Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

PGS LÊ QUÝ ĐỨC:HÀNH XỬ NHƯ BÀ TRANG, ÔNG LIÊM LÀ HÀNH XỬ CỦA QUAN LẠI THỜI PHONG KIẾN; THÔNG TIN CỦA FACEBOOKER THÁI VĂN ĐƯỜNG: LÊ MAI TRANG QUÊ CAN LỘC-ĐỒNG HƯƠNG VỚI VÕ KIM CỰ VÀ CỤ NGUYỄN DU...; Quan chức càng lớn thói cường hào càng cao

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi
Tặng PCT Lê Mai Trang mấy câu Kiều:

Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan
Rõ ràng là thói hồng nhan
Cảng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều




"Quan trí thấp và văn hóa chưa cao"

BẠCH ĐẰNG

(GDVN) - "Lối nghĩ, làm ngược lại các quy định của pháp luật mà không xử lý được mới là người có quyền lực cho thấy cái thói phong kiến vẫn đang tồn tại hiện nay".

Dư luận đang phản ứng gay gắt xung quanh việc bà Lê Mai Trang - Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân, Hà Nội tỏ ra bề trên khi bị người dân bắt lỗi vi phạm đỗ xe và việc Trung tướng Võ Văn Liêm cãi cự gay gắt với cảnh sát giao thông khi bị yêu cầu dừng xe, phạt lỗi.
Nhiều người không hiểu sao, khi rơi vào hoàn cảnh tưởng chừng đời thường như vậy, bà Lê Mai Trang và ông Võ Văn Liêm lại có những phản ứng dữ dội, thái quá đến vậy.
Phó Giáo sư Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Để giải thích về cách ứng xử của bà Lê Mai Trang và ông Võ Văn Liêm, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
Đánh giá về những hành vi trên, ông Lê Quý Đức cho rằng: “Với những cán bộ rơi vào hoàn cảnh như bà Trang, ông Liêm mà ứng xử như vậy là thiếu văn hóa.
Văn hóa ở đây theo nghĩa khá rộng, trước hết được hiểu là tôn trọng những quy định chung.

"Ốm mà không dám uống thuốc, bệnh nặng thêm, nguy hiểm tính mạng"

Thiếu gương mẫu và thiếu tôn trọng chính bản thân mình, thiếu tôn trọng dân”.
Vị chuyên gia này phân tích thêm: “Việc dư luận xã hội lên án, mạng xã hội bình phẩm chứng tỏ nhiều người không đồng tình.
Việc người có chức, có quyền ứng xử như vậy sẽ tác động xấu đến xã hội. Đáng lẽ, bà Phó Chủ tịch quận, hay ông Trung tướng phải là những người gương mẫu.
Việc ứng xử như vậy không có nghĩa là nâng cao địa vị của những người này lên như họ nghĩ và thực chất đã làm cho địa vị, uy tín của những người này trong con mắt của nhân dân, quần chúng đang bị hạ thấp”.
Hình ảnh không được đẹp được cho là của Trung tướng Võ Văn Liêm (ảnh cắt từ clip).
Hiện, dư luận đặt ra câu hỏi vì sao, những con người ở cương vị như bà Trang, ông Liêm với học vấn và sự trải nghiệm sống dày dặn đáng lẽ không có chuyện cự cãi, cáu gắt, bề trên trong ứng xử như thế?.
Để giải thích cho hành vi có phần khó hiểu như trên, chuyên gia Lê Quý Đức đã chỉ ra một số nguyên nhân. Theo ông Lê Quý Đức: “Nguyên nhân có rất nhiều như bắt nguồn từ sự tự giáo dục, tự rèn luyện chẳng hạn.
Nhưng nguyên nhân chính tôi cho rằng đó là lối suy nghĩ quan chức được quyền đứng trên xã hội.
Luật pháp đã quy định về điểm dừng đỗ xe sao cho đúng luật, văn minh, đi xe sao cho đúng tốc độ, khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu thì ứng xử như thế nào cho hợp lý…
Nhưng đặt trong văn cảnh trên, cả bà Trang và ông Liêm đều không ứng xử đúng mực.
Ở đây, nó biểu hiểu một trình độ quan trí thấp. Những người này là cán bộ, quan chức mà không nghĩ mình là người “công bộc của dân” -  nói theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những người này không hiểu rằng, mình chỉ là người đại diện cho nhân dân, được nhân dân giao quyền ấy thôi.  
Làm cán bộ mà cứ nghĩ rằng quyền trong tay mình, hành xử thế nào thì hành xử là không được”.
Bà Lê Mai Trạng bị tố trên cộng đồng mạng xã hội.
Phó Giáo sư Lê Quý Đức nhận định rằng : “Việc còn tồn tại cán bộ có lối hành xử kiểu bề trên như ông Liêm, bà Trang là một biểu hiện của quan lại thời phong kiến.
Thói quen của thời kỳ phong kiến là người cầm quyền không thực hiện quy định đã đặt ra thì mới chứng tỏ mình là người có quyền lực.
Việc làm ngược lại các quy định mà không ai xử lý được mình thì đó mới là người có chức.
Nhiều cán bộ làm như vậy để tăng thêm cái oai của mình đang cho thấy cái thói phong kiến vẫn tồn tại trong xã hội của chúng ta”.

"Tôi cho rằng thái độ của bà Phó chủ tịch quận Thanh Xuân là chưa đúng mực"

Ông Lê Quý Đức cũng cho rằng: “Những hành vi như của bà Trang, ông Liêm có tình nguy hại rất lớn cho xã hội.
Một hành vi rất nhỏ nhưng nó bộ lộ ra một hệ thống vấn đề như văn hóa tổ chức, văn hóa quản lý xã hội. Vấn đề nhỏ nhưng có chiều sâu lớn.
Những hành vi như trên, đã phản ánh sự thiếu tôn trọng luật pháp trong xã hội của chúng ta. Người có chức, có quyền chưa hẳn đã tuân thủ luật pháp.
Tình trạng này phổ biến trong nhiều lĩnh vực mà không riêng lĩnh vực giao thông…”.
Trước đó, theo nguồn tin của Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, vào ngày 7/7, bà Lê Mai Trang – Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân đi ăn trưa cùng một nữ nhân viên tại phố Nguyễn Quý Đức.
Hai người này đỗ xe lấn chiếm lối đi vào ngõ dân sinh, bị người dân phản ứng gay gắt.
Thay vì đỗ xe đúng quy định, bà Lê Mai Trang sau đó có gọi điện cho ai đó và một lát sau, tại nơi đỗ xe đã xuất hiện Trưởng Công an Phường, Chủ tịch Phường Thanh Xuân Bắc.
Hành động của bà Trang khiến người dân ở đó không phục. Sau đó, người dân đã trích xuất video camera rồi tung lên mạng xã hội với lời lẽ rất bức xúc: "Cả nhà có ai biết chị này làm gì ở quận Thanh Xuân không?
Khoảng 12h chị này đi ăn bún ở Nguyễn Quý Đức, chị ấy điều động cả hệ thống chính quyền ra trông xe cho chị, quá khủng".
Còn theo thông tin trên nhiều tờ báo, một đoạn video ghi lại việc Trung tướng Võ Văn Liêm cãi cự với cảnh sát giao thông vì yêu cầu dừng xe, kiểm tra.
Điều đáng bàn, trong lúc cãi cự vị Tướng này còn dọa cách chức cả lãnh đạo của anh cảnh sát giao thông này.
Những hình ảnh của Tướng Liêm và bà Trang đang khiến cộng đồng mạng cho rằng không nên ứng xử như vậy vì không đúng chuẩn mực của người cán bộ.

Bạch Đằng











































































Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi


16 gi
https://www.facebook.com/rsrc.php/v3/yv/r/_Y91QzmaslR.png
GỬI CHỊ TRANG
Chị Trang à, đấy mới là chị đi ăn Bún mà chị đã lôi cả mấy thằng đệ tử ngoan như chó cún bỏ cả công việc vội đến mức phóng xe honda không cả kịp đội nón bảo hiểm để ra phục vụ Quý bà. Thế mà chị đi ỉa trong Toilet mà không may bị giấy nhà WC nó rơi bể đầu chắc có lẽ chị phải hô hào cả hệ thống chính trị Quận Thanh Xuân vào cuộc đấy chị nhỉ?
Cái gì mà không hay, không tốt, đi ỉa không chùi nổi đít thì chị cũng đổ lỗi cho hai chữ "PHẢN ĐỘNG", mấy ngày qua chị có biết hơn 50 triệu tài khoản facebook trên mạng xã hội khắp trong và ngoài nước họ khinh bỉ thậm chí chửi rủa chị là một cán bộ mẫu mực về văn hóa như thế nào không?
Ai cũng vậy, ai cũng có thể sai, bởi 5 ngón tay có ngón dài ngón ngắn, không ai trọn vẹn cả, thế nhưng biết mình sai hãy nên sửa sai và nhận lỗi ai cũng nể phục và dung tha. Đằng này Chị rõ ràng đã sai mà lại không thèm nhận cái sai về mình, chị còn bảo thủ hách dịch cửa quyền cậy thế. Hết chị hù dọa người dân, lại đến thằng sai nha đầu đất của chị nó đến dọa người ta, bắt người ta phải xin lỗi chị, phải chăng chị chưa là mẹ của dân chị Trang ạ.
Đây mới chỉ là một con nòng nọc trong cả một đám ruồi bu, chị mới chỉ là cái chức phó như chó trông quận thôi mà đã thành đanh đỏ mỏ, vậy mai này chị lên cao hơn nữa chắc kẻ hầu người hạ của chị phải tôn chị bằng Võ Tắc Thiên đời nhà Đường bên Trung quốc. Mà đã khi là Võ Tắc Thiên của thế kỷ 21 rồi thì chắc chị sẽ hiện nguyên hình một con quái vật chứ chẳng phải là chị Trang bây giờ nữa nhỉ?
Quan nhất thời, dân vạn đại, đã làm văn hóa thì nên giữ cho mình cái nét văn hóa, dù sao hơn nữa mình cũng lại phụ nữ, người ta vẫn nói dù có oai phong mấy đi nữa thì phụ nữ cũng đái chẳng qua được ngọn cỏ đâu. Vậy nên lẫm liệt làm gì, đi ra đường còn có người nể trọng, bề tôi nó tâm xà khẩu phục, chồng con cũng rạng danh rằng có vợ, có mẹ làm chức Phó chủ tịch Quận, hiền đức nhân từ bạn bè quý mến. Về đến nhà hàng xóm không lườm, không nguýt, có dịp về quê bà con chòm xóm Can Lộc sum vầy hỏi thăm trầm chồ khen ngợi.
Giờ chị đi xa quá, làm chính trị là thế đấy chị Trang ạ, trượt chân vớt được chứ vượt miệng khó lắm, miệng lưỡi thế gian, tuy chị không đẹp cũng lại chẳng xinh nhưng mỗi người tô son điểm phấn thêm cho chị giờ chẳng khác chi chuyện Làng Vũ Đại.
Tôi thấy chuyện rất nực cười rằng chị cho là mọi người xuyên tạc chị, bôi nhọ chị, phản động này nọ, nhưng thật ra tôi thấy toàn người tử tế thậm chí hàng xóm, có người còn cùng trong cơ quan chị nhảy vào chửi chứ chẳng ai bênh chị đâu. Mà xấu chàng thì hổ ai, chị có đẹp đẽ lắm đâu mà nhọ với đen, bôi cũng không nhọ thêm được chút nào cả, bởi tư duy người lãnh đạo và hình ảnh phụ nữ của chị đâu có còn để mà bôi chị Trang nhỉ..?
Mong chị hãy thật bình tâm, hãy thành thật nhận lỗi từ đáy lòng mình, quay đầu là bờ dù nó đã muộn.
Nam Việt
http://www.baomoi.com/pho-chu-tich-quan-than…/c/22775406.epi

Quan chức càng lớn thói cường hào càng cao


Vụ Trung tướng Võ Văn Liêm nhục mạ CSGT đang gây bức xúc dư luận
“Tao không xuống, …cỡ giám đốc tụi bây tao còn cách chức được nữa…”.
Tướng về hưu Võ Văn Liêm (còn gọi là Bảy Liêm), nguyên Phó chính ủy Quân khu 9, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng) đã chỉ tay vào CSGT đang làm nhiệm vụ, lớn tiếng dọa nạt như vậy khi xe của ông chạy quá tốc độ và bị dừng  kiểm tra ở TP Cần Thơ.
Ông Liêm còn rút ra “thẻ ngành” và lớn tiếng dọa nạt sẽ cho cán bộ CSGT  “mất việc”, “không còn đường nào đi” và thậm chí là “cách chức giám đốc công an”. Thái độ ngạo mạn đó của tướng  Bảy Liêm bị cộng đồng phản ứng gay gắt và cho rằng “không xứng đáng là bộ đội Cụ Hồ”, yêu cầu Quân ủy Trung ương làm rỏ, xử lý nghiêm vụ việc này.
Sự cường hào đó với quan chức Việt Nam không phải là hiếm, thái độ của kẻ bề trên, coi thường cấp dưới, nhân dân, quát nạn…đã trở thành một thứ nhức nhối về nạn quan lại cửa quyền. Làm xấu đi hình ảnh cán bộ phục vụ nhân dân và xa rời dân.
“Bệnh tự cao tự đại, bệnh ưa người ta nịnh mình, bệnh đem một cái khuôn khổ chật hẹp, nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau v.v..”- Cụ Hồ đã từng phân tích những thói xấu của cán bộ như vậy. Ông muốn người cán bộ phải tự “biết mình, biết người”.
Vì sao cán bộ càng cao cấp lại càng ngạo mạn vậy, xa dân, coi khinh luật pháp? Điều đó chính là cơ chế một thủ trưởng, cấp trên nói cấp dưới phải rắp răm nghe lời dù chưa biết đúng sai.  Không có cơ quan giám sát minh bạch việc làm sai của Thủ trưởng mà thủ trưởng  có sai thì đổ lỗi cho cơ chế, chính sách, tập thể… không dám nhận cái sai về mình.
Chúng ta chứng kiến nhiều vụ việc cán bộ to làm sai thì “hạ cánh an toàn” hay xử lý khiển trách, cảnh cáo, hình phạt hình sự thì quá nhẹ so với dân làm sai. Sự không công bằng về luật pháp đó chính là cội nguồn nuôi dưỡng cho cán bộ to biết mình sai mà không sợ. Thói cường hào từ đó mà ra, từ đó mà lớn mạnh, từ đó mà xa dân và làm dân mất niềm tin vào chính quyền.
Cuộc sống hiện tại, chiến tranh kết thúc, nhiều người lính giã từ vũ khí trở về làm người bình thường, nhưng cũng có những người lính có chức vụ trong quân đội.  Và khi có chức vụ trong quân đội, tác phong ra lệnh còn đó, rồi cuộc sống sung túc khiến cho thói cửa quyền nó ngấm vào trong máu, tác phong. Nhìn thái độ chỉ tay vào mặt cán bộ CSGT của tướng Liêm mới biết sự trịch thượng của những người bề trên. Thái độ đó đứng trên cả luật pháp cũng như quy chuẩn của cán bộ.
“Chú ngồi trên xe kế tài xế lại chửi bới, yêu cầu cho xem kết quả đo tốc độ. Tôi gọi bộ đàm cho thượng úy Đinh Công Văn mang máy đo đến cho chú coi. Nhưng chú không đợi coi mà tiếp tục xúc phạm rồi ra lệnh cho tài xế tiếp tục chạy đi”- trung úy Nguyễn Văn Thành người thực thi công vụ hôm đó đã tiết lộ như vậy với báo chí thì sự bao biện của ông Liêm là không thể thông cảm dù ông nói “đi có việc gấp”.
Quan có “việc gấp”, nhưng khi vi phạm pháp luật được tự quyền bỏ đi. Vậy thì nhân dân lại đặt câu hỏi tại sao dân không thể được làm vậy vì dân cũng nhiều việc gấp chứ?. Hiến pháp quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, tướng Liêm lại là cán bộ cao cấp đáng ra phải gương mẫu chấp hành luật pháp, nhưng ông ta lại lớn tiếng tục tĩu, dạo nạt và tự ý bỏ đi. Thái độ khinh thường luật pháp như vậy là không thể chấp nhận.

Trung tướng Võ Văn Liêm: Không chấp nhận được hình ảnh bắn tốc độ

Hoài Thanh | 
Trung tướng Võ Văn Liêm: Không chấp nhận được hình ảnh bắn tốc độ
Trung tướng Võ Văn Liêm ngồi trên xe ô tô mà CSGT quận Bình Thuỷ nói đã chạy quá quy định

Trung tướng Võ Văn Liêm cho hay hình ảnh bắn tốc độ của CSGT quận Bình Thuỷ cung cấp cho báo chí "không ai chấp nhận được".

Sáng nay, trao đổi với VietNamNet, Trung tướng Võ Văn Liêm - nguyên Phó chính ủy Quân khu 9, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng) cho biết, hình ảnh bắn tốc độ mà công an quận Bình Thuỷ cung cấp cho báo chí không ai chấp nhận được.
Ông chỉ rõ, bắn tốc độ phải có toạ, độ, GPS, ngày, tháng…
"Chuyện vi phạm luật giao thông là chuyện thường xuyên xảy ra trong điều kiện giao thông của Việt Nam, nhưng CSGT không phải được cái quyền muốn làm gì thì làm.
 Ai bị CSGT chặn xe sẽ biết. CSGT bắn tốc độ thì ra đường bắn đàng hoàng, chứ núp trong lùm bắn rồi chạy theo chặn thì ai biết là cái gì”, Trung tướng Liêm nói.
Không ai chấp nhận được
Ông cho rằng, nếu vi phạm luật giao thông thì xử phạt nhưng hành vi vượt quá cái ngưỡng thì "không ai chấp nhận được".          
Trung tướng Võ Văn Liêm nói, CSGT muốn xử phạt phải có hình ảnh chứng minh ngay thời điểm đó.
"Đến 3 ngày sau mới đem ra chứng minh thì ai tin cái đó là chắc chắn. Xe tôi vi phạm cứ xử. Tôi đi công việc gấp thì cứ giữ giấy tờ. Tôi đưa giấy ra đàng hoàng chứ đâu phải tôi không đưa. Tôi cũng yêu cầu ghi số xe tôi đi, nhà tôi ở tại đây. 
Tôi nói như thế chứ có không phải tôi không hợp tác đâu. Tôi không cho tài xế xuống vì lúc đó có hai thanh niên đứng gần tôi chẳng biết là ai. Tôi xem nhiều clip khi tài xế xuống xe thì xảy ra xô xát nên tôi không cho xuống”, vẫn lời Tướng Liêm.
Về thông tin chiếc xe chở Trung tướng Liêm có địa chỉ chủ sở hữu lại là Trường Cao đẳng nghề số 9 (TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), ông giải thích:
 “Mình đăng kiểm ở Nhà nước hay tư nhân cũng được. Khi đó tài xế tôi sống trong khu tập thể ở Vĩnh Long, tôi giao tài xế đi đăng kiểm. Xe chính chủ do tôi đứng tên. Bây giờ đăng kiểm ở đâu mà không được, chỉ cần yêu cầu ở những nơi có đủ pháp nhân".
Ông cũng khẳng định: Đây là chuyện bình thường, chứ đâu phải là mình sử dụng xe công. Cái này cũng là chuyện lạ, xúc phạm đến đời tư của người ta, phải chi xe này là xe lậu hay xe cơ quan nhà nước.
theo Vietnamnet
Hoàng tử William của Anh quỳ xuống nói chuyện với các phi công già. ảnh REUTERS
Bác Hồ đã từng răn dạy những người lãnh đạo: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Có câu danh ngôn “người ta lớn bởi biết quỳ xuống”. Hôm qua tôi xem bức ảnh Hoàng tử William của Anh quỳ xuống nói chuyện với các phi công già từng phục vụ trong quân ngũ. Hình ảnh thân thiện đó không còn sự ngăn cách giữa vương quyền với một công dân bình thường. Nó bồi đắp thêm sức mạnh cho sự vĩ đại không chỉ người nắm quyền lực mà cho đất nước.
LAN VIÊN

Không có nhận xét nào: