hỏi phó chủ nhiệm sản xuất Lý Hồng Xương: “Không biết hành cung ở đâu? Khi nào rảnh chúng ta đi xem thử?“. Lý Hồng Xương nói: “Chỗ chúng ta ở không phải là hành cung sao?“.
Lúc này tôi mới giật mình nhớ lại bóng người xuất hiện tối hôm trước mà kinh sợ đến nỗi mồ hôi lạnh chảy khắp người. Liệu đó có phải là âm hồn vua Quang Tự hay không? Dù không có câu trả lời, nhưng điều đó vẫn ám ảnh tôi.

Tranh vẽ vua Quang Tự. (Ảnh dẫn theo gliderrider)

Người phụ nữ bí ẩn
Tại địa điểm quay phim còn xuất hiện một chuyện kỳ dị khác: Lúc diễn viên quần chúng đã hóa trang xong và đang chờ tới cảnh diễn của mình, quản lý đạo cụ Chân Chí Tài bỗng nhìn thấy một người phụ nữ mặc quần áo vải hoa, trên tay bế một đứa trẻ đẩy cửa vào một căn phòng ở nhà bảo tàng. Vì đang khát nước nên Chân Chí Tài đã cầm ly đi theo để xin nước uống.
Không ngờ, khi bước vào phòng ông không tìm thấy người phụ nữ kia ở đâu. Ông tìm khắp nơi cũng không thấy có cửa ra khác. Vậy cô ấy đi đâu? Chân Chí Tài sợ hãi vội chạy ra khỏi phòng. Con gái tôi ngồi dưới gốc cổ thụ bên ngoài nhà bảo tàng cũng chứng kiến toàn bộ sự việc, từ lúc người phụ nữa kia đi vào phòng, tóc thắt bím, mặc quần áo vải hoa, tay bế đứa trẻ, cho tới lúc quản lý Chân sợ hãi rời đi, nhưng đến cuối cùng vẫn không thấy người phụ nữ kia đi ra.

(Ảnh minh họa, dẫn theo tinhhoa.net)

Lời kể của ông lão ở hành cung
Vào bữa trưa, tôi đã kể lại hai sự việc trên cho tất cả mọi người, ai nấy đều cảm thấy kỳ quái. Đến buổi chiều, chúng tôi phải trở lại Tây Lăng để quay cảnh trên không cuối cùng làm bối cảnh khi bốn thấy trò Đường Tăng phi thăng. Trên đường đi, Tuần Hạo ngồi bên cạnh tôi bỗng thốt lên: “Đạo điễn, miệng chị sao lại sưng lên thế?”. Tôi liền sờ miệng mình thì thấy miệng bị sưng lên không khác nào Trư Bát Giới, lại còn không ngừng sưng lớn hơn.
Chồng tôi là Vương Sùng Thu nhìn thấy cũng hoảng sợ: “Mau quay về tìm bác sĩ!”. Thế là chúng tôi lên ôtô chạy về nhà khách. Bác sĩ Tào cho tôi uống thuốc rồi cũng bắt tôi quay về Bắc Kinh chữa trị. Trên đường đi miệng đã tiêu sưng từ từ, và về đến nhà thì tôi hoàn toàn khỏi hẳn. Điều này thật kỳ lạ! Lúc đó tôi mơ hồ nghĩ rằng, phải chăng âm hồn kia trách tôi đã kể chuyện của hắn cho quá nhiều người cùng nghe? Nếu không, thì những thứ mà chúng tôi trông thấy là gì? Họ là người hay ma quỷ?
Mãi về sau, phó quay phim Đường Kế Toàn mới kể cho tôi rằng, ông lão canh cổng ở hành cung từng nói: “Nơi đây không chỉ là quàn của vua Quang Tự và Trân phi, mà còn có không ít người đã chết trên quảng trường kia. Từ thời kháng Nhật và Cách mạng Văn hóa đều có rất nhiều oan hồn. Vào buổi tối ở đây thường xuyên nghe được tiếng khóc la…”. Cũng vì câu chuyện ấy mà Đường Kế Toàn từng muốn đến xem quảng trường nhưng lại không dám đi nữa.
Đến chuyện Dương Khiết linh hồn ly thể
Đây là một trải nghiệm khi tôi còn trẻ, không liên quan đến quá trình làm Tây Du Ký, nhưng cũng đủ khiến tôi tin rằng linh hồn là có thật.
Đó là một ngày sau Tết Nguyên Đán năm 1963. Hôm đó, bảo mẫu quên đem bếp than tổ ong ra ngoài, trong khi tôi vẫn đang ngủ trưa ở trong phòng. Có lẽ do thói quen nhiều năm nên trong đầu tôi giống như có một chiếc đồng hồ sinh học, cứ đến một giờ nhất định liền tự động thức dậy. Lần này cũng vậy, tôi thức dậy và cầm túi xách ra ngoài. Nhưng khi vừa đi đến cầu thang, tôi liền mất tri giác.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy thoải mái như vậy, cảm giác bản thân trở nên nhẹ nhàng như không có trọng lượng, phiêu bồng trên không trung, bay về màn sáng trắng ở phía trước. Lúc này, bên tai tôi nghe thấy có người gọi: “Cô Dương! Cô Dương!”, “Mau đi lấy dấm chua! Nhanh nhanh ấn huyệt nhân trung“.
Tôi nhìn xuống dưới tự hỏi: “Ai đang gọi mình thế nhỉ?“. Lúc này tôi mới phát hiện mình đang phiêu du trên cầu thang ngay trước nhà. Dưới cầu thang cách nhà tôi khoảng 2 tầng lầu, bà Bạch và các con của bà đang vây quanh một người nằm bất tỉnh trên mặt đất, tôi nhìn kỹ thì hóa ra người đó chính là mình. Lúc đó tôi đã rất ngạc nhiên và nghĩ: “Rõ ràng mình đang ở đây, vậy người bất tỉnh dưới kia là ai?”.
Tôi đang tự hỏi thì bỗng nhiên cảm thấy khó chịu, sau đó tôi tỉnh dậy. Bà Bạch cùng người nhà đều chụm đầu vào nhìn tôi: “Tỉnh rồi! Sống lại là tốt rồi!”. Mọi cảm giác đều bình thường trở lại, nhưng đồng thời cảm giác thoải mái như vừa rồi cũng biến mất.
Nhờ có lần ngộ độc khói than ấy mà tôi có được một lần trải nghiệm linh hồn ly thể. Trước đây, tôi vẫn luôn muốn biết trên đời này thật sự có linh hồn hay không, thể nghiệm thú vị này đã cho tôi đáp án. Tôi vững tin: Linh hồn là có thật. Cái chết cũng không đáng sợ, bởi vì tôi đã trải qua một lần rồi…
Hồng Liên, biên tập theoTinhhoa.net


Dấu vết văn minh tiền sử: Tại sao Người Peru cổ đại có thể làm mềm đá khổng lồ cả trăm tấn?




Với những công trình cổ đại được tìm thấy, chúng ta có thể phát hiện rằng người cổ đại phát triển hơn so với chúng ta ngày nay. Dưới đây chúng ta hãy thử tưởng tượng về cách mà người cổ đại “lắp ráp” và di chuyển những khối đá nặng hàng trăm tấn như thế nào, nếu phát hiện ra được và có thể ứng dụng vào thực tế thì công nghệ hiện đại sẽ có bước đột phá lớn.
Khối đá nổi tiếng với 12 cạnh ở Cuzco, Peru. Một công trình bằng đá chính xác như vậy được thực hiện như thế nào vẫn là một bí ẩn. (Shutterstock)
Nếu bạn ngắm kỹ cấu trúc các công trình và tường làm từ các khối cự thạch ở Nam Mỹ – như khối đá với 12 cạnh ở Cuzco, Peru – ngay lập tức bạn thấy chúng được xếp khớp với nhau rất chính xác.
Những ghi chép về lịch sử cổ xưa kể về người Inca, những người đã sống ở Peru (trước khi bị người Tây Ban Nha chiếm đóng), là những người đã xây dựng lên tất cả các công trình được tìm thấy trong khu vực này.
Theo phương thức chúng ta biết đến thì sẽ “sử dụng” các khối đá nặng hàng trăm tấn như thế nào?
Làm thế nào mà người Inca có thể xây dựng các công trình với một sự chính xác như thành trì Saksaywaman với những khối đá nặng tới 150 tấn, chồng khít vào nhau, trong khi người ta không tìm thấy được “công nghệ” mà họ dùng để xây dựng?
Lời giải thích “chuẩn mực” là người Inca bằng cách nào đó đã cố gắng sử dụng một phương pháp “ước lượng và thử” để cắt, xẻ các khối đá với các công cụ bằng đá của họ rồi đặt khối đá vào vị trí, nhìn ngắm nên cắt thế nào để các khối đá ăn khớp với nhau, nếu chưa khớp thì họ lại nâng đá lên và cắt xẻ khối đá một lần nữa rồi thử lại….và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi khớp thì thôi.
Phương pháp này có lẽ đã được áp dụng trong thế kỷ XVI và XVII, khi người Tây Ban Nha và các nhà truyền giáo đã quan sát cách mà người Inca xây dựng các công trình. Vào thời điểm đó, người Inca chỉ xây dựng các công trình với những phiến đá nhỏ hơn nhiều, và không đạt độ chính xác cần thiết để tạo nên các khối 12 cạnh.
Chỉ với búa đá tròn dường như cắt xẻ những khối đá vừa to vừa nặng như vậy là điều không thể. Nhất là với các khối đá có trọng lượng 100 tấn!

Mặc dù đưa ra những cách giải thích kiểu như trên, nhưng các nhà khoa học trong đó có nhà khảo cổ Jean-Pierre Protzen vẫn phải thừa nhận rằng cách giải thích như trên là không khả thi. Nhất là bằng cách nào mà người Inca có thể vận chuyển và lặp đi lặp lại việc nâng lên hạ xuống những khối đá lớn như vậy. Một số mỏ đá cách xa địa điểm xây dựng khoảng từ 30km trở lên, lại còn nằm ở các khu vực đồi núi.

Di chuyển các khối đá lớn không phải lúc nào cũng là điều không thể. Nếu mỏ đó ở trên cao hơn so với công trình xây dựng, hay khi không có sự chênh lệch về độ cao, nhưng nếu có không gian rộng lớn để nhiều người có thể kéo đá, thì vẫn có thể di chuyển những phiến đá khổng lồ này.
Ví dụ khối đá Tonnerre dùng làm trụ cho bức tượng đồng Kỵ sĩ ở St Petersburg, Nga, nó nặng 1.500 tấn, được di chuyển chỉ bằng sức người vào năm 1768.
Những khối đá được xếp trùng khớp với nhau thật kinh ngạc
Nhưng ở một xã hội chỉ có các công cụ thô sơ, và không có kỹ thuật tiên tiến, làm thế nào có thể vận chuyển những khối đá nặng 100 tấn qua 30 km đường núi?
Ít ra thì điều này gợi ý rằng dù ai đã xây dựng chúng, họ cũng tiên tiến hơn so với những suy nghĩ của chúng ta về họ
Nhưng những gì người Tây Ban Nha xâm chiếm Peru ghi nhận rằng người Inca không sở hữu những kĩ thuật cần thiết để xây dựng các công trình phức tạp và không tưởng như vậy.
Như vậy có lẽ công trình này đã được xây dựng không phải bởi người Inca. Chính người Inca cũng tiết lộ cho người Tây Ban Nha rằng các công trình này đã được xây dựng từ trước khi người Inca tới đây sinh sống, do một tộc người khác thực hiện.
Công trình cổ Saksaywaman, gây nhiều tranh cãi về niên đại được xây dựng. (Shutterstock)
Có khả năng người Inca đã xây dựng thêm lên trên nền công trình đã được dựng sẵn từ trước và những nhà biên niên sử Tây Ban Nha đã nhầm lẫn khi cho rằng người Inca đã xây dựng toàn bộ công trình?
Nếu những người xây dựng công trình này thậm chí còn xa xưa hơn tổ tiên của người Inca, thì chẳng phải điều đó trái ngược với hiểu biết về lịch sử của chúng ta, rằng những nền văn minh xa xưa hơn người Inca không thể có được kiến thức và khả năng xây dựng những công trình phức tạp tiên tiến như vậy?

Công nghệ của những nền văn minh cổ đại đi ngược lại với suy nghĩ của chúng ta về họ.

Vì vậy, chúng ta có khả năng đang tìm về một nền văn minh tiên tiến cổ xưa hơn nền văn minh của người Inca, nhưng chúng ta lại không biết tí gì về họ, ngoài trừ việc họ có thể xây dựng các công trình như Saksaywaman.
Toàn cảnh di chỉ Sacsayhuamán ở Peru
Những khối đá này được di dời như thế nào vẫn còn là một bí ẩn, và đó cũng là bí ẩn đối với các công trình cự thạch khác, như Kim tự tháp Giza.
Mặc dù ngày nay chúng ta có thể vận chuyển các khối đá lớn như vậy và nâng chúng lên cao, nhưng suy nghĩ của chúng ta về sự tiến bộ công nghệ của người cổ xưa không phải lúc nào cũng phù hợp với các thành tựu mà chúng ta thấy được từ các công trình của họ. Phải chăng cần phải thay đổi cách suy nghĩ về các nền văn minh cổ xưa?
Tuy nhiên, có một vài giả thuyết về cách gia công ra các khối đá như vậy. Nhiều truyền thuyết địa phương nói về một dung dịch của người cổ xưa được chiết xuất từ thực vật, có đặc tính làm mềm đá.
Các nhà thám hiểm như Percy Fawcett huyền thoại, cũng như Hiram Bingham người đã khám phá ra Machu Picchu, đều được nghe về những truyền thuyết tương tự. Bên cạnh đó, Jorge A. Lira, một linh mục Công giáo, năm 1983 đã khẳng định có thể tái chế dung dịch làm mềm đá, nhưng ông lại không thể làm cho đá cứng trở lại.
Những dấu tích trên một số khối đá của công trình Saksaywaman trông rất giống bê tông hiện đại – điều đó chỉ ra rằng đá đã được đúc hoặc được gia công ra hình dáng như ta đã thấy.
Trong khi điều này vẫn là giả thuyết, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng việc dùng búa đá và nâng đá lên nhiều lần để gia công sẽ không đạt được độ chính xác cũng như lực cần thiết để xây dựng được Saksaywaman. Những công trình như vậy sẽ thôi thúc chúng ta tìm hiểu nhiều hơn về quá khứ và nhận ra rằng người cổ xưa có thể có trình độ tiến bộ hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn hằng tưởng.
Xuân Hà
Xem thêm:

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: